Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
tay em bi ngua o ngon tay,co nuoc e da dung rat nhieu loai thouc nhung khong khoi hoac khoi chi duoc mot thoi gian sau lai tai phat tro lai
e bi nhu vay la bi nam nuoc.tot nhat la e tim thay thuoc nam hoac thuoc bac se khoi tan goc e ah.
Chào bạn!
Bạn bị mụn có nước ở ngón tay mà tái phát lặp đi lặp lại thì có thể là ghẻ ngứa.và cũng có nguy cơ vào các loại ghẻ sau:
1. Ghẻ chàm hóa: hiện tượng chàm hóa là do da tăng nhạy cảm với con cái ghẻ hoặc do cào gãi nhiều. Da bị ngứa rất nhiều, tăng sừng, sậm màu xảy ra sau khi bị ghẻ đã được điều trị hết hoặc điều trị chưa triệt để.
Ghẻ là bệnh da do nhiễm ký sinh trùng. Con cái ghẻ sinh ra trứng và có thể tồn tại trong môi trường xung quanh (tấm trải giường, nệm, gối, chân tường, quần áo…) 3-5 ngày, và cứ thế gây tái nhiễm lại cho người bệnh. Do đó các biểu hiện có thể diễn ra thành từng đợt theo chu kỳ đẻ trứng - ấp trứng - trưởng thành - đào hang và chết. Mỗi chu kỳ kéo dài 2-3 tháng.
Có khoảng 25% trường hợp bị ghẻ với các dấu hiệu ngứa, bong dộp da thành từng đợt kéo dài hơn một năm. Trường hợp này nên điều trị ghẻ trước rồi điều trị hiện tượng chàm hóa sau. Điều trị ghẻ bằng các thuốc bôi (theo y lệnh bác sĩ chuyên khoa) kết hợp các biện pháp vệ sinh thích hợp. Giặt và ngâm nước sôi quần áo, bao gối, trải giường… Không sử dụng các vật dụng này trong năm ngày sau khi giặt. Sau đó có thể bôi các thuốc corticosteroid trong thời gian ngắn < 7 ngày và uống thuốc giảm ngứa để điều trị chàm.
2. Tổ đỉa: là bệnh dị ứng của da. Bệnh rất dễ tái phát khi tiếp xúc các tác nhân gây dị ứng như chất tẩy rửa, xà bông, một số thức ăn… và có thể tự khỏi. Biểu hiện là các mụn nước ở sâu dưới da của lòng bàn tay - lòng bàn chân, ngứa nhiều, sau đó da bong tróc thành những mảng nhỏ dính.
Cách chăm sóc da trong trường hợp này là:
- Tránh tiếp xúc xà bông, chất tẩy rửa. Dùng xà bông baby để vệ sinh.
- Tránh các thức ăn gây cho da ngứa hơn.
- Bôi các thuốc tiêu sừng hoặc làm dịu da khi đang có tổn thương.
- Bôi chất giữ ẩm da khi da không có tổn thương.
- Hạn chế tiếp xúc vùng da dễ bị tổn thương với các vật dụng bằng chất liệu như cao su, da, nhựa có màu.
Để chẩn đoán chính xác bệnh và có chỉ định điều trị thì bạn nên đi khám chuyên khoa da liễu. Bạn không nên tự ý dùng các loại thuốc bôi và uống khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Lưu ý tái khám sau mỗi đợt điều trị để đảm bảo bệnh không tái phát.
Chúc bạn mau khỏi!