Kinh nghiệm học đàn Piano cho trẻ

seminoon seminoon @seminoon

Kinh nghiệm học đàn Piano cho trẻ

19/04/2015 04:50 AM
1,544

Kinh nghiệm học đàn piano cho trẻ. Cùng tham khảo những kinh nghiệm dưới đây để có lựa chọn tốt nhất cho bé nhé





Những kinh nghiệm trước khi cho trẻ học Piano

I. Những khó khăn, thắc mắc khi cho con học đàn piano

1) Con mình có khiếu học đàn hay không? Nếu có khiếu thì học 1 hiểu 3 và con đường thành công sẽ bớt chông gai. Ngược lại, Không có khiếu thì học 3 tiếp thu chỉ có 1, con đường phía trước rất mù mờ. 

2) Con mình có muốn học hay không? Tự cha mẹ quyết định & đăng ký cho con học là 1 quyết định sai lầm không?

3) Trả lời cho thông suốt những câu hỏi mà Ba sắp nhỏ đã đặt ra. Cái này gọi là tìm kiếm sự đồng thuận từ mọi thành viên trong gia đình có ảnh hưởng đến việc học của con.

4) Nên cho con học organ hay piano? Hai món này tưởng là giống như thật ra khác biệt rất nhiều.

5) Có nên mua đàn cho con không và nếu mua thì mua loại gì? Cái này phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện của gia đình

6) Có đủ điều kiện cho con học lâu dài không và nếu không thì con có tự một mình đi tiếp con đường này hay không? Thật ra thì khi đã đam mê thì khó khăn nào con cũng sẽ vượt qua.

7) Và cuối cùng : cho con học đàn để làm gì ? Học đàn như 1 môn ngoại khóa hay đó sẽ là 1 cái "nghiệp" sau này? 

II. Tìm hiểu chi tiết vấn đề

con mình có khiếu học piano hay không?

Sau đây là 3 yếu tố dùng để đánh giá năng khiếu của con và những tình huống cụ thể của con mình. 3 yếu tố này dựa trên nhiều nguồn tham khảo đáng tin cậy. Còn tình huống và cách làm thì chỉ để tham khảo, các bạn có thể làm tương tự hoặc làm cách khác, miễn có thể giúp bạn đánh giá trẻ dễ dàng 

1) Sự nhạy cảm với âm nhạc : Bé có thể cảm thụ được âm nhạc một cách rất tự nhiên, yêu thích âm nhạc. Bé có thể dễ dàng bắt chước ngay giai điệu và hát theo rất đúng. Khi học nhạc thì có thể nhận biết và nhớ nốt nhạc nhanh chóng.

Cách quan sát và thử trẻ : 

- Thấy bé 3 tuổi, có thể thuộc gần cả trăm bài hát của Xuân Mai. Bé thuộc nhạc rất nhanh, kể cả bài hát người lớn. 

- Bé hay "đánh giá" bài hát là hay hoặc dở. 

- Khi đàn mình hay xướng âm, bé cũng xướng âm theo. 

- Mình thử đàn một hai bài hát vui trong Method Rose một vài lần và kêu bé hát lại, mình thấy bé có thể bắt chước giai điệu dù không nhớ nốt nhạc.

- Bé thường hay kêu mình đánh đàn cho bé hát. 

- Nghe văng vẳng ở đâu bài hát mà bé thuộc là bé có thể hát theo ngay cái đoạn mà đĩa nhạc đang phát. 

2)Tai nghe nhạy : Dễ nhận biết những chi tiết mà thường thì các trẻ khác ít nhận ra hay bỏ sót. Có thể tái hiện giai điệu bằng tai. 

Cách mình quan sát và thử con : 

- Mình đánh 2 lần đoạn "Do re mi fa sol" cho bé nghe, sau đó mình đánh lại đoạn đó mà bỏ mất 1 nốt rồi hỏi bé có gì khác biệt, thì bé có thể nhận ra là thiếu 1 nốt. Sau này khi bé lớn hơn, mình đánh một đoạn nhạc dài hơn. 

- Mình đánh 1 đoạn nhạc vui, rồi bảo con nhắm mắt lại và tưởng tượng. Sau đó mình hỏi con là con tưởng tượng được gì, con nói là con thấy biển

- Mình mở karaoke nhạc thiếu nhi, chọn bài và đưa micro cho bé hát (lúc đó bé chưa biết đọc), bé có thể vào bài hát đúng nhịp, đúng tông chứ không bị lạc. Mình thử ngắt ngang bài hát và cho bé vào ngay đoạn đó, bé vẫn vào được dúng tông, dù có hơi trễ nhịp vì nhảy vào đột ngột. Sau này bé lớn rồi, bé có thể tự động hát nhanh hơn để bắt kịp nhịp nhạc.

- Khi bé đã học đàn, mình thường yêu cầu bé không nhìn đàn, nghe mình đánh nốt và xướng âm. Thường thì bé xướng âm đúng.

3)Nhạy cảm nhịp nhạc : Có thể cảm thụ được nhịp điệu, theo được nhịp điệu và có thể lập lại nhịp điệu đó.

Cách mình quan sát và thử con :

- Mình thử đánh 1 bài thiếu nhi, vừa đánh vừa chỉnh Tempo (nhịp) tăng hay chậm, bé có thể nhận biết và hát nhanh/chậm lại theo nhạc.

- Mình dùng trống trẻ em mà cô giáo ở trường mẫu giáo xài để đánh 1 đoạn nhịp, ví dụ : 1 nốt 2 nhịp, 3 nốt 1 nhịp, 1 nốt 2 nhịp rồi trở lại 3 nốt 1 nhịp. Đánh 2-3 lần như thế, bé có thể bắt chước làm theo nhịp đó.

- Bé có thể điều chỉnh nhịp của mình theo kịp nhịp nhạc.

Mình đã thường xuyên làm những việc trên hoặc nhiều cách kiểm tra khác nữa, ngay cả khi con đã đi học đàn rồi, mình vẫn tiếp tục chú ý kiểm tra.

- Mình hỏi cô giáo xem khả năng tiếp thu của con nhanh hay chậm.

- Khi mới vào học, 1 buổi 45 phút học cô dạy con 1 trang trong quyển Methode Rose. Sau này con siêng tập thì con tập trước luôn cả các bài hát vui.

Như vậy, mình có thể yên tâm rằng con mình có khiếu âm nhạc.

TUY NHIÊN, CÓ KHIẾU CHỈ LÀ MỘT YẾU TỐ NỀN TẢNG MÀ THÔI. NÓ KHÔNG PHẢI LÀ YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG HAY VIỆC HỌC LÂU BỀN CỦA BÉ

* Cha mẹ có cần phải biết đàn hay không?

Dĩ nhiên là không. Nhưng sẽ tốt hơn nếu cha mẹ biết đàn hoặc biết về nhạc lý, tương tự như khi bố mẹ cùng hướng dẫn bé học làm toán, sẽ học nhanh hơn là bé tự học rồi!

Việc cha mẹ biết đàn sẽ giúp con rất nhiều trong học tập. Bạn sẽ dễ dàng phát hiện khi con đàn sai hay chỉ dẫn bài học khó. Cũng giống như chúng ta dạy con học toán hay tiếng Việt vậy thôi. Đôi khi cha mẹ cùng con đánh đàn (những bài 4 tay) hoặc cùng chia sẻ cảm xúc từ những bài hay sẽ có tác động rất nhiều đến bé.

Nếu không, mình cũng khuyến khích ba mẹ học về nhạc lý, ít nhất là một số kiến thức cơ bản. Cái này không khó tí nào. Có thể mua sách tự học. Khi mình biết về nhạc lý, mình cũng có thể giúp con khi khó khăn, hoặc ít nhất cũng có thể hiểu khi con trao đổi hoặc nhờ giúp đỡ.

Không biết gì về nhạc lý hay không biết chơi đàn có thể sẽ làm cho bạn trở thành “người ngoài cuộc” trong “sự nghiệp học đàn” của con vì bạn khó theo dõi bài học, giúp đỡ khi con khó khăn hoặc thiếu đồng cảm.


Tại sao bạn chọn học piano?

Hẳn trong chúng ta khi đã xác định chọn học một bộ môn đều có mục đích rõ ràng. Ở đây tôi xin chỉ đề cập đến việc tại sạo bạn chọn học piano và có lẽ cũng là xu hướng học thêm của rất nhiều người hiện nay. Chơi Piano có một số tác dụng như sau:

1. Chơi đàn là hình thức giải trí lành mạnh: Âm nhạc sẽ giúp con bạn quên hết mệt mỏi, tận hưởng những giờ phút giải trí lành mạnh. Đồng thời, âm nhạc còn giúp trẻ tranh xa sự cám dỗ của những trò giải trí vô bổ khác.

2. Giúp trẻ học tốt môn toán và các ngành khoa học khác: Các nhà nghiên cứu của Đại học California, Mỹ, kết luận: Trẻ từ 3 - 4 tuổi được học đàn mỗi tuần sẽ phát triển khả năng giải các bài toán đố tốt hơn những đứa trẻ khác đến 34%.

3. Tạo sự phối hợp nhịp nhàng trên cơ thể trẻ: Không giống một số nhạc cụ khác, khi chơi đàn, yêu cầu người chơi phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay và mắt. Tay lướt trên phím đàn và mắt tập trung quan sát bản nhạc và phím đàn. Sự phối hợp nhịp nhàng đó giúp trẻ linh hoạt, nhạy bén hơn khi tham gia các hoạt động khác trong cuộc sống.

4. Phát triển đa tài: Các kỹ năng và kiến thức học đàn sẽ giúp trẻ dễ dàng đón bắt âm thanh của các nhạc cụ khác. Nếu chơi "nhuyễn" piano, bé có thể học các loại nhạc cụ khác như organ, guitar.

5. Rèn cho trẻ tính tập trung cao độ: Đọc nhạc, nắm bắt các nốt, nhịp, sau đó chuyển các nốt, nhịp, sau đó chuyển các nốt, nhịp ấy lên sự di chuyển của đầu ngón tay trên bàn phím đòi hỏi trẻ phải tập trung cao độ. Chơi đàn cũng là cách rèn cho trẻ tính nghiêm túc khi nhìn nhận vấn đề.

6. Phát huy năng khiếu của trẻ: Khi cho con chơi đàn, bạn sẽ sớm phát hiện tài năng bẩm sinh của trẻ và tạo điều kiện để con phát huy. Với những tính năng hiện đại của đàn piano kỹ thuật số, bé có thể kết nối với máy vi tính để thực tập và sáng tác.

7. Tự tin hơn: Nếu chơi tốt bản nhạc đầu tiên, trẻ sẽ chơi tốt hơn những bản nhạc tiếp theo. Thành công ấy sẽ giúp trẻ tự tin hơn về khả năng của chính mình.

8. Rèn nhân cách, lập trường: Học đàn không phải là điều dễ dàng. Trẻ cần thuộc nốt, tập trung cao và phải có tính kiên nhẫn. Những bài học đó giúp con bạn rèn luyện nhân cách và có đủ bản lĩnh để đối mặt với thử thách trong cuộc sống sau này.

9. Phát huy trí tưởng tượng: Thả hồn qua âm nhạc, trẻ sẽ có điều kiện để phát huy sự sáng tạo, trí tưởng tượng của mình.

10. Khả năng phân tích âm nhạc cao: Chơi tốt đàn, trẻ sẽ đạt khả năng thẩm âm tốt. Khi nghe một bản nhạc lạ, chúng dễ dàng phân tích nốt trầm, bổng, nhịp đơn, lẻ của tác phẩm. Biết đâu con bạn sẽ trở thành một thiên tài âm nhạc sau này!

Bí quyết khi học đàn Piano

www.lamsao.com

Piano là một nhạc cụ phổ biến nhưng để tìm hiểu và học hỏi để chơi nó thực sự là một kinh nghiệm rất bổ ích. Tuy nhiên, giống như bất kỳ nhạc cụ khác để tìm hiểu, bạn cần phải có những nỗ lực và niềm đam mê


Tìm tài liệu tốt

Nhận một tài liệu giảng dạy tốt để hướng dẫn bạn thông qua học tập của bạn. Để chắc chắn, bạn có thể tìm thấy rất nhiều nguồn tài nguyên bất cứ nơi nào trên web về các hướng dẫn về cách chơi đàn piano, nhưng điều quan trọng là phải phù hợp với phương pháp của bạn và các tài liệu giảng dạy của bạn.

Nếu bạn muốn tự học chơi piano tốt, bạn phải dính với một kế hoạch học tập có hệ thống của các nhạc cụ. Bằng cách này, bạn sẽ không thể nhảy từ bài học đến bài học mà không có bất kỳ hướng trong tâm trí. Tìm một phương pháp giảng dạy đó là cảm thấy thoải mái với bạn - đó cũng phụ thuộc vào các kỹ năng hiện tại bạn có trong điều khoản chơi piano.

Tìm hiểu một điều một lúc.

Tất nhiên, nó có thể được hấp để đặt cả hai tay để làm việc trong thực hành piano nhưng bạn có thể làm cho việc học của bạn dễ dàng hơn nếu bạn chỉ có một bàn tay để tập trung. Hãy học tập của bạn một bước một lúc. Bạn có thể tìm hiểu để chơi với bàn tay phải của bạn đầu tiên và sau đó trái của bạn. Bạn có thể muốn tập trung đầu tiên trên bàn tay của bạn trước khi thử trên bàn đạp chân, mà sẽ được đơn giản để tìm hiểu tất cả mọi thứ khi bạn đã nắm tay của bạn. Học tất cả mọi thứ cùng một lúc có thể làm cho quá trình học tập của bạn một ít khó khăn.

 Cố gắng thực hành đúng và chính xác

Tìm hiểu một điều một lúc. Tất nhiên, nó có thể được hấp để đặt cả hai tay để làm việc trong thực hành piano nhưng bạn có thể làm cho việc học của bạn dễ dàng hơn nếu bạn chỉ có một bàn tay để tập trung. Hãy học tập của bạn một bước một lúc. Bạn có thể tìm hiểu để chơi với bàn tay phải của bạn đầu tiên và sau đó trái của bạn. Bạn có thể muốn tập trung đầu tiên trên bàn tay của bạn trước khi thử trên bàn đạp chân, mà sẽ được đơn giản để tìm hiểu tất cả mọi thứ khi bạn đã nắm tay của bạn. Học tất cả mọi thứ cùng một lúc có thể làm cho quá trình học tập của bạn một ít khó khăn.

Đừng kéo dài bài tập trước và sau khi thực hành piano của bạn.

Điều này không chỉ giúp bạn giảm căng thẳng ở ngón tay và cánh tay của bạn nhưng nó cũng sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc học một cách đúng cách nhấn phím đàn piano. Một trong những sai lầm phổ biến nhất tại sân chơi đàn piano là tiếp cận các phím với các ngón tay. Cá nhân tôi đã sai lầm này trong giai đoạn học tập của tôi đặc biệt là khi tôi đang phải đối mặt với một đoạn phức tạp hơn. Hiểu rằng bạn có thể sử dụng cánh tay của bạn để di chuyển bàn tay của bạn trên các phím và các bài tập kéo dài thực sự sẽ giúp bạn thực hiện điều này dễ dàng hơn rất nhiều.


Sử dụng metronome.

Các metronome có thể là một thiết bị rất hữu ích để giúp bạn tự học chơi piano tốt và cải thiện chơi đàn piano của bạn. Bạn có thể thiết lập một tốc độ metronome để được thoải mái với sân chơi của bạn mà còn xem xét cảm giác của âm nhạc. Nó có thể là một thách thức khá lúc đầu tiên để phối hợp với các nhấp chuột của metronome nhưng bạn có thể tìm thấy nó rất hữu ích về lâu dài.


KHI BẮT ĐẦU HỌC PIANO CHÚNG TA CẦN NHỮNG LỜI KHUYÊN GÌ?

Chào các bạn có niềm đam mê với nhạc cụ piano!

Hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn những kinh nghiệm mình từng trãi, khi mình mới chập chững mới bắt đầu
học piano.


Bạn đam mê ậm nhạc, bạn thích piano và bạn chỉ muốn học giải trí, hay đại khái bạn muốn tự học chơi piano, trước hết bạn cần phải chuẩn bị tốt và chắc chắn rằng bạn sẽ không bao giờ bỏ cuộc vì piano là một thể loại nhạc cụ phổ biến để tìm hiểu và học hỏi, để chơi nó thực sự là một trãi nghiệm rất bổ ích. Tuy nhiên, giống như bất kỳ nhạc cụ nào khác để tìm hiểu, bạn cần phải có những nỗ lực và niềm đam mê để theo đuổi.

Để tự học piano tốt, bạn cần bạn phải lên một kế hoạch học tập và bám sát kế hoạch đó một cách hệ thống. Bằng cách này, bạn sẽ không nhảy từ bài học đến bài học khác một cách không có định hướng rõ rang – gọi là lang mang, không chuẩn xác. Hãy tìm một phương pháp giảng dạy, học tập nào đó tạo cho bạn cảm giác thoải mái, phần này phụ thuộc vào năng lực, kỹ năng, trình độ hiện tại của bạn đang có, điều này có trong các tài liệu học piano. Hãy chọn một tài liệu giảng dạy tốt để có hướng dẫn phù hợp cho việc học tập của bạn

Bạn có thể tìm thấy rất nhiều nguồn tài nguyên, tài liệu học piano trên web, về hướng dẫn cách chơi,
học piano, nhưng hãy chú ý vấn đề tài liệu phải phù hợp với phương pháp, kế hoạch, lịch trình của bạn. Đầu tiên, bạn có thể tìm hiểu để chơi đàn với bàn tay phải, sau đó là tay trái. Và cứ thế, bạn tập trung luyện trên bàn tay (hay còn gọi là luyện ngón) của bạn trước, sau đó luyện tập trên bàn đạp chân (luyện đạp pedal), và mọi thứ sẽ đơn giản hơn để tìm hiểu thêm những thứ khác khi bạn nắm rõ quy tắc trên bàn tay. Học tất cả mọi thứ cùng một lúc có thể làm cho quá trình học tập của bạn gặp không ít khó khăn và có thể nói là rối loạn.

Điều quan trọng là khi bạn tự học chơi piano, bạn phải học chính xác từ những bước đầu tiên, tránh lạm dụng việc “ sẽ phát triển nhiều thông qua thực hành nhiều” mà hãy nghĩ đến “ chậm mà chắc” . Một mẹo để giúp bạn thực hành một cách chính xác nhất là tìm hiểu cách đánh, chơi một tay ở nhịp độ chậm, cứ thế nâng tốc độ lên từ từ. Luôn luôn đảm bảo rằng bạn thực hành đúng và chính xác. Thường xuyên và liên tục thực hành là một phần thiết yếu của việc học piano và bất kì nhạc cụ nào khác, nhưng quan trọng nhất là thực hành một cách chính xác nhất có thể

Sai lầm phổ biến nhất khi học đàn piano là việc tiếp xúc các phím với các ngón tay. Cá nhân tôi đã từng mắc lỗi này trong giai đoạn học tập của tôi, đặc biệt là khi tôi đang phải thực hành với một đoạn nhạc phức tạp hơn. Bạn có thể sử dụng cánh tay của bạn để di chuyển bàn tay trên các phím và thực hành nhiều hơn, điều này thực sự sẽ giúp ích cho việc học piano dễ dàng hơn rất nhiều. Đừng kéo dài bài tập trước và sau khi thực hành của bạn. Nó không chỉ giúp bạn giảm căng thẳng ở ngón tay và cánh tay của bạn nó còn giúp bạn rất nhiều trong việc học đúng cách nhấn phím
đàn piano.

Luôn luôn sử dụng metronome. Các metronome có thể là một thiết bị rất hữu ích để giúp bạn tự học chơi piano tốt và cải thiện việc chơi
đàn piano của bạn đúng nhịp hơn. Bạn có thể thiết lập tốc độ metronome để có dc cảm giác thoải mái với việc học piano, ngoài ra, bạn còn cảm thụ dc âm nhạc. Lúc đầu, nó có thể là một thách thức để phối hợp giữa các tiếng bip của metronome nhưng bạn sẽ thấy nó rất hữu ích về lâu dài.


Nên cho trẻ học đàn Piano hay đàn Organ?

 Đa số đều cho rằng nên cho trẻ học Piano vì nhìn một đứa trẻ chơi Piano sẽ “sang” hơn và “đẳng cấp” hơn chơi đàn Organ. Theo tôi thấy, những câu trả lời này chưa thực sự đúng và nó còn mang đậm suy nghĩ cố hữu của người Việt Nam. Thích “khoe”, thích “sang” &  “oai” nhưng lại không nghĩ rằng những điều đó có thể là áp lực nặng nề đối với trẻ.
 

 

Vậy trước khi tính đến cái “oai”, cái “sang” và cái “tiếng” của bản thân, của gia đình thì các bậc phụ huynh hãy quan tâm tới nhu cầu & thiên hướng của con em mình. Sau đây là một số ý kiến của Tiến Đạt để bạn tham khảo trước khi quyết định cho con em mình học đàn.

Xem bé có năng khiếu âm nhạc hay không?

 

Hãy cho trẻ tiếp xúc với một mô hình đồ chơi trước khi chơi đàn thật


Điều trước tiên các bậc phụ huynh cần phải làm là vấn đề năng khiếu của con. Nếu các bạn cứ chuyên tâm vào việc cái nào “oai” hơn cái nào?, cái nào “mắc tiền” hơn cái nào?...... mà không biết được con mình có năng khiếu hay không thì việc bắt con học Piano cũng là “xôi hỏng bỏng không”.

 Tham khảo tài liệu về tính cách và các loại nhạc cụ

 Tuy những tài liệu này không phải là chuẩn mực, không hẳn đúng với một số trẻ nhưng nó được xây dựng dựa trên những nghiên cứu khoa học và đang được áp dụng trong rất nhiều trường đào tạo âm nhạc trên thế giới.
 Tiến Đạt xin trích một đoạn nhỏ về 2 loại nhạc cụ này để các bậc phụ huynh tham khảo:

 

Piano hợp với những trẻ thông minh, lặng lẽ và sống tình cảm

- Piano hợp với những trẻ thông minh, lặng lẽ và sống tình cảm. Trẻ có xu hướng chơi theo nhóm sẽ rất khó khăn khi làm quen với nhạc cụ này. Trẻ nên học piano khi lên 8 tuổi. Piano là nhạc cụ lý tưởng để bắt đầu, là nền tảng nhạc lý cho những loại nhạc cụ khác.

Chia sẻ kinh nghiệm Kinh nghiệm cho con học Piano - Các vị phụ huynh nên đọc

Bác danngoaidao cho em hỏi: Bé mấy tuổi thì có thể bắt đầu học đàn được ạ? Và nên bắt đầu học loại nhạc cụ gì? Con em chưa được 2 tuổi, nhưng em cứ hỏi trước để còn chuẩn bị.

Tks Bác.

Cháu mới 2 tuổi còn bé quá
Để bắt đầu cho cháu học đàn nghiêm túc thì có lẽ từ 5 tuổi trở nên là phù hợp. Nếu bé quá thường các cháu không tập trung, không nghiêm túc và tiếp thu cũng chậm và hay mau quên. Vì lý do này nên Kidmusic không tuyển sinh các cháu dưới 5 tuổi và yêu cầu phụ huynh phải học cùng với các cháu trong độ tuổi từ 5 - 6 tuổi để vừa kèm con, vừa biết cách hướng dẫn các cháu tập, làm đúng yêu cầu của giáo viên khi về nhà.
Về vấn đề học nhạc cụ nào thì tôi nghĩ còn tùy vào nhiều yếu tố. Trước tiên là năng khiếu và giới tính của các cháu. Thường các cháu gái nên cho học Piano hoặc Violon, nhạc cụ dân tộc như đàn tranh, thập lục v.v.. thì phù hợp. Con trai thì có thể học Organ, Piano, Guitar, các loại kèn hoặc trống. Những nhạc cụ tương đối đặc thù như guitar hoặc kèn v.v.. thì các cháu cũng phải lớn một chút thì học mới phù hợp. Chứ bé quá các cháu cũng chưa hiểu biết đầy đủ để có thể ham thích luyện tập.

Nguyên văn bởi Danngoaidao.

Cảm ơn bạn đã tín nhiệm.

Thực tế vẫn có thể học piano trên organ tuy nhiên khi các cháu chuyển sang chơi piano cơ thì sẽ gặp những khó khan về chạy ngón, cách thể hiện trên bàn phím vì dộ nặng của Organ là quá nhẹ sơ với piano cơ. Do đó nếu bạn có thể cho cháu tập trên piano cơ ngay từ đầu thì rất tốt. Bạn nên xác định lại mục đích, động cơ học tập của cháu. Hãy coi môi trường đàn piano là một môn học giải trí, bổ ích và cố gắng sắp xếp thời gian luyện tập đều đặn hang ngày. Bạn vừa cho cháu học vừa nuôi dưỡng niềm đam mê của cháu bằng nhiều hình thức khác nhau sẽ tránh cho cháu thấy nhàm chán. Ví dụ như ở nhà bạn nên cho cháu nghe bang đĩa, xem các chương trình ca nhạc thường xuyên. Thỉnh thoảng có thể đưa cháu đi xem hòa nhạc ở các chương trình hòa nhạc lớn. Động viên cháu tham gia văn nghệ, biểu diễn ở trường vào các dịp lễ. Điểm này tôi thấy trường suối nhạc làm rất tốt vì thường xuyên có các buổi biểu diễn nhạc cụ cho các cháu.

Về cây đàn NP-30s thì tôi thấy phím nó vẫn nhẹ như đàn organ mà thôi. Chất lượng tiếng piano thì…rất chán. Bạn không nên mua cây này. Hiện nay ngay tại diễn đàn này có thành viên chuyên bán piano diện vẫn đi mời chào mọi người mùa piano điện và khen piano điện hết lời. Nhưng bạn hãy tham khảo thêm ý kiến của những phụ huynh đã cho con dung piano cơ thì sẽ hiểu tại sao họ sẵn sang bỏ tiền ra vài ngàn USD để mua cây piano cơ.

Chúc bạn tìm được cây đàn như ý!



Kinh nghiệm phỏng vấn học bổng Mext
Kinh nghiệm phỏng vấn học bổng du học
Kinh nghiệm phỏng vấn học bổng Úc
Kinh nghiệm phỏng vấn du học Nhật Bản
Kinh nghiệm phỏng vấn học bổng VEF
Kinh nghiệm học Anh văn giao tiếp cực kì hiệu quả
Kinh nghiệm học và thi TOEIC


(st)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý