Cách làm trái cà na ngâm đường mùa hè uống ngon tuyệt

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cách làm trái cà na ngâm đường mùa hè uống ngon tuyệt

19/04/2015 05:44 AM
14,347

Cách làm trái cà na ngâm đường mùa hè uống ngon tuyệt,ngâm đường ăn là tuyệt vời, vị chua chua ngọt ngọt, cùng vị mặn cay của chén muối hột đăm nát, chẹp chẹp






CÁCH LÀM TRÁI CÀ NA NGÂM ĐƯỜNG


khi mùa nước về cũng là lúc đến mùa cà na. Những cây cà na mọc ven sông, trái mọc theo chùm, có vị chua và chát. Mình xem trên mạng thì thấy cà na có rất nhiều công dụng: giảm stress, giảm cân … và là món khoái khẩu của bọn con gái tụi mình. Cà na đầu mùa trái hơi nhỏ và chát, ngâm đường ăn là tuyệt vời, vị chua chua ngọt ngọt, cùng vị mặn cay của chén muối hột đăm nát, chẹp chẹp

Image

vì là đầu mùa nên giá hơi cao tí, mình mua là 20k, vài tuần nữa thì có thể là 15k và trái cũng to hơn

và đây là cách làm:

cà na: 2 kg

muối 1/2kg

đường: 2kg

nước

  1. cà na mua về dùng dao rạch dọc , khoảng 4- 5 đường từ phần chóp đến phần cuối

  2. pha nước muối ,thử có vị mặn thì cho cà na vào, dùng vật nặng đè lên ngâm qua đêm cho hết chát

Image

qua đêm vớt cà na ra, vắt bóp nhiều lần, xả lại với nước lạnh

luộc cà na khoảng 10 – 15p sau khi nước sôi, thử bằng cách dùng tay bóp thấy thịt tróc ra là dc

đổ ra rổ xả nước lạnh, để ráo nước

nấu tan 1,5 lít nước + 2kg đường, 1/2 muỗng cafe muối

khi đường tan, tắt bếp cho cà na vào ngay khi lúc nước đường còn nóng

sau khi nguội cho cà na vào keo, sau khoảng 1 ngày là cà na thấm đường

đến khi ngọt như ý muốn , cho vào tủ lạnh bảo quản

Image

Tỏi chứa vitamin B1, B2, C và chất anlixin (có tác dụng diệt khuẩn mạnh). Trong củ tỏi còn có iot, selen là chất chống ôxy hóa. Ăn tỏi thường xuyên, bạn có thể phòng bệnh cơ tim, cao huyết áp, mỡ máu, ung thư…

Cảm cúm: Lấy 6 củ tỏi, 12 gr gừng tươi, đường đỏ đủ dùng. Sắc uống nóng, ngày một thang. Hoặc 100 gr tỏi, 100 gr đường đỏ, 200 ml giấm gạo. Tỏi bóc vỏ, ngâm với đường đỏ và giấm. Sau 10 ngày đem uống. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 10 ml.

Viêm khí quản mạn tính: Lấy 10 củ tỏi bóc vỏ, giã nát ngâm với 100 gr đường đỏ và 200 ml giấm đỏ, để ba ngày, lọc bỏ bã. Ngày uống ba lần, mỗi lần uống nửa thìa canh với nước đun sôi để nguội.

Ho kéo dài từng cơn: Lấy 16 gr tỏi bóc vỏ, hòa 60 gr đường trắng vào 200 ml nước sôi rồi cho tỏi đã giã vào ngâm 24 tiếng. Lọc bỏ bã, ngày uống 3 - 4 lần, mỗi lần 10 ml.

Nhọt sưng nhức: Lấy tỏi giã nát trộn với ít dầu vừng bôi lên sẽ đỡ.

Viêm ruột, kiết lị: Ăn mỗi bữa 1 - 2 tép tỏi để phòng bệnh này. Nếu đã bị bệnh nên ăn ngày một củ.

Viêm dạ dày gây nôn ói: Lấy hai củ tỏi nướng chín ăn với mật ong.

Tiêu chảy: Lấy 100 gr tỏi, sắc với 300 ml nước còn 100 ml, chia uống làm ba lần trong ngày.

Cao huyết áp: Lấy 100 gr tỏi bóc sạch vỏ ngâm với 500 ml rượu 60 độ trong 15 ngày, ngày dùng 20 - 50 giọt chia uống ba lần. Không dùng nhiều gây hại.




Tự làm thuốc trị ho đơn giản theo cách dân gian

Húng chanh, quả quất, gừng, mật ong, tỏi và hẹ là những thảo dược có thể trị bệnh ho.

Các bài thuốc này được cử nhân Đỗ Thị Phương Nga, Trưởng điều dưỡng, khoa Hô Hấp, Bệnh viện Nhi Đồng 1 giới thiệu.

Quả tắc (quất) chưng đường phèn

Nguyên liệu chính là quả tắc chín. Cách chế biến đơn giản, chỉ cần bổ đôi quả tắc, tách hạt rồi cho vào chén cùng đường phèn. Có thể hấp trong nồi cơm (ngay khi cơm cạn nước) hoặc hấp cách thủy. Sau khi hấp chín, lấy nước cho trẻ uống. Với trẻ em, phụ huynh dùng 2-4 quả tắc là có thể dùng cho 3 lần uống trong một ngày. Với người lớn, người bệnh có thể ăn luôn cả quả tắc sau khi chưng.

Quả tắc (quất) có thể chữa được bệnh ho. Ảnh: Thiên Chương
Quả tắc (quất) có thể chữa được bệnh ho. Ảnh: Thiên Chương

Tinh dầu trong quả tắc sẽ kích thích hệ hô hấp, giúp long đờm và tống đờm ra ngoài. Vitamin C trong quả này còn giúp cơ thể tăng sức đề kháng và chống cảm cúm.

Húng chanh (Tần dày lá)

Lấy vài lá vừa đủ dùng, rửa sạch, giã nát, sau đó chế khoảng 10 ml nước sôi vào. Chờ khoảng 10 phút cho nước hòa với lá húng chanh rồi vắt lấy nước. Ngày uống hai lần. Do húng chanh có vị đắng nên có thể pha thêm tí muối hoặc tí đường phèn để dễ uống.

Tinh dầu trong húng chanh có tác dụng ức chế một số vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp. Bài thuốc này có thể uống kéo dài.

Hoa hồng bạch (hoa hồng trắng)

Đây là loại hoa có chứa nhiều vitamin, đường, tinh dầu giúp trị họ cho trẻ rất hiệu quả. Dùng khoảng 4 g cánh hoa hồng trộn với đường phèn cho vào chén hấp trong nồi cơm hoặc chưng cách thủy cho hoa hồng ra nước rồi uống.

Cách thứ hai: Lấy cánh hoa hồng còn tươi, một quả tắc chín, 1/2 thìa đường hoặc mật ong. Cho tất cả vào chén và hấp cách thủy lấy nước uống. Có thể uống 4 lần trong ngày.

Mật ong

Mật ong nguyên chất cho vào tí nước mang đi hấp cách thủy cũng được xem là loại thuốc trị ho hiệu quả. Chỉ cần cho trẻ uống mỗi lần một muỗng cà phê mật ong, ngày dùng 3-4 lần. Lưu ý, không cho trẻ uống trực tiếp mật ong, nên chọn mật ong có nguồn gốc rõ ràng. Trẻ dưới 12 tháng tuổi không nên dùng vì mật ong chứa mật hoa có thể gây dị ứng

CÁCH 2:


Trưa hè “buồn miệng” dùng tay “nhón” một trái cà na ngâm đường cho vào miệng nhai chậm rãi để thưởng thức hương vị chua thanh của cà na hòa lẫn vị ngòn ngọt của đường cát, xua tan đi cái nóng của ngày hè oi ả. Thật tuyệt!

Xứ đâu là xứ quê mùa/ Đi thăm cháu ngoại cho vùa cà na.”. Câu ca dao rất thân thương bình dị, mỗi khi đọc lên là lòng tôi lại nhớ về ngoại tôi da diết.

Quê tôi ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Mỗi năm khi nước lũ tràn về trắng xóa cánh đồng (khoảng tháng 7 âm lịch) cũng là mùa thu hoạch cà na. Và, những món quà quê ngoại mang ra thành phố cho anh, chị em chúng tôi, vào thời điểm trên, không bao giờ thiếu loại trái đặc trưng của miền sông nước miền Tây này.

Trái cà na tươi.

Nhìn những trái cà na căng tròn màu xanh nhạt, dài cỡ 2 lóng tay, có vị chua chua, chát chát thật hấp dẫn là bao nhiêu ký ức trong tôi lại hiện về. Tôi nhớ rất rõ sát mé sông nhà tôi lúc bấy giờ có một cây cà na cổ thụ, cành lá sum suê. Mỗi khi nước lớn dâng cao thì bọn trẻ thường “thót” lên cây rung cho trái rụng, rồi cả nhóm nhảy ùm xuống sông lượm trái, leo lên bờ chấm với muối ớt ăn một cách ngon lành.

Lớn lên ra tỉnh học, thỉnh thoảng gặp người bán cà na muối cam thảo trước cổng trường, chúng tôi thường mua ăn. Có khi ăn không hết mang vào lớp ăn lén, vô tình thầy bắt gặp phạt quì gối suốt tiết học. Quả thật, trái cà na hình như có “ma lực” gì đối với tuổi thơ. Mỗi khi gặp nhau, ôn lại chuyện cũ, ai cũng nao lòng!...

Cà na được ngâm nước muối 2 tiếng.

Ngoại tôi nay đã xa khuất. Mùa cà na lại về. Anh, chị em chúng tôi không còn trông ngóng những món “quà quê đặc biệt” của ngoại mang lên nữa. Như hiểu được tính con rất thích món ăn này, mỗi khi đi chợ bắt gặp người bán cà na, má thường mua ngay vài ký về nhà ngâm đường cho cả nhà thưởng thức. Giá trái cà na hiện nay ở Cần Thơ là 10.000 đồng một kg.

Trước hết, cà na mua ở chợ về rửa sạch. Dùng dao cắt một ít phần đầu và đuôi trái cho gọn và bắt mắt. Xẻ 4 đường đều nhau nơi phần cơm trái (từ trên xuống dưới). Kế đến, ngâm cà na vào nước muối thật mặn khoảng 2 tiếng, và xả nước lạnh khoảng 3, 4 lần cho bớt vị chua (tùy theo khẩu vị mỗi người mà xả nước nhiều hay ít).

Cà na trụng nước sôi.

Dùng tay vắt nhẹ cà na cho ráo nước, để ra rổ. Cho cà na vào nồi trụng với nước sôi khoảng 10 phút. Dùng đũa gắp cà na ra thử bằng cách cầm trái cà na vuốt nhẹ khi cơm và hạt tách ra dễ dàng là được.

Đổ cà na ra thau, xả nước lạnh 2 lần vắt ráo, xếp cà na vào keo. Cuối cùng, nấu nước đường cho hòa tan theo tỉ lệ nhất định. Với má, mức độ chua ngọt hấp dẫn cho món ăn này là 1kg cà na với 500 gram đường cát là vừa. Đợi nước đường nguội, má cho nước đường vào keo ngập xâm xấp với cà na. Chờ cà na ngấm, khoảng một ngày sau là dùng .

Thành phẩm cà na ngâm đường.



Thật thích thú, trong buổi trưa hè “buồn miệng” dùng tay “nhón” một trái cà na ngâm đường cho vào miệng nhai chậm rãi để thưởng thức hương vị chua thanh của cà na hòa lẫn vị ngòn ngọt của đường cát tan vào trong miệng như xua tan đi cái nóng của ngày hè oi ả. Thật tuyệt vời!. Nếu thích hương vị đậm đà thì chấm vào chén muối ớt!...

.








CÁCH LÀM ME NGÂM ĐƯỜNG


1. Chọn me còn xanh, cứng, vỏ còn dính chắc vào thân trái me, trái mập căng, tròn đều; trái me càng thẳng thớm càng dễ làm, me trái lép không tách vỏ được, để me nguyên trái cả vỏ.
Me ngâm đường

2. Tách vỏ me cách 1:

Pha nước lạnh + muối hột với phân lượng 1 lít nước 200 gr muối hột hoặc 400 gr muối bọt. Ngâm me trong nước muối qua 12 tiếng. Tùy vỏ me dày mỏng và độ mặn của nước muối – lưu ý muối ẩm mặn hơn muối khô – dùng mũi nhọn của một lưỡi dao mỏng, bén. Cầm lưỡi dao sát vào mũi dao, tách thử vỏ, nếu còn thấy khó tách thì thêm muối, ngâm tiếp khoảng nửa ngày nữa. Làm từng trái me, cạo vỏ cuống, dùng đầu dao tách gở vỏ me từng miếng một cho khéo để không phạm vào thân, me ngâm đủ độ mặn rất dễ tách vỏ, giữ phần gân chạy dài từ cuống bao dọc theo trái me cho đẹp mắt hoặc tuỳ ý cắt bỏ cuống me và lột sạch những sợi gân này. Nếu muốn lấy hột, sau khi tách vỏ, mổ dọc một bên thân trái me, tách bỏ hột và cả phần vỏ hột bám bên trong ruột trái me, nếu không me sẽ đắng, làm đến đâu thả ngâm vào thau nước sạch đến đó, trước khi ngâm đường vớt ra để ráo. Cách làm này tốn công và mất thì giờ nhưng cho thành phẩm trái me còn cứng sau khi tách vỏ; khi ngâm đường, me ửng màu sáng chứ không xỉn đi, rất đẹp, nạc me ăn giòn.

3. Tách vỏ me cách 2:

Pha nước muối như trên, cho me sống vào và nấu sôi nhỏ lửa trong khoảng 30 phút đến hơn giờ tùy số lượng và chất lượng me còn sống ít nhiều, sau đó để me ngâm trong nước nóng đến khi nguội bớt mới lấy ra tách vỏ bằng tay. Cách làm này để sản xuất dạng công nghiệp số nhiều đóng hộp, đóng lon. (Thailand có sản xuất mặt hàng này). Me luộc nước muối tách vỏ rất dễ dàng nhưng trái me giảm hẳn độ dòn cứng cho nên sau khi tách vỏ me bằng cách ngâm nước sôi người ta hay ngâm trái me vào lại nước vôi hay vài hóa chất nào đó có tác dụng làm cho nạc mẹ săn lại nhưng chất lượng vẫn không bằng cách làm tự nhiên.

4. Nấu nước đường:

Dùng phân lượng 1 lít nước + 1 kg đường cát trắng + 5 gr cam thảo ( nếu có cam thảo, nước dầm me sẽ có sắc vàng lợt, thơm mùi cam thảo, nếu không thích, không cần phải dùng cam thảo ). Nấu tan đường, để nguội hoàn toàn.

5. Ngâm me:

Chuẩn bị hủ lọ thủy tinh sạch, miệng rộng. Sắp đứng những trái me vào hủ, đừng sắp chật quá, vừa đủ để khi đổ nước đường vào me không nổi lên, châm nước đừng vào cao hơn mặt me khoảng 5 cm. Đậy kín, để khoảng 3 ngày là bắt đầu ăn được hoặc tùy thời tiết, độ chua của me… sẽ sớm hoặc muộn hơn từ nửa ngày đến một hai ngày.

6. Nói thêm:

- Nếu muốn me ngâm có màu trắng đẹp, không nên dùng đường hóa học mà dùng loại đường đã được tẩy trắng tinh, loại đường này ít ngọt hơn cho nên phải tăng lượng đường lên khoảng 100 – 150 gr cho mỗi lít nước.

- Có người nấu nước đường và sên cho hơi sánh lại để ngọt gắt, me để được lâu hơn nhưng chất lượng món ăn sẽ giảm.

- Món me dầm làm theo cách để ăn trong gia đình đạt yêu cầu là nước đường ngọt vừa phải để ngâm khoảng 3 ngày sau là nước đường có thêm vị chua rất ngon. Để sau mười ngày, nếu trời nắng nóng, nước me bắt đầu lên men có thêm mùi rượu nhẹ rất hấp dẫn. Dùng nước ngâm me như một loại xi-rô uống kèm nước đá bào rất ngon. Còn me dầm đóng lon sản xuất theo dạng công nghiệp để lâu được, màu trắng đẹp nhưng không thể dùng để so sánh với me dầm làm thủ công.

- Ở Sài Gòn, từ khoảng tháng 9, 10 trở đi là người ta đã bắt đầu làm me dầm cùng với những thứ trái cây xanh khác như cóc, xoài. và bán trên những xe đẩy rong khắp thành phố nhưng không như cóc, xoài, me dầm được bán tính từng trăm gram. Me dầm luôn được xem là một trong những món “mứt” cao cấp, đắt tiền nhưng vẫn được ưa chuộng nhất trong những món ăn Tết của người Việt. Đa số người Bắc, người Huế hay làm món me dầm trong dịp Tết và xin kể chuyện vui cho các bạn nghe là em cháu trong nhà Cẩm Tuyết. Tết nào chúng nó rảnh rỗi, cạy cục mất hai ba ngày làm được hũ me dầm, canh làm sao cho đúng trưa Ba Mươi, sau khi hạ mâm cơm cúng ông bà xuống là mở hủ, chia cho mỗi người một trái rồi sau đó giấu biến. Khách đến nhà chúc Tết phải hàng thân quen, trân trọng lắm mới đem ra mời một hai trái rồi lại cất kỹ!

CÁCH LÀM MƠ NGÂM ĐƯỜNG


Ngun liệu:

- 3kg mơ
- 4.5kg đường (Tỷ lệ này nhiều đường để tiện cho quá trình pha sau này bạn không cần pha đường vào nước nữa)
- Bình thủy tinh
Bước 1:

Chọn mua mơ: các bạn nên chọn loại mơ thóc má hồng. Loại này chua gắt và rất thơm. Khi lựa, bạn nhớ chọn những quả mơ lành lặn, không xước, dập và còn cứng. Bề mặt quả mơ phủ 1 lớp lông mịn.
Khi mua mơ bạn có thể nếm thử, nếu thấy mơ có vị đắng thì bạn đừng mua nhé! Nên chọn mơ có vị chua gắt khi ngâm sẽ ngon hơn.
Bước 2:

Rửa sạch mơ nhẹ nhàng, tránh làm dập mơ.

Vớt mơ ra rổ thưa.

Để mơ thật khô ráo.

Mơ khô hẳn là khi bạn nhìn thấy rõ bề mặt quả mơ có lớp lông mịn màu trắng.

Bước 3:

Bình thủy tinh rửa sạch, tráng nước sôi và để thật khô.
Bước 4:

Bạn kiểm tra mơ, nếu còn cuống bạn dùng tăm khêu bỏ phần cuống đi.
Việc làm này giúp mơ tiết nước chua nhanh hơn.

Cho một lớp mơ vào bình.

Trút 1 lớp đường phủ kín mơ.

Tiếp tục cứ trải 1 lớp mơ rồi lại đến 1 lớp đường.

Cuối cùng bạn đổ đường phủ kín mơ.

Lưu ý: bạn đừng đổ mơ và đường đầy kín bình nhé, để tối thiểu khoảng cách từ đường lên nắp khoảng 5-10cm để quá trình tiết nước và tan đường có thể diễn ra nhanh hơn. Trong quá trình ngâm bạn không cần đậy kín nắp lọ mà có thể để hở khe vì quá trình ngâm có thể sản sinh ra khí ga.

Ngâm mơ đến khi đường tan hết, nước mơ chuyển màu hổ phách là bạn có thể dùng được rồi. Trong quá trình ngâm phần đường có thể sẽ lắng hết xuống dưới đáy, bạn có thể dùng muỗng gỗ khuấy phần đường này lên cho nhanh tan nhé.

Ngâm mơ đạt yêu cầu là khi nước mơ có màu hổ phách, quả mơ quắt lại. Theo kinh nghiệm dân gian mẹ mình vẫn nói là mơ ngâm càng lâu càng quý. Quả mơ ngâm sau khi đã chắt hết nước có thể dùng để ngâm rượu hoặc ăn sẽ có tác dụng nhuận tràng. Nhà mình thường ngâm nhiều, cứ sau 2 năm mình mới chắt phần nước để dùng dần. Nước mơ sau khi chắt bạn có thể đựng vào chai thủy tinh, nút kín lại và bảo quản ở nhiệt độ thường.

 Từ xa xưa quả mơ đã được biết đến với nhiều công dụng như giải nhiệt, chữa ho, phòng cảm… Thời điểm này đang là mùa mơ chính vụ, các bạn hãy tự ngâm mơ để cả gia đình cùng dùng nhé! Nước mơ theo tỷ lệ ngâm của mình đã đủ lượng đường, khi pha bạn không cần thêm đường nữa. Bạn chỉ cần rót khoảng 3 thìa canh nước mơ vào cốc, thêm nước lọc và vài viên đá là có thể thưởng thức được rồi. Thời tiết nóng bức uống nước mơ không những thơm ngon mà còn có tác dụng giải nhiệt nữa!
Chúc các bạn thành công và ngâm được những hũ nước mơ thật thơm ngon nhé!






Cách làm mặt nạ cà chua với mật ong dưỡng da
Cách làm mặt nạ dưỡng da
Làm mặt nạ dưỡng da trắng hồng
Cách làm mặt nạ sữa tươi để da mềm mịn như da
Cách làm mặt nạ khoai tây dưỡng da cực mềm
Cách làm mặt nạ lô hội cho làn da sáng khỏe
Cách làm mặt nạ cho da nhờn lúc nào cũng khô






(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
CHO HỎI E Ở BIÊN HÒA CÓ THỂ MUA TRÁI CA NA O ĐÂU?
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý