Tác dụng chữa bệnh của quả nhàu

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Tác dụng chữa bệnh của quả nhàu

19/04/2015 02:12 AM
24,869

Cây Nhàu có tên khoa học Morinda citrifolia, thuộc họ cà phê. Ở nước ta, Nhàu mọc nhiều ở những vùng ẩm thấp dọc theo bờ sông, suối, ao hồ hoặc mương rạch khắp các tỉnh miền nam và một số tỉnh miền Trung.
 

Image result for trái nhàu


Cây Nhàu có thể cao từ 6-8m, lá mọc đối, hình bầu dục, đầu nhọn dài từ 12 – 15cm, rộng 6 – 8cm. Trái nhàu hình tròn hoạc bầu dục, có từng múi nhỏ. Trái lúc còn non màu xanh lợt,  khi chín có màu trắng hoặc hồng, vị cay nồng, khó ngửi. Vì mùi vị khó chịu nên Đông y thường chỉ sử dụng rễ Nhàu hoặc thân cây Nhàu thái mỏng để làm thuốc. Rễ Nhàu bào ra có màu vàng sậm như màu nghệ, cây nhàu bào ra có màu vàng lợt hơn. Nhàu thường được nhân dân dùng chữa bệnh đái tháo đường, cao huyết áp, thấp khớp, hen suyễn, suy nhược thần kinh…

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, quả Nhàu có chứa prosertonin nhiều gấp 40 lần so với quả Dứa. Khi chất này kết hợp với một enzym nội bào sinh ra xeronin có khả năng giúp tế bào tự sửa chữa và tái tạo.

Nhân dân ta nhiều nơi đã có truyền thống dùng rễ Nhàu thái mỏng phơi khô sắc uống để trị đau lưng, phong thấp. Nhiều người cũng dùng trái Nhàu chín chấm muối ăn với cùng công dụng. Phụ nữ một số vùng còn ăn trái Nhàu chín để nhuận trường, hoạt huyết hoặc điều hòa kinh nguyệt.

Image result for trái nhàu

Giáo sư Caujolle – Giám đốc Trung tâm khảo cứu Quốc gia Pháp về độc tính của các chất, Giáo sư Youngken thuộc trường địa học Dược khoa Massachusette và Giáo sư Ikeda thuộc trung tâm nghiên cứu vệ sinh Quốc gia Nhật Bản… đã thí nghiệm trên vật nuôi và nhận thấy tinh chất rễ Nhàu (Extrait des raciness de Morinda Citrifolia) có tác dụng nhuận trường nhẹ và lợi tiểu nhẹ, làm êm dịu thần kinh, hạ huyết áp kéo dài, ít gây độc và không gây nghiện.

Sách “Gia y trị nghiệm” của lương y Việt Cúc có ghi “rễ Nhàu vị đắng, ấm, thông huyết mạch, trừ phong tê nhức mỏi, hạ huyết áp”. Trên thực tế, khi dùng độc vị hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác, rễ Nhàu có hai tác dụng đáng lưu ý là dưỡng tâm an thần và thông kinh hoạt huyết.

Những người thường hay căng thẳng tâm lý, dễ bực bội, cáu gắt, khó ngủ, khi dùng rễ Nhàu có thể cảm thấy tinh thần được êm dịu, thư giãn dễ ngủ. Ngược lại, một số bệnh nhân bình thường hay lo sợ vu vơ, buồn bực, than vãn thì sắc rễ Nhàu uống, có thể làm cho họ cảm thấy tươi tỉnh lạc quan hơn. 

Related image


Tác dụng tự điều chỉnh giữa hưng phấn và ức chế, giữa thần kinh giao cảm và đối giao cảm cũng đã được nhóm nghiên cứu của bác sĩ Đặng Văn Hồ ghi nhận: "Dựa theo sự quan sát trực tiếp trên người bệnh, chúng tôi nhận thấy thuốc ấy ( nước sắc rễ Nhàu) tạo nên một sự thoải mái rất đặc biệt, niềm vui, sự lạc quan, sự minh mẫn trong suy luận và cải thiện tính tình người bệnh. Tính chất điều hòa thần kinh còn thể hiện ở hiệu quả của việc điều hòa huyết áp, thuốc sẽ làm hạ huyết áp ở những người huyết áp cao hoặc nâng huyết áp ở những người huyết áp thấp. Trong một số trường hợp sức khỏe kém vì huyết áp thường xuyên quá thấp, chúng tôi cũng cho bệnh nhân dùng thuốc rễ Nhàu và chỉ thuốc ấy thôi đã gia tăng huyết áp của họ lên 2 hoặc 3 chỉ số".

Các dẫn chất anthraquinon ( damnacathal, nordamnacathal…) là một trong những hoạt chất chính của cây Nhàu, có tỷ lệ cao trong rễ nhàu. Năm 1994, TS. Phạm Huy Quyết nghiên cứu tác dụng kích thích miễn dịch chiết toàn phần rễ cây Nhàu có tác dụng hạ huyết áp, giảm đau, an thần.

Ngoài tác dụng ổn định huyết áp qua cơ chế thần kinh, tác dụng thông kinh hoạt huyết cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc cải thiện tuần hoàn huyết mạch nên rễ Nhàu vẫn đang là vị thuốc Nam thông dụng, được dùng phối hợp với những vị thuốc khác để chữa trị các chứng cao huyết áp do bất kỳ nguyên nhân nào.

Tác dụng của quả nhàu trong y học cổ truyền

Nhàu có tác dụng dược lý như: nhuận tràng nhẹ và lâu dài, lợi tiểu nhẹ, làm êm dịu thần kinh trên thần kinh giao cảm, hạ huyết áp, kháng ung thư ...
 

Image result for trái nhàu

Nhàu là cây được trồng phổ biến ở miền Nam nước ta. Nhàu có tác dụng dược lý như: nhuận tràng nhẹ và lâu dài, lợi tiểu nhẹ, làm êm dịu thần kinh trên thần kinh giao cảm, hạ huyết áp...


Dân gian có kinh nghiệm dùng quả nhàu ăn với muối để giúp dễ tiêu, nhuận tràng, làm thuốc điều kinh, trị băng huyết, bạch đới, ho cảm, hen suyễn, đau gân, đái đường. Các nghiên cứu còn phát hiện trong nhàu có nhiều chất selenium là một nguyên tố vi lượng có tác dụng kháng ung thư.


Ăn quả nhàu ngâm đường còn có tác dụng chữa bệnh đau nhức cơ. Bởi vì, bản thân quả nhàu có tác dụng làm êm dịu thần kinh giao cảm, chữa được đau gân, với người đau nhức cơ ăn quả nhàu ngâm đường là tốt và an toàn. Người bị đau bao tử (hang vị) ăn quả nhàu ngâm đường không có gì hại cả vì quả nhàu có tác dụng nhuận tràng nhẹ và lâu dài, sẽ giúp bạn lợi đại tiện nên có lợi cho người bệnh.

Chưa có nghiên cứu về lượng dùng quả nhàu cụ thể để chữa bệnh, song các nghiên cứu cho thấy nhàu không độc khi ăn, nên nếu có ăn nhiều cũng không sợ ngộ độc. Quả nhàu có tác dụng nhuận tràng nhẹ, vì thế nên ăn sau bữa ăn (lúc no), không nên dùng khi còn đói có thể gây cồn cào ruột. Nên ăn một lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều, mỗi ngày trung bình 20 - 40g cho 2 lần.

Image result for trái nhàu



TÁC DỤNG CHÍNH

Loại bỏ độc tố: Tăng khả năng hấp thụ, tiêu hóa, sử dụng vitamin, thảo dược và khoáng chất. Có khả năng chống oxy hóa cao giúp ngăn chặn sự hủy hoại những gốc tự do.

THÀNH PHẦN

Có 150 chất được tìm thấy trong quả nhàu, trong đó có: beta-carotence, canxi, axit linoleic, magiê, kali, protein, các vitamin nhóm B và những chất chống oxy hóa như vitamin C… Ngoài những chất này, quả nhàu đặc biệt có chứa hợp chất prexonine. Hợp chất này khi kết hợp với enzym prexoronase (có trong dạ dày) sẽ tạo thành chất xeronine. Khi protein kết hợp với xeronine tạo thành những khối có khả năng sản xuất năng lượng và giúp những tế bào khỏe mạnh phát triển hoàn hảo

• Giảm đau: Chữa những cơn đau trong cơ thể như đau lưng, cổ, đau cơ, thần kinh và những cơn đau như căng thẳng, đau nửa đầu.

• Hỗ trợ hệ miễn dịch: Kích thích việc sản xuất những tế bào T - tế bào đóng vai trò chủ chốt trong việc chống lại bệnh tật. Giúp đai thực bào và tế bào bạch huyết họat động mạnh. Có thể tấn công nhiều loại vi khuẩn, kiềm chế khả năng tiền ung thư và sự phát triển của khối ung thư bằng cách cho phép những tế bào khác thường hoạt động bình thường trở lại.

• Chống viêm: Có tác dụng trong việc chữa các bệnh liên quan đến cơ và khớp như bệnh viêm khớp, hội chứng nhức xương cổ tay. Giảm đau và giảm sưng vết thương với triệu chứng như vết thâm tím, căng da và bỏng. Hiệu quả trong việc chữa trị vết loét, ngừa phát ban.

• Chữa bệnh: Nhiều tài liệu khoa học đã cho thấy hữu ích của quả nhàu đối với dạ dày (bệnh tiêu chảy, ợ nóng, buồn nôn, viêm ruột kết, loét dạ dày), cơ quan sinh dục (những vần đề về kinh nguyệt, nhiễm nấm men), gan và lá lách (bệnh đái đường, tuyến tụy), hệ hô hấp (hen suyễn, viêm xoang, bệnh khí thủng), hệ thống nội tiết (bệnh tuyến giáp và tuyến thượng thân), hệ tim mạch (bệnh tim, huyết áp cao, đột quỵ), hệ thần kinh (stress, suy nhược cơ thể, trí nhớ, năng lượng),…

CÁCH DÙNG

Uống nước ép từ quả nhàu ngay khi bụng còn đói. Uống từng ngụm nhỏ, giữ trong lưỡi và ở cuống họng - điều này đặc biệt tốt đối với những người bị trầm cảm, stress, bị chấn thương… Dùng nước ép thoa lên da đầu để cải thiện tình trạng của tóc và da đầu. Chà xát quả tươi lên da để chữa bệnh nấm da và những bệnh liên quan đến da hoặc những vết bầm tím hay những vùng da, xương bị đau. Cũng có thể ngâm 1 lượng nhàu tươi giã nhuyễn vào nước ép quả nhàu và nước ấm, tạo thành một miếng đắp và đắp lên vùng da bạn muốn giảm đau. Nếu không có nhiều thời gian có thể dùng quả khô hoặc chế phẩm trà túi lọc, pha uống như trà bình thường.

UỐNG BAO NHIÊU THÌ ĐỦ

Theo những nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học thì:

• Những người khỏe và trẻ tuổi nên uống mỗi ngày khoảng 30ml.

• Đối với người lớn tuổi hơn, uống 60ml mỗi ngày, buổi sáng và cuối chiều.

• Nếu bắt đầu chữa bệnh bằng nước ép từ quả nhàu, tháng đầu tiên nên uống khoảng 160ml/ngày.

• Người bị chấn thương đột ngột hoặc bị giải phẫu nên uống 180-240ml/ngày, sau đó uống đều đặn từ 90-120ml/ngày.

• Những người mắc những bệnh nguy hiểm như ung thư, tiểu đường nên uống thường xuyên từ 18 240ml/ngày.

• Đối với những trường hợp bệnh nguy hiểm đến tính mạng, nên uống từ 480-600ml/ngày chia thành từng phần nhỏ uống theo giờ, nếu khó uống hết lượng này. Có thể nhỏ từng giọt nhỏ vào mắt.

Related image
 

THAM KHẢO: CHỮA BỆNH VỚI CÂY NHÀU

Sau đây là tác dụng của cây nhàu.

- Chữa nhức đầu kinh niên, đau nửa đầu: Rễ nhàu 24g, hạt muồng trâu 12g, cối xay 12g, rau má 12g, củ gấu (sao, tẩm) 8g. Đổ nửa lít nước, sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày, uống lúc thuốc còn nóng.

- Chữa đau lưng, nhức mỏi, tê bại: Rễ nhàu chặt nhỏ phơi khô, sao vàng (chừng 1/2 kg), ngâm với 2 lít rượu 450 trong vòng nửa tháng, trước bữa ăn uống một ly nhỏ.

- Chữa huyết áp cao: Rễ nhàu thái nhỏ phơi khô, mỗi lần 30 - 40g nấu đậm uống thay nước cả ngày. Sau một đợt uống từ 10 - 15 ngày, kiểm tra lại, nếu huyết áp giảm, bớt lượng rễ nhàu từ từ và uống liên tục trên 2 tháng, huyết áp sẽ ổn định.

- Chữa lỵ, tiêu chảy, cảm sốt: Lá nhàu tươi 3-5 lá tươi rửa sạch nấu với nửa lít nước còn 200ml chia 2 lần uống/ngày. Uống liên tục 3-5 ngày.

- Chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh, huyết áp cao: Rễ nhàu 24g, Thảo quyết minh (sao thơm) 12g, rau má 8g, Thổ phục linh 8g, vỏ bưởi 6g, gừng củ 3 lát. Đổ nửa lít nước, sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong một ngày (uống nóng).

- Chữa rối loạn kinh nguyệt ở người cao huyết áp: Quả nhàu 20g, Ích mẫu 20g, Hương phụ (củ gấu) tẩm dấm sao 12g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

- Chữa đau lưng, nhức mỏi chân tay: Quả nhàu già xắt lát mỏng 200g, ngâm với 2 lít rượu. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 20 – 30ml.

- Chữa đau lưng do thận: Rễ nhàu 12g, rau ngót 8g, cối xay 8g, dây gùi 8g, ngó bần 8g, đậu săng 8g, tầm gửi cây dâu 8g, rễ ngà voi 8g, ngũ trảo 12g. Đổ nửa lít nước, sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong 1 ngày (uống nóng).

- Chữa táo bón ở người cao huyết áp: Ăn quả nhàu với chút muối.

- Chữa đau nhức do phong thấp: Rễ cây nhàu 20g, dây đau xương 20g, củ Khúc khắc (Thổ phục linh) 20g, rễ cỏ xước 20g, cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Trong dân gian thường lấy quả nhàu gần chín rửa sạch, để ráo, xắt lát, trộn theo tỷ lệ 1kg nhàu với 2 lạng đường cát, sau 15 ngày ép lấy nước uống dần, mỗi bữa ăn chừng hai ly nhỏ, có tác dụng: Bồi bổ sức khỏe, điều hòa huyết áp, tăng cường khả năng miễn dịch, phục hồi các tế bào bị thương tổn suy yếu, chống viêm nhiễm, giảm đau nhức mệt mỏi cơ thể…

Lá nhàu non nấu canh với lươn, thịt bò bồi bổ cho người vừa lành bệnh, người bị suy nhược cơ thể rất hiệu quả, nhanh hồi phục sức khỏe.

 

(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Cho mình hỏi ăn quả nhàu có làm tăng tiểu cầu đối với người xuất huyết giảm tiểu cầu không nhỉ?
hơn 1 tháng trước - Thích (2) - Trả lời
Tuyet voi .cam on chuong trinh
toi nam nay moi .35t .toi bi thoi hoa cot song,va that via dia dem,nha toi co cay nhao,Nhung ko biet cach su dung .X in Duoc Huong dan cach bao che va Lieu luong su dung.X in cam on
hơn 1 tháng trước - Thích (11) - Trả lời
mẹ toi nam nay 60 tuoi mac bẹnh cao huyet ap và benh khop xin cho biet cach dung cay nhau nhu the nao cho phu hop cung luc mac 2 benh toi neu tren
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
Mẹ bạn có thể uống nước ép từ quả nhàu.Kết hợp uống nước rễ cây khô đã được đun đó.cây nhàu tác dụng chính là tốt cho hệ tiêu hóa, muốn chưa hoàn toàn 2 bệnh trên bạn cũng nên đưa mẹ đi điều trị tại bệnh viện nữa nhé
Qua nhau non sat lat phoi kho ngam ruou co tri benh cao huyet ap khong?
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
Chào bạn! Có tác dụng chữa được cao huyết áp nhé.
quả nhàu ngoài bắc có không. Tên quả nhàu miền bắc gọi là gi
hơn 1 tháng trước - Thích (20) - Trả lời
hỏi quả nhàu ngâm rượu bao nhiêu ngày thì uống được, và uống bao nhiêu trong ml ngày là đủ và nó có tác dụng chữa đau lưng hay không
hơn 1 tháng trước - Thích (12) - Trả lời
mình nghe nói là hạt nhàu khi ngâm vs rượu sẽ tạo chất độc ah, mới xin đc ít mà k dám ngâm
Cho mình hỏi quả nhàu có thể đều kinh bằng cách nào. Cho mình công thức với nha. Thanhs.
hơn 1 tháng trước - Thích (15) - Trả lời
mẹ tôi bị thấp huyết áp,xin hỏi có uống được trái nhàu không.
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
Ở trên nta nơi để điều hòa huyết ap Mak ban #nhi
cho mình hỏi me mình bị bệnh thấp huyết áp có uống trái nhàu được không.
hơn 1 tháng trước - Thích (2) - Trả lời
Trái này để trị cao huyết áp mà. huyết áp thấp thì không nên bạn ạ
Cho mình hỏi uống nước quả nhàu có làm tăng tiểu cầu đối với người xuất huyết giảm tiểu cầu không?
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
Chào các bạn, Mình cũng từng là nạn nhân của căn bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu. Lâu rồi mình không lên diễn đàn, hôm này có thời gian mới lên mạng xem có thông tin gì mới về căn bệnh này không, và cũng là để chia sẻ với mọi người về căn bệnh này. Biết đâu những phuơng pháp điều trị của mình lại hữu ích đối với bạn nào đó, và giúp các bạn trở về với cuộc sống bình thường giống như mình đang sống hiện tại. Thời điểm này 2 năm về trước, mình đang phải nằm trên khoa huyết học bv Bạch Mai, với tiểu cầu lúc nhập viện là 19K. Sau 11 ngày điều trị theo phuơng pháp truyền thống, mình xuất viện với tiểu cầu 250K, và tiếp tục dùng thuốc giảm liều trong vòng 3 tháng sau đó, kết hợp với uống hoa kim châm. Khi ngừng thuốc, tiểu cầu mình bắt đầu giảm từ từ. Mình biết là mình chưa khỏi bệnh và hoa kim châm cũng chỉ làm chậm lại tốc độ giảm tiểu cầu thôi, chứ cứ như vậy mãi mình biết thể nào cũng sẽ phải nhập viện trở lại. Sau vài tháng, tiểu cầu của mình giảm hơn 100K (lúc bắt đầu ngưng thuốc TC là 265K, sau vài tháng, TC còn 140K thôi) Lúc đấy mình nghe người quen mách uống nước ép trái nhàu, mình thử xem biết đâu lại hợp. Và thế là chỉ trong vòng 1 tuần, mình uống kết hợp hoa kim châm và nước ép trái nhàu, TC mình bắt đầu nhích lên tuần đầu là 150K, các tuần tiếp theo cứ tăng từ từ và dần lên được hơn 200K. Tính đến thời điểm hiện tại, mình đã uống nước ép trái nhàu cùng hoa kim châm được hơn 1 năm rồi, và tiểu cầu lúc nào cũng ổn định từ 190 đến 210K. Mình không biết là bệnh mình có khỏi hẳn không, hay là chỉ là do tác dụng của nuoc ép trái nhàu và hoa kim châm, nhưng mình không dám bỏ 2 thứ ấy, và mình cũng không muốn bỏ, vì chúng rất tiện dụng và tốt cho sức khỏe. Một ngày mình chỉ mất 10 phút để đun hoa kim châm và vài giây để uống 1 chén nhỏ nước ép mà thồi, hơn nữa, giá thành của chúng cũng không phải quá đắt. Mỗi năm mình mua hoa kim châm 1 lần, mất khoảng 700K, còn nước ép trái nhàu mình không dùng loại bán hàng đa cấp đâu (vì đắt lắm) mình dùng loại của Vĩnh Tiến, vửa rẻ, vừa ngon, dễ mua (ra cửa hàng mua 150K/chai uống được gần 1 tháng). Bây giờ mình đang yên tâm hưởng cuộc sống của 1 người hoàn toàn bình thường, và rất hạnh phúc bên chồng con. Mình chia sẻ kinh nghiệm như vậy để bạn nào không may bị căn bệnh này áp dụng thử, biết đâu cũng sẽ may mắn như mình
cho tôi hỏi người trẻ tuổi uống trái nhàu ngâm rượu có ảnh hưởng gi tới việc sinh sản hay vấn đề gì khác không ạh.
hơn 1 tháng trước - Thích (3) - Trả lời
Được chứ sao không, rượu trái nhàu rất tốt mà
cho tôi hỏi trái nhàu chín không sao khô. để ngâm tươi luoon có bị mất tác dụng gì không
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
tôi bị bệnh đau khớp vậy trái nhàu ngâm đường có chữa đươc không?
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
Có tác dụng hỗ trợ điều trị rất tốt đấy chị ạ. Chị thử nhé. Chúc chị mau khỏe!
toi bi nhuc moi chan tay
Tôi bị tê nhức chân tay uông nước quả nhàu ngâm đường có được không
cho rm hỏi trái nhàu chữa bệnh tiểu đường như thế nào? cách sử dụng?
hơn 1 tháng trước - Thích (6) - Trả lời
Như vậy dùng nhàu chỉ là để hỗ trợ điều trị thôi bạn nhé!
DS. Lê Kim Phụng báo Sức khỏe và đời sống Dân gian sử dụng rễ nhàu là chính, nhưng để làm hạ áp chứ không phải để chữa bệnh đái tháo đường (ĐTĐ). Ngoài việc phải dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ và tập thể dục đều đặn, người bệnh nên dùng các thực phẩm có tác dụng hỗ trợ phòng chống ĐTĐ, như: Cải xà lách xoong (loại cọng dài) làm hạ ĐH, cung cấp nhiều chất khoáng cho cơ thể chống thiếu máu, chữa hoại huyết, giải độc cơ thể... Nhờ chất dầu có tính kháng khuẩn nên cải xà lách xoong còn có tác dụng chống cảm cúm mùa hè. Có thể ăn sống mỗi lần khoảng 100g, vò hoặc giã nát lọc lấy nước uống 2 - 3 lần trong ngày. Đậu cô ve (đậu Hà Lan) có tác dụng lợi tiểu và làm giảm lượng đường trong máu nên dùng t r ị phù thũng và ĐTĐ. Nên mua loại quả nhiều thịt, hột nhỏ, khi quả già chín thì xuất hiện một loại albumin độc nhưng đun sôi thì chất này bị phá hủy, vì vậy phải nấu lâu hơn để giảm độc. Có thể luộc, xào, hoặc dùng dạng nước sắc: lấy khoảng 100g vỏ quả đậu khô ngâm trong 2 lít nước cho mềm rồi đun sôi nhanh, lấy nước uống trong ngày. Hành tây: rất giàu khoáng tố vi lượng như: Ca, Na, Fe, K, P, S, I, Si …, tinh dầu disulfur allyl, protid, glucid, chất xơ, nhiều vitamin B1, B2, PP và C. Hành tây có nhiều công dụng trong y học, được dùng làm thuốc chữa ho, chống nhiễm khuẩn, chống huyết khối, chống xơ cứng động mạch, chống mệt mỏi, chữa suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh và có tác dụng làm hạ ĐH. Mỗi ngày sử dụng một củ nhỏ 100 - 200g dạng tươi hoặc 10ml rượu thuốc 20% (200g củ hành ngâm trong 1 lít rượu). Khổ qua (mướp đắng): khi còn xanh khổ qua có tác dụng hạ nhiệt, tiêu đờm, làm nhuận tràng, sáng mắt, hạ ĐH. Tại khoa Y học cổ truyền Đại học Y Dược TP.HCM, bài thuốc khổ qua kết hợp với lá đa dạng trà dùng điều trị ĐTĐ trên lâm sàng cho kết quả rất tốt. Quả, thân, lá đều dùng được, mỗi ngày 1 - 2 quả hoặc 20g dây lá phơi khô sắc lấy nước uống. Khoai lang: ngoài củ dùng làm thuốc nhuận trường, chữa táo bón và bệnh trĩ. Trong dây và lá khoai lang có chứa nhiều chất bổ dưỡng như: adenin, betain, cholin, khoáng tố, trong ngọn lá còn có thêm một chất có tác dụng như insulin, nhờ vậy mà đọt khoai lang được dùng điều trị ĐTĐ, sắc uống mỗi ngày từ 15 - 20g đọt khoai lang phơi khô rất tốt. Tỏi: ngoài tác dụng tốt như kháng sinh, chữa cảm cúm, chữa giun, chống xơ vữa động mạch, hạ huyết áp, phòng chống ung thư... nghiên cứu gần đây còn cho thấy tỏi có tác dụng điều hòa hàm lượng đường trong máu, nhờ đó giúp ổn định ĐH. Có thể nhai sống 4 - 5 tép tỏi mỗi ngày hoặc sử dụng dạng rượu tỏi, nếu dùng dạng cồn tỏi thì mỗi ngày dùng 20 - 40 giọt. Quế: kết quả nghiên cứu tại Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) chứng minh quế giúp kiểm soát lượng ĐH rất hữu hiệu trên các bệnh nhân ĐTĐ týp 2, mỗi ngày sử dụng 1g bột quế (khoảng 1/4 muỗng cà phê) trong 6 tuần không những giúp giảm lượng ĐH mà còn giảm được các chất cholesterol xấu và triglyceride trong cơ thể. Tuy nhiên, quế có tính đại nhiệt (quá nóng) nên cần thận trọng khi sử dụng ở người già yếu, phụ nữ có thai. Khi thấy nóng thì có thể ngưng uống. Sinh địa: chữa suy nhược, thiếu máu, thổ huyết, băng huyết, kinh nguyệt không đều. Sinh địa còn có tác dụng ức chế ĐH nên dùng để điều trị ĐTĐ, mỗi ngày 10 - 15g dạng thuốc sắc, hoặc phối hợp với khổ qua, lá Neems. Các nhà sản xuất dược phẩm ở Ấn Độ đã chiết xuất hoạt chất và bào chế ở dạng thuốc bột, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần uống một muỗng cà phê hòa trong 100ml nước ấm./.
Mọi người cho tôi hỏi tôi bị ung thư dạ dày thì uống có được không và uống như thế nào ?
hơn 1 tháng trước - Thích (22) - Trả lời
Có thể dùng để hỗ trợ điều trị. Bạn có thể uống nước ép từ quả nhàu ngay khi bụng còn đói. Uống từng ngụm nhỏ, giữ trong lưỡi và ở cuống họng - điều này đặc biệt tốt đối với những người bị trầm cảm, stress, bị chấn thương… Còn nếu bạn muốn ăn quả Nhàu tươi thì hái quả Nhàu chín cây chấm muối ăn ngay hoặc quả Nhàu già gần chín (mắt quả mở to và chuyển từ màu lục sang trắng hồng), đem vào gấm trong hủ muối cho chín mùi, ăn ngày 1-2 quả. Ăn Nhàu tươi hoặc uống thuốc nhàu thường xuyên rất tốt chứ không có hại gì. Vì nhàu cung cấp cho ta một enzim, giúp cơ thể tiết ra endorphin, một chất được gọi là ma túy nội sinh, giúp ta cảm thấy vui vẻ khoan khoái, giảm đau, chống buồn phiền, giảm căng thẳng thần kinh (stress), nhờ đó giảm huyết áp. Dùng liều cao gấp đôi, có thể giúp các cơn nghiện rượu, nghiện thuốc lá và cả ma túy nếu người nghiện có quyết tâm cao để cai. - Nếu không có nhiều thời gian có thể dùng quả khô hoặc chế phẩm trà túi lọc, pha uống như trà bình thường. - Lá nhàu non nấu canh với lươn, thịt bò bồi bổ cho người vừa lành bệnh, người bị suy nhược cơ thể rất hiệu quả, nhanh hồi phục sức khỏe.
Tôi muốn hỏi: Tôi đang trong thời kỳ mang thai uống nước quả nhàu có ảnh hưởng gì tới thai nhi không?
hơn 1 tháng trước - Thích (14) - Trả lời
Re nhau ngam ruou voi cu sam co duoc khony
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Re nhau co ngam ruou chung voi cu sam duoc khong
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Tôi ngâm rượu uống có được không
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Nguyen thi lan toi bi mac benh viêm da co va da uong nuoc ep trai nhau voi duong co dc khinh
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Cho e hỏi mua trái này ở đâu ạ? Có ai bán trái này ở ngoài Hà Nội k ạ?
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
toi hay bi dau lung.than yeu va mat nhin hay bi nhoe.cho toi hoi uong tra trai nhau nhu the nao de co tac dung hon va nhanh khoi hon
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
em đang mang bầu .nhưng lại bị tiền sử dạ dày .truóc đây mỗi lần đau hay khó chịu em thường uống nuóc quả nhàu ngâm .giờ em vẫn uống có ảnh hưởng gì tới thai nhi không ah
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
đừng uống chị ơi, e là nạn nhân đây, má em thèm ăn nhàu lúc có bầu sinh ra e bị ngứa
Tôi dùng nước cốt trái nhàu của công ty Vĩnh Tiến cho gia đình hơn 5 năm. Nhỏ nhà tôi trước 3 tuổi thường hay ôm vặt. Từ ngày dùng nước cốt trái nhàu thấy cháu gần như không bị ốm vặt nũa, tiêu hóa ổn định không bị táo bón hay mụn nhọt gì. Đúng là trái nhàu tốt thật.
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý