Cách chăm sóc em bé 2 tháng tuổi phát triển tốt nhất

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách chăm sóc em bé 2 tháng tuổi phát triển tốt nhất

19/04/2015 04:49 AM
14,121



Cách chăm sóc em bé 2 tháng tuổi phát triển tốt nhất.Bé được 2 tháng tuổi, các ông bố bà mẹ rất chú trọng tới Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi tốt nhất, cùng tìm hiểu Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi tốt nhất này nhé!






SỰ PHÁT TRIỂN CỦA EM BÉ 2 THÁNG TUỔI


Sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi - Chăm sóc bé - Bé 2 tháng tuổi - Sự phát triển của trẻ sơ sinh

Con bạn biết làm gì ở tuổi này?

Nhận biết những gương mặt và giọng nói khác nhau. Cho thấy đáp ứng của bé khi bé thích 1 món đồ chơi nào đó.

Theo dõi những cử động bên ngoài. Thích thú khi nhìn những màu sáng, vật thể 3 chiều.

Mở tay ra thường hơn, nhiều hơn là cứ nắm tròn tay lại.

Thích thú các đồ chơi. Có thể im lặng khi làm việc này.

Giữ các vật vài giây trước khi buông xuống.

Xác định sở thích tư thế ngủ của mình.

Những thay đổi quan trọng:

Bé bắt đầu thể hiện nhiều loại cảm xúc hơn bao gồm: hài lòng, mong đợi và không hài lòng.

Bây giờ, bé bắt đầu biết đến sự dỗ dành của những giọng nói thân quen và việc ẵm bồng.

Thời gian bú và ngủ cũng đều đặn hơn. Ở tháng này, bé có thể bắt đầu ngủ cả đêm nhưng có vài bé vẫn thức dậy để đòi bú.

Cử động của bé đã đều đặn hơn do hệ thần kinh đã phát triển mặc dùn bé cử động vẫn chưa thật đồng bộ. Sự điều khiển đầu của bé được cải thiện hơn.

Cảm giác của bé cải thiện tốt hơn, ví dụ như bé sẽ nhìn tới hướng có tiếng động hấp dẫn hoặc bắt đầu bú khi thấy bình sữa.

Chơi để phát triển:

Khi bạn muốn bé chú ý, hãy nói chuyện nhẹ hành với bé bằng giọng cao và nhìn thẳng vào bé. Khi bạn muốn bé yên lặng, hãy nói với bé bằng 1 giọng trầm hơn. Hãy nói chuyện thường xuyên với bé.

Lắc nhẹ cái lục lạc gần đầu bé. Đu đưa 1 đồ chơi sáng màu trước mặt b é khoảng 10cm. Nói với bé bạn đang làm gì.

Kêu tên bé nhẹ nhàng bên tai. Thì thầm với bé đến khi bé di chuyển mắt hay cố gắng quay đầu để nhìn thấy bạn. làm như vậy ở tai bên kia của bé.

Nếu thời tiết cho phép, hãy đưa bé ra ngoài mỗi ngày. Bây giờ là thời gian tốt nhất để thiết lập 1 cuộc đi dạo hàng ngày.

Hãy ôm chặt bé, nói chuyện, vuốt ve và yêu thương bé.

Nuôi dưỡng bé:

Hãy cho bé bú sữa mẹ hoặc bú sữa bình trong những trường hợp cần thiết, không nên cho bé bú sữa bò.

Cho bé bú khoảng 5 lần mỗi ngày, bé bú được khoảng 150ml/kg cân nặng mỗi ngày.

Không bỏ bột ngũ cốc loãng hay thức ăn nấu nhuyễn vào sữa trong thời gian này. Bé còn rất nhỏ để có thể tiêu hoá được những thức ăn không phải là sữa.

Nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ

Cho bé bú cả 2 vú mỗi khi cho bú để kích thích sự tạo sữa và nhớ cho bé bú hết 1 bên rồi mới đến bên kia.

Không nên ăn kiêng trong thời gian cho bý, giảm bớt năng lượng hấp thu vào sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp sữa.

Nếu bác sĩ kê đơn thuốc cho bẹn, hãy nhắc với bác sĩ rằng bạn đang cho con bú và hãy tư vấn với bác sĩ của con bạn trước khi bạn uống bất cứ loại thuốc không cần kê toa nào.

Vẫn tiếp tục dùng những loại vitamine và sữa dành cho bà mẹ có thai và nuôi con bú bạn dùng trước đây.

Giai đoạn này bé bắt đầu quan tâm đến mọi thứ xung quanh. Bé cười nhiều và chân tay cựa quậy liên tục.

1. Thị giác

Lúc này mắt bé đã mở to, tầm nhìn cũng được xa hơn giai đoạn bé mới chào đời. Bé thường chăm chú vào những đồ vật nhỏ treo gần mặt. Bé cũng có phản xạ đưa tay ra tóm lấy những đồ chơi này.

Giai đoạn bé 2 tháng tuổi - Chăm sóc bé - Bé 2 tháng tuổi

Bé có thể nhận biết được hai màu sắc cơ bản là đen và trắng. Tuy nhiên để bé phát triển tốt vùng thị giác, bạn nên chọn những loại đồ chơi nhiều màu sắc (chỉ tránh những loại quá chói dành cho bé).

2. Cử động

Nhiều bé thường có thói quen nắm tròn bàn tay lại trong thời gian dài. Thi thoảng, bé có thể xòe rộng các ngón tay và tóm chặt một vật gì đó ở gần, thậm chí là tóc hay áo của bạn.

Bé có sở thích cho tay vào miệng.

Bây giờ, nếu bạn đưa cho bé một món đồ nhẹ, bé cũng có thể nhấc, nâng vật đó lên được.


3. Âm thanh

Bé thường chóp chép miệng hay phát ra những âm thanh chưa rõ nghĩa như “ê..ê”, “a..a”, “ou..ou”… Bé cũng rất thích “hóng chuyện” và tỏ ra đặc biệt chăm chú nhìn cử động miệng của bạn. Bé có xu hướng lặp đi lặp lại những âm thanh quen thuộc đó hàng ngày.

4. Thính giác

Cơ quan này cũng đang trong quá trình hoàn thiện, vì vậy bé chỉ nghe được những âm thanh ở gần. Bé có thể hướng đầu, quay mặt về phía người hỏi chuyện bé. Bé đặc biệt thích thú khi được nghe giọng nói của bạn hay của những người xung quanh.

Hướng dẫn chăm sóc bé

- Khi nói chuyện với bé, bạn nên chú ý điều tiết âm thanh lên xuống nhịp nhàng. Bắt đầu từ giọng nói nhỏ nhẹ, sau đó lên cao hơn. Bạn cũng có thể ngân nga những bài hát, đoạn thơ có tiết tấu vui vẻ cũng khiến bé thích thú tập trung.

- Massage giúp bé tăng cường hệ miễn dịch, hệ tuần hoàn và giữ tinh thần bé thoải mái. Chú ý giữ căn phòng ấm áp khi bạn bắt đầu thực hiện các động tác massage cho bé.

Cho bé nằm ngửa trên giường và khởi động việc massage bằng cách lăn nhẹ hai cánh tay bé, dùng đầu ngón tay xoáy hình vòng tròn nhỏ hai bên má, cằm bé, xoa bóp nhẹ hai bắp chân…

Âm nhạc và ánh sáng nhạt sẽ hỗ trợ tích cực cho bạn trong quá trình massage cho bé.

- Cho bé nằm trên xe nôi và đẩy bé đến khu vực yên tĩnh, có nhiều cây cối. Không khí trong lành ngoài trời rất có lợi cho sức khỏe và kích thích trí não bé phát triển tốt.

- Tuyệt đối tránh đặt những loại thức ăn nóng, nước nóng… gần bé vì lúc này bé đã khá hiếu động, bé có thể dùng tay kéo, giật mình bất kỳ thứ gì xung quanh.


Chăm sóc bé:

Tránh cho con bạn khỏi bị té ngã trong thời gian này. Đừng để bé trên bàn hoặc những nơi không kiểm soát được. Đừng để ghế của bé gần những nơi mà bé có thể kéo lấy và làm ngã.

Tránh cho bé bị rôm sẩy vì tã bằng cách lau rửa bé mỗi khi thay tã và bảo vệ làn da nhạy cảm của bé bằng một lớp mỏng phấn em bé.

Khi tắm cho bé, hãy lót trong chậu tắm 1 khăn tắm để tránh trướng hợp bé bị trượt trong chậu. Giữ chắc bé, lau tai, mắt và mũi bé nhẹ nhàng bằng khăn mềm, không dùng khăn cứng để lau cho bé

Đưa bé đi tiêm ngừa và kiểm tra sức khỏe.


CÁCH CHĂM SÓC EM BÉ 2 THÁNG TUỔI



Bé mới chào đời, cơ thể mới bắt đầu tập thích nghi với môi trường xung quanh, chính vì vậy cham soc tre so sinh 2 thang tuoi đúng cách sẽ giúp cho bé an toàn và chóng lớn. Vậy mẹ sẽ phải làm gì để bé phát triển toàn diện nhất?

cham soc tre so sinh 2 thang tuoi

Chăm bé ăn như thế nào?

Cho bé bú là khoảng thời gian tuyệt vời với cả hai mẹ con. Đây là lúc bé cảm nhận được rõ nhất sự ấm áp từ vòng tay mẹ, khuôn mặt yêu thương cùng giọng nói trìu mến của mẹ.

Hãy cho bé bú ngay sau khi sinh 30 phút để sớm có sữa non
Bé cần khoảng 150ml sữa/kg mỗi ngày.
Hãy làm cho bé dễ chịu trước khi bú bằng cách thay tã, vệ sinh sạch sẽ
Vỗ lưng cho bé ít nhất 1 lần khi cho bú, sau khi bú xong giữ bé trên vai và vuốt lưng cho bé.
Bé không cần bổ sung gì ngoài sữa mẹ, vì vậy mẹ vẫn cần bổ sung vitamin và khoáng chất để chất lượng sữa tốt hơn.

Lưu ý khi cho bé bú sữa và cham soc tre so sinh 2 thang tuoi

Không ép bé bú quá nhiều
Nếu bé bú bình thì không nên dốc ngược bình hay lắc để làm sữa chảy nhanh
Không cho bé ăn mật ong hay cháo pha đường, có thể gây ngộ độc hay sặc
Khi cho bé nằm cạnh bú, mẹ cần phải tỉnh táo hoặc có người trông nom, tránh trường hợp mẹ đè lên con mà không biết

Giữ vệ sinh cho bé

Thay tã và vệ sinh sạch sẽ cho bé thường xuyên. Cần xem xét phân của bé xem có tốt không
Nên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn sạch sẽ trước khi đụng chạm tới bé
Cắt móng tay cho bé
Chăm sóc rốn cho bé đúng cách
Bạn có thể tắm cho bé hàng ngày, phải giữ nước ấm đúng nhiệt độ khoảng 37-40oC, tắm nhanh và lau khô cho bé kịp thời. Trong khi tắm cần tránh gió lùa.
Tránh cho bé tiếp xúc với các nguồn ô nhiễm: khói thuốc, bụi, sơn, mùi thức ăn…

Giữ an toàn cho bé

Đặt bé ngủ tại vị trí cố định và không nên thay đổi hoặc đặt bé ngủ ở nhiều nơi. Vị trí ngủ có thể là cũi, giường, nhưng phải kê lót xung quanh cẩn thận. Không để bé ngủ một mình, cần có người theo dõi.
Không cho bé đi xa hoặc di chuyển quá nhiều.
Không sử dụng thức ăn hay đồ uống nóng khi bế bé vì có thể rơi vào người bé.
Nên tắm nắng thường xuyên trong vòng 15-30 phút nhưng là nắng sớm (trước 8h) tránh nắng gắt chiếu vào bé.
Giữ nhiệt độ phòng hợp lý, tránh nắng chiếu, gió lùa.
Luôn có số điện thoại khẩn cấp để liên lạc với người nhà, bác sĩ khi cần

cham soc tre so sinh 2 thang tuoi và Chơi cùng bé

Hãy tạo nhiều bộ mặt khi gần bé. Cố làm theo những tiếng động và bộ mặt bé làm.
Hãy nói chuyện nhẹ nhành vào tai bé. Cho bé nghe nhạc
Nâng bé lên vai bạn để bé có thể thấy xung quanh. Đỡ đầu khi ẵm bé.
Cho bé thấy những bức tranh và những mẫu hình đơn giản có màu sáng và có trang trí, cách mặt bé khoảng 20-30 cm.


NHỮNG LƯU Ý KHI CHĂM SÓC TRẺ 2 THÁNG TUỔI

Đồ chơi


- Chọn những món đồ chơi dễ cầm nắm và phát ra nhiều âm thanh khác nhau, cho bé tìm nơi phát ra âm thanh để luyện tập thính giác cho bé.

- Đồ chơi phát ra tiếng nhạc như hộp âm nhạc vừa có thể luyện tập thính lực cho bé vừa có thể làm cho bé vui.

- Dùng gương không vỡ cho bé soi vào để quan sát mình, giúp luyện tập ý thức tự ngã.

- Treo những đồ chơi có dây treo và phát ra âm thanh trên đầu giường có thể hấp dẫn sự chú ý của bé. Những món đồ chơi này vừa luyện tập thị giác, vừa luyện tập thính giác cho bé.

- Treo những hình vẽ trên đầu giường hoặc dán lên tường để bé xem nhằm luyện tập thị lực cho bé.

Cánh báo


Trong những tháng này, nếu trẻ xuất hiện những dấu hiệu chậm phát triển dưới đây thì phải nhanh chóng đưa bé đi kiểm tra hoặc tìm chuyên gia để được tư vấn.

- Vẫn không thể dùng mắt dõi theo những vật di động trong tầm nhìn.

- Cơ thể quá mềm hoặc quá cứng.

- Không có phản ứng đối với những âm thanh lớn.

- Nghe giọng của mẹ mà vẫn không cười.

- Khi bế bé ở tư thế nằm ngửa, đầu của bé vẫn không ngóc lên.

Tiêm Vac-xin


- Vac-xin phòng bệnh bại liệt dạng viên: đây phải là thuốc dạng viên, bé sẽ uống lần đầu tiên khi được 2 tháng tuổi, mỗi tháng uống một lần, uống liên tục trong 3 tháng.

- Vac-xin phòng bệnh viêm gan B: Khi bé được 1 tháng, nên nhớ lần tiêm thứ 2, cũng chính là mũi tiêm tăng cường.

cham-soc-be-2-thang-tuoi-1-chamsocmevabe.vn

Chăm sóc bé

- Có thể cho bé uống một ít nước trái cây.

- Cân bằng dinh dưỡng, tập nề nếp sinh hoạt cho bé.

- Chế độ ăn uống hợp lý, phòng ngừa béo phì.

- Tiến hành kích thích cảm giác cho bé.

- Quan sát tiếng khóc của bé.

- Theo dõi xem bé có bài tiết bình thường không.

- Vệ sinh mắt cho bé để tránh các bệnh về mắt.

- Khi bé thức hoặc sau khi bé bú khoảng 1 giờ, tập cho bé nằm sấp.

- Cho bé tắm nắng thích hợp.

Cấm kị

- Tránh ánh sáng mạnh chiếu vào mắt.

- Khi chụp ảnh, tránh sử dụng ánh sáng đèn, vì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thị giác của bé.

- Không được cho bé uống thuốc với nước trà, để tránh làm giảm hiệu quả cuả thuốc.

Những vấn đề cần chú ý

- Tránh để mất nước: nếu không kịp thời giải quyết tình trạng mất nước, có thể gây ra tổn thương não, thậm chí gây tử vong. Vì vậy, khi phát hiện bé có dấu hiệu mất nước phải kịp thời chữa trị.

- Đề phòng chứng thoái vị bẹn: triệu chứng chủ yếu là khi bé khóc hoặc nín thở để vận sức, phần trong háng sẽ có nốt lồi, khi trẻ bình tĩnh thì nốt này biến mất. Nếu phát hiện có triệu chứng này thì nên kịp thời tiến hành phẩu thuật.

- Tránh để bé bị hăm tã: chú ý vệ sinh, thay tã thường xuyên.

- Đề phòng mắc chứng hen suyễn: không nên để khói dầu, mùi có tính kích thích bay vào phòng bé để tránh kích thích niêm mạc ở đường hô hấp của bé, tạo ra nguy cơ tiềm ẩn của bệnh hen suyễn.

- Các bệnh ở da: chú ý vệ sinh, kịp thời điều trị.

- Cẩn thận tránh bị bỏng: bỏng là chuyện ngoài ý muốn thường gặp ở bé, gia đình cần phải hết sức chú ý.

- Sau khi tiêm chủng, cần chú ý quan sát xem bé có phản ứng bình thường không.


Hướng dẫn chăm sóc bé sơ sinh từ 2-3 tháng tuổi

Khi nói chuyện với bé, bạn nên chú ý điều tiết âm thanh lên xuống nhịp nhàng. Bắt đầu từ giọng nói nhỏ nhẹ, sau đó lên cao hơn. Bạn cũng có thể ngân nga những bài hát, đoạn thơ có tiết tấu vui vẻ cũng khiến bé thích thú tập trung.

Massage giúp bé tăng cường hệ miễn dịch, hệ tuần hoàn và giữ tinh thần bé thoải mái. Chú ý giữ căn phòng ấm áp khi bạn bắt đầu thực hiện các động tác massage cho bé.

Cho bé nằm ngửa trên giường và khởi động việc massage bằng cách lăn nhẹ hai cánh tay bé, dùng đầu ngón tay xoáy hình vòng tròn nhỏ hai bên má, cằm bé, xoa bóp nhẹ hai bắp chân…

Âm nhạc và ánh sáng nhạt sẽ hỗ trợ tích cực cho bạn trong quá trình massage cho bé.

Cho bé nằm trên xe nôi và đẩy bé đến khu vực yên tĩnh, có nhiều cây cối. Không khí trong lành ngoài trời rất có lợi cho sức khỏe và kích thích trí não bé phát triển tốt.

Những điều nên tránh khi chăm sóc trẻ sơ sinh 2-3 tháng tuổi

Bạn nên tránh ánh sáng mạnh chiếu vào mắt bé, nó sẽ ảnh hưởng không tốt tới mắt của bé.

Khi chụp ảnh, tránh sử dụng ánh sáng đèn, vì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thị giác của bé.

Không được cho bé uống thuốc với nước trà, để tránh làm giảm hiệu quả cuả thuốc.

Tuyệt đối tránh đặt những loại thức ăn nóng, nước nóng… gần bé vì lúc này bé đã khá hiếu động, bé có thể dùng tay kéo, giật mình bất kỳ thứ gì xung quanh.


Nhiều người khi nấu ăn cho trẻ thường ninh quá lâu để lấy hết chất bổ. Thực ra, việc ninh quá nhừ sẽ làm kết tủa hết các chất dinh dưỡng trong thịt, xương. Vì vậy, khi chế biến cho trẻ, nên xay, giã thực phẩm thay vì hầm lâu. Đối với rau củ quả, cần nấu nhanh và ăn nóng để không mất vitamin C.

Một số sai lầm khác:

1. Cho trẻ ăn sam (ăn dặm, ăn bổ sung) từ quá sớm: Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo các bà mẹ cho trẻ bú hoàn toàn trong sáu tháng đầu, sau đó mới cho ăn bổ sung. Tuy nhiên, hiện nhiều gia đình cho trẻ ăn bột từ khi 3-4 tháng tuổi. Điều này xuất phát từ quan niệm truyền thống, cho rằng cho trẻ ăn thêm chất bột, chất gạo thì mới cứng cáp. Song thật ra trong bột gạo có chất cản trở sự hấp thu các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ. Vì vậy, nó chẳng những không tăng dinh dưỡng cho trẻ mà còn gây khó khăn cho việc hấp thụ các chất dinh dưỡng khác.

Đó là chưa kể tình trạng mất vệ sinh, sai quy cách trong chế biến bột gạo, pha sữa bò ở nhiều gia đình. Điều này có thể làm trẻ bị tiêu chảy hoặc mắc một số bệnh đường tiêu hóa khác.

Mặt khác, 40% năng lượng cho sự tăng trưởng của trẻ là lấy từ sữa mẹ. Việc cho trẻ ăn sam sớm (thường chất béo tụt xuống còn 1/2) sẽ làm thức ăn nghèo chất béo...

2. Cho trẻ ăn quá nhiều hoặc quá ít: Nhiều gia đình hiện nay cho trẻ ăn quá nhiều. Có nhà ninh cho một em bé vài tháng tuổi đến mấy lạng thịt/ngày, hoặc cả một con cua, con lươn to tướng. Số thực phẩm này vượt quá khả năng hấp thu của trẻ.

Trong khi đó, nhiều gia đình lại coi trẻ như một người lớn thu nhỏ, cho rằng người lớn ăn ba bát cơm mỗi bữa thì trẻ nhỏ cần ăn một bát. Trong khi trên thực tế, nhu cầu năng lượng/kg cân nặng của trẻ lớn hơn nhiều so với người lớn. Viện Dinh dưỡng đã có nhiều sách hướng dẫn: ở lứa tuổi nào thì trẻ cần bao nhiêu thịt, rau... mỗi ngày. Vì vậy, cha mẹ nên tham khảo các hướng dẫn này để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.

3. Bọc trẻ quá kín: Về yếu tố tâm lý, người Việt Nam thường sợ trẻ bị gió máy, bị lạnh do khí hậu hay thay đổi. Tuy nhiên, việc bọc trẻ quá kín, không cho ra ngoài... chẳng những làm trẻ bức bối khó chịu mà còn dẫn đến bệnh còi xương do thiếu vitamin D - một chất được cơ thể tổng hợp dưới sự xúc tác của ánh nắng mặt trời. Mỗi ngày, trẻ cần được tắm nắng trong 10-15 phút (tốt nhất là ánh nắng buổi sớm) để có thêm nguồn vitamin D, giúp hấp thu canxi và chống bệnh còi xương.

Sai lầm đầu tiên là cho trẻ ăn đêm. Con bạn thật sự không cần ăn thêm ban đêm nữa khi bé đã nặng 6 cân. Nếu bé đã nặng hơn thế mà vẫn khóc đòi ăn vào khoảng 2 giờ sáng thì đó là do thói quen. Thay vì vội vàng cho ăn, bạn hãy thử để bé tự ngủ lại.

Hầu hết các em bé sau 3-4 tháng tuổi đều có thể ngủ thẳng giấc suốt đêm nếu bố mẹ biết cách tạo điều kiện cho chúng. Sau đây là những sai lầm cần tránh để trẻ có giấc ngủ sâu và ngon giấc.

Lệ thuộc vào thói quen của trẻ

Đứa bé khóc khi bạn cho ngủ vào buổi tối; và mỗi lần như vậy bạn lại cố làm cho bé thoải mái để ngủ cho nhanh, không khóc lóc ồn ào. Cứ như thế thì bé sẽ không bao giờ tự mình ngủ được.

Lần tới, nếu bé khóc khi đi ngủ, bạn hãy cố gắng chế ngự cảm giác "xót con", cứ làm một việc gì khác để không nghe thấy tiếng rên rỉ, thút thít của bé. Khi bé khóc thật sự, hãy đợi chừng 5 phút rồi hãy vào dỗ. Tối hôm sau, kéo dài thời gian đợi đó thành 10 phút, và cứ thế tiếp tục kéo dài hơn.

Dĩ nhiên, nếu bé bị đau hay khó ở thì bạn phải giúp con đi ngủ.

Đu đưa cho bé ngủ

Nếu bạn thường xuyên bế con và đu đưa cho bé ngủ, nó sẽ bị phụ thuộc vào cánh tay bạn, không đu đưa thì không thể ngủ. Nếu bé thường ngủ gục khi bạn cho bú, hãy nhẹ nhàng đánh thức con dậy trước khi đặt vào giường.

Đặt bé vào giường với một bình sữa

Con bạn hay ngủ gục lúc đang ngậm vú sữa, điều đó có hại cho răng của bé; răng sẽ vàng và dễ bị sâu. Ngủ với bình sữa trên tay cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh về tai của trẻ.

Lẫn lộn ngày và đêm

Bé không bao giờ ngủ suốt đêm nếu không biết sự khác nhau giữa bóng tối và ánh sáng. Bạn hãy giúp con tổ chức nhịp độ ngủ tự nhiên. Hãy giữ cho phòng bé đầy ánh sáng vào ban ngày và trong cả giấc ngủ chợp ban ngày. Còn buổi tối thì đừng để ánh sáng lọt vào phòng.






Chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi
Trẻ 5 tháng tuổi ăn uống thế nào
Cho bé ăn khi 6 tháng tuổi
Cho bé ăn khi 10 tháng tuổi
Khẩu phần ăn của trẻ 5 tháng tuổi
Cho bé ăn khi 7 tháng tuổi






(ST)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
contoi hay ngu ngay cdem thuc em lam cach nao cto chuc cho chau lai dacx ngu ko chi em
hơn 1 tháng trước - Thích (3) - Trả lời
Vì bé nhà bạn mới 2 tháng tuổi, nên bé còn quá nhỏ để nhận thức được ngày và đêm nên bé chưa hoàn toàn thích nghi với môi trường bên ngoài là điều dễ hiểu. Do bé mới chào đời chưa được bao lâu nên chu kỳ ngủ – thức của bé không thể gò ép theo “đúng qui luật” như người lớn được mà hoàn toàn là do tính tình, sở thích ngủ, chơi của từng bé. Cũng chính vì bé còn nhỏ nên bé sợ mẹ bỏ và cần hơi ấm của người mẹ, nên bé đòi nằm trên mình mẹ, vì thế bạn cần phải cố gắng thôi, theo thời gian bé sẽ dần dần được thích nghi. Một lời khuyên cho bạn là buổi tối bạn không nên để đèn quá sáng, khi bé ngủ cần tắt hết các thiết bị âm thanh.
cach cham soc be 2 thang tuoi phat trien tot nhat
hơn 1 tháng trước - Thích (2) - Trả lời
bé lười bú bình nhưng mẹ thiếu sữa làm cách nào bây giờ hả bạn để có thể cho bé chịu bú bình
hơn 1 tháng trước - Thích (22) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý