Vợ chồng hay cãi nhau phải làm sao?

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Vợ chồng hay cãi nhau phải làm sao?

18/04/2015 11:05 PM
9,441

Vợ chồng hay cãi nhau phải làm sao? Những câu chuyện cụ thể và tư vấn từ các chuyên gia giúp bạn giải quyết tốt những chuyện cụ thể của gia đình mình. Để cuộc sống vợ chồng bạn luôn tươi mới, hạnh phúc.


Chuyện xưng hô khi vợ chồng cãi nhau

- Đang cãi nhau nảy lửa, nghe chồng buông câu "Mày im đi", Mai sững người. Đó là lần đầu tiên cô bị chồng gọi như thế. Còn giờ, chính cô thản nhiên xưng "tao" mỗi lần hai người cãi cọ.

Cô thợ cắt tóc 25 tuổi ở Cầu Giấy, Hà Nội kể, chồng cô bình thường vốn rất yêu, chiều vợ, toàn gọi vợ bằng những cái tên trìu mến như "cún ơi", hay "vợ yêu"... Nhưng đó là chuyện một năm đầu tiên cưới. Còn sau đó, mỗi lần nổi điên lên vì ghen, nhất là có tí men trong người là anh ta sẵn sàng xả ra những tràng như "con kia", "mày"... Ban đầu, Mai cảm thấy rất sốc nhưng sau đó, cô cũng chuyển sang cùn, xưng "mày - tao" với chồng.

"Lần đầu tiên thì thấy ngượng mồm, cảm giác bẽ bàng lắm. Nhưng sau thành quen, giờ cứ hễ vợ chồng cãi nhau là cứ tự nhiên văng ra thế. Cảm giác hai đứa chẳng còn chút tôn trọng nào với nhau nữa", Mai bộc bạch.

Chị Tuyến (Hà Đông, Hà Nội) vẫn nhớ mãi trận cãi vã với chồng cách đây mấy tuần. Vợ chồng chị cưới nhau được hơn 3 năm. Bình thường, hai người thường xưng hô rất tình cảm là "anh", "em" hay gọi nhau "chồng ơi", "vợ ơi". Vốn tính yếu đuối, thường cứ to tiếng với nhau được một lúc, Tuyến đã nước mắt ngắn, nước mắt dài nên ông xã cũng chẳng to tiếng được nữa.

Thế nhưng, hôm vừa rồi, hai vợ chồng bàn nhau chuyện cho con về quê chơi với ông bà nội dài ngày, Tuyến đề xuất cho con về cả quê ngoại thì bị chồng gạt đi. Tranh luận một hồi, chồng Tuyến bỗng chuyển sang giọng gay gắt, buông lời đụng chạm tới bố mẹ vợ.

Chuyện xưng hô khi vợ chồng cãi nhau

Hình minh họa

Cảm thấy bị xúc phạm, Tuyến không khóc như mọi lần mà đanh mặt nhìn thẳng chồng thách thức: "Anh vừa nói gì? Anh nói lại tôi nghe xem nào". Lúc này, anh chồng cũng đã bốc hỏa lên đầu, xưng ngay "tôi" "cô" và cuộc cãi vã kết thúc bằng việc chồng Tuyến phóng xe ra đường còn cô thì ôm mặt khóc. Chưa hết, hai người còn chiến tranh lạnh hằng tuần sau đó.

"Nghe tiếng 'cô - tôi' thấy sao mà lạnh lẽo, xa cách thế. Khi ấy, mình cảm giác hai vợ chồng như hai kẻ thù địch với nhau ấy.", chị Tuyến tâm sự.

Ngược lại với những trường hợp trên, vợ chồng anh Hòa, chị Phúc (Tây Hồ, Hà Nội) lúc bình thường thì toàn gọi tên, hay xưng "cậu - tớ", "ấy ơi", thậm chí vợ còn gọi chồng "ê cu", còn chồng bảo vợ là "mẹ sề" vì hai người bằng tuổi nhau. Còn những khi vợ thấy chồng gọi "em ơi, anh bảo này" hay chồng nghe vợ thủ thỉ "em muốn nói chuyện" là cả hai biết chắc sắp có cãi nhau to.

Theo chuyên gia tâm lý Hà Khanh, Trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng Ánh Sáng, cho dù cãi nhau vì bất cứ lý do gì và ai đúng, ai sai thì vợ chồng tuyệt đối không bao giờ nên xưng hô "mày - tao" với nhau. Điều này làm cả hai cảm thấy mình không được tôn trọng, yêu thương và càng đẩy mâu thuẫn lên cao.

"Lời đã nói ra không thể lấy lại được" nên dù sau đó, hai người có cố gắng thế nào cũng khó xóa mờ sự tổn thương do câu xưng hô kia gây ra. Ngoài ra, thường khi đã có thể nói một lần, hai lần... người ta dễ thành thói quen và cứ như vậy sẽ khiến vợ chồng trở nên coi thường nhau thực sự. Đây là một tấm gương xấu cho con cái mà không lời răn dạy nào có thể sửa chữa được.

Cách xưng hô "tôi - cô" cũng khiến cả hai cảm thấy xa lạ với nhau. Thường, người ta vẫn lý luận rằng, khi đã bực tức khi sao có thể nói năng ngọt ngào với nhau. Nhưng thực tế, trong cuộc sống vợ chồng, cãi cọ cũng cần có nghệ thuật. Nhiều cuộc đôi co kết thúc, người trong cuộc cảm thấy ức chế, thậm chí còn mang cảm giác bực bội, thù ghét bạn đời. Nhưng nếu biết cách, nhiều khi tranh cãi xong, vợ chồng lại hiểu nhau hơn, đồng thời giải quyết được vấn đề khúc mắc và cùng nhau rút kinh nghiệm trong cuộc sống chung.

Vợ chồng chị Thanh (35 tuổi) ở Mỹ Đình, Hà Nội đã lấy nhau hơn 10 năm nhưng hầu như rất ít cãi nhau, nếu có giận dỗi cũng chưa hết ngày đã làm hòa. Và một nguyên tắc mà vợ chồng chị luôn tuân thủ là: dù có bực bội đến đâu cũng vẫn phải xưng "anh", "em" với nhau.

Thật ra, như lời chị Thanh kể, hồi mới cưới, có lần vợ chồng bực nhau, chị tức không chịu nổi đã lớn tiếng xưng "tôi" với chồng. Lúc đó, anh nghiêm mặt lại và bảo: "Em này, em đừng xưng hô như thế với anh, nghe chướng lắm. Nếu anh cũng nói vậy, em có buồn không?". Lúc này, chị cũng thấy ngượng nhưng còn cố chống chế: "Nhưng mà không xưng thế thì cãi nhau thế nào được". Anh lại ôn tồn: "Thế thì thôi, chúng mình đừng cãi nữa".

"Sau lần ấy, mình cảm thấy yêu và phục chồng mình lắm. Từ đó về sau, mình không bao giờ xưng hô như thế mỗi lần bực tức nữa", chị Thanh bày tỏ.

Vợ chồng chị Hà lại có cách đặc biệt hơn. Chị vốn nóng tính nên những lúc bực bội, chị không kiềm chế được mà sẵn sàng xả một tràng "tôi tôi - anh anh" hoặc "ông - tôi" với chồng. Có lần, chị đang nói thì anh nhăn mặt bảo: "Thôi, em thua rồi chị ơi, chị đừng nóng nữa, em sợ lắm" khiến chị phì cười. Thật ra, vợ chồng chị bằng tuổi nhau nhưng so tháng thì chị sinh trước anh. Hồi mới quen nhau, chị toàn bắt anh gọi mình là chị. Câu nói của anh gợi cho chị nhớ lại những kỷ niệm đẹp ban đầu nên cục tức cũng bay đi đâu.

"Tất nhiên, sau đó, hai vợ chồng vẫn phải ngồi nói chuyện thẳng thắn với nhau để tìm hướng giải quyết vấn đề. Nhưng nhìn bộ mặt buồn so và nghe cách xưng hô hài hước của ông xã là mình không thể cáu được nữa và hai vợ chồng cũng bình tĩnh hơn nên dễ thông cảm với nhau. ", chị Hà nói.

Theo nhà tâm lý, khi mâu thuẫn với nhau, vợ chồng vẫn cần kiềm chế cái tôi, biết lắng nghe "nửa kia" nói và diễn đạt ý của mình một cách rõ ràng, tế nhị... Như vậy mới tránh gây sứt mẻ trong quan hệ vợ chồng sau mỗi lần xung đột. Và một nguyên tắc đầu tiên để tránh điều này chính là thể hiện sự tôn trọng nhau trong cách xưng hô.

Làm sao để vợ chồng không "vặc" nhau chuyện nhỏ

Hỏi: Những chuyện lớn trong nhà, đã qua 5 năm chung sống chúng tôi đều khá thuận lòng nhưng có một chuyện khiến tôi khá phiền, ấy là chúng tôi thường xuyên cãi nhau vì những điều vụn vặt. Có khi chỉ vì tôi chải đầu mà vội đi làm không vơ tóc rụng, có lúc tại anh về nhà cứ cắm đầu vào điện thoại không chơi với con hoặc do tôi không đeo khẩu trang cho con khi chở con đi chơi....

Tất nhiên, nói qua nói lại vài câu rồi thì cũng thôi, chuyện không đến mức căng thẳng quá, nhưng tôi thấy chồng mình nhỏ nhặt; còn chồng tôi, chắc anh ấy cũng có suy nghĩ không hay về vợ mình.

Có lúc, cả nhà đang vui vẻ, chỉ vì những điều nho nhỏ ấy mà mất vui. Sự cố thì chẳng đủ lớn để vợ chồng phải ngồi nói chuyện với nhau nghiêm túc cho thêm phần nặng nề, nhưng thực sự là tôi bị ám ảnh rất nhiều, có chút khó chịu, có chút chán chồng.

Tôi đã từng thử nhịn những lúc chồng nói nhưng tôi thấy rất ấm ức trong lòng và nghĩ sao chồng để ý thế. Thật ra, đôi lúc nói chồng chuyện này chuyện nọ, tôi cũng tự xỉ vả mình sao không uốn lưỡi 7 lần rồi hãy nói, có phải đỡ cãi nhau không?

Chuyện cứ tưởng chẳng có gì nhưng gần đây, tôi cảm thấy như nó làm tôi bớt phần yêu chồng đi, chồng tôi hình như cũng bớt phần yêu vợ. Phải làm sao để vợ chồng tôi không còn “vặc” nhau vì mấy cái chuyện nhỏ như con thỏ này nữa bây giờ?
Đào Thu Hà (Mê Linh, Hà Nội)

Vợ chồng tôi hay cãi nhau vì những chuyện nhỏ như con thỏ

Vợ chồng tôi hay cãi nhau vì những chuyện nhỏ như con thỏ


Đáp:
Chị Hà thân mến!

Những chuyện nho nhỏ, vụn vặt mà chị nói đến có thật là những “chuyện nhỏ” không? Một khi chúng khiến vợ chồng mất vui, khiến chị ám ảnh, khó chịu, khiến hai người bớt yêu nhau đi, chuyện nhỏ đã thành… chuyện lớn.

Những mâu thuẫn, vướng mắc hàng ngày, nếu không được trao đổi, giải quyết, sẽ tích tụ lại, lớn dần lên, gây ức chế và bào mòn tình cảm vợ chồng. Bởi vậy, điều đầu tiên vợ chồng chị cần làm là xem xét vấn đề một cách nghiêm túc để trao đổi cùng nhau, thay vì lờ đi hoặc nhẫn nhịn.

Làm sao để vợ chồng có thể trao đổi về tật xấu, bất đồng mà không tạo không khí căng thẳng, nặng nề? Hãy bắt đầu câu nói của mình bằng thông điệp ngôi thứ nhất thay vì ngôi thứ hai. Chẳng hạn, thay vì nói “Anh là đàn ông kiểu gì mà kỹ tính như đàn bà”, chị hãy nhẹ nhàng bày tỏ cảm xúc của mình: “Nhiều khi, em cảm thấy mất hết cả hứng khi anh bắt lỗi em trước mọi người.” Cách nói này sẽ khiến cả hai bên hiểu nhau mà không mang tính khiêu chiến, đổ lỗi.

Nếu kỹ tính là một phần tính cách của chồng chị, không thể thay đổi dù anh cố gắng nhiều lần thì chị có thể học cách chấp nhận, sống chung với nó. Một mặt, đừng để việc bắt lỗi của anh ấy làm chị mất vui, mặt khác hãy coi đây là cơ hội để chị rèn luyện tính cẩn thận, chu đáo, một điều cũng rất cần thiết cho cuộc sống gia đình.

Chuyên viên tư vấn tâm lý, Ths Nguyễn Hồng Minh

Để không phải cãi nhau vì tiền bạc


Ngọn nến được thắp sáng lung linh soi sáng những món ăn ngon được bày biện rất tinh tế trên bàn, chàng nhìn vào mắt nàng, nàng nhìn vào mắt chàng, tin hay không tùy bạn nhưng cuối bữa ăn chính là thời điểm lý tưởng nhất để bạn và “đối tác” nói chuyện về một chủ đề cấm kỵ: tiền bạc, để bắt đầu cuộc sống chung thực sự giữa hai người.

Khi yêu nhau, người ta thường tránh nhắc đến chủ đề này vì ngại đụng chạm, nhưng hôn nhân lại khác. Chỉ cần một trong hai người cảm thấy không thoải mái về tài chính khi sống chung, chiến tranh rất dễ nổ ra và đó luôn là những cuộc chiến khó chịu nhất.

Sự khác nhau về nền tảng văn hóa, giáo dục sẽ dẫn đến thái độ tiếp cận với chuyện tiền bạc ở mỗi người khác nhau. Bạn phải thừa nhận rằng, dù là chồng hay vợ, dù kiếm được nhiều hay ít tiền, bạn cần có trách nhiệm trong việc quản lý tài chính và hiểu được vị trí, trách nhiệm của bạn đời về chuyện tiền bạc. Biết cách quản lý tài chính sẽ giúp các bạn không bị stress sau khi kết hôn.

Bắt đầu nói chuyện thôi!

Nhiều người chọn giải pháp thảo luận chuyện tiền bạc với người yêu trước khi kết hôn. Vì sẽ sống chung nên cả hai cần có sự thẳng thắn bởi tiền bạc là chuyện nhạy cảm. Hãy nói cho nhau biết bạn thường tiết kiệm tiền như thế nào. Bạn muốn tiết kiệm vì cái gì và bạn có thể tiết kiệm bao nhiêu, cũng như những vấn đề tài chính bạn đang gặp phải.

Trên nền tảng của sự hiểu biết đó, các bạn sẽ xác định được mục tiêu và cách thức dùng tiền trong cuộc sống chung sắp tới. Bạn phải nói rõ ngay từ đầu với người bạn đời của mình, bạn sẽ tiết kiệm được bao nhiêu trong mỗi tháng và bạn hy vọng hai người sẽ để dành được tiền để chuẩn bị cho những kế hoạch gì. Và số tiền tiết kiệm này sẽ được tính tỷ lệ với thu nhập của hai người.

Thùy Hương, nhân viên văn phòng, chia sẻ kinh nghiệm đơn giản của cô: "Theo tôi, bạn nên bàn thảo với nhau về tài chính trước hôn nhân. Thậm chí, có thể sơ lược với nhau những khoản chi tiêu hàng tháng và hoạch định rõ trách nhiệm của mỗi người trong chuyện chi tiêu gia đình. Bất cứ một kế hoạch mua sắm nào, cả hai nên thảo luận trước với nhau, kể cả chuyện thay điện thoại cầm tay”.

“Hồi giữa năm, chúng tôi dự định sẽ mua ti vi màn hình phẳng vào cuối năm, khi có thưởng Tết, thế nhưng mới tháng bảy, anh ấy đùng đùng đòi mua ti vi vì thấy những chương trình giảm giá hấp dẫn”, chị Liên, nhân viên một công ty chứng khoán kể. “Chúng tôi cãi nhau. Tôi cảm thấy rất khó chịu vì những kế hoạch đã định ra vào tháng tám, tháng chín sẽ bị phá hỏng”.

“Tôi kiếm được nhiều tiền hơn anh ấy và hai vợ chồng tôi góp chung thu nhập. Thời gian này anh ấy nghỉ ở nhà chờ việc mới nên không có lương. Hôm qua anh ấy mới rút năm triệu cho thằng bạn vay. Còn tháng trước, anh ấy lấy tiền đi đổi điện thoại. Điều tôi khó chịu nhất là anh ấy làm những việc đó một cách ngẫu hứng, không thèm bàn trước với tôi”, chị Ngọc, nhân viên kinh doanh một công ty địa ốc chia sẻ.

Để tránh những khúc mắc “Tại sao tiền chỉ còn từng này?” vào cuối tháng, nhiều đôi đã chọn giải pháp ghi chép mọi khoản chi tiêu, để từ đó cân bằng thu – chi. Bạn đừng nghĩ việc này sẽ làm “khô” quan hệ giữa hai người. Nếu chi tiêu không hợp lý, chi lạm sang cả tiền tiết kiệm, chiến tranh giữa hai người còn khó chịu hơn.

Cái gì của tôi là của tôi, cái gì của anh là của tôi!

Mình dùng quỹ chung, hay mỗi người có quỹ riêng? Mình gửi tiền vào ngân hàng hay giữ tiền mặt? Mình chia nhau những khoản chi phí cho cuộc sống chung thế nào?... Chỉ có thể có được câu trả lời cho những câu hỏi này khi hai bạn cùng nhau “đàm phán”.

Trong trường hợp gia đình bạn thuộc kiểu, quỹ anh, quỹ em, quỹ chúng ta, việc đóng góp nên tính toán để người “mạnh” dìu người “yếu”. Trên thực tế, có nhiều cặp không thích việc cứ kiếm được bao nhiêu tiền đều đưa vào quỹ chung. Vậy nên, hai bạn cần xác định rõ hàng tháng mỗi người sẽ phải bỏ vào quỹ chung bao nhiêu, và trách nhiệm tiền bạc của mỗi người trong những khoản chi tiêu của gia đình.

Nếu bạn muốn có quỹ riêng, hãy cho người bạn đời được biết. Việc có quỹ riêng không nằm trong phạm trù đúng – sai vì đó là tiền bạn kiếm được và bạn có quyền làm những gì bạn thích. Nhưng đã sống chung, mọi thứ cần được công khai và thống nhất để tránh hiểu nhầm.

Hãy cho bạn đời biết, bạn sẽ chịu trách nhiệm chi trả những khoản nào và hãy chia một cách công bằng. Nhưng công bằng ở đây là nếu thu nhập của bạn gấp đôi bạn đời thì bạn cũng sẵn lòng đóng góp vào việc chi tiêu gấp đôi. Tuy nhiên, những “thương thảo” trên cần được xem xét lại khi các bạn có em bé. Nhưng hãy chắc chắn là các bạn có đủ tiềm lực kinh tế cho chuyến đi hạnh phúc này!

Theo Nhân Văn


Vợ chồng cãi nhau cũng cần phải học


Không nên lầm tưởng rằng một cuộc hôn nhân mỹ mãn tức là vợ chồng không bao giờ cãi nhau.

Trên thực tế, cãi nhau cũng cần phải có học vấn, hãy cũng khám phá điều bí mật đó. Vợ chồng không chỉ khác nhau về giới tính mà còn có những điểm khác biệt về tính cách, quan niệm và thói quen. Khi yêu mỗi người đều có cơ hội để che giấu những điểm khác biệt đó; thế nhưng khi đã bước vào cuộc sống hôn nhân, sớm tối bên nhau, thường xuyên va chạm thì dù ít dù nhiều cũng không tránh khỏi có những lúc mâu thuẫn, bất đồng. Đó là điều hết sức bình thường, không có gì đáng ngạc nhiên, cũng không nên cho rằng có mâu thuẫn tức là hai người không hợp nhau. Trên thực tế, đôi bên nên nhìn nhận việc tranh cãi từ góc độ tích cực. Những người “biết” cãi nhau (tức hiểu rõ nguyên tắc khi cãi nhau) thì tình cảm giữa hai người sẽ ngày càng tốt đẹp mà số lần cãi nhau sẽ càng ngày càng ít. 1. Tranh cãi là vấn đề “góc độ”, “quan điểm” chứ không phải vấn đề “đúng sai”.

Nguyên nhân khiến vợ chồng cãi nhau thường là do nghĩ rằng sự việc chỉ có một đáp án duy nhất. Tâm lý của người tham gia vào cuộc tranh cãi chỉ là để khẳng định “Việc này nhất định là tôi đúng, anh sai”. Thế nhưng vấn đề là ở chỗ cả hai người đều nghĩ như vậy vì thế mà cãi nhau không dứt.

Vợ chồng cãi nhau cũng cần phải học

Trên thực tế không có bất cứ một đáp án cố định nào cho những vấn đề tranh cãi hay bất hoà trong gia đình bởi trong mỗi cuộc tranh cãi đều thuần tuý là vấn đề quan điểm chứ không phải vấn đề đúng sai. Những người biết cãi nhau là những người cố gắng lĩnh hội ý kiến thực sự của đối phương hoặc đi so sánh sự khác biệt về quan điểm của hai người. Ngược lại những người không biết cãi nhau sẽ lại cực lực tìm cách bác bỏ ý kiến của đối phương để chứng minh rằng mình đúng khiến cho đôi bên đều chịu thua thiệt.

2. Vợ chồng cãi nhau nên nói đến cái tình chứ đừng nói lý

Thông thường đặc trưng của tranh cãi là cãi lý vì thế khi cãi nhau đôi bên thường có tâm lý ra sức tìm ra lỗi về ngôn ngữ và logic của đối phương, và chỉ chăm chăm nhằm vào những lỗi đó khiến đối phương không thể nào chống đỡ nổi. Thế nhưng cãi lý sẽ làm tổn thương đến tình cảm. Vì thế khi cãi nhau, vợ chồng nên xử sự sao cho có tình, điều này còn mang tính xây dựng hơn nhiều so với việc áp dụng phương pháp phân tích và biện luận trong khi tranh cãi.

3. Không bao giờ cãi nhau trước mặt người thứ 3

Vì muốn chứng minh mình là đúng, những người trong cuộc thường hay tìm đến người thứ 3 để kể lể với hy vọng người khác sẽ ủng hộ mình; không những thế, họ còn không ngừng chỉ ra những cái không phải của đối phương để mong nhận được sự đồng tình của càng nhiều người ngoài cuộc. Thói quen này sẽ làm tổn hại nghiêm trọng đến tình cảm vợ chồng vì thế các cặp vợ chồng nên hết sức tránh nếu không người bị hại lại chính là bản thân mình.

Những người biết tranh cãi là những người chỉ muốn hai vợ chồng đối mặt cùng nhau giải quyết xung đột, không thích tranh cãi trước mặt bố mẹ, bạn bè hay đồng nghiệp.

Vợ chồng cãi nhau dù ai thắng ai thua thì trên thực tế cũng không có khái niệm người thắng cuộc mà cả hai đều là kẻ bại trận. Nếu bất đắc dĩ phải cãi nhau thì cũng chỉ nên dừng ở một điểm nào đó, đừng bao giờ cố gắng để thắng trong trận “đấu khẩu” này.

Theo kết quả nghiên cứu của Abused Wives (chuyên gia người Mỹ) về phụ nữ bị ngược đãi thì đặc trưng chung của những người phụ nữ hay bị chồng đánh là họ luôn là người chiến thắng trong cuộc chiến bằng miệng với các đức ông chồng. Các ông chồng không thể giành chiến thắng về mặt ngôn ngữ đành phải dùng nắm đấm để đòi lại.

Người biết cãi nhau là người luôn biết chừa đường rút cho đối phương trong khi người không biết cãi nhau lại luôn muốn ép đối phương đến đường cùng.

4. Nói rõ chân tướng sự việc, không làm mình làm mẩy thái quá

Cãi nhau bao giờ cũng có nguyên nhân. Người biết cãi nhau sẽ tập trung vào việc nói rõ sự việc để giúp đối phương hiểu rõ được tình hình và mong muốn của mình. Ngược lại, người không biết cãi nhau lại thích làm mình làm mẩy một cách thái quá để thể hiện rằng mình đang tức giận vì thế họ thường dùng những hình dung từ cực đoan, quá trớn để chọc giận đối phương.

5. Dũng cảm nhận sai trước

Cãi nhau là mâu thuẫn do bất đồng quan điểm vì thế những người chín chắn sẽ luôn tìm mọi cách để tránh cãi nhau. Phương pháp tốt nhất để không xảy ra những trận đấu khẩu chính là thừa nhận ý kiến của đối phương, cho rằng ý kiến của đối phương tốt hơn của mình. Để có thể làm được điều này bạn cần phải có đủ sự tự tin, phải là người chín chắn mới làm được, điều này rất đáng được mọi người học tập.

Nhượng bộ người bạn đời của mình không phải là một sự tổn thất mà là sự thu hoạch. Tuy nhiên nếu thấy đối phương nhượng bộ trước bạn cũng đừng bao giờ nói: “Đã biết là sai mà bây giờ mới chịu thừa nhận”, ngược lại bạn càng nên khích lệ và tôn trọng người bạn đời của mình, có như thế nếu lần sau còn xảy ra tranh cãi thì đối phương sẽ càng sẵn lòng nhượng bộ.

Vợ chồng cãi nhau vì việc nhà
Làm gì khi chồng có bồ
Làm gì khi chồng không đưa tiền cho vợ
Vợ chồng hoà hợp khi yêu
Làm gì khi chồng nổi giận

(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Xin hoi chuyen gia . Chong toi lam lai xe,xe cua nha di cho thue. Khi moi lan a ay ve tôi hoi hom nay a do bao nhieu tien dau va nguoi ta tra cho baonhieu tien cuoc, t hoi giong noi rat vui ve binh thuong,roi a ay bao t la luc nao cung hoach hoe chong,đe sô sach day de tao lam cho ko khien may lam....roi cai nhau rat nhieu noi nhung cau qua dang voi toi,toi that ko chiu noi,uc qua,nhuc nha.ma tien dan ba ai cung giu cho chong con chu ko mang di dau,toi cung noi cho chong toi nghe nhu vay,nhung a ta bao toi biet duoc may mang cho ai.roi a ay bao toi rang tot nhat may ko song duoc voi tao nua thi may cut me may di...toi chi biet am tham ma khoc tui nhuc, ....xin hoi CG ko biet sau nay toi muon quan ly tien de giu cho gia dinh thi ko biet phai lam nhu nao cho dung ,de a ay phuc toi.
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
Xin chuyen gia giup do.vo chong co mua xe oto tai de di cho hang chong toi di lai con toi o nha ban hang lat vat va trong nom con cai.khi a ay ma di cho hang thi toi hoi hom nay a do bao nhieu tien dau duoc bao nhieu tien cuoc.moi lan toi hoi nhu vay la a ay bao toi rang luc nao cung hoach heo chong...roi cai nhau noi chui toi the nay the khac ...bao toi rang tu nay may ko phai hoi tao ,tao se tu lam sô ..ma may noi nhieu qua tao la the day may o duoc thi o ma ko o duoc cut me may di...rat dau don nhuc nha toi chi im lang khoc tham...sao dan ba lai kho vay chu,dan ba chi muon giu tien cho chong con chu ko ai mang di dau ca ma tai sao lai an noi voi vo minh nhu vay.xin nho CG giup toi luc nay,gio toi phai lam sao de giu duoc biet duoc tien a ay chi tieu vao viec gi ra sao,ma neu toi hoi thi ko bao gio a ta noi chuyen tu te voi toi.cha le lai om con roi khoi a ta vi nhung loi noi lang nhuc nhieu lan nhu vay co nen ko,vi song cung a ta a ay dau co can toi nua dau tuc la ko con yeu vo nua.CGTV giup t.xin cam on.
hơn 1 tháng trước - Thích (12) - Trả lời
Xin giúp e voi v chong e Tre lam moi co 23 Tuoi con e 7 thang roi hai vo chong e Cai nhau dc 20ngay roi tu hom Cai nhau vo e ve ngọai va e da xug don ve hai Lan Nhug vo e khong ve e Gio k biet nen lam the nao e con Tre con wa khong Bit ngj gj va lam j bay Gio e Buon wa bo ka viec roi. Noi chung vo e ngang buong va Tre con hon e nhieu ong ba ngọai thi chieu Chuong nen moi khi cai nhau danh nhau la ong ba lai bao bo no di. eLưc Bat Lưc e chag thiet j da ngj Tieu Cuc Nhug thương con wa lai thoi neu de ke het viec cua e thi dai lam. Mong moi ng giúp e e muon co Một Gja Đinh hanh phuc Nhung e lai qua Cuc tinh v e thi cung k kem j e nen moi khi Cai nhau La vo e lai venh mat tron mat e khong Kim che dc danh co ay Gio nhu the nay mau Thuan hai vo chong e ngay cang lon e da tinh Den viec ly hon v e cung the v e Nhat Đinh k ve roi Nhug e thương thang con trai e lam
hơn 1 tháng trước - Thích (4) - Trả lời
Chào bạn! Trước tiên hãy bình tĩnh, khi hai vợ chồng cãi nhau lúc nóng giận thì cả hai đều không kiềm chế được cảm xúc,Khi bình tĩnh hãy thẳng thắn nói chuyện với hai bên gia đình, trẻ con quá hay nuông chiều quá cũng rất khó chiều, bạn thử bỏ bẵng vợ bạn đi xem nào,Đàn ông bạn phải mạnh mẽ, bạn thương con cơ mà thế nên bạn phải có nguồn lực kinh tế, đừng chỉ vì như thế mà bỏ việc.Hãy nghĩ đến chuyện sau này, nếu còn thương yêu nhau dần dần chân thành của bạn cô ấy sẽ hiểu thô
,haj vc e cuoj wmhau da duoc3nam nay.nhug haj vc e rat hay kaj nhau .ma m.uj lan kaj nhau thj chog e laj chuj xang.ruj jo thoj vu phu ra vs vo.co nhung luc e ngj lieu co aj dj lay chong ma laj kho nhu e k.va kung co luc e muon cham dut cuoc hon nhan nay nhug laj nghj den dua con gaj moj 2tuoj cua e.Mog moj nguoj cho e loj khuyen.e xjn cam on
hơn 1 tháng trước - Thích (16) - Trả lời
Thử dùng sự can thiệp của gia đình xem, bé con đôi khi cũng là nguyên nhân hàn gắn và thay đổi tính nết của chồng bạn
xin cho em lời khuyên !!em năm nay mới 22t,nhưng đã có chồng và con em giờ mới được 7 tháng.do kết hôn sớm nên cả 2 chúng em còn chưa thật sự hiểu nhau.thường xảy ra chiến tranh lạnh. lý do là vì chồng em mải chơi,ko để ý gì tới mẹ con em.em chịu đựng sự hờ hững của anh ý. nhưng anh ý ko thay đổi gì cả. em phải làm gì để anh ý hiểu trách nhiệm của mình hơn.???
hơn 1 tháng trước - Thích (15) - Trả lời
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho quý báo.Mình nghĩ thế này, bạn có thể thẳng thắn nói chuyện với anh ấy xem thế nào, vì thực sự ở lứa tuổi hai bạn còn rất trẻ.Hơn nữa, phải một thời gian sau nữa người đàn ông mới thực sự nghĩ và có trách nhiệm với gia đình, chứ độ tuổi 22 vẫn là thanh niên theo quan niệm của đa phần các chàng trai.Có thể người con gái cũng sẽ tủi thân, nhưng đã l;à phụ nữ hiện đại cũng cần phải tự lo cho bản thân mình được, nếu anh ta phũ phàng thì bạn có thể dành hết thời gian và tình yêu thương cho con.Hãy nghĩ rằng bạn có thể làm được.Bạn có thể lấy đứa bé ra để kéo anh ấy lại.Hi vọng gia đình bạn yên ấm
NAM NAY TOI 10t .TOI MUON HOI LA KHI BO TOI VA ME TOI NOI MOT CAI CHUYEN GI DO LAM ME TOI PHAI CHUI BO TOI LUC DO BO TOI CUNG CHUI ME TOI LUON THE LA CA HAI NGUOI CHUI NHAU .
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
Thế rút cục là định hỏi cái gì...
CHUI LAI CA HAI LUON
xin chuyen gia giup em voi vo chong e cu cai nhau vi chuyen e khong nghe loi a ay hay cai nhau vi chuyen a ay di choi ve khuya em khuyen ma a ay k nghe a noi khong bao gio nghee loi vo giovo gio em met moi qua xin cho e loi khyen
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
em muon hoi em va chong em dang o xa nhau nhung chong em suot ngay cu doi di choi voi dam ban em khong muon em so anh ay co nguoi yeu khac nhu vay em co dung khong?
hơn 1 tháng trước - Thích (22) - Trả lời
đoi luc cung can quan tam den van de nay, nhung doi khi cung phai kheo leo
Tất nhiên xa chồng là sợ rồi, nhưng mà cẩn thận cứng quá hóa hỏng. Các cụ nói lạt mềm buộc chặt mà. Phải thật khéo léo nhé kẻo anh chàng lại phản ứng ngược lại mà chống đối không có thành có thật thì nguy. Ai cũng có bạn bè mà, hãy hỏi thăm anh ấy hơn là cấm đoán này nọ nhé. Thỉnh thoảng update ảnh bạn vui vẻ bạn bè xem anh chàng phản ứng thế nào. :))! Chúc vợ chồng bạn hạnh phúc!1
Cho mình hỏi với . phải làm sao khi hai vợ chồng không hòa hợp trên giường . giờ mình không biết làm sao để tạo ra cảm giác "yêu" từ chồng, để vợ chồng ân ái hạnh phúc nữa. Các chuyên gia có thể giúp mình được không, chỉ cho mình cách với
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
minh muon hoi chuyen gia phai lam sao khi chong luc nao cai nhau cung cung bao song duoc voi nhau thi song khong thi ly hon.e phai lan the nao chuyen gia giup e voi
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
Vc e moi lan cai nhau anh ay thuong noi nhung loi rat chi la kho nghe chui tuc .e phai lam gi de cho a ay bo tinh do day ha chuyen gia co lan a chui e la do xuc vat nua e noi a ay thi a noi la luc nong len noi ko suy nghi
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
E muon hoi chuyen gja ..khong biet tai sao vo chong e hay cai nhau .va rat thuong xuyen .vay e phai lam sao de khong xay ra nua
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
vo chong minh hay cai nhau vi chong van ham choi nhu an uong cung ban be uong say rui danh bai bac tuy chua muc wa nhung noi k rut nhiem ma cu the va cho rang wan ly chong moi lan cai nhau deu noi kho nge con xumg ho may tao chui vo ngu nhu cho minh cam thay buc xuc va bi xuc pham lan nay cung vay con noi doi minh lay danh bai rui bot luong lan nay cai nhau lam minh thay chan nan vo cung k bit giai sao minh k mun wa vi nhiu chonh minh thay doi
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
đợt này ck mình hay nhăn nhó rồi hay cãi nhau với vợ,mỗi lần cãi nhau a ấy hay dùng từ ngữ ko tôn trọng vợ như mày tao con ni con kia hoạc dùng từ tục để chửi.Thật sự e rất sốc khi nghe những lời đó và sợ sẽ thành thói quen cho a ấy.Vậy cho e hỏi chuyên gia làm thế nào để sửa những điều đó.E đã nói với a ấy ko được dùng những từ đó nhưng cũng ko thay đổi được
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Làm gì khi chồng không đưa tiền cho vợ
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Vợ Chồng tôi cưới nhau mới được 5 tháng mà cãi nhau liên tục. Tôi hơn Vợ tôi 7 tuổi. Trước khi cưới Vợ tôi hiền lành dịu dàng nết na lắm, bảo gì nghe đó. Lấy nhau về ra ở riêng thì Cô Vợ iu ngày nào đã thay đổi làm tôi cảm thấy sốc. Tôi đã tâm sự như một cuộc họp tìm ra nguyên nhân nhưng cũng không chữa trị được. Có lúc tôi nói với Vợ tôi rằng " Em thay đổi nhiều quá " . Chỉ được câu trả lời " Giờ anh mới biết sao " tôi nghe mà nghẹn lòng . Cãi nhau Vợ tôi có nói từ " Đéo " vs " Tau Mi " với chồng.
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý