Em bé bị rôm sảy và cách điều trị, phòng tránh

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Em bé bị rôm sảy và cách điều trị, phòng tránh

19/04/2015 04:18 AM
8,127

Rôm sảy thường gặp ở trẻ em do ống tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn, vỡ ra, dẫn đến mồ hôi rò rỉ vào mô xung quanh, gây ra phản ứng viêm. Dưới đây là những kiến thức khi em bé bị rôm sảy và cách điều trị, phòng tránh.

Để trẻ không bị rôm sảy trong mùa nắng nóng


Rôm sảy là căn bệnh thường gặp ở trẻ, đặc biệt vào mùa hè. Điều trị và phòng tránh rôm sảy thông thường không khó nhưng nếu bệnh để nặng và phát triển thành mụn nhọt, việc điều trị sẽ trở nên vô cùng phức tạp.

Nguyên nhân gây ra rôm sảy

Mùa hè thời tiết nóng nực thường gây ra các bệnh về da ở trẻ, trong đó có bệnh rôm sảy. Trẻ dưới 3 tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh cao.

Nguyên nhân chính là do thời tiết nóng bức, mồ hôi trẻ tiết ra nhiều nhưng không thoát được hết và ứ đọng lại trong các ống bài tiết trên da trẻ . Trong khi đó, miệng ống bài tiết dễ bị bụi hay ghét bít kín khiến làn da nổi lên nhiều sẩn nhỏ lấm tấm màu hồng.


Những sẩn nhỏ này mọc thành từng đám và thường xuất hiện ở những vùng da có nhiều mồ hôi, chẳng hạn như: trán, cổ, lưng, ngực, các nếp gấp của cơ thể…

Thông thường, khi thời tiết mát mẻ, hiện tượng này sẽ tự động mất đi và không gây tác hại gì. Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt, rôm sảy sẽ chuyển biến thành mụn mủ và nhọt, chủ yếu là ở các trẻ không được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, da bị xây xước và nhiễm trùng. Nếu không được điều trị và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, trẻ còn có nguy cơ bị viêm da mãn tính (da không tiết mồ hôi) hay viêm cầu thận cấp (tuy hiếm gặp nhưng vô cùng nguy hiểm).

Điều trị rôm sảy

Với chứng rôm sảy thông thường: nếu trên da trẻ xuất hiện các mảng sần đỏ thì việc đầu tiên là nhanh chóng làm thoáng mát phần da này.

Da trẻ có dấu hiệu nhiễm khuẩn như: các nốt rôm to khác thường, chứa nhiều mủ trắng, xuất hiện các mụn nhọt... cần có chế độ chăm sóc thích hợp cho trẻ:

- Nếu chỉ có 1-2 nhọt bắt đầu mọc, dùng cồn iod chấm vào đúng chỗ nhọt hoặc dùng cao tiêu nhọt dán lên. Khi nhọt bắt đầu mềm, đưa trẻ đến các cơ sở y tế để chích mủ.

- Trong trường hợp nhọt mọc liên tiếp và mọc dày thì phải đưa trẻ đến ngay bệnh viện để bác sĩ tìm ra nguyên nhân.

Một số mẹo chữa rôm sảy:

Thông thường, các bà mẹ có thể sử dụng phấn rôm để chữa rôm sảy cho trẻ. Cách dùng là bôi lên những vùng da bị rôm sảy của trẻ sau khi đã tắm và lau người sạch sẽ. Tuy nhiên, cần lưu ý đến chất lượng và sự kiểm định y tế của loại phấn rôm chọn cho trẻ, tránh tình trạng càng làm bít tắc da trẻ hoặc tạo môi trường cho vi khuẩn và nấm da phát triển mạnh hơn.

Có thể sử dụng các loại kem có thành phần hydrocortisone (tác dụng trị rôm sảy), hay kem có chứa acid salicylic (tác dụng khô bề mặt da, se lỗ chân lông) để thoa cho trẻ sau khi tắm xong.

Ngoài ra, có thể sử dụng một số mẹo dân gian như: dùng mướp đắng, gừng tươi, lá dâu tằm… để tắm hoặc bôi lên các vết rôm cho trẻ hàng ngày, cũng rất hữu ích.

Nếu đã thử nhiều cách mà vẫn không giúp trẻ khỏi rôm sảy, nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa da liễu.

Phòng tránh rôm sảy cho trẻ

Vệ sinh sạch sẽ:

Tắm cho trẻ mỗi ngày để giữ da luôn sạch sẽ, mồ hôi bài tiết dễ dàng. Dùng nước mát để tắm và tắm bằng sữa tắm chuyên dùng cho trẻ, tránh các loại sữa tắm có độ kiềm lớn, gây khô da.

Có thể vắt thêm một quả chanh vào nước tắm hoặc dùng mướp đắng để tắm cho trẻ cũng rất tốt, có tác dụng phòng rôm sảy.

Việc ăn mặc và chế độ dinh dưỡng:

Cho trẻ mặc những quần áo bằng chất liệu mỏng, rộng rãi và nhạt màu.

Tốt nhất là nên chọn các loại sợi tự nhiên, thấm mồ hôi và tránh các loại vải dày, vải nylon bí mồ hôi.

Khi đưa trẻ ra ngoài, nên cho mặc áo chống nắng, đeo kính râm, đội mũ rộng vành, đeo khẩu trang và thoa kem chống nắng cho trẻ.

Khuyến khích trẻ uống đủ nước, ăn nhiều các vitamin có trong rau xanh, trái cây tươi và hạn chế các thức ăn quá ngọt như: chocolate, kẹo bánh…

Không cho trẻ uống bất cứ loại kháng sinh nào khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

Chế độ sinh hoạt:

Tạo cho trẻ một môi trường và chế độ sinh hoạt hợp lý.

Phòng của trẻ nên thoáng mát, rộng rãi. Hạn chế cho trẻ đến những nơi hội họp đông người, không khí nóng ngột ngạt.

Không nên để trẻ ra ngoài khi trời nắng nóng, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.

Hạn chế trẻ gãi lên da bị rôm sảy, dễ gây trầy xước làm nhiễm trùng da.



Cách hay 'thổi bay' rôm sảy

Đến hẹn lại lên, tiết trời nắng nóng, trẻ thường tiết nhiều mồ hôi hơn nên bị rôm sảy cũng là 'chuyện thường ngày ở huyện'. Nhiều bà mẹ sau quá trình loay hoay tìm lại làn da mịn, giảm khó chịu cho con khi rôm hoành hành... đã tích lũy được không ít kinh nghiệm và mách nhau rằng dùng các loại cây, quả có tính mát như mướp đắng, kinh giới, sài đất, chanh... sẽ giúp 'giải cứu' bé.

Chia sẻ trên một diễn đàn làm cha mẹ, chị Hương cho biết, để da con sạch, mát những ngày nóng, chị dùng nước ấm pha thêm một ít muối, rồi vắt thêm nửa quả chanh và tắm cho bé. Tuy nhiên, với cách này, các bà mẹ phải để ý tỉ lệ chanh, muối với nước bởi nếu chanh, muối nhiều sẽ gây xót cho trẻ và dễ gây kích ứng làn da nhạy cảm của bé.

Một bà mẹ khác lại dùng cách mua cành lá kinh giới rồi về rửa sạch, đun sôi, pha nước tắm cho con. "Bé nhà mình cứ tắm loại nước này là hết bay rôm", chị nói.

Để tiết kiệm thời gian hơn, chị Tâm Anh - một thành viên khác của diễn đàn - tận dụng mướp đắng có sẵn trong vườn nhà, rồi giã nát, pha vào nước tắm cho con gái. "Mình thấy cách làm này hiệu quả lắm. Con mình từ lúc đẻ đến giờ không bị rôm sảy gì cả dù đẻ ra đúng những ngày nắng nóng nhất", chị Tâm Anh cho biết.

Không hẳn các 'bài thuốc' đều có thể áp dụng với các bé bị rôm sảy. Từng có những trường hợp tắm lá mà trẻ không đỡ, thậm chí da mẩn đỏ và nhiễm trùng phải đưa vào viện điều trị.

Cách hay 'thổi bay' rôm sảy - 1
Sau khi loay hoay 'giải cứu' bé bị rôm sảy, nhiều mẹ đã tích lũy được kinh nghiệm hay.  (Ảnh minh họa).

Về vấn đề này, TS Phạm Thị Xuân Tú, khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi TW bày tỏ, nếu chỉ tắm bằng các loại lá sẽ không làm sạch được da trẻ vì có các chất tan trong mỡ... do vậy, phải dùng dầu tắm 'chuyên dụng' mới giúp da bé sạch, mát và không gây tổn thương da cho bé.

TS Tú nói thêm, trong chanh có axit dễ gây tổn thương, thậm chí khiến làn da bé bỏng rát. Còn, lá kinh giới có lông, rửa không kỹ thì đây sẽ là nguồn đưa vi khuẩn vào cơ thể bé. Khiến da bé bị nhiễm trùng.

Các mẹ cũng rỉ tai nhau rằng, trà xanh và mướp đắng là loại sữa tắm thiên nhiên tốt cho làn da bé. Tuy nhiên, lá trà xanh chứa tanin có tác dụng làm săn da nhưng không làm sạch được da bé, tắm bằng mướp đắng cũng vậy.

Tốt nhất, để đảm bảo, các mẹ vẫn dùng sữa tắm (loại dành cho bé) bình thường, tráng lại bằng nước đun các lá (riêng mướp đắng chỉ cần rửa sạch, giã nát) và không tráng lại bằng nước ấm. Như vậy, trên mặt da bé có lớp kháng sinh thực vật mỏng, có tác dụng tốt.

Vẫn có câu 'phòng bệnh hơn chữa bệnh', vì vậy, để bé giảm thiểu bị rôm sảy mùa nắng nóng, các mẹ cần cho bé uống đủ nước, ăn nhiều trái cây, rau xanh... hoặc nước uống có tác dụng giải nhiệt tốt như: bột sắn dây...



Nguyên nhân gây rôm sảy ở trẻ và cách điều trị

Con tôi được 2 tuổi khoảng 1 tuần nay da chân cháu bị ngứa và có những nốt mẩn, mọng nước và nwạ cháu gãi thì những nốt này loang ra, trông rất đáng thương, mới đây trên chán và đầu cháu nổi rất nhiều rôm. Xin bác sỹ tư vấn.

(Phan Thị Thanh Hải)

Trả lời:

Theo thư bạn mô tả, có thể con chị bị rôm. Rôm sảy rất phổ biến ở trẻ em trong mùa hè, nhất là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Nguyên nhân chính là trong thời tiết nóng nực, mồ hôi trẻ tiết nhiều không thoát ra được hết, ứ đọng trong miệng ống tuyến bã. Miệng ống dễ bị bụi, chất nhờn bít kín khiến làn da nổi lên nhiều sẩn nhỏ lấm tấm màu hồng, mọc thành từng đám, có khi dày đặc. Càng ở những vùng mồ hôi tiết ra nhiều như trán, cổ, lưng, ngực, các nếp gấp của cơ thể... càng có nhiều rôm.

Đa số trẻ chỉ bị rôm sảy khi nóng, còn khi thời tiết mát mẻ, rôm tự lặn hết không gây tác hại gì. Nhưng cũng có nhiều trẻ ít được chú ý tắm rửa, mụn rôm làm trẻ ngứa, gãi nhiều làm da sây sát, bị nhiễm khuẩn thêm thành những mụn mủ và nhọt.

Để trẻ đỡ bị rôm và tránh da bị nhiễm khuẩn trong những ngày hè oi bức, các bậc cha mẹ nên dành cho con những gian phòng rộng rãi, thoáng mát nhất; tránh đưa trẻ đến những nơi hội họp đông người, không khí nóng ngột ngạt, hoặc chen chúc trong những phương tiện giao thông công cộng.

Cho các cháu mặc quần áo vải mỏng, rộng, nhạt màu; nên chọn loại sợi tự nhiên, thấm mồ hôi, tránh dùng những loại vải dày, vải nylon bí mồ hôi. Năng tắm rửa cho trẻ để luôn luôn giữ da sạch sẽ, mồ hôi bài tiết được dễ dàng. Hạn chế các thức ăn quá ngọt như chocolate, kẹo, cho uống đủ nước. Không dùng kháng sinh hoặc bất cứ loại thuốc nào nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Mụn nhọt, nhất là các nhọt đầu đinh, là một nhiễm khuẩn cấp tính do tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) gây ra. Các cầu khuẩn này thường có sẵn trên da nhưng không gây bệnh. Về mùa hè nóng bức, mồ hôi ra nhiều nhớp nháp trên da, gây nổi rôm sảy, ngứa gãi, làm ảnh hưởng đến lớp sừng. Tụ cầu có điều kiện thuận lợi chui sâu xuống các tổ chức ở dưới, phát triển và gây bệnh. Chúng chui vào các nang lông, gây viêm nang lông và tiết ngoại độc tố làm hoại tử các tế bào chung quanh nang lông, tạo thành ngòi của những nhọt đầu đinh. Thế là từ chuyện bé tý nay thành chuyện nhiễm trùng, phải dùng kháng sinh để chữa trị.

Đông y khuyên nên dùng 2-3 trái khổ qua (mướp đắng) giã ra, lấy nước hòa với nước sạch tắm cho trẻ mỗi ngày. Khổ qua là trái có tính mát, làm dịu nên có trẻ mới bị nổi rôm được tắm như vậy vài ngày đã lặn. Nếu chỗ chị không có khổ qua thì dùng lá chè xanh nấu lên, pha loãng, dùng nước đó tắm cho bé cũng tốt.

Tây y có phấn rôm. Chị nên mua phấn rôm của Johnson& Johnson, chai màu hồng tím chứ không phải chai màu trắng. Sau khi tắm cho bé chị đổ phấn loại này ra tay thoa lên các vùng da của bé. Phấn sẽ làm khô, làm mát, làm dịu kích ứng ngoài da. Chẳng phải chỉ có cháu nhà chị bị rôm sảy mùa hè mà nhiều trẻ cũng bị như vậy. Chị nên tắm cho bé bằng nước khổ qua (mướp đắng) thường xuyên, cháu sẽ không mọc rôm trở lại.

 

cách chăm sóc trẻ bị rôm sảy tại nhà


Sự tắc nghẽn này có thể tạo nên các dạng rôm sảy khác nhau từ những mụn nước nhỏ không có hoặc ít hồng ban xung quanh, đến những sẩn, mụn nước có quầng đỏ xung quanh hay hồng ban lan tỏa với cảm giác như bị châm chích, ngứa.

Vị trí thường gặp: cổ, trán, ngực trên, dưới vú, nách, bẹn, các nếp gấp khuỷu, gối.

Yếu tố thuận lợi?

- Thời tiết nóng, độ ẩm cao khiến tuyến mồ hôi làm việc quá sức.

- Trẻ đùa giỡn tăng tiết mồ hôi trong những ngày hè nóng bức.

- Trẻ bệnh phải nằm lồng ấp, hay quấn, mặc áo quần chật kín.

- Thoa kem, pomade nhiều có thể làm bít tắc tuyến mồ hôi.

Chăm sóc trẻ bị rôm sảy thế nào?


Vệ sinh - tắm rửa:


• Tắm nước mát (không dùng nước ấm hay nóng). Nếu bị rôm sảy, tại vùng da khu trú có thể đắp khăn ướt cho da được “mát"

• Dùng sữa tắm dịu-nhẹ có độ pH trung tính hay acid nhẹ (pH= 4,5-6,5) hay nước sạch.

• Sau khi tắm, lau khô trẻ bằng khăn tắm mềm, mịn, chất liệu cotton thấm hút tốt và không chà mạnh lên da bé.

Cách chăm sóc trẻ bị rôm sảy tại nhà - 1

Áo quần:

• Mặc quần áo bằng chất liệu 100% cotton để thấm tốt mồ hôi và cho da bé thông thoáng, “dễ thở”.

• Không dùng vải len, sợi tổng hợp vì không thấm tốt mồ hôi và dễ gây kích ứng da.

• Quần áo nên chọn màu sáng, vải mỏng, rộng rãi không bó sát người.

Sinh hoạt:

• Hạn chế chơi đùa ngoài nắng, nhất là từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều.

• Ra nắng nên dùng nón rộng vành.

Không gian sinh hoạt:

• Phòng ở phải thông thoáng, có thể dùng quạt nhẹ cho bé. Nếu có điều kiện cho bé nằm máy điều hòa nhiệt độ ở 27- 28 độ C cho da được “mát”, không nên để nhiệt độ lạnh hơn vì có thể gây viêm đường hô hấp của bé.

Ăn uống

• Uống nhiều nước chín.

• Trẻ lớn hơn không nên uống nước chứa nhiều đường, cà phê, cồn như rượu bia vì có thể làm tình trạng rôm sảy nặng hơn.

Tránh cào, gãi

• Cắt ngắn móng tay, móng chân cho trẻ để tránh khi bị ngứa trẻ gãi làm nhiễm trùng da.

• Nếu trẻ cào, gãi nhiều, nên mang vớ chân, găng tay cho trẻ để ngăn ngừa da bị trầy, nhiễm trùng.

Khi nào cần đến khám bác sĩ?

• Chăm sóc tốt tại nhà thì rôm sảy thường tự hết trong 7-10 ngày.

• Nên đi khám BS nếu rôm sảy có một trong các yếu tố sau:

1. Kéo dài trên 7- 10 ngày hay lan rộng nhiều.

2. Tái đi tái lại nhiều lần.

3. Bé khó chịu như ngứa, bứt rứt, quấy hay có biến chứng nhiễm trùng da, sốt.


Nên làm gì khi bé bị rôm sảy
Tại sao trẻ con bị rôm sảy?
Nên làm gì khi bé bị rôm sảy và ra mồ hôi trộm ...
Trị rôm sảy ở trẻ nhỏ

(St)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
BÀI THUỐC TRỊ RÔM SẢY MẨN NGỨA MỤN NHỌT CHỈ 02 NGÀY LÀ KHỎI DỨT ĐIỂM Đông Y Cao Cường nhận chữa bệnh rôm sảy mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh & trẻ nhỏ. Thuốc dạng nấu tắm và uống. Tùy mức độ nặng nhẹ chỉ sau 2-5 ngày là dứt điểm. Bạn quan tâm p.m cho mình. Chi tiết xin liên hệ: Mr. Cao Cường (Hội viên hội Đông Y Tp. Hà Nội) - 0989 167 330 / 0912 1976 21 - https://www.facebook.com/dongycaocuong
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý