Em bé bị khò khè và cách phòng ngừa, điều trị

seminoon seminoon @seminoon

Em bé bị khò khè và cách phòng ngừa, điều trị

19/04/2015 04:18 AM
7,175

Khò khè rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Chứng bệnh này luôn làm các bà mẹ lo lắng vì trẻ có thể biếng ăn, khó ngủ và chậm lớn. Hãy xem các em bé bị khò khè thì như thế nào và cách điều trị ra sao nhé


Xử lý hiện tượng khò khè ở trẻ

Nguyên nhân, triệu chứng khò khè ở trẻ em:

- Suyễn là nguyên nhân hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi bị khò khè tái phát. Trẻ thường có tiền căn dị ứng như có cha mẹ hay ông bà bị suyễn, bản thân trẻ bị eczema (lác sữa), lúc nhỏ hay bị nổi mề đay từng đợt.

Ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi thường gặp viêm tiểu phế quản, dị ứng, trào ngược dạ dày thực quản.

- Ở trẻ dưới 1 tuổi khò khè kèm với thay đổi tư thế thường làm trẻ bị mềm sụn thanh quản hoặc có bất thường các mạch máu lớn, chèn ép vào vùng thanh quản gây chứng khò khè.

- Trẻ bị sốt, khò khè, ho, khó thở, BS nghe phổi có những tiếng bất thường ở phổi thường gặp trong bệnh cảnh viêm phổi.

- Trẻ ho, khàn tiếng cấp tính, khò khè, khó thở, thường xảy ra ban đêm ở trẻ bị viêm thanh phế quản cấp tính.

- Trẻ bị khó thở, khò khè sớm sau sinh, bú kém, nghe tim có tiếng thổi thường gặp ở trẻ có bệnh tim bẩm sinh.

- Với trẻ từ 4 tháng tuổi đến 5 tuổi khò khè xảy ra đột ngột có nôn ói, sặc, tím tái trước đó phải tìm xem trẻ có bị dị vật đường thở hay không.

- Viêm amiđan cấp tính đôi khi cũng làm trẻ thở khò khè khi ngủ.

Ngoài ra các bệnh xơ sợi bẩm sinh, bất thường sọ hầu bẩm sinh, khối u ở phổi cũng gây khò khè.
Bác sĩ sẽ làm gì để định bệnh?

- Ngoài việc hỏi bệnh sử, tiền căn của đứa bé và gia đình, BS sẽ khám tỉ mỉ đứa trẻ, bao gồm dấu hiệu sinh tồn như nhiệt độ, mạch, nhịp thở, đánh giá sự phát triển thể chất và khám tim phổi, khám tai mũi họng cho trẻ.

Bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm tùy theo hướng chẩn đoán của từng bệnh cảnh như: đo pH dạ dày, siêu âm bụng trong trường hợp nghi trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản, chụp phổi nếu nghi ngờ viêm phổi hoặc suyễn có bội nhiễm vi trùng...

Khi nào bạn cần đưa con khám bác sĩ?

- Nếu trẻ có khò khè cấp tính, đột ngột bạn phải đưa trẻ đi khám ngay, không được chờ đợi.

- Khò khè, thở mệt, xanh tái cũng là triệu chứng cấp cứu, trẻ cần được nhập viện.

- Nếu trẻ ho khàn tiếng trong ngày nhưng đêm trở nên khò khè tăng, thở mệt cần phải được theo dõi ở bệnh viện.

- Khò khè kèm nôn ói, sốt.

- Trẻ có tiền căn bị suyễn, đột ngột thở khó, khò khè nên đưa bé đi khám sớm.

- Trẻ khò khè từ lâu, ăn uống kém, chậm lên cân.



Trẻ nhỏ dễ bị ho, khiến cha mẹ phải lo lắng.
Thực ra, có những trẻ nhỏ sáng ngủ dậy ho nhẹ mấy tiếng, chẳng qua là đẩy nhớt nhãi, đờm mà ban đêm tích trong cổ họng ra ngoài, chứ không phải bị ốm đau gì, vì vậy, các bậc cha mẹ phải biết phân biệt nguyên nhân khiến bé bị ho.

Thứ nhất là tại sao bé bị ho. Các trẻ nhỏ dưới 3 tuổi cơ thể còn đang phát triển, chức năng miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém, nhất là đường hô hấp dễ bị viêm nhiễm, khiến trẻ hay bị ho. Trung y cho rằng, trẻ nhỏ phổi và tỳ thường là yếu, bộ phận phổi còn non nớt, một khi tà khí thâm nhập cơ thể thông qua mồm và mũi thì trước tiên là ảnh hưởng đến phổi, nên dễ bị ho.

Hai là bệnh khác nhau thì ho cũng khác nhau.

Ho do bị cảm thì thường bị xổ mũi và ngạt mũi, nhưng không thở gấp, ban ngày ho nhiều hơn ban đêm.

Ho do bị hen xuyễn thì thường thở gấp, đêm ho nhiều. Khi gặp phải những chất gây dị ứng hoặc không khí lạnh thì ho lại càng nặng và thừơng hắt xì hơi, mặt và mũi cảm thấy ngứa.

Ba là ho gà thừơng có những triệu chứng như ho liên tục một cơn, sau khi ho thường có tiếng rít khi hít vào như tiếng gà gáy, kèm theo mặt bị phù và mẩn đỏ.

Bốn là ho do bị viêm phổi thì thừơng có những triệu chứng như hơi ngắn và thở gấp hoặc khó thở, nếu bị nặng thì thấy hai cánh mũi phập phồng, môi tím lại và nhiều đờm.

Năm là ho do viêm họng thì tiếng ho sâu và nặng, thừơng ho vào nửa đêm và bị khản tiếng.

Sáu là ho do viêm họng mãn tính thì thường ho khan và có cảm giác như có gì vướng trong họng, mà chủ yếu là ho vào ban ngày.

Vậy làm thế nào để phòng tránh và điều trị cho trẻ ?

Thứ nhất là phải bồi dưỡng cho bé có thói quen không kén ăn. Bình thừơng cho bé uống nhiều nước, nhất là trong thời gian bé bị ho, nếu như trong cơ thể thiếu nước, thì đờm trong họng sẽ đặc lại khó ho ra được. Chú ý ít ăn những thức ăn ngọt và đồ lạnh. Trung y cho rằng, ăn những đồ ngọt và lạnh sẽ càng nhiều đờm và càng nhiệt, là nguyên nhân dẫn đến bị ho.

Hai là phải chú ý rèn luyện sức khỏe, bảo đảm cho không khí trong nhà được lưu thông, thường xuyên đưa bé ra hoạt động ở ngoài trời.

Ba là trẻ nhỏ khó thích ứng với không khí bên ngoài, chức năng điều tiết nhiệt độ của cơ thể cũng chưa phát triển hoàn thiện. Vì vậy, các bậc cha mẹ phải tùy theo thời tiết mà mặc thêm quần áo cho bé. Máy điều hòa nhiệt độ không nên mở nhiệt độ quá thấp, nhiệt độ trong nhà và ngoài trời không nên chệnh lệnh quá 5 độ C.

Bốn là khi bé có đờm mà không khạc ra được, cha mẹ bế cho bé cúi đầu xuống đầu gối của mình, sau đó vỗ nhẹ sau lưng bé, để cho đờm ra.

Khi bé bị ho chúng ta có thể tự chế thuốc cho bé uống, như :

Nấu cháo gừng hành có thể chữa ho do bị phong hàn. Cách nấu: gạo 50 gam,gừng 5 lát, hành 5 cây và một thìa dấm, nấu đến khi cháo sắp nhừ cho hành, gừng, dấm vào quấy đều, rồi ăn nóng.

Canh trứng nấu với mật ong. Chủ yếu chữa ho lâu, ít đờm. Cách nấu: 300 ml nước đun sôi, sau đó đánh một quả trứng đổ vào nước sôi, rồi cho một thìa mật ong vào là được.

Bách hợp nấu chè đỗ xanh. Thích hợp cho những người phổi yếu, ho lâu không khỏi. Cách nấu: Bách hợp 50 gam, đỗ xanh 30 gam. Đỗ xanh ninh sắp nhừ cho bách hợp vào, nấu cho đến khi đỗ nhừ, cho một ít mật ong vào là được.

Xuyên bối mẫu nấu với lê. Thích hợp cho những người bị ho và nhiều đờm. Cách nấu: một quả lê, bột Xuyên bối mẫu 3 gam, đường phèn 15 gam. Lê gọt bỏ vỏ, nấu với Xuyên bối mẫu và đường phèn khoảng nửa tiếng là được. Uống nước và ăn lê.

Vừng nấu với bột quả óc chó. Thích hợp cho những người bị ho do phổi yếu, ít đờm. Cách nấu: Vừng 15 gam, bột óc chó 15 gam, đường phèn 12 gam. Vừng và quả óc chó rang thơm, rồi nghiền thành bột, cho đừơng phèn pha nước sôi rồi uống.

Hỏi về hiện tượng khò khè ở trẻ

Con tôi 3,5 tháng cân nặng 6kg từ lúc sinh cháu đến nay cháu rất chậm lên cân hơn so với những đứa trẻ khác hay bị khò khè, không ho không khó thở, bú mẹ bình thường . Mỗi khi khóc là mặt cháu tím, môi- lưỡi và tứ chi không tím . Xin hỏi đó có phải là triệu chứng của bệnh tim bẩm sinh không ?

(nguyễn quỳnh trang) Trả lời:
Chúng tôi xin trả lời các câu hỏi của bạn như sau
 
1. Hiện tượng khò khè ở trẻ:
 
Khò khè là tiếng thở bất thường xảy ra khi trẻ bị tắc nghẽn đường hô hấp dưới (từ đoạn khí quản ngực đến các phế quản nhỏ). Đặc biệt, khò khè hay gặp ở trẻ dưới 2-3 tuổi.
Ở lứa tuổi này, phế quản (cuống phổi) có kích thước còn nhỏ lại dễ bị co thắt, phù nề ,tiết dịch và nghẽn tắc khi bị viêm nhiễm (30 - 40% trẻ còn bú có triệu chứng này).
 
Làm sao biết được trẻ bị khò khè ?
 
Khò khè là tiếng thở bất thường có âm sắc trầm nghe rõ nhất khi trẻ thở ra có thể nghe bằng cách áp sát tai gần miệng trẻ (nghe gần giống như tiếng ngáy,“tiếng nhạc“). Khi nặng hơn, có thể thấy trẻ thở ra kéo dài, gắng sức.
 
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khó có thể nghe được bằng tai trần. Khi đó, bác sĩ có thể phát hiện dễ dàng triệu chứng này hơn bằng cách dùng ống nghe (trong chuyên môn gọi là tiếng ran ngáy, ran rít ).
 
Trên thực tế, ở trẻ sơ sinh cần phân biệt tiếng khò khè (là triệu chứng ít gặp nhưng là triệu chứng bệnh nặng ở lứa tuổi này) với tiếng thở do tắc mũi (là triệu chứng rất thường gặp và không phải là triệu chứng nặng). Thật vậy, trẻ sơ sinh thở chủ yếu bằng mũi, trong khi kích thước lỗ mũi trẻ còn nhỏ và rất dễ bị tắc khi bị cảm ho ( làm trẻ thở nghe khụt khịt ). Khi này, có thể làm thông thoáng mũi trẻ với 2-3 giọt nước muối nhỏ mũi, sau đó nghe lại. Trẻ bị nghẹt mũi sẽ thở êm hơn sau khi được làm thông thoáng mũi.
 
Các nguyên nhân làm cho trẻ bị khò khè ?
 
Khò khè xảy ra khi trẻ có bệnh lý gây tắc nghẽn đường hô hấp dưới (từ đoạn khí quản ngực đến các phế quản nhỏ).
 
Các nguyên nhân thường gặp nhất là: suyễn (hen phế quản), viêm tiểu phế quản, viêm phổi. Trong đó, ở trẻ dưới 6 tháng, nguyên nhân thường gặp nhất là viêm tiểu phế quản. Còn ở trẻ trên 18 tháng tuổi, nguyên nhân thường gặp nhất là suyễn.
 
Ngoài ra còn các nguyên nhân hiếm gặp là: dị vật đường thở, một số dị tật bẩm sinh của phế quản, phế quản bị chèn ép (do mạch máu bất thường, u, hạch cạnh phế quản), … Trong trường hợp này, trẻ có triệu chứng khò khè dai dẳng, kéo dài.
 
Cần làm gì khi trẻ bị khò khè ?
 
Khò khè là tiếng thở bất thường nên cần đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám để xác định nguyên nhân và điều trị phù hợp, nhất là trong các trường hợp sau: khò khè lần đầu tiên; khò khè kèm khó thở, tím tái, rối loạn tri giác (vật vã - bứt rứt, hay li bì ); khò khè tái phát.
 
- Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi bị khò khè, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay vì đây là triệu chứng bệnh nặng ở lứa tuổi này.
 
- Khi trẻ bị khò khè kéo dài, dai dẳng (trên 4 tuần ), cần cho trẻ đến khám bệnh viện chuyên khoa vì nhiều trường hợp cần phải làm nhiều xét nghiệm chuyên sâu để xác định chẩn đoán (chụp X quang, siêu âm, đo hô hấp ký, chụp CT ngực, nội soi đường hô hấp…)
 
Không nên tự ý dùng thuốc, kể cả các loại thuốc kháng sinh, long đàm, kháng viêm,… vì có thể sẽ không đạt hiệu quả tốt mà có khi còn làm trẻ khò khè nhiều hơn, bệnh nặng hơn
 
2. Cách nhận biết trẻ bị tật tim bẩm sinh:
 
Trẻ có tật tim bẩm sinh thường ho, vã mồ hôi, nhanh bị mệt, lồng ngực bị rút lőm khi hít vào. Một số em da xanh xao, môi và đầu ngón tay, ngón chân tím ngắt khi khóc hoặc từ khi mới sinh.
 
Khi phát hiện trẻ có những triệu chứng bệnh, cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch nhi để được chẩn đoán chính xác. Hiện nay trên thế giới, phần lớn các trường hợp tật tim bẩm sinh được điều trị khỏi bằng phẫu thuật, sửa chữa những khuyết tật trong tim, hoặc các biện pháp điều trị can thiệp khác mà không cần phẫu thuật. Ở TP HCM, Viện Tim đă tiến hŕnh phẫu thuật được một số tật tim bẩm sinh như thông liên thất, thông liên nhĩ, ống động mạch, tứ chứng Fallot, hẹp động mạch phổi, hẹp eo động mạch chủ...
 
Theo chúng tôi, bạn nên cho bé đi khám khi có những dấu hiệu bất thường. Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời cho bé.
 
Chúc bạn và gia đình sức khỏe


Trẻ khò khè dễ bị chẩn đoán nhầm thành hen

Thở khò khè là một dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán hen ở trẻ dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, bệnh dễ chẩn đoán nhầm với một số bệnh khác cũng gây khò khè như: viêm tiểu phế quản, viêm mũi, tim bẩm sinh...

Cậu con trai 2,5 tuổi ho nhiều, thi thoảng lên cơn thở khò khè, chị Thu (Hà Nội) đưa đi khám, bác sĩ chẩn đoán bé bị hen. Khám không biết bao nhiêu nơi, đổi không biết bao nhiêu loại thuốc, thậm chí cả kháng sinh thế hệ mới, uống thuốc dự phòng cơn hen, tình hình sức khỏe bé vẫn không cải thiện.

Hầu như tuần nào chị cũng phải đưa con đi khám, lần thì hen phế quản cấp, rồi hen phế quản mãn tính, lần nào kèm sốt thì lại thành hen phế quản bội nhiễm. Cứ như thế, trong suốt 3 năm chị đưa con đi chữa hen mà không khỏi. Mới đây bé khám ở Bệnh viện Bạch Mai thì bác sĩ lại khẳng định 100% bé không bị hen. 

"Bác sĩ thậm chí còn không kê kháng sinh, chỉ cho thuốc hạ sốt, thuốc ho và xịt mũi. Lúc đầu mình không tin, nhưng sau 3 tháng áp dụng cách chữa này mình thấy con đỡ hẳn", chị Thu nói. 

nhi9-jpg-1357877929-1357877961_500x0.jpg
Trẻ dưới 3 tuổi khò khè thường do virus. Ảnh: N.P.

Theo Phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) về nguyên tắc nếu chữa đúng bệnh thì uống thuốc hen phải đỡ, còn bệnh không thuyên giảm thì không phải hen. Những trường hợp trẻ bị chẩn đoán quá mức thành hen như con chị Thu không phải là hiếm gặp.

Chẩn đoán hen ở trẻ, đặc biệt với trẻ dưới 5 tuổi rất khó, không chỉ với bác sĩ trong nước mà cả ở nước ngoài. Lý do là việc xác định bệnh chủ yếu dựa vào lâm sàng, kỹ năng thăm khám của bác sĩ. Một xét nghiệm cực kỳ quan trọng là đo chức năng hô hấp thì ở trẻ nhỏ lại không làm được. Các xét nghiệm chỉ làm nhiệm vụ loại trừ bệnh khác chứ không gọi tên được bệnh hen. Vì thế, chất lượng chẩn đoán hen phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của bác sĩ, phó giáo sư Dũng cho biết. 

Hen phế quản là bệnh mãn tính của đường hô hấp gây ra hiện tượng tăng phản ứng phế quản. Nó thường có các đợt khò khè, thở ngắn hơi, nặng ngực và ho tái phát đặc biệt về đêm và sáng.

Thực tế, trong những năm gần đây số trẻ mắc hen tăng lên rõ do môi trường sống, không khí thay đổi, đô thị hóa nhanh, nhà máy, xí nghiệp mọc lên, ô nhiễm khói, bụi... Thêm vào đó, ngày nay trẻ chủ yếu sống trong các tòa nhà cao tầng, trong những căn hộ khép kín, ít tiếp xúc với thiên nhiên nên tỷ lệ trẻ bị hen cũng tăng lên. Việc thay đổi lối sống, ăn nhiều thức ăn nhanh cũng khiến tỷ lệ dị ứng tăng lên, mà hen là một loại bệnh dị ứng. 

Vì thế, nhiều bà mẹ tự tìm hiểu kiến thức về bệnh hen và cứ thấy tiếng thở ở trẻ lạ là cho rằng con thở khò khè. Tuy nhiên, nhiều người thực sự không biết thế nào thì được gọi là thở khò khè. "Định nghĩa khò khè hết sức đơn giản, đây là tiếng thở phát ra ở thì thở của trẻ, nhưng việc phát hiện rất khó. Bác sĩ phải trực tiếp khám, nghe tiếng thở mới xác định được đó có đúng là trẻ bị khò khè hay không", phó giáo sư Dũng nói. 

Cũng theo ông, một trẻ được chẩn đoán là hen thì bắt buộc phải có dấu hiệu khò khè. Phần lớn khò khè ở trẻ dưới 3 tuổi mà không có các biểu hiện dị ứng đi kèm thường do nhiễm virus. Trẻ khò khè sau 4 tuổi có nguyên nhân từ hen nhiều hơn. 

Bên cạnh đó, cần phân biệt một số bệnh khác không phải hen nhưng cũng biểu hiện như thế. Một số bệnh cũng gây khò khè là: viêm tiểu phế quản, hóc dị vật, lao, tim bẩm sinh, bệnh bẩm sinh ở đường hô hấp... Đặc biệt, gần đây phải kể đến hội chứng trào ngược, một bệnh tiêu hóa biểu hiện nôn, trớ nhưng có triệu chứng giống hen, nên rất dễ chẩn đoán nhầm.

Bên cạnh đó, một loạt các bệnh đường hô hấp trên như: viêm mũi, viêm dị ứng cũng phát ra tiếng thở gần giống như tiếng thờ khò khè, cũng khó thở về đêm khiến bác sĩ dễ nhầm.

"Có bé khò khè, ho do thuốc lá, thường gặp ở những gia đình có bố, ông hút thuốc lá, gia đình có bếp than, khói. Trẻ ho suốt, thỉnh thoảng lại khò khè, nhiều ông bố không hút thuốc ở nhà nhưng ngủ cạnh trẻ, thở hơi ra cũng vẫn làm trẻ ho và khò khè, nhiều khi nhầm là hen", phó giáo sư Dũng nói.

Có nhiều yếu tố dễ dẫn đến chẩn đoán nhầm hen. Vì thế, thế giới khuyến cáo để chẩn đoán hen ở trẻ dưới 5 tuổi thường phải là các bác sĩ nhi đã có ít nhất chuyên khoa nhi chung. Với trẻ dưới 2 tuổi lại càng khó hơn nữa, nên phải là bác sĩ chuyên khoa nhi về hô hấp mới đặt vấn đề chẩn đoán hen. Không khuyến cáo những bác sĩ chuyên về hen ở người lớn lại chẩn đoán cho trẻ nhỏ. 

Nếu nghĩ đến hen ở trẻ dưới 5 tuổi, việc điều trị sớm sẽ làm cho bệnh nhẹ hơn và chức năng phổi tốt hơn. Do đó cần phải chẩn đoán hen sớm để điều trị tích cực và lâu dài.


Khò khè bé bị khò khè nguyên nhân và cách chữa trị triệt để cho bé ...

Bé bị ngạt mũi 1001 cách xử trí

Bé sơ sinh bị khò khè các mẹ không nên cho bé uống thuốc

Trẻ ho và có đờm đặc 1001 cách

(St)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
con tôi 7 tháng tuổi, cháu sáng thức vậy nghe hơi thở cháu khò khè, thăm khám bác sỹ nói cháu bị viêm phổi nhẹ nhưng uống thuốc nhiều lần không thấy cháu hết. Xin cho hỏi tình trạng sức khỏe cháu để lâu dài có ảnh hưởng sau nầy của cháu không ? Xin cảm ơn!
hơn 1 tháng trước - Thích (16) - Trả lời
Dùng thuốc không đỡ bạn phải cho bé tái khám sớm để được chuẩn đoán và đổi thuốc. Bệnh này để lâu rất ảnh hưởng sức khỏe đó.
Be nha em sinh duoc chau be 1 thang 20 ngay chau bi ho kho khe phai lam xao
hơn 1 tháng trước - Thích (10) - Trả lời
Chau moi duoc 3 tuân tuan tuoi hoi tho cua chau thi thoang co tieng kho khe nhat la luc dang bu, khi khoc mat chau tim lai nhung toan than thi khon. Bac si cho hoi chau bi lam sao va cach tri cho chau.
hơn 1 tháng trước - Thích (14) - Trả lời
Em bé 9 tháng lúc đầu có sốt, ho nhưng bây giờ ít ho và còn bị khò khè và cách phòng ngừa, điều trị
hơn 1 tháng trước - Thích (10) - Trả lời
Bạn tham khảo thêm bài viết trên nhé. Nếu quá lo lắng nên cho bé đi khám để được tư vấn rõ hơn
chau duoc 8 thang tuoi, luc nao cung co hien tuong tho kho khe. di tham kham, uong thuoc van khong thay do.xin hoi bac si chau bi lam sao? va cach dieu tri cho chau
hơn 1 tháng trước - Thích (16) - Trả lời
Em xin hỏi bác sĩ .con e dc 3thang tuoi bi ho kho khe va chay nc mui.e co di benh vjen kham va lay thuoc hien nay be da het ho het chay nc mui nhung van con kho khe .em co nen di lay thuoc cho bé nua ko.hien nay e dang cho bé uong thêm là he hap duong phen
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Con trai 14 thang tuoi be bi ho tho kho khe va sot.k cho chau uong thuoc thi lai sot cao xin hoi phai lam sao?
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý