Cách bảo quản Yến xào không mất dinh dưỡng

seminoon seminoon @seminoon

Cách bảo quản Yến xào không mất dinh dưỡng

19/04/2015 10:00 AM
5,015

Cách bảo quản Yến xào không mất dinh dưỡng. Ngâm Tổ yến thô trong nước ( nước phải ngập tổ yến) khoảng 15- 30 phút đến khi tổ yến mềm ra là được.Tách tổ yến ra thành sợi nếu tổ yến nguyên, dùng nhíp gắp sạch lông chim và tạp chất có trong Tổ yến, nếu Tổ yến còn lông tơ thì cho vào rây.






CÁCH BẢO QUẢN YẾN XÀO KHÔNG MẤT DƯỠNG CHẤT

Cách làm sạch và bảo quản tổ yến.

Đặt rây vào tô nước, dùng muỗng khuấy nhẹ đồng thời nhấc rây lên xuống lông tơ của yến sẽ theo nước ra ngoài đến khi tổ yến trắng sạch là được. Sau đó vắt cho  ráo nước trước khi nấu.

Với yến sào tinh chế chỉ cần  ngâm trong nước 10-20 phút, để cho yến nở và mềm rửa sạch để ráo nước sau  đó đem chế biến.




Tổ yến trắng( thô)


Tổ yến huyết (tinh chế)


Tổ yến trắng (tinh chế)



Cách bảo quản yến sào

Bảo quản yến sào không đúng cách làm giảm giá trị dinh dưỡng của tổ yến và gây hiểu nhầm về công dụng của yến sào.

Bảo quản tổ yến không đúng cách có thể làm giảm giá trị dinh dưỡng của tổ yến và gây hiểu lầm về công dụng của yến sào. Yến sào Trung Nam trải qua một quy trình khép kín, đảm bảo an toàn chất lượng của tổ yến từ công đoạn khai thác, xử lý để cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng. Do đó, chúng tôi giới thiệu cách bảo quản tổ yến sau khi mua từ Yến sào Trung Nam. 

1. Tổ yến còn nguyên tổ

    - Cất giữ nơi khô ráo. Tránh cất giữ ở chỗ quá kín đôi khi tạo sự ẩm mốc cho tổ yến.

    - Tránh nơi có ánh sáng chiếu vào trực tiếp (hoặc qua cửa kính), năng lượng của ánh nắng mặt trời có thể phá vỡ những cấu trúc và thành phần dinh dưỡng của tổ yến.

2. Tổ yến sau khi ngâm

    - Tổ yến sau khi ngâm rã, bạn có thể không sử dụng hết một lần. Phần còn lại, bạn để cho ráo nước (chỉ cần ráo nước, không phải khô), đựng trong hộp hoặc chén có nắp đậy, cất giữ trong tủ lạnh trong 1 tuần để sử dụng sau. 

    - Nếu bạn dự định sử dụng lâu hơn 1 tuần, bạn để ráo nước và gói vào giấy foil (không nên sử dụng nilon) và để vào ngăn đông. Thời gian có thể sử dụng trong vài tháng.

Lưu ý khi sử dụng Yến sào

Khi làm sạch lông yến, không nên ngâm tổ yến vào nước nóng, vì nước nóng sẽ làm tan yến và làm mất một số chất.

- Sơ chế tổ yến:

* Khi làm sạch lông yến, không nên ngâm tổ yến vào nước nóng, vì nước nóng sẽ làm tan yến và làm mất một số chất.

* Không nên dùng bất cứ chất gì để tẩy rửa tổ yến, ngoài nước sạch. Nhiều người dùng rượu, dầu ăn…để tẩy rửa. Điều này không cần thiết, và cũng làm yến mất chất, hoặc mất mùi vị. Chỉ cần nước là có thể làm sạch yến. Thời gian ngâm tổ
yến không nên quá lâu, ( chừng dưới 4 tiếng). Khi thấy yến tơi ra là được.

- Bảo quản tổ yến

* Nếu không nấu yến ngay sau khi làm sạch, nên vắt khô yến rồi cho vào tủ lạnh, ngăn mát. Thời gian lưu tổ yến khoảng 1 tuần, nếu muốn lưu lâu hơn, nên bật quạt thổi cho yến thật khô,( tránh phơi nắng) rồi cất vào hộp kín, nơi khô ráo.
* Yến là thực phẩm bổ dưỡng, không phải là vị thuốc thần kỳ, nên nếu có yến, chúng ta hãy đem dùng, không nên đem cất giữ từ năm này qua năm khác. Tuy tổ yến có thể lưu giữ rất nhiều năm nếu giữ khô ráo, nhưng nếu để quá lâu, có thể gây mất chất, biến chất. Không nên ăn yến bị nấm mốc…


Hướng dẫn cách bảo quản tổ yến


Tổ yến nên được bảo quản trong môi trường khô và lạnh. Nếu không nấu yến ngay sau khi làm sạch, nên vắt khô yến rồi cho vào tủ lạnh, ngăn mát. Tốt nhất nên cho tổ yến vào tủ lạnh ở nhiệt độ khoảng 40C. Thời gian lưu tổ yến khoảng 1 tuần, nếu muốn lưu lâu hơn, nên bật quạt thổi cho yến thật khô, rồi cất vào hộp kín, nơi khô ráo. Tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.

Nếu thấy tổ yến đã chuyển sang màu đen thì tổ yến đã bị hư/hỏng do vi khuẩn hoặc bị oxy hóa quá nhiều nên không sử dụng được nữa. Do vậy khi bảo quản tổ yến cần lưu ý giữ tổ trong môi trường sạch và cần quan sát cẩn thận.

147 43 bao quan Hướng dẫn cách bảo quản tổ yến

Yến là thực phẩm bổ dưỡng, không phải là vị thuốc thần kỳ, nên nếu có yến, chúng ta hãy đem dùng, không nên đem cất giữ từ năm này qua năm khác. Tuy tổ yến có thể lưu giữ rất nhiều năm nếu giữ khô ráo, nhưng nếu để quá lâu, có thể gây mất chất, biến chất. Không nên ăn yến bị nấm mốc…

Cách phân biệt yến thật và yến giả

Một số người bán yến sào đã trộn lẫn yến thật (khoảng 40%) với những phụ gia như rau câu chân vịt, lòng trắng trứng gà, thêm chất tanh của cá và hải sản...

Có nơi thêm nước đường để "ăn gian" cân nặng, hoặc dùng yến sào hàng chất lượng kém có nhiều tạp chất, đã bị biến màu đem đi tẩy trắng rồi bán với giá cao như yến sào loại tốt. Trên thị trường cũng tràn lan loại yến sào nhập có giá chỉ khoảng 2-3 triệu đồng/100gram. Một số cửa hàng dùng chiêu lấy yến sào nhập giả danh là hàng Việt Nam để nâng giá bán kiếm lời, người tiêu dùng rất dễ bị mắc lừa.

Có rất nhiều thông tin về cách phân biệt yến sào thật giả bằng dung dịch i-ốt hay ngâm nước nhưng các cửa hàng bán yến thường không chịu cho khách hàng thử hình thức này. Cách duy nhất là bạn phải tìm hiểu thông tin về yến sào và nhận định chất lượng bằng cách nhìn, ngửi. Tổ yến thật có mùi tanh, mùi ẩm mốc. Nhìn tổ yến màu trắng ngà chứ không trong. Tổ yến làm giả rất khó đạt được mùi vị đặc trưng này, chúng thường có mùi lạ, hăng hắc hoặc mùi khác với yến thật. Khi mua yến về, ngâm một ít yến vào nước. Nếu tổ yến giả khi gặp nước sẽ nhão ra. Tổ yến thật khi ngâm hoặc nấu đều không tan nhão, mà từng sợi yến vẫn nguyên vẹn. Một cách nữa là lấy tổ yến cho vào dung dịch i-ốt, nếu là giả sẽ chuyển sang màu xanh, do tinh bột tác dụng với dung dịch i-ốt biến thành màu xanh. Đối với yến huyết, yến sào có màu đỏ, hồng khi nhúng một ít vào nước trà (chè xanh) nếu gặp yến giả nhuộm oxít sắt thì chúng sẽ phản ứng hóa học và đen sẫm lại, hoặc khi ngâm trong nước, tổ yến giả nhuộm phẩm màu sẽ bị mất màu, tan trong nước, còn tổ yến thật dù có đem nấu chin trong nước sôi 1000C vẫn còn nguyên màu sắc.


Yến huyết thô nguyên tổ - sản phẩm của Công ty Yến Sào Nha Trang


Bạch Yến nguyên tổ - sản phẩm của Công ty Yến Sào Nha Trang

Yến sào dùng sao cho tốt? Dù rất tốt cho sức khỏe nhưng người đang cảm mạo, dương khí suy yếu, tiêu lỏng... không nên dùng yến sào.

Báo NLĐ từng có bài viết “Tốn tiền bạc triệu mua yến sào... dỏm”, cảnh báo giúp người tiêu dùng tránh mua phải yến sào dỏm, nguy hại cho sức khỏe khi sử dụng. Tuy nhiên, về mặt y học, dù có yến sào thật mà không biết cách sử dụng thì cũng không tốt.

Cần lưu ý yến sào thật cũng có nhiều loại khác nhau. Cụ thể: Yến huyết (đỏ hoặc hồng, đắt giá nhất); yến quan (trắng, chất lượng tốt, tổ nặng từ 10 – 12 g); yến thiên (nhỏ, xanh nhạt hay vàng nhạt); yến địa (nhỏ, hình thức xấu, xám hay lục nhạt).

Cũng có thể chia ra 3 loại như sau: Mao yến (tổ làm lúc đầu để đẻ trứng, chứa nhiều lông, sần sùi như xơ mướp, cứng mà giòn); bạch yến (tổ làm lại sau khi mao yến bị lấy mất, màu trắng tinh, nửa trong suốt); huyết yến (là loại quý và hiếm nhất, chứa các sợi xơ màu đỏ được xem là máu của yến lẫn với nước dãi).

Súp yến rất ít dinh dưỡng

Tổ yến có tác dụng: dưỡng âm, bổ phế, tiêu đàm, trừ ho, định suyễn, được dùng làm thức ăn bổ dưỡng trong các trường hợp suy nhược cơ thể, mệt mỏi, biếng ăn, mất ngủ, khí huyết suy yếu, người nóng bứt rứt, gầy ốm, da khô nóng, tim đập nhanh...

Gần đây, nhà khoa học Kong Yun Cheng của Trường ĐH Hồng Kông đã phân tích thành phần hóa học của một tô súp yến. Kết quả cho biết mặc dù có một số chất glyco-protein hòa tan trong nước, có khả năng tăng cường quá trình phân chia tế bào trong hệ miễn dịch nhưng đã bị phá hủy trong quá trình làm sạch. Do đó, súp yến thực tế có giá trị dinh dưỡng thấp.

Yến sào thật đúng là tốt cho sức khỏe nhưng có một số người tuổi cao, thấy sức yếu, muốn “bổ” mau đã mua và sử dụng liên tục mấy ngày liền. Hậu quả là cơ thể không thể tiêu hóa nổi, khó chịu, bụng đầy chướng và mất mấy ngày liền không thể ăn cơm. Đó là do lượng đạm khá cao trong yến.

Đối với người khỏe mạnh hoặc trẻ em, có thể thỉnh thoảng dùng tổ yến như một thực phẩm cung cấp chất đạm. Tuy vậy, không ăn một lúc nhiều hơn 100 g yến và cũng không nên ăn thường xuyên mà nên thay đổi với các thức ăn giàu đạm khác.

Lưu ý khi sử dụng

Những người mà sức khỏe rơi vào các tình trạng sau đây thầy thuốc khuyên không nên dùng yến sào:

Cảm mạo, sốt, nhức đầu, đau bụng do lạnh, đầy bụng, ho nhiều đàm loãng và trong.

Đang viêm nhiễm ngoài da, viêm gan vàng da, viêm phế quản cấp, viêm nhiễm đường tiết niệu..., nói chung là bệnh viêm nhiễm cấp tính có sốt, thực nhiệt.

Gầy yếu nhưng chức năng hoạt động của tì vị còn quá yếu, không thể hấp thu các thực phẩm (hoặc dược liệu) có quá nhiều chất dinh dưỡng, nhiều chất đạm (đông y gọi là hư bất thụ bổ).

Dương khí suy yếu với các triệu chứng: người lạnh, sợ lạnh, tiêu lỏng, tiểu nhiều lần, nước tiểu trong.

Thêm một lưu ý nữa là những người bị đái tháo đường, nếu muốn ăn yến sào thì chỉ nên ăn cháo yến chứ không nên ăn chè yến.


- Lưu ý khi dùng yến sào

* Khi nào ăn yến cũng rất quan trọng, dù chưa có nghiên cứu, nhưng người ta vẫn cho rằng, lúc ăn yến tốt nhất là buổi tối trước khi đi ngủ. Vì buổi tối, khi ngủ được khoảng 1 giờ thì nồng độ chất nội tiết tố tăng trưởng rất cao, khi đó nếu có nhiều nguyên liệu do thức ăn cung cấp sẽ làm cho cơ thể tận dụng tốt nhất để phát triển.
* Ăn yến thường xuyên mới có tác dụng bồi bổ tốt nhất. Nên ăn hàng ngày hoặc cách ngày đều đặn một lượng yến nhỏ thay vì thỉnh thoảng mới ăn một lượng yến lớn.
* Cách nấu yến tốt nhất là chưng cách thủy, sẽ giữ được các chất của tổ yến. Dù bạn có chế biến món gì, cũng nên chưng cách thủy tổ yến riêng, rồi mới trộn vào các món là tốt nhất.





Trẻ em không nên ăn yến sào và uống nước yến
Bà bầu ăn tổ yến và uống nước yến có tác dụng gì
Cách chế biến tổ yến -
Món ngon từ tổ yến
Cách làm sạch lông tổ yến đơn giản mà không làm mất chất
Hướng dẫn làm yến sào cực bổ dưỡng
Yến sào Quý Vương:
Yến sào nguyên chất




(ST)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý