Làm sao để hết ngứa da nhanh mà không tốn kém

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Làm sao để hết ngứa da nhanh mà không tốn kém

19/04/2015 06:02 AM
50,272

Ngứa là một triệu chứng gây khó chịu trên da. Các tác nhân thông thường gây ngứa da bao gồm dị ứng, mồ hôi, da bị bẩn, da bị khô, da bị phát ban, tác dụng phụ của các loại thuốc chống dị ứng… Tuy nhiên bạn đừng nên gãi quá độ để loại trừ cơn ngứa, vì có thể gây trầy xước da và tạo cảm giác bỏng rát. Làm sao để hết ngứa da giờ không còn là nỗi lo cho bạn nữa nhé

Kết quả hình ảnh cho ngứa da

 

Bị ngứa ngoài da phải làm sao?

Ngứa là một phản ứng tự vệ của cơ thể, nó báo động cho bạn thấy có một tác nhân có hại nào đó xâm nhập. Chỉ một hiện tượng ngứa mà biết bao nhiêu nguyên nhân khác nhau gồm 2 loại: "ngoại xâm" và "nội địch".

Ở một nơi nào đó trên da có thứ cảm giác rất khó chịu, rất bức xúc, không cho ta yên nhưng cách “chữa” thì đơn giản lạ lùng, chỉ việc đưa móng tay cào cào là đủ giải tỏa. Ấy là cảm giác ngứa.

Trên 2 mét vuông da của một người, bất cứ chỗ nào cũng có thể ngứa. Nó xuất hiện do kích thích cục bộ, đôi khi do rối loạn thần kinh. Ngứa không trực tiếp gây chết người nhưng nhiều khi là biểu hiện của các loại bệnh tiềm ẩn.

Ngứa cũng có thể làm bạn "phát điên", chẳng hạn như khi đứng trúng vào một tổ kiến lửa, khi hàng nghìn con kiến hung hãn đồng tâm hiệp lực cắn ngập da để tiêm vào một chất kích thích cực mạnh là axit formic.



Cơ chế gây ngứa

Cơ chế ngứa mới được phát hiện vào năm 2001. Thủ phạm gây ngứa là một hóa chất tên là histamin, có sẵn trong dưỡng bào dưới da. Nó liên kết với đầu mút của dây thần kinh trên những thụ quan đặc biệt. Khi bị viêm hay dị ứng, dưỡng bào lập tức tiết ra histamin, tạo ra cảm giác ngứa ngáy và làm vùng da quanh đó bị đỏ lên. Cảm giác này truyền lên não và não lập tức ứng phó bằng cách ra lệnh cho tay gãi hoặc cọ sát vào chính nơi đang ngứa.

Song gãi chỉ là một phản ứng tự nhiên có thể giải quyết được cái ngứa nhưng không phải lúc nào cũng thành công. Gãi có thể tạo ra những vết thương mới như nhiễm trùng, khi đó thì “hơn chẳng bõ hao”. 



Nguyên nhân

Chỉ một hiện tượng ngứa mà biết bao nhiêu nguyên nhân khác nhau gồm 2 loại: ngoại xâm và nội xâm. Giặc ngoại xâm khá nhiều. Chúng có thể là côn trùng tí hon (nhất là những con ghẻ) hoặc các loại muỗi, kiến, sâu róm... Chúng còn là vi khuẩn, nấm... sinh sôi, bám rễ trên da, nhất là tại nơi kín đáo; hay là tia cực tím trong ánh nắng gắt.

Một bộ quần áo mới mà da "không thích" rất có thể phản đối bạn bằng cách gây ngứa. Đồ nữ trang lung linh trên cổ, trên tai, trên cổ tay, ngón tay của các quý bà quý cô cũng có thể là thủ phạm, nhất là vàng tây chứa nickel. Ác một nỗi, chúng không gây ngứa ngay nơi đeo mà có khi chui lủi, “đánh tập hậu” ở vị trí khác, khiến ta khó xác định nguyên nhân.

Rồi còn bao nhiêu thứ giặc ngoại xâm nữa: hóa chất tẩy rửa, chất nhựa trên củ khoai sọ chưa nấu chín, những chiếc lá có lông nhỏ li ti, mỹ phẩm thơm tho bạn đang dùng... Cuối cùng là bầu không khí bụi bặm hoặc khí lạnh cũng có thể gây cơn ngứa ghê gớm.

Giặc nội xâm nhiều không kém. Những thức ăn không hợp cơ địa, nhất là tôm, cua, ốc, ba ba, cá ngừ rồi thịt bò, rượu... dễ gây nổi mẩn, kéo theo cơn ngứa vô cùng khó chịu. 

Có những bệnh tật “mai phục” trong cơ thể mà ngứa là hình thức thể hiện như vàng da do máu có quá nhiều sắc tố mật, bệnh tăng hồng cầu, bệnh thận, tiểu đường, ung thư. Thậm chí cả sự mang thai cũng gây ngứa. Khi vết thương sâu trên da bắt đầu lên da non cũng là lúc những đầu mút thần kinh được cấu tạo lại, bị kích thích, làm ta ngứa ngáy không yên. Những cơn ngứa có nguyên nhân “nội xâm” thường kéo dài, có thể là mãn tính, đòi hỏi phải xác định đúng nơi xuất phát mới có thể chữa tận gốc. 

Cuối cùng, phải kể đến nguyên nhân tâm lý.

Kết quả hình ảnh cho ngứa da

Làm sao cho khỏi ngứa?
 
Câu trả lời lập tức đến, rất tự nhiên: Gãi! Nhưng các thày thuốc khuyên đừng gãi mạnh. Cũng như mọi bệnh khác, ngứa cũng có phòng và có chữa.

Phòng là loại trừ trước những nguyên nhân gây ngứa: diệt côn trùng, ăn ở sạch sẽ... Trong những chuyến du lịch bụi, nên mang theo thuốc bôi tránh côn trùng.

Quần áo, nhất là quần áo lót, bằng sợi tổng hợp là một nguy cơ tiềm tàng, tránh dùng nếu có thể. Giặt thật sạch khỏi các chất tẩy rửa.

Muốn đỡ ngứa do thời tiết nóng và khô, có thể chườm nước đá và dùng máy làm ẩm vào ban đêm.

Cố gắng không ăn uống những thứ không thích ứng với cơ địa của mình để khỏi bị dị ứng. Tránh các đồ uống làm giãn mạch như cà phê, rượu, nước nóng...

Đã bị ngứa thì phải chữa. Nếu là bệnh ngoài da, trước hết hãy dùng các thuốc chữa bệnh ngoài da thông thường, ví dụ crotamiton dạng mỡ, có tác dụng giảm ngứa, chống trầy xước, giảm bội nhiễm. Thuốc phức tạp hơn, cần lời khuyên của bác sĩ. Vài loại phổ biến nên biết là:

- Thuốc chứa corticosterod: Uống, tiêm hay xoa lên chỗ ngứa, có tác dụng làm giảm viêm. Sử dụng thận trọng và không kéo dài.

- Thuốc chống histamin: Giảm các triệu chứng của dị ứng, chẳng hạn như điphenyliamin (Benadryl) nhưng gây buồn ngủ. Người làm việc tập trung điều khiển xe không nên dùng.

- Thuốc giảm đau: Giúp làm dịu cơn ngứa ví dụ acetominophen (Tylenil) hoặc aspirin
 
Khi ngứa là biểu hiện của một bệnh bên trong cơ thể (gan, mật, máu, tiểu đường...) thì phải chữa khỏi hoặc kìm hãm các bệnh này thì những cơn ngứa mới mất gốc, biệt tăm.

Và một biện pháp nữa: Khi ngứa, cứ bình tĩnh, làm như không hề có nó, để toàn bộ tinh thần tập trung vào điều mình đang suy nghĩ, cơn ngứa sẽ tiêu tan.

 

Các mẹo trị bệnh ngứa ngoài da cực hay

Theo các chuyên gia, không có gì mang lại hiệu quả tốt hơn trong việc trị ngứa bằng các bài thuốc tự nhiên. Hãy tìm trong nhà bếp, bạn sẽ tìm được nhiều loại thực phẩm có thể chữa trị ngứa hữu hiệu. Trong bài viết này, các nhà khoa học sẽ cung cấp cho bạn một số phương pháp cũng như bài thuốc khác nhau để trị triệu chứng khó chịu này:


Tắm thường xuyên:

Vào mùa hè, do thời tiết nóng và ẩm, các vết mẩn đỏ trên da như rôm sảy sẽ thường xuyên xuất hiện. Tình trạng thiếu vệ sinh thân thể là một trong những nguyên nhân thông thường nhất gây nên triệu chứng rôm sảy. Để loại bỏ các vết mẩn đỏ da do rôm sảy, bạn phải giữ sạch da bằng cách tắm hai hoặc ba lần mỗi ngày, giúp làm sạch mồ hôi, dầu và các chất bẩn bám trên da. Sau khi tắm xong, bạn nhớ lau khô người một cách cẩn thận bằng các loại khăn mềm.


Dầu dừa và long não:

Đôi khi da bị khô quá độ cũng có thể khiến bạn có cảm giác ngứa, đặc biệt trong mùa đông. Trong trường hợp này, bạn hãy sử dụng dầu dừa tinh chất massage lên da để trị ngứa. Để tăng hiệu quả, bạn nên hòa lẫn một nhúm long não đã được nghiền thành bột vào dầu dừa khi massage lên khu vực da bị ảnh hưởng. Phương pháp này giúp trị triệu chứng ngứa rất nhanh.


 Lá húng quế và mật ong:

Lá húng quế và mật ong là loại thuốc trị ngứa có công dụng tuyệt vời vì lá húng quế có đặc tính sát trùng. Bạn hãy nghiền nát vài lá húng quế với mật ong để tạo thành một chất làm ẩm tự nhiên. Sau đó xoa chất bột sệt này lên da, đặc biệt trong trường hợp khi da bạn có cảm giác ngứa dữ dội.


Chanh và mật ong:

Nước chanh có tính axít nên rất hiệu quả trong việc trị ngứa. Để thực hiện, bạn hãy cắt đôi quả chanh và chà lên khu vực da bị ngứa mỗi ngày. Phương pháp này có thể khiến bạn có cảm giác nóng rát, nhưng triệu chứng ngứa sẽ dịu ngay lập tức. Hoặc bạn cũng có thể vắt một ít nước chanh hòa lẫn với mật ong rồi bôi lên khu vực da bị ngứa để chữa trị.


 Lá bạc hà:

Lá bạc hà có đặc tính chống khuẩn và làm dịu triệu chứng ngứa rất nhanh. Bạn hãy nghiền nát vài lá bạc hà tươi, chắt lấy nước rồi bôi lên khu vực da bị ngứa. Nước ép lá bạc hà mang lại cảm giác mát lạnh cho da vì nó có chứa một lượng lớn tinh dầu, giúp làm dịu cơn ngứa. Phương pháp này giúp làm ngừng và điều trị triệu chứng ngứa rất hiệu quả nếu bạn áp dụng hằng ngày.


 Sữa chua và dâu tây:

Nghiền nát 2-3 quả dây tây rồi trộn đều với một ít sữa chua. Sau đó xoa chất bột sệt này lên khu vực da bị ngứa. Khi bạn thường xuyên sử dụng bài thuốc này sẽ giúp loại trừ chứng ngứa rất hiệu quả.

  

Áp lạnh - Một trong những cách giảm ngứa hiệu quả

Ngứa ngáy trên da sẽ khiến làn da của bạn bị kích thích và điều này sẽ khiến bạn khó tập trung vào làm bất cứ việc gì. Nhưng trước khi đến bác sỹ thăm khám hoặc chạy ra hiệu thuốc mua thuốc ngứa, bạn có thể sử dụng biện pháp khắc phục tại nhà sau cũng làm dịu tình trạng ngứa da và giảm kích ứng cho da bạn nhiều đấy:

 

Áp lạnh

Khi bị ngứa, hãy lấy một chiếc khăn sạch, khăn tắm hoặc miếng gạc bông và nhúng nó trong nước lạnh, sau đó ấn lên da bị ngứa. Khi khăn hết lạnh, hãy nhúng trở lại nước lạnh và tiếp tục áp vào vùng ngứa. Lặp đi lặp lại đến khi ngứa ngáy trên da bạn đã giảm hẳn.

Áp lạnh cho làn da ngứa ngáy nên được tiến hành vào ban đêm trước khi đi ngủ để ngăn chặn sự ngứa ngáy sẽ làm bạn bị mất ngủ vì khó chịu và vì gãi.

 

Kem dưỡng ẩm

Dưỡng ẩm cho làn da ngay sau khi bạn bước ra khỏi vòi tắm hoa sen. Lau khô qua cơ thể với một chiếc khăn khô mềm mại, sau đó áp dụng thoa kem dưỡng ẩm ngay khi làn da của bạn vẫn còn khá ẩm.

Cách này này sẽ giúp da tăng cường độ ẩm và không bị khô.

 

Máy giữ độ ẩm không khí

Bạn có thể phải đầu tư một máy giữ độ ẩm không khí vào ban đêm để giúp da không khô, vốn dẫn đến ngứa và khó chịu.

Tuy nhiên, máy tạo độ ẩm có thể lây lan vi khuẩn và nấm mốc cho cả nhà nếu nó không được làm sạch đúng cách. Vì thế, hãy vệ sinh làm sạch kỹ lưỡng máy tạo độ ẩm không khí ít nhất 3 lần một tuần để ngăn ngừa sự tích tụ của nấm mốc và vi khuẩn nguy hiểm.

 

Đừng làm mất độ ẩm sau khi tắm

Bôi kem dưỡng da cơ thể dành cho nam ngay sau khi vừa tắm để duy trì độ ẩm, đây là một trong những thời điểm tốt nhất để bôi kem dưỡng da cho bạn lợi ích tối đa bởi vì lỗ chân lông đang ở trạng thái hấp thu tốt nhất. Thường xuyên giữ ẩm với kem dưỡng da mặt và kem dưỡng da cơ thể của nam giới sẽ giúp duy trì độ ẩm tự nhiên của da.

Hãy chú ý sản phẩm kem dưỡng ẩm dành cho nam của bạn có chứa thành phần tiên tiến như allantoin và acid hyaluronic, giúp làm dịu da và tăng đàn hồi và săn chắc da.
 

Sử dụng một chất tẩy rửa nhẹ

Hàng loạt xà phòng trên thị trường có thể gây da khô, nhiều xà phòng dành cho đàn ông có chứa nước hoa và các chất kích thích khác có thể gây tổn hại làn da của bạn. Bạn nên làm sạch cơ thể với sữa tắm dành cho nam, sản phẩm có thể làm sạch bụi bẩn trên cơ thể mà vẫn không làm da mất nước. Ngoài ra sữa tắm nam, bạn nên xem xét đến một sản phẩm tẩy tế bào chết. Sản phẩm loại này có chứa các hạt tẩy tế bào chết làm sạch sâu và cho làn da tươi mới và mềm.
 

Uống đủ nước

Nếu bạn không uống đủ nước, nó sẽ phản ánh trên làn da bạn. Không duy trì đủ nước có thể gây ra làn da khô, làm tăng nguy cơ da bị ngứa. Mục tiêu cho bạn là khoảng 11 ly nước mỗi ngày – đó là tiêu chuẩn hầu hết các chuyên gia khuyến cáo. Ban đầu mức này có thể nhiều, nhưng thực sự thì không hẳn thế. Nước trái cây tươi và rau quả như dưa hấu có thể được tính cả vào mục tiêu tiêu thụ khi nó bổ sung cho quá trình trước và sau bài tập luyện của nam giới.
 

Hạn chế sử dụng nước nóng

Khi tắm, đừng dùng nước quá nóng tạo sự nóng rát. Mặc dù nó có thể cho bạn cảm giác tuyệt vời, nhưng nước nóng không tốt cho làn da của bạn. Thay vào đó, nên tắm nước ấm. Ngoài ra, đừng nên tắm quá lâu. Quá nhiều nước nóng sẽ làm cho da khô hơn và dễ bị ngứa.
 

Sử dụng phấn rôm cho đàn ông

Phấn rôm với các thành phần như oxit kẽm, cao lanh và bột bắp có thể giúp kiểm soát cơn ngứa do ma sát. Những thành phần này làm dịu da và hấp thụ hơi ẩm để giữ cho làn da của bạn tươi mới và mềm mại.


 

Phòng và điều trị các bệnh ngứa da

 

Thời gian qua tại ký túc xá một số trường đại học đã xảy ra hàng loạt các trường hợp sinh viên bị viêm ngứa da. Sau đây là cách phòng và điều trị các bệnh viêm ngứa da dễ lây trong không khí.

Các nguyên nhân có thể gây ngứa da:

1. Bệnh thủy đậu và Zona.

2. Viêm da tiếp xúc với hóa chất từ thực vật.

3. Viêm da tiếp xúc với hóa chất từ động vật.

4. Viêm da dị ứng: dị ứng do thời tiết và phấn hoa.

5. Bệnh của da: Nấm da, nấm kẽ, nấm móng, lang ben, nấm tóc, bệnh rận lông mu (do con rận sống trên da vùng có lông, tóc hút máu gây ra ngứa), ghẻ.

6. Do các bệnh trong cơ thể:

  + Nhiễm ký sinh trùng đường ruột (giun sán): da hay nổi mẩn ngứa.

  + Bệnh tiểu đường: thường gây ngứa ở da, mụn nhọt, nhiễm nấm.

  + Suy thận: không thải được các chất độc ra ngoài cũng gây ngứa da.

  + Thay đổi nội tiết: khi mang thai thường bị ngứa da lan tỏa.

  + Bệnh bạch huyết ác tính: thường ngứa dữ dội từng đợt, kèm hạch bạch huyết sưng to.

  + Mụn nhọt thân thể.

  + Sùi mào gà: gây các nốt mụn sần trên da.

  + Viêm gan, suy gan.

  + Bệnh mụn rộp do vi-rút Herpes.

  + HIV & AIDS.

7. Do hóa chất: chất độc da cam, mỹ phẩm…

Việc xác định nguyên nhân gây ngứa phải căn cứ vào soi tổn thương da tại chỗ, tìm ký sinh trùng hoặc cấy tìm vi sinh vật gây bệnh.

Viêm da tiếp xúc với hóa chất từ thực vật:

* Viêm da quang thực vật: Thường xuất hiện vào cuối mùa hè, đầu mùa thu.

- Nguyên nhân: Trong lá cây có một số chất giúp thực vật tự kháng lại vi nấm. Chất này thường hiện diện trong hai họ thực vật là họ hoa dạng tán và họ cam. Nhiều họ cây khác cũng có chứa độc tố gây hại cho da như họ cây cửu lý hương, họ dâu tằm, họ đậu…

- Triệu chứng: Sau khi tiếp xúc với hóa chất 30-120 phút, da sẽ nổi những mảng đỏ, phù, ngoằn ngoèo. 24-72 giờ sau, các mụn nước xuất hiện, đau nhưng không ngứa. Sau 1-2 tuần, có khi kéo dài hàng tháng hàng năm, vùng da bệnh sẽ thâm đen.

 - Phòng và điều trị:

+ Không nên trồng cây thuộc các họ kể trên ở gần nhà.

+ Bảo hộ khi sinh hoạt hoặc làm việc dưới tán cây.

+ Rửa ngay với xà phòng và nhiều nước nếu tiếp xúc với thực vật nghi ngờ.

* Viêm da dị ứng:

- Nguyên nhân: Thường gặp do tiếp xúc với lá một số cây họ điều, họ cúc, xoài và bạch quả. Ở vùng trung du miền Bắc, điển hình nhất là cây sơn trồng để lấy gỗ và nhựa dùng trong sơn mài. Chỉ đi ngang qua rừng trồng sơn, nhiều người đã bị sưng phù mặt mày và ngứa ngáy.

- Triệu chứng: Sau khi tiếp xúc, phần da hở của cơ thể như bàn tay, cánh tay, chân sẽ đỏ ngứa chỉ 15 phút sau tiếp cận, phát triển ngày càng nhiều trong vòng 2 ngày. Sau đó nổi mụn nước, bóng nước trên bề mặt thương tổn da.

- Phòng và điều trị:

+ Ngay sau khi tiếp xúc với độc tố thực vật nghi ngờ, nên tắm  với xà phòng vì sau 60 phút đã bám vào da thì không rửa được nữa.

+ Xả bằng nước lạnh, không dùng nước nóng vì nước nóng khiến lỗ chân lông trên da nở rộng mở đường cho độc chất xâm nhập. Sau khi xả để nước bốc hơi tự nhiên hoặc với quạt máy chứ đừng lau bằng khăn sẽ làm nhựa độc lan ra.

+ Sau khi làm da mát lạnh, xoa thuốc giảm ngứa, ngừa rỉ nước như calamine, kem hydrocortisone 1%. Có thể dùng thuốc uống chống histamine như Benadryl, Atarax, Periactin.

Viêm da tiếp xúc với hóa chất từ động vật:

* Viêm da do sâu bướm:

- Nguyên nhân: do tiếp xúc trực tiếp với các độc tố gây kích ứng da có trong nhiều chủng sâu bướm. Da ngứa gây cào gãi và tạo đường cho nhiều hóa chất có trong lông của sâu bướm thâm nhập vào da. Kén sâu bướm treo lơ lửng trên cành và lá cây. Gió sẽ giúp khuếch tán lông hoặc kén sâu vào trong không khí và rơi trên da hoặc quần áo chúng ta.

- Triệu chứng: Sau tiếp xúc một thời gian ngắn, da nổi những sẩn đỏ và mụn nước, gây bỏng rát, ngứa kéo dài 12 giờ sau tiếp xúc.

- Phòng và điều trị: Rửa sạch vùng da tổn thương để loại bỏ hóa chất và lông sâu bám trên da. Có thể dùng một số loại thuốc bôi dịu da và thuốc uống chống ngứa. Tuy nhiên, nên đến khám bác sĩ chuyên khoa Da liễu.

* Tổn thương da do nhện cắn:

- Nguyên nhân: Đa phần độc tố nhện chỉ gây đau, sưng đỏ vùng bị cắn. Tuy nhiên, một số độc tố có thể gây hoại tử da, hoặc tổn thương cơ – thần kinh.

- Triệu chứng: Thường thì người bệnh không cảm nhận được vết nhện cắn ngay thời điểm xảy ra. Nhưng sau đó da sẽ bị sưng phồng hình tổ ong tại vị trí bị cắn và lan rộng dần, gây ngứa nhiều, cảm giác hơi đau khi cào gãi. Sờ mảng da tổn thương sẽ có cảm giác sâu, nóng, cứng. Những trường hợp nặng, da dần tái màu, hoại tử lan rộng và sâu, tạo các vết loét rất khó lành.

- Điều trị: Bệnh tự khỏi dần. Một số trường hợp vết cắn sưng to, ngứa nhiều có thể băng ép lạnh và thuốc uống chống ngứa. Một số trường hợp gây tổn thương toàn thân như chóng mặt, nhức đầu, vã mồ hôi, nôn ói; trầm trọng hơn là gây tổn thương máu, thần kinh, cơ, nội tạng thì nên nhập bệnh viện chuyên khoa.

* Do côn trùng Rove Beetle:                                                                       

 - Côn trùng này khi đậu lên da sẽ gây nhột, nếu đập chết sẽ xịt ra nước gây viêm da dị ứng, có thể bị tái bệnh nhiều lần, thường gây tổn thương trên vùng da trần như tay, cổ, mặt… Côn trùng này sống ở những nơi có nhiều cỏ mục, bụi cỏ, rơm, rạ. Do côn trùng này rất thích ánh sáng nên thường bay theo gió, trúng ai thì người đó chịu.

Một số bệnh ngứa da khác do vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng… gồm 2 nhóm:

- Nhóm không lây: Hạt cơm, Herpet, Zona (giời leo), do vi-rút, không lây cho người tiếp xúc.

- Nhóm chỉ lây qua tiếp xúc chặt chẽ lâu dài, nhất là đối với những người suy giảm miễn dịch: nấm ngoài da (hắc lào), bệnh ghẻ có khả năng lây lan mạnh. Ở nhiều đơn vị phải nằm chung giường, đắp chung chăn, dùng chung chậu, bệnh nấm có lúc lên tới 20-30%, bệnh ghẻ tới 40-60% quân số.

Nấu nước tắm trị ngứa

Dùng cây lá trong vườn để làm nước tắm có thể trị chứng ngứa ngáy, rôm sảy ở trẻ nhỏ rất hữu hiệu.

Cây chè xanh - Ảnh: Thái Nguyên

Cây chè xanh - Ảnh: Thái Nguyên

Cây chút chít: Còn gọi là cây lưỡi bò, có vị đắng, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, thông đại tiện, sát trùng. Dùng cây chút chít nấu nước tắm trị mẩn ngứa khá tốt. Cách dùng: lấy chừng 20 gr cành, lá cây chút chít, bẻ nhỏ cho vào nồi, đun với 3 lít nước; nhỏ lửa chừng 10 phút. Nước còn ấm đem cọ rửa vùng da ngứa và nổi mẩn. Các nốt nổi mẩn sẽ bớt dần.

Cây sài đất: Là một loại thảo dược phổ biến, chuyên dùng làm thuốc trị mẩn ngứa ngoài da. Vị thuốc này chứa chất kháng khuẩn, có tác dụng chữa mụn nhọt ngoài da, lở ngứa, rôm sảy, chốc loét. Cách dùng: sài đất 30 gr, kim ngân hoa 15 gr, ké đầu ngựa 10 gr, đun với 2 lít nước để hơi nguội đem tắm rửa cho trẻ nhỏ, rất công hiệu. Nếu trẻ bị mẩn ngứa có kèm lở loét thì tắm ngày 2 lần, vài lần là khỏi.

Cây bồ công anh: Có 2 loại là bồ công anh bắc và bồ công anh nam. Loại bồ công anh đề cập ở đây là bồ công anh nam. Bồ công anh vị đắng, tính hàn, có tác dụng giải độc, chữa mụn nhọt ngoài da. Cách dùng: lấy 40 - 50 gr lá tươi đun với 2 lít nước, dùng tắm khi nước còn ấm. Tắm ngày 2 lần. Có công dụng trị mụn nhọt ngoài da mùa hè - nhất là những mụn to, mụn mủ, mụn ở đầu, tóc. Hoặc có thể dùng: bồ công anh 80 gr (tươi), khổ sâm cho lá 80 gr (tươi), hạt sà sàng 40 gr; đun với 4 lít nước, tắm rửa ngày 1 lần, vài ngày sẽ khỏi.

Cây kim ngân: Có vị đắng, tính hàn, tác dụng chống viêm, nhuận mật, thu liễm, lợi tiểu, kháng khuẩn. Thuốc có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn ngoài da như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, cùng các loại nấm ngoài da.

Cây kim ngân - Ảnh: Hạ Huy

Cây kim ngân - Ảnh: Hạ Huy

Lá kim ngân có tác dụng chữa mẩn ngứa ngoài da tương đối tốt. Cách dùng: kim ngân hoa dạng tươi 40 gr, quả ké đã sao bỏ gai 30 gr. Cho 2 vị thuốc này vào nồi, thêm 3 lít nước, đun sôi 10 phút. Nước còn hơi ấm đem tắm cho trẻ, ngày tắm 2 lần, rửa chỗ mẩn ngứa. Nước này chữa các bệnh mẩn ngứa ngoài da.

Cây ké: Có vị ngọt, tính ôn, hơi có độc khi dùng theo đường uống. Dùng ngoài da, ké đầu ngựa hữu dụng trị các chứng ngứa da, chống phản ứng dị ứng, làm tiêu biến mụn nhọt không đầu như nhọt bọc, nhọt to nhờ tác dụng sát khuẩn. Cách dùng: cây ké cả lá, cây và quả 200 gr, cây vòi voi 200 gr, bèo tía 200 gr. Cho 3 vị này vào nồi, đun với 5 lít nước chừng 10 phút. Để nguội, ngày tắm cho trẻ nhỏ 2 lần, tắm chừng độ 4 ngày thì khỏi chứng ngứa da, gãi lở loét ngoài da.

Cây chè vằng: Có vị đắng, tính lương, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, tiêu viêm. Vị thuốc có tác dụng tốt với bệnh lở loét ngoài da. Cách dùng: lấy 30 - 40 gr lá chè vằng tươi, nấu với 2 - 3 lít nước chừng 10 phút. Dùng tắm khi nước còn ấm, sẽ bớt ngứa, tiêu viêm, chống lở loét.

Cây chè xanh: Vị ngọt chát, tính hàn, công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, thu liễm, sát trùng, băng xe. Dùng chè xanh chống lại hăm kẽ khá tốt. Cách dùng: lấy 20 gr lá chè xanh, đun sôi với 1 lít nước. Dùng khăn thấm nước còn ấm, lau rửa vào vùng hăm kẽ cho trẻ nhỏ. Ngày rửa 2 lần, sau đó để da khô thoáng. Tắm rửa như vậy chừng 3 ngày đối với các chứng ngứa da hăm kẽ ở háng, cổ, nách của trẻ nhỏ sẽ tiêu biến.

Cây cỏ sữa: Có vị chua, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, chống lỵ, giải độc, phong ngứa. Vị thuốc này có giá trị chống lại bệnh viêm da, mẩn ngứa, nhất là dạng ngứa có những nốt nổi mẩn đỏ nhỏ li ti.

Cây cỏ sữa - Ảnh: Đ.N.Thạch

Cây cỏ sữa - Ảnh: Đ.N.Thạch

Cách dùng: lấy 80 gr cây cỏ sữa, nấu với 3 lít nước.Bỏ bã, lấy nước cọ rửa vùng da viêm. Tất cả những vùng da nổi mẩn đỏ thì thoa đều nước cỏ sữa, cọ rửa ngày 2 lần, vài ngày chứng ngứa giảm.

(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
làm thế nào để hết di ứng với thời tiết
hơn 1 tháng trước - Thích (12) - Trả lời
mình bị ngứa ca may thang nay roi ma đi chữa khong khỏi , lam the nao để chữa hết bênh đây
Bạn nên đi khám để tìm nguyên nhân gây dị ứng thời tiết từ đó được tư vấn điều trị cẩn thận.
mình bị ngứa cả người ns chung là bị ngứa tất cả mọi chỗ trên người xuốt 2 tuần nay r mà ko khỏi ko biết bị ls
CÁC BẠN NÊN DÙNG NGAY TIÊU BAN THỦY HOẶC MÁT DA THANH NHIỆT CỦA DƯỢC PHẨM HOA SEN.MÌNH CŨNG BỊ NGỨA NHƯ CÁC BẠN DÙNG TIÊU BAN THỦY CHƯA ĐẾN CHAI THỨ 2 ĐÃ KHỎI HẲN NGỨA MÀ GIÁ CẢ CŨNG KHÔNG NHIỀU TIỀN ĐÂU?RA CÁC NT HỎI CÓ NGAY MÀ?
De het ngua lm the nao
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Cho e hoi
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Dup e voi Khuôn mặt e luon rat.khó chịu. Khi mồ hôi đổ ra. No con rat.va kho chiu hon
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Toi bi ngua ghe may thangnay ma ko khoi bay gio da bi loang nhu lang ben lam the nao de chua khoi
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
CHO EM HỎI tý em bi ngứa co lẽ do dị ứng.uốn với bôi nhiều loại ma chưa khỏi em ngứa mà gãi thì rất đã,nhưng gãi đến lúc mà lòng bỏng nước lên tưng giọt rất to giống như bị bỏng dầu ăn té nà vậy em mong có cách nào trị cho nhanh ko anh chị chỉ dùm em cái em cảm ơn có gì nhắn lại chỉ giúp em
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Toi bi ngua o vung long mu ,lam sao va dung loại thuoc j cho hét ngua
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý