Bà bầu có nên ăn rau ngót?

seminoon seminoon @seminoon

Bà bầu có nên ăn rau ngót?

18/04/2015 11:16 PM
61,888

Rau ngót là loại thức ăn phổ biến trong mỗi gia đình. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ trong quá trình mang thai đã kiêng không dám ăn loại rau này đến tận khi sinh nở vì nghĩ rằng, ăn nhiều sẽ bị sảy thai. Vậy bà bầu có nên ăn rau ngót không?

 

Image result for bà bầu có nên ăn rau ngót


Các bà bầu nói gì về việc ăn rau ngót

Từ khi bắt đầu mang thai, chị Hà Thị Dinh (Đông Hưng - Thái Bình) đã được mẹ và mọi người dặn dò là không được ăn rau ngót vì trong rau có chất làm co bóp dạ con dễ dẫn đến sảy thai.

Vì thế, suốt thời gian có bầu, chị không hề động vào một lá rau ngót hay uống một ngụm canh nào. Nhà có hai người nhưng nhiều hôm chồng một nồi rau vợ một nồi rau, chồng ăn canh rau ngót còn vợ thì ăn rau cải luộc. Ăn trưa ở văn phòng, hễ có canh rau ngót chị đều nhường cho mọi người.

“Mình ốm nghén, chẳng thích ăn loại rau gì trừ rau ngót thế nhưng lại nghe bảo ăn rau ngót không tốt cho bà bầu nên không dám ăn nữa"- chị Dinh nói.

Chị cho biết nhiều khi nhìn mọi người ăn canh rau ngót nấu thịt mà đến phát thèm, định ăn một bát nhưng lại thôi vì thấy sợ .

 "Các cụ ta nói có kiêng có lành mà. Với lại mình mới mang thai lần đầu nên phải cố giữ, cố kiêng, nhỡ có chuyện gì không tốt với thai nhi”-  chị tâm sự.
 
Cũng được nghe những lời khuyên tương tự như vậy, nên trong thực đơn bữa ăn hàng ngày của chị Nguyễn Thị Huyền (An Tường, Tuyên Quang), rau ngót đã trở thành loại rau cấm ăn trong gia đình.

Chị cho biết cấm ăn là vì theo kinh nghiệm dân gian mọi người nói với chị, bà bầu không được ăn rau ngót, rau ngót có tác dụng làm sạch ruột, như vậy nếu ăn nhiều sẽ dẫn đến sảy thai. Chỉ nên ăn rau ngót sau khi sinh hoặc là khi bị sảy, nạo thai.

Vì thế mặc dù rất thích ăn rau ngót nhưng chị tuyệt đối không dám ăn, vì đang mang thai tháng thứ 2.

“Thôi cứ kiêng được cái gì thì kiêng. Từ xa xưa các cụ kiêng như thế, nên mình cũng nghe theo cho an toàn mặc dù nhiều lúc thèm lắm.”- chị Huyền nói.

Không chỉ có chị Huyền, chị Dinh mà còn có rất nhiều bà bầu khác cũng tin và làm theo kinh nghiệm dân gian ấy trong thời kỳ mang thai. Không biết thực hư chuyện này ra sao nên rất nhiều người đành từ bỏ một loại rau vừa bổ vừa lành trong bữa ăn hằng ngày của mình.

Image result for bà bầu có nên ăn rau ngót

Có tiền sử sảy thai liên tiếp, đẻ non, con quý hiếm thì nên hạn chế

Theo bác sĩ Hương - Khoa Phụ sản - Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho biết, ăn rau ngót làm sảy thai hay không thì cũng không dám khẳng định. Vì tác dụng gây sảy thai của rau ngót, chưa có tài liệu nào nghiên cứu. Mới biết trong rau ngót có 5,3% protit, 3,4% gluxit, 2,4 tro, trong đó chủ yếu là canxi (169mg%), photpho (64,5mg%), Vitamin C (185mg%).

Rau ngót có nhiều axit min cần thiết. Ví dụ như trong 100g rau ngót có 0,16g lysin; 0,13g metionin; 0,05g tryp-tophan; 0,25g phenylalalin, 0,34g treonin, 0,17g valin,  0,24g leuxin và 0,17g izoleucin ....

Chỉ biết, theo kinh nghiệm dân gian, phụ nữ sau đẻ, sau sảy, sau nạo chữa sót rau nhau bằng cách: Hái độ 40g lá rau ngót. Rửa sạch dã nát. Thêm một ít nước đã đun sôi để nguội vào. Vắt lấy chừng 100ml nước. Chia làm hai lần uống, mỗi lần cách nhau 10 phút. Sau chừng 15-20 phút nhau sẽ ra.

Thực tế thì có rất nhiều trường hợp phụ nữ mang thai đôi khi vẫn ăn canh rau ngót bình thường mà vẫn không sảy (không phải nước rau ngót giã sống).

Tuy nhiên, tình trạng sức khỏe của mỗi sản phụ là khác nhau. Những thai phụ có tiền sử sảy thai liên tiếp, đẻ non, con quý hiếm (thụ tinh trong ống nghiệm) thì nên hạn chế ăn rau ngót đặc biệt là uống nước rau ngót sống, liều cao. Cũng theo kinh nghiệm dân gian  dùng rau ngót để chữa chậm kinh có hiệu quả.

Phụ nữ mang thai bình thường thỉnh thoảng vẫn có thể ăn rau ngót luộc hay nấu canh. Nhưng, phải chọn những loại rau ngót sạch, tươi để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh ngộ độc - bác sĩ Hương cho biết.


Image result for bà bầu có nên ăn rau ngót


Rau ngót có gây hại cho thai nhi không?

Đối với phụ nữ mang thai thì các món ăn từ rau ngót lại được cảnh báo nguy hiểm. Vì sao vậy?

Dù rằng rau ngót là một thực phẩm giàu dưỡng chất, rất bổ ích cho mọi người, đặc biệt là đối với phụ nữ. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai thì các món ăn từ rau ngót lại được cảnh báo nguy hiểm. Vấn đề này thực hư như thế nào đây?
 
Thành phần dinh dưỡng của rau ngót

Nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng từ rau ngót cho thấy trong rau ngót có 5,3% protit, 3,4% gluxit, 2,4 tro, trong đó chủ yếu là canxi (169mg%), photpho (64,5mg%), Vitamin C (185mg%).

Rau ngót có nhiều axit min cần thiết. Ví dụ như trong 100g rau ngót có 0,16g lysin; 0,13g metionin; 0,05g tryp-tophan; 0,25g phenylalalin, 0,34g treonin, 0,17g valin, 0,24g leuxin và 0,17g izoleucin….


Rau ngót là loại rau phun nhiều loại hóa chất độc hại nhất. Ảnh: D.H

 

Ảnh hưởng của rau ngót với thai kỳ

Cho đến nay những nghiên cứu khoa học chưa có nghiên cứu nào chỉ ra tác hại của rau ngót với thai kỳ. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm dân gian, phụ nữ sau đẻ, sau sảy, sau nạo chữa sót rau nhau bằng cách: Hái độ 40g lá rau ngót. Rửa sạch dã nát. Thêm một ít nước đã đun sôi để nguội vào. Vắt lấy chừng 100ml nước. Chia làm hai lần uống, mỗi lần cách nhau 10 phút. Sau chừng 15-20 phút nhau sẽ ra.

Thực tế có nhiều bài thuốc để chữa chậm kinh và phá thai từ món rau ngót, nên món ăn từ rau ngót được cảnh báo là có hại cho thai kỳ mà thai phụ nên hạn chế ăn, đặc biệt là với những thai phụ có tiền sử sảy thai liên tiếp, đẻ non, con quý hiếm (thụ tinh trong ống nghiệm) thì nên hạn chế ăn rau ngót đặc biệt là uống nước rau ngót sống, liều cao. Tốt nhất chờ đến khi sinh nở song bạn có thể thoải mái chế biến và thưởng thức món canh rau ngót, khi đó món canh rau ngót lại rất tốt cho bạn.

Phụ nữ mang thai bình thường thỉnh thoảng vẫn có thể ăn một ít rau ngót luộc hay nấu canh. Tuy nhiên phải chọn những loại rau ngót sạch, tươi để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh ngộ độc.

Thực hư ăn rau ngót gây sảy thai

Nghe nói ăn rau ngót bị sảy thai mà mình hoảng hồn quá không hiểu thực hư ra sao?

Chẳng là mình mang bầu đến nay đã được 30 tuần rồi. Nói chung giai đoạn này mình cũng đã qua thời kỳ nghén ngẩm. Vì thế, cơ thể mình bớt mệt mỏi hơn nên dạo này mình bắt đầu thấy thèm ăn và phàm ăn hơn.

Tuy nhiên, mang bầu chả hiểu hóc môn thay đổi kiểu gì mà mình cứ thèm ăn linh tinh. Nào là mình thèm ăn mướp đắng nhồi thịt, thèm ăn cà muối, uống nước rau má, đậu sốt cà chua, đặc biệt khi ốm nghén mình rất thích ăn món canh rau ngót nấu với thịt bò hầm nhừ.

Canh rau ngót nấu thịt bò đơn giản, nhanh gọn, dễ làm, không cần cầu kỳ. Bản thân mình nghĩ ăn rau ngót tính mát, thanh nhiệt nên cũng tốt cho thai phụ. Mình để ý thấy rằng người ốm hay bệnh nhân nằm viện phải kiêng khem nhiều thứ rau như rau muống này nọ, thì toàn nấu canh rau ngót để ăn.


Mình nghén ngẩm chẳng thèm gì, chỉ thèm mỗi canh rau ngót nấu thịt bò thôi! (ảnh minh họa)
 

Thế mà chẳng hiểu sao hôm đấy, mình mang theo món ăn ngon tuyệt cú mèo này đến công ty để ăn trưa thì cô bạn đồng nghiệp cũng đang mang bầu như mình quát vội: "Trời đất, cậu không biết ăn rau ngót lúc mang bầu thì bị sảy thai à? Trong đó có chất làm co bóp dạ con dễ dẫn đến sảy thai đấy". Nghe thấy vậy mình hoảng hồn quá các mẹ ạ!

Cô bạn ấy nói với mình rằng nhiều người trong quá trình mang thai đã kiêng không dám ăn loại rau này đến tận khi sinh nở bởi vì nghĩ rằng ăn nhiều sẽ bị sảy thai. Không biết thực hư chuyện này ra sao nên rất nhiều người đành từ bỏ một loại rau vừa bổ vừa lành trong bữa ăn hằng ngày của mình. Kinh nghiệm dân gian còn có bài thuốc uống nước rau ngót vào lúc đói để phá thai.

Sau đó lên mạng tìm hiểu, tham khảo sách báo về y học thì mình biết được rằng đúng là canh rau ngót là một món canh nhiều chất dinh dưỡng rất bổ ích cho mọi người, đặc biệt là đối với phụ nữ. Tuy nhiên món ăn từ rau ngót lại là một món ăn được cảnh báo với phụ nữ mang thai vì nó chỉ phát huy công dụng với phụ nữ sau sinh, hoặc sau sảy thai, đẻ non, nạo phá thai.

Mình còn biết rằng rau ngót gây hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung gây sẩy thai, tiêu chảy do trong rau ngót tươi có chứa một chất có hàm lượng papaverin nên nếu dùng trên 30 gam lá tươi thì có nguy cơ sẩy thai. Dược thư Việt Nam 2002 ghi rõ khuyến cáo: “Không dùng papaverin cho người có thai”.

Tuy nhiên, mình có tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa lúc đi khám ở bệnh viện thì ăn rau ngót làm sảy thai hay không thì cũng không dám khẳng định vì chưa có nghiên cứu nào chỉ rõ. Thực tế thì có rất nhiều trường hợp phụ nữ mang thai đôi khi vẫn ăn canh rau ngót bình thường mà vẫn không sảy thai.

Tốt nhất là các mẹ nên nấu thật chín, quá trình đun sôi sẽ giúp loại bỏ phần nào các yếu tố có thể là nguyên nhân gây phân huỷ hoạt chất trong lá và phát sinh chất có hại cho cơ thể.

Mẹ nào có tiền sử sảy thai liên tiếp, đẻ non, con quý hiếm thì nên hạn chế ăn canh rau ngót. Tuy nhiên, tình trạng sức khỏe của mỗi người là khác nhau. Những mẹ có tiền sử sảy thai liên tiếp, đẻ non, con quý hiếm (thụ tinh trong ống nghiệm) thì nên hạn chế ăn rau ngót đặc biệt là uống nước rau ngót sống.

Mình thấy các mẹ mang thai bình thường thỉnh thoảng vẫn có thể ăn rau ngót luộc hay nấu canh. Nhưng, phải chọn những loại rau ngót sạch, tươi để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh ngộ độc thực phẩm nhé các mẹ.

Tham khảo thêm bí quyết chọn món ăn cho bà bầu: nên và không nên

Mang thai sinh nở là giai đoạn khăn nhất trong đời người phụ nữ và việc ăn uống cũng là một phần của khó khăn ấy. Dưới đây là danh sách những thực phẩm nên và không nên dùng để các bà mẹ tương lai biết cách ăn uống, tẩm bổ một cách khoa học hơn.

Những món nên ăn:

- Cá hồi: dầu cá hồi là nguồn axit béo omega-3 dồi dào nhất, đây là chất tối quan trọng cho sự phát triển não bộ của bé và hệ thần kinh trung ương. Tuy nhiên phụ nữ mang thai không nên ăn quá 2 lần một tuần.

- Rau bina: (rau chân vịt) loại rau lá xanh này có nhiều chất sắt rất cần thiết cho sự phát triển tế bào máu. Những tế bào này giúp vận chuyển ôxy đi khắp cơ thể mẹ và giúp bé phát triển trong tử cung của mẹ.

- Sữa: chứa hàm lượng canxi và chất dinh dưỡng khác dồi dào nhất và thai phụ lẫn thai nhi đều cần nhiều canxi để xương và răng chắc khỏe cũng như ổn định huyết áp.

- Thịt nạc đỏ: Giàu chất sắt, chất thiết yếu để hình thành hồng cầu cho trẻ nhỏ và giúp bạn ngăn ngừa chứng thiếu máu khi mang thai.
 

Món ăn cho bà bầu: nên và không nên, Bà bầu nên ăn gì, Bà bầu, Ba bau an gi, thuc pham cho ba bau, ba bau an kieng, ba bau, thai phu, co bau, dinh duong cho ba bau
 

- Nho khô: cung cấp cho bạn năng lượng tự nhiên. Nó cũng là nguồn cung cấp chất xơ, có thể hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn và ngăn ngừa táo bón.

- Bánh mỳ: Chứa nhiều chất xơ, kẽm (cấu thành tế bào và tốt cho hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ) và các vitamin nhóm B.

Những món nên tránh:

- Táo mèo (sơn tra): Các tài liệu khoa học đều cho rằng táo mèo rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn nhiều táo mèo có thể làm hao khí và tổn hại răng, suy giảm chức năng tiêu hóa đặc biệt là những người có hệ miễn dịch yếu. Hơn nữa một số tài liệu đã chứng minh sơn tra làm hưng phấn tử cung, có thể thúc đẩy tử cung co bóp, gây sẩy thai và sinh non, đó là lý do thai phụ không nên dùng nhiều táo mèo dù vị chua ngọt của nó kích thích vị giác và giúp họ ăn ngon hơn.

- Gan động vật: Thông thường chúng ta dùng nội tạng động vật để chế biến món ăn, trong đó có gan. Gan vốn là bộ máy giải độc, là “kho” chứa chất độc lớn nhất trong cơ thể động vật như gà, heo, bò…vì thế không hẳn nấu chín là loại trừ được những độc tố này, đặc biệt là phải cân nhắc hơn khi bạn đang mang bầu dù trong gan chứa nhiều sắt và vitamin A.

- Rau ngót: Những thai phụ có tiền sử sảy thai liên tiếp, đẻ non, hiếm con (thụ tinh trong ống nghiệm) thì nên hạn chế ăn rau ngót đặc biệt là uống nước rau ngót sống, liều cao. Cũng theo kinh nghiệm dân gian: có thể dùng rau ngót để chữa chậm kinh có hiệu quả.

- Đào, nhãn, rau răm, nước dừa, cam thảo: Những món này ngon miệng nhưng dễ làm tăng thân nhiệt và dễ xuất huyết trong thai kỳ.



Bà bầu ăn ít rau răm (chỉ một vài ngọn) với các thức đi kèm như trứng vịt lộn… sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi, nhưng nếu ăn nhiều, dùng rau răm giã uống hay sắc làm thuốc uống thì rất nguy hiểm.

- Đu đủ xanh: Thực phẩm này có tác dụng ức chế hoóc môn progesterone, làm ngăn cản quá trình thụ thai. Do đó, việc ăn đu đủ thường xuyên làm phụ nữ khó mang bầu. Hơn nữa chất papain trong quả đu đủ xanh phá hủy màng tế bào phôi thai, có thể dẫn đến sảy thai. Do đó, các bà bầu nên tránh ăn đu đủ xanh.

Món ăn cho bà bầu: nên và không nên, Bà bầu nên ăn gì, Bà bầu, Ba bau an gi, thuc pham cho ba bau, ba bau an kieng, ba bau, thai phu, co bau, dinh duong cho ba bau

Đu đủ xanh là món thai phụ nên tránh

- Cua, ghẹ, ba ba: Nên kiêng món này trong 3 tháng đầu của thai kì. Ngoài ra không ăn vi cá mập, cá ngừ, cá thu, cá kiếm nhiều…. vì trong thịt các loại cá này có chứa hàm lượng thủy ngân cao, rất nguy hiểm cho sự phát triển của thai nhi. Thực hiện phương châm "ăn chín, uống sôi "để tránh nguy cơ nhiễm giun, sán.

- Dưa muối, quẩy nóng: Quẩy nóng và các món thịt nướng chứa nhiều dầu mỡ, gia vị sẽ gây nặng bụng cho mẹ bầu, cải muối chứa nhiều phèn chua nên sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi.

- Ngải cứu: Ngải cứu có thể làm sẩy thai ngay lập tức nhất là trước đó có tiền sử động thai.
 

- Món ăn quá mặn: Kiêng ăn mặn để tránh phù thũng, tăng huyết áp đột ngột làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi, dễ dẫn tới nhiễm độc thai nghén. Nếu thai phụ có tiền sử huyết áp thấp thì có thể ăn mặn một chút, tuy nhiên với liều lượng vừa phải.

- Món ăn (uống) quá ngọt: không dùng nhiều để tránh nguy cơ tăng cân quá mức hoặc tiểu đường cho mẹ và thai nhi. Không dùng nhiều nước giải khát có ga.

(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
có bầu 4 tuần uống nươc rau ngót sống có sảy thai không
hơn 1 tháng trước - Thích (15) - Trả lời
Chào bạn! cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi.Vấn đề của bạn chúng tôi xin lý giải như sau.Chưa có tài liệu nào nghiên cứu rau ngót gây tác hại cho bà bầu và ngược lại.Cũng có những người trong qua trình mang bầu vẫn ăn rau ngót(không phải giã sống) cũng không bị làm sao, nó tùy thuộc vào từng người phụ nữ.Người ta hay ăn rau ngót sau sinh, xảy thai hoặc nạo hút thai.Nếu chị chót ăn rồi thì đừng ăn nữa vì cứ theo quan niệm dân gian thôi.nên đi khám bác sĩ thường xuyên để theo dõi thai kỳ nhé
Em co bau 4 thang an mot bua canh rau ngot co sao khong
hơn 1 tháng trước - Thích (22) - Trả lời
mik cung an suot
minh chua biet co bau an rau ngot suot co bi sao dau,an it cung ko sao dau
Ăn hàm lượng ít không sao bạn à,thèm thì ăn ít .Nếu cảm thấy bất an thì tốt nhất nên tránh bạn à,đó là tâm lý mà,k nên khiến bản thân lo lắng.Mình nghĩ thế đấy
Mon gi an nhieu cung khong tot.. an da dang. Phong phu. Chung muc
mình có bầu vẫn hay ăn rau ngót.đợt ba tháng đầu mẹ ck còn nấu cho ăn cơ.thế mà mẹ khỏe con khỏe chả ảnh hưởng gì.cũng chả có dấu hiệu dọa sảy bao giờ.
Sao mà kiêng toàn nhiều món mình thích, thì làm gì còn món nào ăn đc nữa.
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
:)) Bầu bí mà.
ô... vậy là sao, nước dừa, ngải cứu mình vẫn ăn này huk huk ..... không biết có ảnh hưởng gì không vậy
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
Nước dừa uống vừa đủ để tránh tình trạng cạn nước ối nhưng trong 3 tháng đầu không được uống, từ tháng thứ 4 mới uống nhé, khi có thai bà bầu ăn rau ngải cứu khoảng 1-2 lần/ 1 tuần mà ăn với trứng gà thì chỉ nên cho 3-5 ngọn rau vào thì sẽ tốt cho bản thân và thai nhi.Ko nên ăn nhiều vì rau này có tính nóng, sẽ khiến thai nhi bị nhiệt và có thể dẫn đến hiện tượng chết lưu. Ngoài ra bạn cũng nên hạn chế ăn nhiều rau dăm, rau húng chó để tránh bị động thai hoặc sảy thai nhé.
Ko bjt an j nua.caj j mun an kug ko an dk.chac an com voj muoi.huhu
k sao đâu.ăn ít k sao.ngải cứu ăn ít an thai đó bạn
Theo bác sỹ nói thì nước dừa uống tốt..
Nuoc dừa uống ít thôi vì uống nhiều bị loãng máu ảnh hưởng tới việc sanh thôi. Nhưng qua 3 tháng đầu mới được uống.
Mình cứ tưởng ăn rau ngót tốt mình ăn triền miên nhưng k thấy bị làm sao??? K pít có ảnh hưởng j đến con k nữa mình đc 22 tuần r híc
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Mình cứ tưởng ăn rau ngót tốt mình ăn triền miên nhưng k thấy bị làm sao??? K pít có ảnh hưởng j đến con k nữa mình đc 22 tuần r híc
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Minh co thai 20 tuan an rau ngit duoc ko
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Rau ngót mình ăn suốt, nc dừa uống mãi từ tháng thứ3 bio đc 34w rồi con vẫn ptrien bt, cân nặng tốt
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
ăn đa dạng các loại thực phẩm, nhưng phải chọn thực phẩm sạch, "ăn chín uống sôi". bác sĩ nhà mình toàn khuyên ăn đầy đủ vào, kiêng vừa thôi, chứ mình mới bầu cg chỉ toàn ăn rau ngót (vì k thể ăn đc 1 loại rau nào khác). đi siêu âm thường xuyên em bé vẫn khỏe mạnh bình thường, chỉ vì nghén k ăn đc nên e bé còi thôi. các mẹ bầu đừng kiêng kĩ quá, cứ ăn đầy đủ đa dang các loại thực phẩm sạch là đc!
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Dang co thai ma van cho dua dau bu co anh huong gi den thai nhi khong
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Mình ăn hết mà. Trừ đu đủ với rau ngót thui à.
Mjnh co bau 5 tuan . hom bua khong bjet an rau ngot ra it mau tuii tam 2 giot nuoc.hom nay thuthaj va sieuam moi bjt co thai k biet co sao k
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý