Triệu chứng của bệnh amidan

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Triệu chứng của bệnh amidan

19/04/2015 11:54 AM
399

Viêm amidan là bệnh lý thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Triệu chứng của bệnh amidan như thế nào và cách điều trị ra sao chúng ta cùng tham khảo nhé!


TRIỆU CHỨNG CỦA VIÊM AMIDAN


Viêm Amiđan được phân làm hai loại: Viêm amiđan cấp và viêm amiđan mạn tính.

trieu-chung-va-tac-hai-cua-viem-amidan


Triệu chứng viêm amidan cấp.


Viêm VA cấp là viêm nhiễm cấp tính, xuất tiết hoặc viêm mủ ở VA ngay từ trẻ nhỏ, có thể gặp ở trẻ lớn và người lớn.
1) Triệu chứng toàn thân.
- Sốt cao có thể đến 40 độ, bối cảnh nhiễm trùng.
- Có thể gây co giật hay có phản  ứng co thắt thanh quản gây khó thở.
2) Triệu chứng cơ năng
- Điển hình là tắc mũi, có thể tắc hoàn toàn phải thở bằng miệng. Đối với trẻ nhỏ thường bỏ bú hay bú ngắt quảng và quấy khóc nhiều.
- Đối với trẻ lớn có thể không tắc mũi hoàn toàn nhưng về đêm ngủ thường ngáy, nói và khóc giọng mũi kín.
- Người lớn còn VA: cảm giác mệt mỏi, thở khụt khịt, nhức đầu, cảm giác khô rát ở vòm họng, có thể có ù tai và nghe kém.
- Chảy mũi nước : chảy mũi hoặc nhầy cả hai mũi, cả mũi trước lẫn mũi sau.
- Ho: Viêm nhiễm có thể lan xuống thanh khí phế quản gây nên ho tứng cơn có đờm nhầy, khàn tiếng và đau tức ngực.
- Nuốt đau, nuốt vướng, thở khò khẻ, ngáy to.


3) Triệu chứng thực thể


- Lưỡi trắng bẩn, miệng khô.
- Nếu là do virus thì toàn bộ niêm mạc họng đỏ rực và xuất tiết trong, amidan sưng to và đỏ, các tổ chức bạch huyết thành sau họng cũng sưng to và đỏ. Có thể kèm theo các triệu chứng khác như chảy mũi, ho, khàn tiếng, viêm kết mạc. Thường không có hạch dưới góc hàm.
- Nếu là di vi khuẩn thí thấy amidan sưng to và đỏ, trên bề mặt A có những chấm mủ trắng hoặc mảng bựa trắng. Thường có hạch đưới góc hàm sưng đau. Cần phân biệt thể này với hạch hầu và phải quệt giả mạc soi tươi, cấy vi khuẩn.
- Sự phân biệt viêm amiđan do virus với viêm amiđan do vi khuẩn bằng khám lâm sàng chỉ có tính chất tương đối vì một viêm amiđan do virus có thê có những triệu trứng lâm sàng của một viêm amiđann do vi khuẩn và ngược lại.
- Hay nói đơn giản hơn khi thăm khám thấy:
Khám mũi: hốc mũi hai bên đầy mủ ngầy. Các cuống mũi phù nề và xuất tiết. Ở trẻ lớn nếu lau sạch mũi và đặt thuốc co mạch có thể thấy VA ở vòm.
Khám họng: niêm mạc họng đỏ, có mủ nhầy chảy từ nóc vòm xuống.
Khám tai: thường có phản  ứng màng nhĩ đỏ và lỏm vào.


Triệu chứng của viêm amidan mãn tính.


1) Triệu chứng toàn thân


- Thường không sốt, cơ thê trẻ chậm phát triển so với lứa tuổi (cả về thể xác và tinh thần)
- Lười ăn, người gầy xanh, mảnh khảnh yếu ớt, tai nghễnh nghãng.


2) Triệu chứng cơ năng


- Cảm giác ngứa vướng và rát họng, nuốt vướng , thỉnh thoảng phải khạc nhổ do xuất tiết.
- Hơi thở hôi do chất mủ chứa trong các hốc của A
- Ngạt mũi và tắc mũi từ ít đến nhiều gây khó thở, mũi thường hay bị viêm, chảy mũi thò lò có thể gây loét phần môi trên.
- Trẻ em hay ho và khóc vặt, ngủ không yên giấc (do thiếu O2), ngáy khi ngủ, hay giật mình.
- Ho khan từng cơn nhất là về buổi sáng lúc mới ngủ dậy. Giọng nói mất trong, thỉnh thoảng khàn nhẹ.
 - Nếu amiđan viêm mạn tính quá phát, A quá to có thể cản trở ăn uống, thở, có thê gây nên hội chứng ngưng thở ở trẻ nhỏ.
- Đặc biệt hay sốt vặt.

3) Triệu chứng thực thể


- Khám mũi trước : hai hốc mũi mủ thò lò, xanh, các cuốn phù nề.
- Khám họng : thấy amidan khẩu cái thường quá phát, có nhiều tổ chức bạch huyết phát triển ở thành sau họng, thành sau họng có mủ nhầy đổ từ trên xuống.
- Vén lưỡi gà lên có thể thấy VA
- Khám tai : màng nhĩ thường có màu hồng do sung huyết hoặc bị VTG mt mủ nhầy.
- Nếu sờ vòm cảm giác có tổ chức VA (cảm giác như sờ vào con sâu).


Viêm amiđan có thể gây nhiều biến chứng.


Viêm amidan là bệnh lý thường gặp, có thể tự khỏi nhưng có trường hợp gây biến chứng tại chỗ, kế cận hoặc toàn thân.

Biến chứng tại chỗ: Viêm tấy và áp-xe quanh amidan: Thường xảy ra với viêm amidan cấp không được điều trị, nhiễm khuẩn lan dần và thành mủ giữa amidan và bao amidan, bệnh nhân thường đau tăng, đau lan lên tai, nuốt đau, không nuốt được, nước bọt chảy ra, miệng há khó khăn. Điều trị bằng kháng sinh đường tiêm và dẫn lưu áp-xe.

Biến chứng kế cận: Viêm tai giữa, viêm mũi xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản…

Biến chứng toàn thân: Nhiễm khuẩn huyết, viêm cầu thận cấp, thấp khớp cấp, thấp tim hay gặp do liên cầu tan huyết nhóm A.

ĐIỀU TRỊ VIÊM AMIDAN HIỆU QUẢ


Việc điều trị tùy thuộc vào từng loại viêm amidan của bệnh nhân.


Điều trị viêm amidan cấp

Điều trị như viêm mũi cấp thông thường: nhỏ mũi thuốc sát trùng và làm cho thông thoáng mũi.

Trường hợp nặng hay đe dọa biến chứng thì mới dùng kháng sinh toàn thân và nâng cao thể trạng.

Điều trị viêm amidan mãn tính

Nạo VA, nhỏ mũi, nâng cao thể trạng.

Bộ mặt VA (facies adenoidienne): do tắc mũi liên tục phải thở bằng miệng gây nên rối loạn về phát triển khối xương mặt và lồng ngực : cằm lẹm-mặt dài, mồm há-răng nhô, môi trên dày-môi dưới trề xuống, ngực lép-lưng gù, tai nghểnh nghảng, chậm chạp-kém thông minh, hay ngủ gật, kèm dấu hiệu còi xương và suy dinh dưỡng.

Trên thực tế các mức độ nặng nhẹ khác nhau, ít khi thấy bộ mặt VA điển hình và đầy đủ các triệu chứng như trên.


MÓN ĂN - BÀI THUỐC CHỮA VIÊM AMIDAN MÃN TÍNH


Người bệnh viêm amidan mạn tính thường có độc bên ngoài lưu trệ, do vậy kiêng ăn sống, lạnh như nước đá, rau sống trộn nộm. Nên ăn nhiều rau xanh, dưa cải, cà chua, mã thầy, ngó sen, củ súng, táo.

Viêm amidan mạn tính thường do viêm amidan cấp tính không chữa trị tận gốc, diễn biến lặp đi lặp lại mà có. Biểu hiện chủ yếu là cổ họng hay có cảm giác ngứa, khô nóng, hơi đau. Có khi cảm giác như có dị vật, hôi miệng, sốt nhẹ, tiêu hóa kém, mất sức.

Một số bài thuốc dân gian

Phép chữa: Dưỡng âm thanh phế hoạt huyết (tiêu viêm).

- Bài 1: Sinh địa 16g, huyền sâm 12g, sơn thù 8g, xạ can 6g, hoài sơn 12g, tri mẫu 8g, trạch tả 8g, thiên hoa phấn 8g, đan bì 8g, địa cốt bì 8g, phục linh 8g, ngưu tất 12g, tất cả làm thành một thang sắc uống.

Trong bài này, sinh địa, huyền sâm có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, sinh tân. Ngưu tất, tri mẫu có tác dụng hoạt huyết. Hoài sơn, phục linh, đan bì có tác dụng lương huyết tiêu sưng.

- Bài 2: Sinh địa 20g, bối mẫu, mạch môn, thiên hoa phấn, địa cốt bì mỗi thứ 8g; cam thảo, bach hà mỗi vị 4g; bạch thược, đan bì, huyền sâm mỗi vị 12g.

Tất cả làm thành thang sắc uống, uống khi thuốc còn ấm. Trong bài này, mạch môn để dưỡng phế âm, huyền sâm để thanh hư hỏa giải độc, sinh địa để dưỡng thận âm, bối mẫu để nhuận phế hóa đờm, đan bì để lương huyết tiêu sưng.Chữa bằng các món ăn chọn lọc

Nguyên tắc ăn uống

- Người bệnh viêm amidan mạn tính thường có độc bên ngoài lưu trệ, do vậy kiêng ăn sống, lạnh như nước đá, rau sống trộn nộm.

- Người bệnh thường có trạng thái chứng bệnh nước bọt, mồ hôi không đầy đủ, âm hư hỏa mạnh, do vậy kiêng ăn các thức ăn thơm khô, nóng mạnh để phòng phạt âm, tổn thương nước bọt như tỏi sống, hành tây, hồi, rau thơm, hạt tiêu, ớt.

- Nên ăn nhiều rau xanh, dưa cải, cà chua, mã thầy, ngó sen, củ súng, táo.

Món ăn bài thuốc

- Bài 1: Một số hoa quả tươi theo mùa, ép nước uống như dưa hấu, dưa chuột, lê tươi, cam ngọt, mía, ngó sen, đào, mận, dưa bở. Dùng chữa viêm amidan mạn tính kèm miệng khô, họng ráo.

- Bài 2: Lấy 3 lát chanh tươi, thêm 15g đường phèn, hãm nước sôi làm một cốc nước chanh. Mỗi ngày uống hai cốc. Dùng chữa viêm amidan mạn tính kèm chảy máu chân răng.

- Bài 3: Lô căn tươi một nhánh, lá bạc hà 6 lá, sắc lấy nước, súc miệng luôn. Dùng chữa viêm amidan mạn tính kèm ngứa họng.

- Bài 4: Bách hợp 20g, bỏ vỏ lụa, thêm lá dâu 9g sắc lấy nước, nấu canh bách hợp, mỗi ngày ăn một bát con. Dùng chữa họng ngứa, khô nóng đau, ho đờm ít.

- Bài 5: Hồng khô một quả, nhai nhỏ, từ từ nuốt. Mỗi ngày ăn một quả. Dùng chữa viêm amidan mạn tính kèm cảm giác vướng họng.

- Bài 6: Trám muối một quả, ngậm trong miệng, nuốt nước. Mỗi ngày ngậm ăn 2 quả. Dùng chữa viêm amidan mạn tính có đau.

- Bài 7: Thịt lợn nạc 50g, thái miếng nhỏ, thêm 100g bồ công anh tươi (giã nát, bọc vải màn), cùng nấu trong 2 giờ. Mỗi ngày ăn hai bát con. Dùng chữa viêm amidan mạn tính có hoa mắt đầu váng, yếu hầu nóng rát.

- Bài 8: Mộc nhĩ trắng 200g, ngâm nở, nấu nhừ trong lửa nhỏ, thêm nước sắc của 30g mạch đông nấu thành canh đặc. Mỗi ngày ăn hai bát con. Dùng chữa viêm amidan mạn tính kèm ho khan không có đờm, sốt vào buổi chiều.


Viêm amidan mãn tính
Viêm amidan ở trẻ nhỏ
Viêm amidan cấp tính điều trị như thế nào?
Viêm amidan khi mang thai có nguy hiểm không?
Viêm amidan bao lâu thì khỏi?


(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý