Những điều cần biết sau khi chuyển phôi

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Những điều cần biết sau khi chuyển phôi

19/04/2015 02:46 AM
5,207


Chuyển phôi đông lạnh là kỹ thuật cấy phôi được rã đông ở tình trạng tốt sau khi trữ lạnh từ chu kỳ IVF trước vào cơ thể mẹ. Điều trị sử dụng phôi đông lạnh được gọi là quy trình rã đông hoặc quy trình chuyển phôi đông lạnh.



Một số điều cần lưu ý về kỹ thuật chuyển phôi đông lạnh



Kỹ thuật chuyển phôi đông lạnh là gì ? 

Phôi đông lạnh là khái niệm để nói đến những phôi được trữ lạnh sau quy trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) thay vì đưa vào cơ thể mẹ.

Phương pháp chuyển phôi đông lạnh là gì?
Chuyển phôi đông lạnh/rã đông (FET) là kỹ thuật cấy phôi được rã đông ở tình trạng tốt sau trữ lạnh từ chu kỳ IVF trước vào cơ thể mẹ.

Tôi có thể mang thai bằng kỹ thuật FET không?
Kỹ thuật FET có thể được sử dụng để chuẩn bị cho một thai kỳ trong tương lai. Phôi đông lạnh sau khi được rã đông sẽ được cấy vào tử cung ở giai đoạn thích hợp.Điều trị sử dụng phôi đông lạnh được gọi là quy trình rã đông hoặc quy trình chuyển phôi đông lạnh hoặc đơn giản là quy trình kỹ thuật FET. Trong trường hợp này, người mẹ có thể mang thai mà không cần phải thực hiện toàn bộ quy trình tiêm thuốc kích thích buồng trứng và chọc hút trứng.
Khi nào phôi có thể được đông lạnh?

Phôi có thể được đông lạnh khi:
• Ở giai đoạn 16 giờ trước khi trứng đã thụ tinh bắt đầu phân chia (giai đoạn tiền nhân).
• Phôi đã phân chia rõ rệt thành 2 đến 4 tế bào (giai đoạn phân chia sớm). Đông phôi ở giai đoạn phân chia Có 1 số hạn chế trong việc đánh giá sự phát triển của phôi.
• 5 ngày sau khi thụ tinh (giai đoạn phôi nang). Phôi được nuôi cấy từ 5 đến 6 ngày sẽ có thể có những đánh giá chính xác nhất về khả năng sống của phôi, từ đó những phôi có khả năng sống cao hơn sẽ được đông lạnh ở giai đoạn này.
Hiện nay, đa số trường hợp, phôi sẽ được đông lạnh ở giai đoạn đầu phân chia.Trong trường hợp này, tất cả các phôi sẽ được nuôi cấy và 2 phôi tốt nhất sẽ được chuyển vào cơ thể mẹ.Nếu có từ 2 phôi trở lên đều đạt chất lượng tốt, chúng có thể được đông lạnh để sử dụng sau này.
Đông lạnh phôi ở giai đoạn tiền nhân cũng có thể được sử dụng trong trường hợp xảy ra quá kích buồng trứng và việc cấy phôi tươi vào tử cung là không thích hợp.
Đông lạnh phôi trong thời gian dài có ảnh hưởng đến chất lượng phôi không?

Không có bằng chứng nào về việc chất lượng phôi sẽ bị ảnh hưởng sau thời gian đông lạnh dài. Bất kỳ sự tổn hại nào xảy ra, nếu có, sẽ xảy ra trong giai đoạn làm lạnh phôi tới nhiệt độ đông hoặc trong giai đoạn làm ấm phôi đến nhiệt độ cơ thể.
Sau khi trứng được thụ tinh, trứng có thể phát triển trong môi trường nuôi cấy của phòng thí nghiệm từ 5 đến 6 ngày.Việc trữ đông phôi có thể được thực hiện trong tất cả các giai đoạn phát triển phôi. Chưa có nghiên cứu rõ ràng nào chỉ ra giai đoạn nào là giai đoạn tốt nhất cho việc đông lạnh phôi.
Nếu phôi được đông lạnh ngay lập tức sau khi thụ tinh (giai đoạn tiền nhân), khả năng sống của phôi sau khi rã đông sẽ rất cao. Tuy nhiên, vì phôi không được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm từ ban đầu thì không thể dự đoán khả năng sống của phôi nên khi phôi được rã đông, phôi phải được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm như quy trình thông thường. Do không thể dự đoán có bao nhiêu phôi sau khi rã đông sẽ phát triển tốt nên sẽ phải rã phôi đông nhiều hơn số lượng cần.

Kỹ thuật chuyển phôi đông lạnh có ưu thế gì?

Giai đoạn chuẩn bị cho chuyển phôi đông lạnh sử dụng ít thuốc hơn và có thể sẽ dễ dàng hơn so với quy trình IVF.Các loại thuốc (các loại hormon) vẫn cần thiết sử dụng để hỗ trợ phát triển niêm mạc tử cung, chuẩn bị cho việc nhận phôi.
Độ dài của quy trình thực hiện kỹ thuật FET sẽ khác nhau tùy theo mỗi người; nói chung, đa số mất khoảng 3 đến 4 tuần. Số lượng phôi được chuyển tùy thuộc vào nhiều yếu tố: độ tuổi, chất lượng phôi và số lượng phôi tốt sau quá trình rã đông.
Quá trình rã đông sẽ được tiến hành trên tưng phôi riêng biệt cho đến khi đạt đủ số lượng phôi cần để chuyển. Ví dụ, nếu cần 3 phôi để chuyển, ban đầu sẽ có 3 phôi được rã đông. Tùy vào tỷ lệ sống còn của phôi mà tiến hành rã đông nhiều hơn cho đến khi có được 3 phôi có khả năng sống sót.Phôi sẽ tiếp tục phát triển trong 1 hoặc 2 ngày sau khi rã đông.

Qúa trình chuyển phôi
Bước 1: Xét nghiệm chuẩn bị cho quá trình chuyển phôi đông lạnh
Để tăng cơ hội thành công khi dùng phôi đông lạnh, người nhận phôi phải có buồng tử cung bình thường. Có 3 xét nghiệm có thể được dùng để đánh giá tình trạng buồng tử cung:
• Siêu âm bơm nước buồng tử cung: buồng tử cung sẽ thấy rõ qua siêu âm sau khi bơm nước muối vào trong buồng.
• HSG – chụp x quang tử cung và vòi trứng.
• Nội soi buồng tử cung.
Nếu có bất thường ở buồng tử cung được phát hiện thì sẽ tiến hành chữa trị trước khi tiến hành chuyển phôi đông lạnh.
 
Bước 2: Chuẩn bị hormon cho FET
Bước đầu ức chế hoạt động của tuyến yên.Điều này rất cần thiết để giảm nguy cơ rụng trứng bất ngờ.
Hormon cũng được sử dụng để lặp lại các thay đổi ở tử cung trong một kỳ kinh nguyệt bình thường.Điều này đòi hỏi sử dụng 2 loại hormone là estrogen và progesterone.

Sử dụng Estrogen cho FET
Trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường, estrogen được sản sinh bởi các nang trứng đang phát triển. Estrogen có tác dụng Làm tăng sinh và trưởng thành nội mạc tử cung. Trong kỹ thuật FET, estrogen cũng được dùng với công dụng tương tự.
Trong thời gian sử dụng estrogen, bệnh nhân sẽ phải đến phòng khám theo dõi định kỳ. Bác sỹ sẽ tiến hành siêu âm qua đường âm đạo để kiểm tra độ dày của niêm mạc tử cung đồng thời xét nghiệm máu để đo nồng độ estrogen trong máu. Trong trường hợp khi niêm mạc tử cung chưa đủ dày để nhận phôi, sẽ cần phải tăng liều lượng, loại estrogen hoặc kéo dài thời gian sử dụng estrogen.Thời gian sử dụng estrogen có thể thay đổi linh hoạt.Ví dụ thời gian sử dụng estrogen có thể kéo dài để hoãn ngày chuyển phôi cho phù hợp với kế hoạch của người phụ nữ.
Việc kiểm soát quá trình rã đông phôi cũng rất linh hoạt. Không giống như kỹ thuật IVF thông thường, do sử dụng phôi tươi nên thời gian phụ thuộc vào sự phát triển các nang trứng. Với kỹ thuật FET, thời gian sẽ được quyết định dễ dàng hơn và gây ít áp ực lên bệnh nhân hơn.

Sử dụng Progesterone cho FET
Sau khi niêm mạc tử cung đã phát triển đủ dày, progesterone sẽ được đưa vào cơ thể. Progesterone sẽ củng cố niêm mạc tử cung, giúp nó sẵn sang để nhận phôi. Khi progesterone bắt đầu hoạt động, đó là thời điểm để chuyển phôi.Giai đoạn phát triển của phôi phải phù hợp với sự phát triển của tử cung.Một khi progesterone phát huy tác dụng, nếu phôi không được chuyển trong một thời gian nhất định thì phải hủy toàn bộ quy trình chuẩn bị hormone và bắt đầu lại từ đầu.

Kỹ thuật FET có thể được tiến hành mà không qua giai đoạn chuẩn bị hormone không?
Câu trả lời là có bằng cách sử dụng chu kỳ kinh tự nhiên.
Nếu người phụ nữ có chu kỳ kinh bình thường thì việc cấy phôi đông lạnh có thể được thực hiện mà không cần qua bước chuẩn bị hormone mặc dù ở giai đoạn sau có thể sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Phôi rã đông cần chuyển vào buông tử cung ở giai đoan cửa sổ làm tổ. Thời điểm này cần phải được xác định trong quy trình thực hiện FET tự nhiên.Để làm được điều đó cần phải xác định chính xác thời điểm rụng trứng. Bệnh nhân có thể sử dụng que thử rụng trứng tại nhà .tuy nhiên, đôi khi để đọc đúng kết quả trênque thử là rất khó.
Trong chu kỳ tự nhiên, do không kiễm soát được ngày rụng trứng nên ngày chuyển phôi có thể rơi vào ngày nghỉ gây khó khan choc FET.

Chuẩn bị nội mạc tử cung để chuyển phôi trữ lạnh


Chuẩn bị nội mạc tử cung được xem là một khâu quan trọng trong qui trình chuyển phôi trữ lạnh. Đây là một kỹ thuật sử dụng nội tiết ngoại sinh hay theo dõi sự thay đổi nội tiết nội sinh của cơ thể để tạo được sự chấp nhận của nội mạc tử cung đối với phôi trữ lạnh sau khi được rã đông và chuyển vào buồng tử cung.

Không phải ở bất kỳ thời điểm nào, phôi cũng có thể bám dính và phát triển tại nội mạc tử cung, ngoại trừ ở một giai đoạn ngắn có sự chấp nhận của nội mạc tử cung hay còn gọi là “cửa sổ làm tổ” của phôi. Các nhà khoa học đã tiến hành nhiều nghiên cứu nhằm tìm ra thời điểm bắt đầu, độ dài và các yếu tố báo hiệu “cửa sổ làm tổ” của phôi. Đa số các nghiên cứu đều sử dụng thời điểm bắt đầu có sự sản xuất hay sử dụng progesterone làm mốc để tính thời điểm “cửa sổ làm tổ” và độ dài của cửa sổ này thay đổi khoảng 48-84 giờ. Một số nghiên cứu cho rằng, các phác đồ kích thích buồng trứng có sử dụng kết hợp GnRH agonist và hMG/FSH làm tăng độ dài của cửa sổ làm tổ của phôi. Sự chấp nhận của nội mạc tử cung đòi hỏi phải có sự hiện diện của estradiol và progesterone với một tỉ lệ thích hợp trong giai đoạn “cửa sổ làm tổ” của phôi, tỉ lệ này dao động từ 7,63 – 12,22 (E2: pmol/l; P4: nmol/l). Do đó, xác định “cửa sổ chuyển phôi” để trùng vào thời điểm “cửa sổ làm tổ” của phôi vào nội mạc tử cung là mấu chốt của kỹ thuật chuẩn bị nội mạc tử cung.

Có nhiều phương pháp để chuẩn bị nội mạc tử cung trong một chu kỳ chuyển phôi trữ lạnh, trong đó, có 3 phương pháp chính:

(1) Chu kỳ tự nhiên
Phương pháp này không cần sử dụng nội tiết ngoại sinh để chuẩn bị nội mạc tử cung, thường được áp dụng cho những bệnh nhân trẻ tuổi, có phóng noãn đều đặn và có điều kiện theo dõi nội tiết và siêu âm mỗi ngày. Bệnh nhân được định lượng LH trong máu hay trong nước tiểu mỗi ngày để ước tính thời điểm rụng trứng. Từ đó, ước tính thời điểm chuyển phôi.

Phương pháp này tiết kiệm được chi phí sử dụng thuốc để chuẩn bị nội mạc tử cung, tuy nhiên, đối tượng áp dụng được chu kỳ tự nhiên là rất ít vì tốn thời gian, phiền hà do cần phải được theo dõi sát mỗi ngày và quan trọng là kết quả định lượng nội tiết phải chính xác, ổn định và có kết quả ngay.

(2) Sử dụng nội tiết ngoại sinh để chuẩn bị nội mạc tử cung
Phương pháp này sử dụng kết hợp estradiol và progesterone để chuẩn bị nội mạc tử cung, cách này thường thuận tiện cho cả bệnh nhân và bác sĩ do không cần phải theo dõi thường xuyên và chi phí cũng không cao.

Liều estradiol trong pha nang noãn được sử dụng có thể thay đổi cho giống với chu kỳ tự nhiên hay liều được giữ cố định suốt pha nang noãn với tỉ lệ thai lâm sàng không khác nhau. Thời gian sử dụng estradiol thông thường là 10-12 ngày để tạo điều kiện cho nội mạc tử cung được tiếp nhận và phát triển đầy đủ với estradiol, tuy nhiên, theo một số nghiên cứu, thời gian này có thể thay đổi từ 5-35 ngày mà kết quả vẫn không thay đổi. Progesterone có thể được sử dụng đường đặt âm đạo hay đường tiêm bắp. Đôi khi, một số bệnh nhân có hiện tượng xuất huyết tử cung chức năng ở giữa chu kỳ nếu chỉ sử dụng estradiol và progesterone như trên. Trong trường hợp này, cần sử dụng phối hợp GnRH agonist để gây tác dụng down regulation trước khi sử dụng nội tiết. Nội mạc tử cung được đánh giá qua siêu âm đầu dò âm đạo. Để đánh giá sự đáp ứng của nội mạc tử cung và thăm dò liều nội tiết sử dụng cho từng bệnh nhân, có thể thực hiện chu kỳ sử dụng nội tiết thử nghiệm để chuẩn bị tốt hơn cho chu kỳ chuyển phôi thật sự. Chuyển phôi trữ được thực hiện sau sử dụng progesterone 2-3 ngày.

(3) Kích thích buồng trứng để chuẩn bị nội mạc tử cung
Phương pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng thuốc kích thích buồng trứng để tạo sự phát triển nang noãn và phóng noãn, từ đó, nội mạc tử cung được chuẩn bị bằng estradiol và progesterone do quá trình phát triển nang noãn tạo thành. Chuyển phôi trữ sẽ được tiến hành vào thời điểm như một trường hợp chuyển phôi sau thụ tinh trong ống nghiệm thông thường. Phương pháp này có chi phí cao và có thể có các biến chứng của kích thích buồng trứng nên ít khi được sử dụng. Hơn nữa, nhiều nghiên cứu cho thấy nồng độ cao của estradiol trong pha hoàng thể, phá vỡ tỉ lệ thích hợp của estradiol và progesterone sẽ làm giảm sự chấp nhận của nội mạc tử cung và tỉ lệ có thai thấp. Tuy nhiên, với các nhà lâm sàng chưa có kinh nghiệm theo dõi sự thay đổi nội tiết nội sinh dẫn đến bỏ qua giai đoạn “cửa sổ chuyển phôi” và sử dụng nội tiết ngoại sinh chuẩn bị nội mạc tử cung dẫn đến xuất huyết tử cung chức năng, phương pháp này sẽ dễ dàng hơn cho việc chuẩn bị nội mạc tử cung và xác định thời điểm chuyển phôi trữ.

Tóm lại, kỹ thuật chuẩn bị nội mạc tử cung kết hợp với kỹ thuật trữ lạnh và rã đông phôi tốt sẽ đưa đến tỉ lệ thai lâm sàng của chuyển phôi đông lạnh khá cao, tăng cơ hội có thai của một chu kỳ kích thích buồng trứng làm thụ tinh trong ống nghiệm cho bệnh nhân.


Thụ tinh trong ống nghiệm - những điều cần biết


Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là cho trứng và tinh trùng gặp nhau bên ngoài cơ thể. Với qui luật tự nhiên, chỉ có một tinh trùng chui được vào trứng và thụ tinh thành phôi. Tiến trình này được diễn ra trong phòng nuôi cấy. Sau khi thụ tinh, phôi được nuôi phát triển trong một thời gian ngắn sau đó được chuyển vào buồng tử cung. Bệnh nhân được thử máu 2 tuần sau khi đặt phôi vào để xác định có thai hay không,

Đối tượng nào cần làm thụ tinh ống nghiệm (TTON)
Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp điều trị dành cho những phụ nữ bị tắc nghẽn ống dẫn trứng. Phương pháp này cũng được dùng điều trị cho các cặp hiếm muộn không thể có thai với cách điều trị đơn giản hoặc những bệnh nhân lớn tuổi, lạc nội mạc tử cung, bất thường rụng trứng, hiếm muộn chưa rõ nguyên nhân, bất thường tinh trùng và các yếu tố miễn dịch.

ICSI là gì
ICSI là phương pháp tiêm một tinh trùng vào bào tương của mỗi trứng trưởng thành để làm trứng thụ tinh thành phôi. Tiến trình này được thực hiện trong phòng nuôi cấy.

Đối tượng nào cần làm ICSI?
ICSI được khuyên nên áp dụng phương pháp này cho những trường hợp tinh trùng chồng kém chất lượng hoặc bệnh nhân có bất thường thụ thai trước đó.

Tư vấn và cam kết qui trình điều trị
Bác sĩ lâm sàng sẽ tư vấn cho bệnh nhân, giải thích qui trình làm thụ tinh trong ống nghiệm. Bạn có thể đưa ra các thắc mắc về qui trình điều trị, và các câu cần thiết để hỏi bác sĩ. Việc này giúp bạn hiểu thấu đáo mọi tiến trình sẽ được tiến hành như thế nào. Bạn cũng phải quyết định để xem xét các tiên lượng xấu có khả năng xảy ra như: không có trứng sau chọc hút, trứng không thụ tinh, chất lượng phôi kém,…
Hai vợ chồng ký một bản cam kết thỏa thuận làm các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản này : IVF, ICSI, trữ phôi, rã phôi, chuyển phôi trữ ,…
Bạn cũng cần có một khu vực riêng tư để nhân viên tư vấn trong truờng hợp bạn cần được chia sẻ cảm xúc, ổn định tâm lý cũng như nhu cầu được chia sẻ cảm xúc lo lắng hoặc thất vọng với kết quả thất bại khi điều trị.

CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI LÀM THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM

Xét nghiệm máu để loại trừ các bệnh lý lây truyền, bệnh lây nhiễm: HIV, Viêm gan siêu vi B, giang mai. Bạn sẽ được tư vấn tiêm ngừa rubella trước khi tiến hành làm Thụ tinh trong ống nghiệm. Chồng bạn sẽ làm các xét nghiệm trên và xét nghiệm phân tích tinh dịch đồ để xác định chất lượng, số lượng tinh trùng, và quyết định phương pháp tiến hành IVF hoặc ICSI.

QUI TRÌNH LÀM IVF/ ICSI

Qui trình làm IVF/ICSI tiến hành trên bệnh nhân đã đuợc kích thích buồng trứng nhằm thu được nhiều trứng và vì thế có cơ hội có thai cao hơn. Kích thích buồng trứng là thực hiện tiêm thuốc nội tiết Gnrh như Diphereline và gonadotrophin như Puregon, Gonal F, ... Có nhiều loại phác đồ điều trị để sử dụng cho bệnh nhân tùy theo từng trường hợp khác nhau.

1. Điều chỉnh thuốc kích thích buồng trứng và siêu âm theo dõi sự phát triển của nang noãn
a/ GnRHa
Thuốc được tiêm mỗi ngày để ngăn ngừa sự rụng trứng và bảo đảm cho những nang noãn phát triển đồng bộ. Thường thuốc được bắt đầu tiêm vào ngày thứ 2 hoặc ngày thứ 21 của chu kỳ kinh và kéo dài trong 14 đến 20 ngày. Một số bệnh nhân có thể tiêm thuốc kéo dài ngày hơn. Thử máu, siêu âm theo dõi nang nõan để đảm bảo số nang nõan thứ cấp đáp ứng tiêu chuẩn cần thiết. Khi nồng độ nội tiết đủ điều kiện, bạn sẽ đuợc tiêm gonadotrophin.
b/ Gonadotrophin
Gonadotrophin được tiêm dưới da mỗi ngày vào vùng da bụng dưới rốn để kích thích nang noãn phát triển.
Sau 6 ngày tiêm thuốc, bệnh nhân sẽ được siêu âm xác định số nang noãn và kích thước nang. Bác sĩ sẽ điều chỉnh liều thuốc, theo dõi tiếp tục cho đến khi đủ số nang noãn trưởng thành.

Bạn sẽ được tiêm thuốc hCG kích thích rụng trứng và sau 36- 42 giờ, sẽ được chọc hút trứng.

2. Chuẩn bị tinh trùng

Trong khoảng thời gian tiêm thuốc, chồng bạn không cần kiêng giao hợp cho đến khi chọc hút trứng.

Vào ngày chọc hút trứng, chồng bạn đến bệnh viện để lấy mẫu tinh trùng.

3. Chọc hút trứng

Chọc hút trứng được làm tại phòng Thụ tinh trong ống nghiệm. Trứng được lấy qua một kim chọc hút trứng gắn vào một bộ phận lắp kim của đầu dò âm đạo dưới hướng dẫn của siêu âm. Bạn sẽ được tiêm thuốc giảm đau và an thần nhẹ.

Sau chọc hút, bạn ở lại theo dõi tại viện khoảng 1-2 giờ cho tới khi ổn, về nhà.

Bạn cần phải biết rằng không phải tất cả số nang đều có được bao nhiêu đó số trứng, và số trứng thu được không phải tất cả đều thụ tinh thành phôi .

Cần nhịn đói vào sáng ngày chọc hút trứng để cần dùng thuốc gây mê nhẹ cho bạn.

4. Sự thụ tinh

a/IVF- Thụ tinh trong ống nghiệm

Tinh trùng sau khi chuẩn bị lọc rửa được đặt vào đĩa nuôi cấy trong phòng thí nghiệm cho gặp trứng vừa chọc hút được trong ngày để tiến trình thụ tinh xảy ra tự nhiên. Ngày tiếp theo nhân viên sẽ tiến hành kiểm tra sự thụ tinh. Có khỏang 10% xảy ra hiện tượng không thụ tinh.bạn sẽ được thông báo đến bệnh viện thực hiện chuyển phôi nếu bạn có phôi thụ tinh.

b/ICSI- Tiêm tinh trùng vào bào tương trứng

ICSI sẽ được tiến hành vào ngày chọc hút trứng. Tinh trùng sẽ được lấy vào một kim đặc biệt, sau đó mỗi tinh trùng được tiêm vàobào tương mỗi trứng. Ngày hôm sau sẽ kiểm tra sự thụ tinh. Nếu có phôi thụ tinh, bạn sẽ được thông báo đến bệnh viện để thực hiện việc chuyển phôi.









5. Chuyển phôi
2-3 ngày sau khi chọc hút trứng, bạn sẽ đến bệnh viện để được chưyển phôi vào buồng tử cung. Thủ thuật này chỉ mất vài phút và không gây đau đớn. Thông thường bạn đuợc chuyển vào 3-4 phôi. Có thể có ít phôi hơn nếu bạn không có nhiều trứng hoặc số phôi được thụ tinh không nhiều. Sau chuyển phôi bạn có thể đi về nhà ngay, không cần nằm viện. Bạn sẽ được cho toa thuốc nội tiết hỗ trợ để tăng cơ hội làm tổ của phôi.
Không bắt buộc phải kiêng giao hợp trong giai đọan này.

6. Trữ lạnh phôi
Một số bệnh nhân có thể có được những phôi chất lượng rất tốt và những phôi dư này sẽ được trữ lạnh đề sử dụng sau này. Khi đó bệnh nhân không cần phải dùng thuốc kích thích buồng trứng và chọc hút trứng lại mà sẽ đuợc rã phôi đông lạnh này ra để chuyển vào buồng tử cung.

7. Thử thai
Bạn sẽ đến bệnh viện 14 ngày sau chuyển phôi để xét nghiệm máu thử xem có thai hay không. Nếu có ra huyết âm đạo vào khoảng thời gian này bạn cũng được khuyên nên đến xét nghiệm máu để biết chắc chắn có thai hay không để được hướng dẫn cụ thể.
Nếu xác định bạn có thai, bạn sẽ được cho toa thuốc dưỡng thai và hẹn siêu âm 3 tuần sau đó để xác định có tim thai hay chưa (gọi là thai lâm sàng) và được hướng dẫn điều trị.

CÁCTHÔNG TIN CẦN BIẾT
- Tỉ lệ thành công có thai lâm sàng là 28-30% mỗi chu kỳ điều trị.
- Tỉ lệ có thai từ chuyển phôi trữ là 35- 38%.
- Tỉ lệ có thai ở phụ nữ độ tuổi dưới 35 cao hơn sau 35 tuổi. Tuy nhiên cơ hội thành công của bạn còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa.

CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ

1. Hoãn chu kỳ điều trị do nhiều nguyên nhân như: bệnh nhân đáp ứng buồng trứng kém với thuốc. Tỉ lệ này khoảng 10%, nếu tuổi càng lớn tỉ lệ này càng cao.

2. Hội chứng quá kích buồng trứng: xảy ra khi bệnh nhân đáp ứng với thuốc làm tăng quá mức số nang noãn của buồng trứng, phải ngưng qui trình điều trị. Tỉ lệ quá kích buồng trứng nặng khoảng 1%.

3. Tỉ lệ sẩy thai khoảng 16%. Tỉ lệ thai ngòai tử cung khỏang 5%.

4. Tỉ lệ đa thai phải giảm thai khoảng 6%

5. Nguy cơ trong lúc chọc hút trứng rất hiếm, khoảng 0.1%. Vì thao tác chọc hút dùng kim đâm vào buồng trứng có thể xảy ra tình trạng chảy máu từ điểm đâm kim trên buồng trứng, tử cung và mạch máu …có thể tổn thương ruột, nội tạng gây xuất huyết nội, v.v… Trong trường hợp đó cần phải điều trị tích cực, cấp cứu kịp thời.

CHẾ ĐỘ ĂN CHO NGƯỜI THỤ TINH NHÂN TẠO



Chế độ ăn cho phương pháp chữa trị vô sinh IVF
Chế độ ăn với bơ, xà lách trộn và dầu oliu cải thiện khả năng sinh sản - Ảnh: Shutterstock

Theo các nhà nghiên cứu, tiêu thụ một lượng cao nhất những loại chất béo kể trên giúp tăng 3 đến 4 lần cơ hội có con đối với những phụ nữ đang chữa trị vô sinh bằng phương pháp  thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) so với những người tiêu thụ ít nhất.

Cũng theo các nhà nghiên cứu, phụ nữ ăn quá nhiều  chất béo bão hòa như bơ, thịt đỏ... sẽ có ít cơ hội thành công trong thụ tinh trong ống nghiệm.

Trưởng nhóm nghiên cứu - Giáo sư Jorge Chavarro cho biết: “Kết quả nghiên cứu cho thấy chất béo tiêu thụ trong chế độ ăn khác nhau sẽ cho ra những kết quả chữa trị vô sinh khác nhau”.

Nghiên cứu theo dõi 147 phụ nữ đang chữa trị theo phương pháp IVF tại Trung tâm Sinh sản của Bệnh viện đa khoa Massachusetts (Mỹ).

Nghiên cứu được giới thiệu tại Hội nghị của Hiệp hội châu Âu về Sinh sản và Phôi học ở Istanbul


THỤ TINH NHÂN TẠO VÀ CÂU CHUYỆN PHÁP LUẬT



Vào thăm cô bạn đồng nghiệp sau một lần “kế hoạch”, tôi đã được chứng kiến nhiều cảnh ngộ ngậm ngùi của những người đang mang tiếng là “cau điếc”, “cây độc”…

Vào thăm cô bạn đồng nghiệp sau một lần “kế hoạch”, chờ con lớn và kinh tế khá hơn mới sinh tiếp thì bị vô sinh thứ phát, tôi đã được chứng kiến nhiều cảnh ngộ ngậm ngùi của những người đang mang tiếng là “cau điếc”, “cây độc”… tại Khoa Công nghệ phôi, Học viện Quân y 103.

Tréo ngoe thay, trong khi các phương tiện thông tin đại chúng thỉnh thoảng lại rộ lên chuyện những đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, thì ở đây, có hàng trăm người ngày đêm mong mỏi để có được niềm hạnh phúc ngỡ như rất đương nhiên đó...

“Con đẻ” là con người ta…

Vợ chồng chị Phương và gia đình nội ngoại ai cũng mừng đến rơi nước mắt ngày chị sinh được cu Bi. Đứa con là niềm mong mỏi của vợ chồng chị sau 13 năm kết hôn, cũng là chừng ấy thời gian chạy chữa trong Nam, ngoài Bắc. Và phải sau 3 lần thụ tinh ống nghiệm, tốn kém hàng trăm triệu đồng, chị Phương mới “đậu” thai.

Nhưng rồi hạnh phúc ấy chỉ kéo dài được nửa năm. Ngày cu Bi tròn 5 tháng tuổi, gia đình chị Phương có khách. Vợ chồng Minh - một người chị quen trong thời gian làm thụ tinh nhân tạo tại bệnh viện vừa đến nhà chị Phương đã quỳ lạy vợ chồng chị ngay từ ngoài sân, khóc lóc thảm thiết xin anh chị “trả” lại đứa con. Linh tính cho chị Phương biết, bí mật của vợ chồng chị đã bị lộ, nhưng đứa trẻ chị mang nặng đẻ đau, và sau bao ngày chờ mong đằng đẵng mới có được, làm sao chị có thể xa nó?

Trong khi các phương tiện thông tin đại chúng thỉnh thoảng lại rộ lên chuyện những đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, thì ở đây, có hàng trăm người ngày đêm mong mỏi để có được niềm hạnh phúc ngỡ như rất đương nhiên đó...

Để làm thụ tinh ống nghiệm, cả người bố và người mẹ phải trải qua một thời gian làm các xét nghiệm rồi mới lấy trứng và tinh trùng để cấy ghép phôi. Cùng ngày chuyển phôi với chị Phương hôm ấy là bốn người nữa, trong đó có Minh. Vợ chồng chị Phương chỉ được có hai phôi thai, còn vợ chồng Minh đậu những bốn phôi (thường cấy ba phôi thai một lần), nhưng một phôi còn lại không đủ điều kiện trữ lạnh. Thấy thế, chị Phương đã xin Minh phôi đó.

Lần ấy, chị may mắn đậu được một phôi và cũng là người duy nhất trong số năm người cùng cấy ghép ngày đó có thai. Nhưng trớ trêu thay, cái phôi đậu được ấy lại là của vợ chồng Minh “cho” chị, còn hai phôi của vợ chồng chị, như hai lần thụ tinh trước, đ��u hỏng. Mấy lần cu Bi ốm phải làm xét nghiệm, vợ chồng chị Phương đã biết cu Bi tuy là “con đẻ” nhưng không phải huyết thống của mình. Nhưng họ vẫn yêu quý con hết mực và thầm bảo nhau giữ kín điều bí mật này.

Thế nhưng, chẳng rõ vì sao vợ chồng Minh biết chuyện. Cùng hoàn cảnh như chị Phương, ba lần thụ tinh nhân tạo không thành, hạnh phúc gia đình Minh đang đứng trước nguy cơ tan vỡ vì mẹ chồng cô đã tuyên bố thẳng thừng chồng Minh là con trai duy nhất, không thể “tuyệt tự” được, Minh không thể sinh con thì phải “buông tha” cho chồng. Thế nên, biết chuyện cái phôi đã cho đi giờ là một đứa trẻ kháu khỉnh, vợ chồng Minh nhất mực “đòi con”.

Đem mẫu tóc của cu Bi đi giám định ADN, vợ chồng Minh càng có cơ sở “đòi” bằng được con. Vợ chồng chị Phương đành phải đồng tình. Ngày Minh hạnh phúc ôm con về cũng là ngày chị Phương như qụy ngã. Chị cố an ủi mình với lời hứa “cu Bi sẽ là “con chung”, vợ chồng chị có thể qua lại thăm con bất kỳ lúc nào”. Thế nhưng, chưa đầy nửa tháng sau đó, vợ chồng Minh đã nhanh chóng bán nhà, chuyển đi nơi khác, không để lại một lời nhắn nhủ. Có lẽ, họ lo sợ sẽ phải “chia” con cho vợ chồng chị Phương, bởi chị Phương mới là người mang nặng đẻ đau ra “giọt máu” của họ…

Bí mật “thụ tinh nhân tạo”…

Các bác sĩ ở Khoa Công nghệ phôi, Học viện Quân y 103 nhớ mãi chuyện một ông chồng đến bệnh viện làm um chuyện đã “bí mật làm cho vợ ông ta có bầu”, và dọa sẽ kiện các bác sĩ. Lật giở hồ sơ theo tên tuổi, ngày tháng mà người chồng cung cấp, các bác sĩ phát hiện đúng là vào thời điểm này, chị Lan, vợ anh Ba - tên người chồng có đến Khoa Công nghệ phôi. Tuy nhiên, chị Lan không yêu cầu làm thụ tinh nhân tạo hay khám bệnh, mà xin làm “hồ sơ thụ tinh nhân tạo”.

Nghe các bác sĩ giải thích về nguyên tắc, với các đôi vợ chồng, khi có nguyện vọng làm thụ tinh ống nghiệm, cả hai bên phải có mặt, ký tên vào biên bản đồng ý trước sự chứng kiến của bác sĩ, sau đó các thủ tục mới được thực hiện, chị Lan mới giãi bày.

Chị cho biết, sau tám năm chung sống, chồng mình không có khả năng làm cha. Vì khát khao có con mà chị đã “trót dại” với người khác. Nhưng chị vẫn yêu chồng, và muốn bệnh viện “giúp đỡ” làm hồ sơ chị đã thụ tinh nhân tạo bằng cách xin tinh trùng ở ngân hàng tinh trùng đông lạnh, để đứa bé thành “con chung” của hai người. Dẫu rất cảm thông với hoàn cảnh của chị, nhưng các bác sĩ vẫn phải từ chối…

Qua xét nghiệm, anh Ba biết, anh rất “yếu”, phải nuôi cấy tinh tử, rồi làm thụ tinh ống nghiệm, mất rất nhiều thời gian và chi phí mới hy vọng có con được. Thực ra, ngay từ khi vợ mang bầu, anh Ba đã nghi ngờ nhưng không dám nói ra. Khi đứa bé chào đời, anh đã mang cuống rốn đến Trung tâm phân tích ADN và công nghệ di truyền giám định, mới biết đích thực không phải con mình. Chẳng rõ, sau khi biết sự thật, anh Ba sẽ xử sự thế nào với mẹ con chị Lan, vì việc làm của chị đáng giận, nhưng cũng rất đáng thương…

Trong những câu chuyện được các bác sĩ kể lại, có một câu chuyện mà bất kỳ người hiếm muộn nào cũng mong muốn được như thế. Thậm chí, cả làng còn được vợ chồng anh Tuân “khao” một bữa cỗ linh đình.

Gần 10 năm chung sống vẫn không có con, vợ chồng anh Tuân quyết định gom góp làm thụ tinh ống nghiệm. May mắn, chị An vợ anh đậu tận hai thai. Chín tháng mong mỏi cũng đến, chị An sinh hai đứa con “đủ nếp, đủ tẻ” nên không chỉ gia đình nội ngoại, mà cả làng đều mừng cho hai vợ chồng. Trong số những người hay qua lại chơi với hai đứa trẻ, có anh hàng xóm trước đã thân tình, nay lại càng chăm đến khiến anh Tuân từ chỗ vui vẻ chuyển sang nghi ngờ. Đúng là hai vợ chồng cùng đi làm thụ tinh nhân tạo, nhưng ngày chuyển phôi vào người mẹ, thì anh có việc đột xuất nên không có mặt. Nhìn ngắm con, chẳng rõ thế nào mà anh thấy… giống anh hàng xóm hơn mình.

Anh Tuân quyết định quay lại Khoa Công nghệ phôi để tìm ra sự thật. Dù xem lại tất cả hồ sơ, giấy tờ có chữ ký của mình, rồi nghe giải thích về qui trình cấy ghép phôi nghiêm ngặt, bác sĩ khẳng định không thể có chuyện “nhầm lẫn”. Không có cơ sở để “kiện”, anh Tuân ra về nhưng vẫn bán tin bán nghi.

Thế rồi, anh bí mật cắt móng tay hai đứa con, đem đến Trung tâm phân tích ADN và công nghệ di truyền giám định. Anh chọn làm trong thời gian ngắn nhất, với mức chi phí cao nhất. Ngày nhận kết quả, anh Tuân thật sự vui mừng vì anh đúng là cha hai đứa trẻ kháu khỉnh. Anh xin lỗi vợ, và ngay ngày hôm sau giết bò, làm cỗ mời cả làng, trong khi mọi người ngỡ ngàng tại sao vợ chồng anh có con được hơn ba tháng rồi mới “khao”…

Và câu chuyện pháp luật

Có hàng nghìn người tạo hóa không cho họ may mắn được làm bố, làm mẹ “tự nhiên”. Nhưng nhờ sự phát triển của khoa học, họ có cơ hội có thể có con. Nhiều người đi làm thụ tinh nhân tạo cho biết, không ít trong số họ mong muốn được nhờ người thân mang thai hộ. Như trường hợp của vợ chồng chị Minh nói trên, mặc dù chị Minh không thể mang thai tự nhiên, nhưng cu Bi mang huyết thống của hai vợ chồng chị, chứ không phải của chị Phương - người sinh ra đứa trẻ.

Tuy nhiên, Điều 6, Nghị định 12/2003/NĐCP về sinh con theo phương pháp khoa học nghiêm cấm hành vi mang thai hộ. Nhìn từ góc độ pháp luật, qui định này là cần thiết. Thực tiễn, đã có trường hợp mang thai theo kiểu “hợp đồng”, nhưng sau khi sinh, người mẹ không trả lại con, hoặc dùng đứa trẻ để “kiếm tiền” người nhờ mang thai hộ. Về mặt pháp luật, người sinh ra đứa trẻ mới là mẹ đẻ, mới được ghi là mẹ vào giấy khai sinh của trẻ và được pháp luật bảo vệ.

Tuy nhiên, nhiều bác sĩ trực tiếp làm công tác thụ tinh nhân tạo cho biết, có những trường hợp thật sự cảm động vì chị gái, em gái tự nguyện muốn giúp người thân có con mang huyết thống của mình. Với họ, con đẻ cũng chính là cháu ruột, thì mong mỏi này cũng rất đáng để suy nghĩ. Trở lại trường hợp của chị Phương, chị đang rất ân hận vì đã “trả con” và muốn đòi lại. Hai bà mẹ nhưng chỉ có một đứa trẻ, nếu họ kiện nhau ra Tòa, luật pháp có lẽ cũng rất khó “chia”!

Theo bác sĩ Quản Thanh Lâm – Khoa Công nghệ phôi, Học viện Quân y 103, y học xem vô sinh là một loại bệnh, nhưng bảo hiểm y tế lại không chi trả cho việc điều trị vô sinh bằng thụ tinh nhân tạo. Đây là một bất cập và đang gây khó khăn lớn cho những người không may mắc bệnh. Thực tế, việc làm thụ tinh nhân tạo khá tốn kém, và không phải làm một lần là “ăn ngay”, nên việc không được chi trả bảo hiểm khiến nhiều người kinh tế khó khăn không thể có cơ hội có được đứa con.

Vừa qua, Bộ Y tế cũng đã chính thức đề nghị Bảo hiểm xã hội nghiên cứu và bổ sung đưa kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm vào danh mục kỹ thuật được bảo hiểm y tế chi trả. Đây là việc cần thiết, và nên làm nhanh để giúp những người hiếm muộn có cơ hội được làm cha, mẹ.





Thụ tinh trong ống nghiệm - Bệnh phụ nữ
Bệnh gây vô sinh ở phụ nữ
“Ống sinh sản” tăng khả năng thụ thai
Khả năng sinh sản - Những điều cần biết
Điều trị vô sinh nữ
Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

Ăn gì để sinh con trai



(st)




Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
e dang doi chuyen phoi dong lanh noi mac tu cung day 10,3mm va co 3la khong dien hinh.xet nghiem E2:245nmol/l va progesteron:7,7.bs bao khong tot nhung van hen 3ngay nuachuyen phoi.xin bac si cho e loi khuyen
hơn 1 tháng trước - Thích (15) - Trả lời
Can kieng nhung gi sau khi chuyen phoi
Can kieng nhung gi sao chuyen phoi
sau khi chuyen phoi tru vao co the me thi nguoi me can an uong nghi ngoi nhu the nao cho tot nhat
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Bạn có thêm biết tất cả thông tin thông qua link dưới này nhé: http://www.phununet.com/WikiPhununet/ChiTietWiKi.aspx?m=0&StoreID=13805
Sau chuyen phoi can phai an nhun thuc an nhu the nao cho tot
hơn 1 tháng trước - Thích (19) - Trả lời
chị có thể tham khảo theo link dưới đây nhé: http://www.phununet.com/WikiPhununet/ChiTietWiKi.aspx?m=0&StoreID=13805
điều kiện để làm phôi 5 ngày và tỉ lệ thành công của phôi 5 ngày là bao nhiêu phần trăm?
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
Chị có thể tham khảo thêm ở link dưới đây nhé:http://www.phununet.com/WikiPhununet/ChiTietWiKi.aspx?m=0&StoreID=13806
điều kiên để làm phôi 5 ngảy tỉ lê thành công bao nhiêu
E chuyen phoi duocc 10 ngay roi, sang nay e thu thi chi co mot vach Em buon qua nhu the la that bai roi fai khong,Giup e voi e buon qua, trong nguoi chang thay co hien tuong gi ca
hơn 1 tháng trước - Thích (14) - Trả lời
mới 10 ngày chưa j mà tâm trạng Em buồn thì càng khó đậu lắm! EM phải vô tư vui vẽ,...tâm lí ảnh hưởng ghê lắm!
Minh chuyen phoi dc 8 ngay roi.Cung co bieu hien cắn cắn va tức tức ở bung dưới.Có hiện tương di lộp bộp nữa,bị day hoi kho chiu.Minh cau mong con ie ở lại voi bo me...
hơn 1 tháng trước - Thích (11) - Trả lời
minh cung ngay 8 nhu ban minh cung thay lo .thi thoang buon vi ck mot chut nhung lai vui ngay .xem phim hoat hinh ca ngay .va luon cau mong con o lai voi minh .hjjjj .ke no ban a vo tu len jo nay co thi da co roi ko thi ko roi .lo chang giai quyet j .vo tu len cho ngay nhan tin ban nhe
toi chuyen phoi hom nay duoc hai ngay nhung toi khong biet la phai an nhung thuc an gi cho tot.va ngi ngoi nhu the nao
hơn 1 tháng trước - Thích (19) - Trả lời
Thông thường bác sỹ chỉ khuyên ăn uống bình thường, nhưng theo dân gian khi có thai nên và cần tránh, hạn chế ăn những thức ăn sau: - Tốt nhất là ăn uống đủ chất: trứng, thịt , cá ( tốt nhất là cá chép nấu cháo- có tác dụng giữ phôi thai rất tốt) và uống nhiều sữa (sữa dành cho phụ nữ có thai) và sữa đậu nành (có thể uống thay nước- ít hoặc không có đường). Nên ăn nhiều trái cây (cam, chuối cau….). - Tránh: Uống nước dừa tươi; Ăn đu đủ; Uống nước và ăn canh rau má; Không nên ăn rau ngót; Tránh ăn cay và các chất .... thích (tiêu, ớt, cà fê, bia, rượu, hút .....… dễ táo bón và ảnh hưởng đến tim thai; Ăn và uống những chất quá chua gây mất máu; Ăn quá mặn; Không ăn quá lạnh hoặc quá nóng; không uống bất cứ loại ..... gì khi chưa có sự hướng dẫn của bác sỹ, kể cả ..... bổ, ..... bắc. 3.​Uống và đặt ..... theo đúng yêu cầu của bác sỹ ( ..... đặt nên chia ra cứ 6 tiếng đặt một lần và nên bắt đầu vào 6 giờ sáng). Rửa tay thật sạch bằng nước lạnh trước khi đặt ..... (không rửa bằng xà bông, không dùng bao cao su để đặt .....). 4.​Đối với việc vệ sinh: -​Trong thời gian này nên hạn chế đi lại, tắm rửa bằng nước lạnh. Nếu cảm thấy người còn yếu thì không nên tắm thường xuyên mà chỉ nên lau người bằng nước ấm (tốt nhất là 350 C) và ngồi trên một cai ghế nhựa cao, dùng vòi hoa sen hoặc múc từng gáo nước nhỏ, không nên cầm cả gáo to và nặng dội từ vai xuống. -​Việc gội đầu cũng nên cẩn thận, nếu cần thiết thì nên nằm trên giường và nhờ người khác gội đầu bằng nước nóng. Không nên cào mạnh mà chủ yếu là mát xa điểm ảnh đầu cho máu huyết lưu thông và hết mồ hôi là được. Nếu không tắm được thì nên giữ vệ sinh cửa mình sạch sẽ để tránh tình trạng bị nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm khi đặt ...... Nên súc miệng nước muối để tránh bị sâu răng, viêm họng, ho. Nên đi vệ sinh bằng bàn cầu cao, tránh ngồi ở cầu bẹt. -​Đi tiêu, tiểu thật nhẹ nhàng khi thật sự có nhu cầu, không cố rặn và ngồi bô thường xuyên.
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý