Viêm họng hạt: Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

seminoon seminoon @seminoon

Viêm họng hạt: Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

19/04/2015 11:13 AM
447

Bệnh viêm họng hạt là căn bệnh khá phổ biến trong các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp . Viêm họng hạt triệu chứng là gì và cách phòng ngừa như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu nhé!



Bệnh viêm họng hạt và cách điều trị



Truy tìm thủ phạm gây bệnh viêm họng hạt

Viêm họng hạt tuy không gây ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh nhưng làm suy giảm chất lượng cuộc sống của họ. Bệnh nhân bị viêm họng hạt gặp khó khăn trong giao tiếp do ngứa, vướng họng khi đang nói chuyện, vừa nói vừa phải dừng lại để khạc đờm.

Viêm họng hạt có nhiều nguyên nhân gây ra, muốn điều trị triệt để viêm họng hạt phải tìm đúng nguyên nhân gây bệnh để giải quyết.

Viêm họng hạt thường là hậu quả bắt nguồn do viêm mũi xoang mạn tính, đặc biệt là viêm xoang sau. Dịch xuất tiết chảy từ các xoang xuống thành sau họng làm cho niêm mạc thành sau họng bị lớp chất nhầy bao phủ, khó hoạt động để thực hiện các chức năng sinh lý là làm sạch, vì vậy vi khuẩn dễ phát triển làm họng viêm thường xuyên – đây là điều kiện để viêm họng tái diễn và từ đó các hạt ở thành sau họng xuất hiện.

Viêm amiđan mạn tính cũng thường đi đôi với viêm họng hạt vì viêm amidan thực chất cũng là một dạng viêm họng khu trú ở amidan khẩu cái – cũng là tổ chức lymho ở thành sau họng. Khi bệnh nhân có chỉ định cắt amidan thì đôi khi viêm họng hạt cũng xuất hiện, thậm chí nặng hơn do các tổ chức lympho thành sau họng phát triển để bù đắp lại phần đã bị cắt bỏ.

 Hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản cũng là một trong những nguyên nhân được nghiên cứu để điều trị viêm họng hạt. Sự xuất hiện thường xuyên của dịch dạ dày làm pH của vùng họng giảm, niêm mạc họng trước đây hoạt động trong môi trường kiềm nhẹ nay lại phải hoạt động trong môi trường acid – là môi trường thích hợp cho các loại vi khuẩn gây bệnh hoạt động.

 Tỷ lệ viêm họng hạt ở những người suy gan, rối loạn dạ dày ruột, rối loạn nội tiết cao gấp 3 – 4 lần những người khác. Điều này đặc biệt rõ nét ở bệnh tiểu đường (họng đỏ và khô), tạng khớp (niêm mạc họng đỏ quá phát), trĩ mũi: niêm mạc họng teo, nhẵn khô và có vảy thối.

Triệu chứng của bệnh viêm họng hạt

Nói chung viêm họng hạt triệu chứng rất nghèo nàn, không sốt. Người bệnh thường có cảm giác ngứa họng, vướng trong họng cho nên hay khạc, nhổ và mỗi lần khạc là mỗi lần cảm giác ngứa họng lại giảm đi. Một số người bệnh đôi khi cảm thấy họng bị khô, rát rất khó chịu. Việc điều trị viêm họng hạt cũng còn gặp khó khăn. Việc điều trị chỉ bằng đốt các hạt bởi hoá chất hay đốt điện thì rất khó giải quyết dứt điểm viêm họng hạt được. Lý do khó thành công bởi vì mỗi lần đốt chỉ được một số hạt to và mỗi lần đốt như vậy lại kích thích vùng niêm mạc xung quanh đó cũng như các hạt nằm trên vùng niêm mạc đó có thể phát triển nhanh hơn. Nếu chỉ đốt hạt đơn thuần mà không điều trị hiện tượng viêm nhiễm thì khó có thể khỏi bệnh được, bệnh lại tái phát và nhiều khi còn nặng hơn. Vì vậy để điều trị viêm họng hạt có hiệu quả cao người ta khuyên cần loại bỏ hiện tượng viêm nhiễm do vi khuẩn hoặc do vi nấm gây ra. Muốn làm được điều đó rất cần xác định viêm họng hạt do vi khuẩn hay vi nấm gây ra. Để làm được điều đó thì cần nuôi cấy, phân lập được vi khuẩn hoặc vi nấm và làm kháng sinh đồ để lựa chọn kháng sinh thích hợp cho điều trị tiêu diệt mầm bệnh là lý tưởng nhất. Bên cạnh đó cần khám mũi, xoang xem có bị viêm nhiễm hay không, nếu có phải điều trị kết hợp lúc đó mới hy vọng điều trị viêm họng hạt có kết quả.

Bệnh viêm họng hạt và cách điều trị 

Bệnh viêm họng hạt và cách điều trị

Viêm họng hạt được coi là một bệnh khó điều trị dứt điểm. Các phương pháp điều trị tích cực như đốt lạnh (dùng nitơ lỏng), khí dung kháng sinh tại chỗ… không cho kết quả lâu dài. Để giảm bớt triệu chứng và đề phòng những đợt cấp hoặc biến chứng, nên áp dụng một phương pháp đơn giản mà hiệu quả: súc họng bằng nước muối loãng.

Nước muối để ngậm cần có độ mặn tương đương với nước canh và ấm hơn thân nhiệt vài độ (nhất là về mùa lạnh) để gây giãn mạch, tăng tuần hoàn tại chỗ, khiến bạch cầu đến đây nhiều hơn. Nên pha sẵn nước muối mặn đựng vào chai, khi súc họng thì pha thêm nước nóng để có độ mặn và độ nóng cần thiết.

Trước tiên, cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối đã pha trong khoảng 30 giây. Nếu cảm thấy miệng chưa thật sạch thì làm thêm một lần nữa rồi mới súc họng. Xúc họng khoảng 3-4 lần nữa với nước muối mới, cho đến khi họng không còn cảm giác vướng víu nữa.

Cứ 3 giờ súc họng một lần. Nếu họng đang viêm cấp, khoảng cách giữa hai lần súc họng có thể gần hơn. Điều quan trọng nhất là phải nhớ súc họng trước và sau khi ngủ. Với người hay đi tiểu đêm, cần phải súc họng cả trong những lần thức giấc này.

Kết quả của việc súc họng nước muối sẽ được thấy rõ sau khoảng vài ngày, đặc biệt đối với những bệnh nhân đang ở đợt cấp. Việc điều trị kháng sinh phối hợp là điều không cần thiết đối với viêm họng mãn. Nhưng nếu đang có đợt cấp thì kháng sinh sẽ là cần thiết

Phòng ngừa bệnh viêm họng hạt

Thường xuyên mở cửa sở giúp thoáng khí

Giữ cho không khí lưu thông sẽ giúp tránh mắc các bệnh đường hô hấp. Đây cũng là cách hiệu quả để phòng tránh bệnh viêm họng mãn tính.

Chú ý vệ sinh khoang miệng

Chú ý vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay. Sáng tối đều súc miệng nước muối, sau đó uống 1 ly nước muối nhạt để làm sạch và bôi trơn cho cổ họng, phòng tránh các bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra.

Chú ý giữ ấm, phòng bệnh mũi họng

Viêm họng mãn tính có quan hệ với việc giữ ấm mũi họng và toàn thân. Do đó, không nên để nhiệt độ trong phòng quá lạnh khi ngủ, sau khi tắm gội cần lập tức sấy hoặc lau khô. Ngày lạnh sáng sớm khi ra ngoài cần mang khẩu trang, để tránh mũi họng không phải chịu kích thích của không khí khô lạnh.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

- Chủ yếu ăn các thực phẩm thanh đạm, dễ tiêu hoá, cùng các thực phẩm chứa nhiều nước, mềm, có tác dụng thanh nhiệt.

- Nên ăn nhiều các loại rau quả có chứa vitamin C, và các thực phẩm giàu collagen và  elastin như móng lợn, các, sữa, các loại đậu, gan động vật, thịt nạc…

- Uống nhiều nước, không nên uống các thức uống quá đặc.

- Kỵ hút thuốc, uống rượu, tránh ăn các thực phẩm gây kích thích như gừng, tỏi, ớt…

5. Dùng nước muối xông cổ họng

Lấy 1 bát hoặc 1 chậu to đựng nước muối đun sôi, mở to miệng hít thở làn khói đang bốc lên. Mỗi lần 10-15 phút, ngày 2-3 lần.

THỦ PHẠM GÂY VIÊM HỌNG HẠT TÁI PHÁT


Nhiều bệnh nhân tự chẩn đoán được là mình bị viêm họng hạt với thầy thuốc khi khám bệnh: Bác sĩ chữa cho tôi bệnh viêm họng hạt với, tôi đã uống thuốc và đốt họng nhiều lần nhưng chỉ đỡ mà không khỏi. Vậy viêm họng hạt là gì? Tại sao lại hay tái phát như vậy?

Nhận diện viêm họng hạt

Viêm họng hạt là một thể loại của viêm họng mạn tính, do tình trạng viêm họng kéo dài dẫn đến sự phát triển quá độ của các tổ chức lympho ở thành sau họng tạo nên các hạt. Bệnh tích các hạt này có thể toả lan khắp họng hoặc khu trú thành những đảo lympho lớn kích thích, làm bệnh nhân thường xuyên thấy ngứa họng, vướng họng, hay phải khạc nhổ kèm theo là phản xạ ho. Có thể ho húng hắng hay ho từng cơn. Những cảm giác này rất rõ rệt về buổi sáng lúc mới thức dậy. Bệnh nhân cố ho khạc, đằng hắng để làm long đờm. Bên cạnh cảm giác nuốt vướng là nuốt đau. Bệnh nhân có cảm giác nóng cay trong họng kèm theo ngứa, ho cơn. Cơn ho thường xuất hiện lúc bắt đầu đi ngủ. Nằm nghiêng bên nào thì tắc mũi ở bên đó. Tiếng nói có thể khàn nhẹ hoặc bình thường. Bệnh nhân rất hay buồn nôn và có nhiều phản xạ họng. Những bệnh nhân uống rượu, hút thuốc lá, hoặc nói nhiều thì các triệu chứng trên lại tăng thêm.

Khám họng thấy niêm mạc họng đỏ, dày, ướt, có những hạt ở thành sau họng. Dịch tiết nhầy dọc theo vách họng. Có khi các cơ họng cũng quá phát. Bên cạnh mỗi trụ sau có một cái nẹp giả do niêm mạc bị quá phát. Thành sau họng có những mảng quá sản dày, bóng và đỏ. Màn hầu và lưỡi gà dày, eo họng bị hẹp.

Sau giai đoạn viêm quá phát sẽ chuyển sang thể teo, chính vì thế càng có tuổi bệnh viêm họng hạt càng đỡ dần. Các tuyến nhầy và nang tổ chức tân xơ hoá. Hai trụ giả phía sau hai amidan mất đi. Các hạt ở thành sau họng cũng biến mất. Niêm mạc họng trở nên nhẵn, mỏng, trắng và có mạch máu nhỏ. Màn hầu và lưỡi gà mỏng đi. Eo họng doãng rộng, ít tiết nhầy và họng trở nên khô.

Truy tìm thủ phạm

Viêm họng hạt tuy không gây ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh nhưng làm suy giảm chất lượng cuộc sống của họ. Bệnh nhân bị viêm họng hạt gặp khó khăn trong giao tiếp do ngứa, vướng họng khi đang nói chuyện, vừa nói vừa phải dừng lại để khạc đờm.

Viêm họng hạt có nhiều nguyên nhân gây ra, muốn điều trị triệt để viêm họng hạt phải tìm đúng nguyên nhân gây bệnh để giải quyết.

Viêm họng hạt thường là hậu quả bắt nguồn do viêm mũi xoang mạn tính, đặc biệt là viêm xoang sau. Dịch xuất tiết chảy từ các xoang xuống thành sau họng làm cho niêm mạc thành sau họng bị lớp chất nhầy bao phủ, khó hoạt động để thực hiện các chức năng sinh lý là làm sạch, vì vậy vi khuẩn dễ phát triển làm họng viêm thường xuyên - đây là điều kiện để viêm họng tái diễn và từ đó các hạt ở thành sau họng xuất hiện.

Viêm họng hạt được điều trị như thế nào?
      Điều trị bệnh viêm họng hạt sẽ có kết quả tốt nếu tìm được nguyên nhân.
     Điều trị tại chỗ có ý nghĩa quan trọng: thay đổi môi trường họng bằng các dung dịch BBM, nước muối sinh lý 0,9%. Làm ẩm niêm mạc họng bằng SMC, khí dung họng với tinh dầu hoặc các thuốc giảm viêm.
     Giai đoạn quá phát: đốt các hạt lympho ở trụ sau bằng cô te điện hoặc nitơ lỏng, laser...
     Giai đoạn teo: Khí dung nước biển từng đợt, kéo dài. Uống vitamin C và vitamin A để tăng sức đề kháng niêm mạc.
Viêm amiđan mạn tính cũng thường đi đôi với viêm họng hạt vì viêm amidan thực chất cũng là một dạng viêm họng khu trú ở amidan khẩu cái - cũng là tổ chức lymho ở thành sau họng. Khi bệnh nhân có chỉ định cắt amidan thì đôi khi viêm họng hạt cũng xuất hiện, thậm chí nặng hơn do các tổ chức lympho thành sau họng phát triển để bù đắp lại phần đã bị cắt bỏ.

Hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản cũng là một trong những nguyên nhân được nghiên cứu để điều trị viêm họng hạt. Sự xuất hiện thường xuyên của dịch dạ dày làm pH của vùng họng giảm, niêm mạc họng trước đây hoạt động trong môi trường kiềm nhẹ nay lại phải hoạt động trong môi trường acid - là môi trường thích hợp cho các loại vi khuẩn gây bệnh hoạt động.

 Tỷ lệ viêm họng hạt ở những người suy gan, rối loạn dạ dày ruột, rối loạn nội tiết cao gấp 3 - 4 lần những người khác. Điều này đặc biệt rõ nét ở bệnh tiểu đường (họng đỏ và khô), tạng khớp (niêm mạc họng đỏ quá phát), trĩ mũi: niêm mạc họng teo, nhẵn khô và có vảy thối.

Phòng ngừa tái phát

Kiêng rượu, bia, thuốc lá. Ăn uống điều độ, tránh khói bụi, hơi độc. Khi bị viêm họng cấp cần điều trị dứt điểm, không để kéo dài trở thành mạn tính.       

PHÒNG NGỪA BỆNH VIÊM HỌNG HẠT HIỆU QUẢ 

Viêm họng hạt dễ tái phát khi thời tiết trở lạnh, thay đổi đột ngột và các tác nhân gây bệnh như khói bụi, virus.

Thời tiết trở lạnh là lúc tôi hay bị mắc phải bệnh viêm họng hạt. Cổ họng bị sưng lên, nuốt nước miếng thấy vướng và đau, có cảm giác cộm ở họng, gây trở ngại nhiều trong việc giao tiếp. Xin hỏi bác sĩ cách điều trị và phòng tránh bệnh này như thế nào? (Yến Trang - Lâm Đồng).

Trả lời:

Viêm họng hạt là do tình trạng viêm nhiễm ở họng tái phát nhiều lần làm cho các mô lympho ở họng to lên. Họng được ví như là ‘ngã ba’ của đường ăn, đường thở, là một ‘cửa ngõ’ quan trọng của cơ thể do đó họng rất dễ bị ảnh hưởng bởi những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài: khói bụi xe cộ, khói thuốc lá, khói công nghiệp, hóa chất, không khí lạnh, các loại virus, vi khuẩn gây bệnh… Các bệnh lý của cơ thể như viêm mũi xoang, viêm amidan, các chất xuất tiết, nhầy mủ từ mũi hoặc từ xoang mũi đổ xuống họng cũng ảnh hưởng đến họng rất nhiều.

Hoặc trong bệnh lý trào ngược bao tử, thực quản, dịch vị từ bao tử trào ngược lên họng làm cho niêm mạc họng luôn bị kích ứng lại bằng sự tăng sinh mô lympho (vốn có rất nhiều ở họng) để tạo ra kháng thể chống lại bệnh tật. Sự to dần của mô lympho tạo thành các hạt cộm lên ở thành sau họng làm cho người bệnh có cảm giác bị vướng ở họng, nuốt vướng, đằng hắng, khạc đàm liên tục, ở trạng thái này sẽ gây khó chịu trong việc giao tiếp.

Để điều trị bệnh viêm họng hạt, trước tiên phải tìm ra nguyên nhân chính dẫn đến viêm họng hạt (viêm amidan, viêm mũi xoang, bệnh lý trào ngược dạ dày, thực quản…) hoặc những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Nếu loại bỏ được những ổ vi khẩn gây bệnh thì việc điều trị sẽ triệt để hơn. Loại trừ càng nhiều càng tốt những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể qua đường họng, hạn chế tiếp xúc với khói bụi, đeo khẩu trang đúng cách khi tiếp xúc với môi trường làm việc nhiều khói bụi.

Tránh để cơ thể bị lạnh, không nên dầm mưa quá lâu. Cần tầm soát các bệnh lý như mũi xoang, cắt amidan (nếu amidan ở viêm nhiễm mãn tính). Trong chế độ ăn uống hàng ngày, tránh ăn thức ăn quá lạnh, dầu mỡ quá nhiều, uống đủ nước mỗi ngày. Súc họng bằng nước muối ấm để vệ sinh họng, pha nước muối theo tỷ lệ 9gr muối trong 1 lít nước là tốt nhất. Thời điểm súc họng tốt nhất là buổi sáng thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.

CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM HỌNG HẠT

Mùa này, bạn rất dễ mắc viêm họng hạt hoặc bị tái phát bệnh. Nuốt khó, đau rát họng, ho dai dẳng kèm theo đờm đặc... là những triệu chứng khó chịu của bệnh đòi hỏi phải trị dứt điểm.

Viêm họng hạt là phản ứng của niêm mạc họng khi bị viêm nhiễm kinh niên. Biểu hiện là thành sau họng có nhiều hạt lớn nhỏ khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy ngứa, rát, nuốt vưỡng, húng hắng ho, ho dai dẳng có khi gây sốt, ho có đờm đặc. Viêm mạn tính, amiđan và xoang cũng dẫn đến đau họng hạt.

Dùng kháng sinh để điều trị sẽ giúp làm lui bệnh nhanh hơn nếu là viêm họng hạt cấp nhưng đối với viêm họng mạn thì việc dùng kháng sinh phối hợp là không cần thiết.

Nhiều người sử dụng biện pháp điện đốt các hạt viêm, khí dung kháng sinh tại chỗ... nhưng đây chỉ là điều trị triệu chứng, không cho kết quả lâu dài. Để điều trị tận gốc, phải điều trị nguyên nhân đó là những viêm nhiễm xung quanh amiđan và xoang thì bệnh mới không tái phát.

Với bệnh viêm họng hạt, tối ưu nhất là phòng bệnh:

- Giữ ấm vùng mặt, cổ, ngực, gan bàn chân, tránh ăn kem, uống nước đá lạnh.

- Giữ vệ sinh răng miệng và họng sạch sẽ.

- Có thói quen súc họng với nước muối ấm loãng có độ mặn tương đương với nước canh, ngày súc 3 lần.

- Không hút thuốc lá và cũng tránh ngửi khói thuốc thụ động, tránh nơi có không khí ô nhiễm…

Trị bệnh:

- Để điều trị viêm họng hạt, trước hết phải loại bỏ các ổ vi khuẩn xung quanh, tìm ra nguyên nhân chính dẫn đến viêm họng hạt để chữa một cách triệt để. Ví dụ: điều trị viêm mũi, viêm xoang, viêm khí phế quản, viêm amidan... để loại bỏ ổ vi khuẩn ở những nơi này.

- Sử dụng thuốc phải theo chỉ định của bác sỹ. Nếu viêm họng cấp tính do virus thì không cần dùng kháng sinh, chỉ cần các thuốc sốt, giảm ho và thuốc long đờm. Còn viêm họng do vi khuẩn cần phải dùng kháng sinh, một đợt điều trị từ 5-7 ngày.

- Xông họng bằng các loại kháng sinh, kháng viêm hoặc chấm họng bằng các loại thuốc như glyxerin borat.

- Vệ sinh đường họng sạch sẽ, súc họng với nước muối ấm loãng, pha nước muối theo tỷ lệ 9gr muối trong 1 lít nước là tốt nhất. Cứ sau 2 tiếng súc họng 1 lần để sát trùng đường họng, giảm bớt được các triệu chứng của họng.

Súc họng bằng nước muối ấm không những sát trùng đường họng, giảm sưng, viêm mà còn giúp giãn mạch, tăng tuần hoàn tại chỗ, khiến bạch cầu đến đây nhiều hơn, giúp bệnh mau lành nhưng đòi hỏi sự kiên trì của người bệnh.

Để việc súc họng bằng nước muối được hiệu quả, trước tiên, cần súc sạch khoang miệng rồi mới súc họng khoảng 3-4 lần với nước muối. Sau 2-3 giờ lại súc lại. Lưu ý súc họng trước và sau khi đi ngủ sẽ giúp giảm vưỡng víu ở họng.

Khi súc họng làm sao phải cổ ngửa ra sau đến mức tối đa để nước muối chạm thành sau họng thì dùng hơi đẩy nước muối ra, tạo tiếng kêu "khò khò" đều đặn. Nếu chỉ viêm họng cấp, súc họng đều đặn sẽ giúp giảm triệu chứng rõ rệt sau 2-3 ngày.

- Tập thở sâu (phương pháp thở bụng) dài hơi, nhẹ nhàng và đều đặn.

- Uống nhiều nước hàng ngày để tránh cổ họng bị khô

- Hạn chế nói để tránh làm sưng, tổn thương họng.
- Bài thuốc dân gian trị viêm họng hạt: cắt chanh thành lát, trộn với muối hạt ngậm khi mới viêm họng, ăn cháo nóng nhiều hành, tía tô, hạt tiêu sẽ tiêu diệt được vi khuẩn vùng họng. Dùng vị thuốc đông y từ Kha tử giúp trị viêm họng, họng có đờm, tiêu đờm, ho rất hữu hiệu, hoặc cho 1 nắm hạt tam tử với 1 bát nước, đun sôi còn nửa bát uống sẽ rất tốt cho các chứng bệnh viêm nhiễm đường hô hấp. 

    

Chữa viêm họng sổ mũi cho bà bầu an toàn nhất
Các bài thuốc dân gian chữa viêm họng
Món ăn trị bệnh viêm họng
Tìm hiểu về bệnh viêm họng
Mẹo chữa viêm họng cho bà bầu
Viêm họng khi mang thai có nguy hiểm?


(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý