Cách may váy lưng thun đơn ,tuyệt đẹp

seminoon seminoon @seminoon

Cách may váy lưng thun đơn ,tuyệt đẹp

19/04/2015 12:17 PM
2,936

Cách may váy lưng thun đơn ,tuyệt đẹp. Bài viết sẽ hướng dẫn bạn cách may váy thun đơn giản.





CÁCH MAY VÁY LƯNG THUN TUYỆT ĐẸP

Cách may váy thun

Chuẩn bị:

- 1 chiếc váy thun trơn màu đen
- Dây kim sa màu vàng ánh kim
- Keo dán vải (hoặc keo sữa)
- Kéo, giấy, bút, phấn may.

may vay thun

Cách làm:

Bước 1:

- Vẽ hình chú chim bồ câu trên giấy làm mẫu và cắt rời ra.

Bước 2:

- Tiếp theo, đặt tấm hình chim bồ câu lên váy và dùng phấn may vẽ theo. Sau đó, quét lớp keo phủ đều lên hình chim bồ câu.

Bước 3:

- Đặt dây kim sa lên trên lớp keo.

Bước 4:

- Viền từ ngoài vào trong rồi phủ kín hết phần thân.

Bước 5:

- Khi dán kín hết kim sa, bạn sẽ hoàn thành hình chú chim lấp lánh như hình. Làm tương tự nếu bạn muốn tạo thêm nhiều chú chim khác trên váy.




Cắt may quần đáy giữa lưng thun cơ bản

Cắt may quần đáy giữa lưng thun cơ bản









2/Cách vẽ:

Đầu vải phía tay phải lùi xuống 2 cm để làm nẹp lưng (đầu vải ở phía cạnh DA)

AB = dài quần = số đo

AC = hạ đáy = ¼ mông + 1/10 mông

AD = ngang eo = ¼ mông +0.5 cm + 1 cm đường may

CE = ngang mông = ¼ mông + 1/10 mông

Lưu ý: Nếu thích mặt sát thì ngang mông = hạ đáy = ¼ mông + 1/10 mông -1 cm.

a/Vẽ đáy quần:

EF = 1/20 mông

Nối FD với FG = 1/3 FD

Nối EG với H là điểm giữa của EG

Nối FH với I là điểm giữa của FH.

Vẽ cong đáy quần qua các điểm DGIF.

b/Vẽ ống quần:

BK = ngang ống = số đo.

Nối EK(đường sườn ống dạng thẳng)

Lưu ý: Quần ống hẹp: chỉnh lại đường sườn ống quần.

O là điểm giữa của EF, nối OK.

ON = 1/3 OK, nối EN khoảng giữa lượn cong vào độ 1-1.5cm.

3/Cắt vải:

Cắt hai thân quần gấp đôi theo đường AB.

Chừa thêm nẹp lưng và nẹp lai theo ý muốn.

Chừa đường may dọc theo đáy và ống quần độ 1 cm.

4/Cách ráp:

Đặt mặt phải của 2 thân quần vào trong. May bề trái vải.

Ráp đường sườn ống quần.

Ráp đường đáy quần.

May nẹp lưng: bẻ lưng quần xuống, may 1 đường song song với đường bẻ với khoảng cách đủ rộng với bề ngang của dây thun, nhớ chừa đường may hở để luồn thun vào.

May lai quần: có thể gập lại và may liền bằng máy hoặc bẻ lai khâu lại bằng tay theo mũi hàng rào.

Cắt may quần đáy giữa lưng thun cơ bản


Cắt may quần đáy giữa lưng thun cơ bản

Hình 1, 2: cách cắt quần ống thẳng và hẹp

Cắt may quần đáy giữa lưng thun cơ bản

Hình 3: thân quần ống hẹp sau khi cắt xong (cắt 2 mảnh).

Cắt may quần đáy giữa lưng thun cơ bản

Hình 4: 1. Ráp đường sườn ống _ 2. Ráp đường đáy quần _ 3. Làm nẹp lưng và lên lai quần.

cách may áo đầm nhún thun

Ý tưởng tự may đồ của Mẹ Sunny bắt nguồn từ lần mấy chị em đi may tổng cộng hơn 20 cái áo đầm, tiền công mỗi cái khoảng 250.000 đồng/cái không có vải lót lớp trong và 360.000 đồngcái loại có lớp vải lót trong. Giá may cao như thế chưa kể tiền vải mà đa số chỉ để mặc ở nhà.

Mẹ Sunny may đồ cho con gái cũng chỉ vì rất thích diện cho con và cũng vì lần đầu tiên "ngó nghiêng" sang lĩnh vực may vá này nên may đồ cho Sunny coi như làm thử nghiệm. Và có lẻ vì rất thích nên càng lúc càng thấy "mê" may, và trước tiên là được bà ngoại Sunny khen với chiếc áo đầm xanh đầu tay, sau đó gia đình tấm tắc và bây giờ là các bạn cũng quan tâm.


Có khá nhiều bạn hỏi đến áo đầm đỏ nhún thun của Sunny, hôm nay, Mẹ Sunny post bài viết này để các bạn tham khảo cách may áo đầm này. Cách hướng dẫn của Mẹ Sunny có thể không được sư phạm lắm mà chỉ viết theo kinh nghiệm bản thân, nếu không được rõ ràng hoặc chổ nào chưa đúng, thì các bạn cứ gửi comment hỏi hoặc góp ý giúp nhé.

Cách vẽ:
Thường thì theo sách dạy là cắt thân thân sau trước, thân trước sau, nhưng mẹ Sunny quen làm ngược lại vì có một số kiểu áo đầm cắt hai thân giống nhau, sau đó cắt vạt thân sau ngắn đi một chút là được.

Mẹ Sunny sử dụng số đo của Sunny làm ví dụ.

Gấp 2 biên vải, mặt phải vào trong, vẽ trên mặt trái

THÂN TRƯỚC:

AB = dài áo (tính từ nách đến qua gối) +2cm đường may = 50 + 2 = 52cm
AC = vòng ngực / 4 + 10cm nhún thun + 2cm đường may = 65/4 + 10 + 2 = 29cm
BD = rộng vạt = AC + 1/10 vòng ngực + 2cm đường may = 29 + 6.5 + 2 = 38cm
DD1 = sa vạt = 3cm - vẽ cong vạt áo BD1



THÂN SAU: cắt bằng thân trước, phần sa vạt DD2 = 2cm - vẽ cong vạt áo BD2

Có một lưu ý nhỏ là khi sa vạt thân sau chỉ 2cm, nếu các bạn lấy D làm điểm tính qua D1 thì CD1 sẽ không bằng với CD2 vì bị chênh nhau 1cm, khi ráp hai thân áo lại với nhau sẽ lệch.
Các bạn lấy D1 làm điểm vẽ cong xuống B 1cm


Cách may:

- May phần ngực trước, chừa đường luồn thun, nhu may lưng quần thun (mục đích cho áo ôm êm theo ngực)
- Dùng chỉ thun may các đường nhún thun cách đều nhau.
- Luồn thun trên phần ngực, chiều dài thun bằng vòng ngực - 5 hoặc 7cm = 65 - 5 = 60cm, cắt phần thun này ra làm 2, thân trước dài hơn thân sau 2-3cm( vì phần ngực thường lớn hơn phần lưng cho bé được thoải mái). Vậy 60cm thun này, mẹ Sunny cắt một đoạn cho thân trước = 32cm và đoạn thân sau = 28cm

- May lai áo, hoặc có thể cuốn biên cùng màu vải.

Kinh nghiệm của Mẹ Sunny là những đường ráp như đường may hai bên hông áo sẽ được vắt sổ sau cùng, khi đó phần vải thừa của hai thân sẽ được dính vào nhau rất gọn gàng, đẹp và chuyên nghiệp hơn.
Hoặc khi bạn may kiểu áo đầm có thân trên và dưới riêng như kiểu đầm thứ 9 của Sunny thì cũng vắt sổ đường ráp thân trên và dưới sau cùng cho chúng dính vào nhau.


Có một tip nhỏ là bạn nên luồn thun cả hai thân lần lượt phần đầu đoạn thun, sau đó ráp đường hông của hai thân của phía đó trước thì đường may sẽ giữ đầu thun lại, sau đó luồn tiếp lần lượt hai đoạn thun qua hông bên kia. Làm như vậy đường may bên trong sẽ gọn gàng, đẹp hơn là khi bạn may chặn thun, rồi sau đó mới ráp hai đường hông.



Và khi bạn may nhún thun cũng vậy, nên may đường gần bụng nhất trước, vì đường may đầu tiên thì phần thun sẽ rộng hơn càng nhún nhiều đường thì các đường sau sẽ ôm hơn, khi đó áo đầm sẽ có dáng từ trên ôm, xuống dưới rộng từ từ ra.


- Àh, quên dây cột trên cổ, sau khi may hai sợi dây, để ráp vào phần áo cho đẹp, các bạn nên hoàn tất phần dây trước khi may nẹp phần ngực (chổ luồn thun). Rồi khi may nẹp luồn thun, các bạn lật mép vải, cho một đầu đoạn dây vào trong nẹp, rồi may lên luôn. Như vậy, chỉ thấy 1 đường may (như hình).

- Sau đó để cho thêm "điệu" một tí, các bạn có thể mua hai hột gỗ tròntròn luồn vào hai đầu dây rồi cột gút lại.

THAM KHẢO THÊM:

Chân váy thướt tha cho mùa hè thật điệu


Các mẹ cần chuẩn bị những nguyên vật liệu như sau:

- Vải

- Chun bản to

- Máy khâu

- Kéo, ghim may, phấn may...

Bước 1:

Đo vòng bụng của mình và cắt một vòng chun cho vừa với số đo của mỗi mẹ.

Bước 2:

May cố định đầu mép của đoạn chun lại. Các mẹ nhớ may cố định cho chắc nhé!

Bước 3:

Sau đó, may một mảnh vải  có kích thước 14cm x 45cm làm cạp, bọc kín phần chun váy.

Bước 4:

Tiếp đến, cắt một mảnh vải có kích thước 30cm x 55cm.

Bước 5:

Rồi may ráp vào phần cạp váy. Do chênh lệch về chiều ngang mà tầng váy thứ nhất sẽ có những đường dúm nhè nhẹ.

Bước 6:

Tương tự làm như vậy nhưng các tầng váy thứ hai và thứ ba sẽ ngày càng có chiều ngang rộng hơn 10cm - 15cm để tạo độ dúm ngày càng nhiều.

Bước 7:

May gấu váy ở tầng váy cuối cùng để hoàn thiện chân váy maxi.

Chân váy maxi có tác dụng giúp các mẹ che đi khuyết điểm của đôi chân.

Khéo léo tôn lên dáng của các mẹ hơn nếu biết kết hợp hài hòa:

Và đặc biệt là rất quyến rũ và thoải mái khi mang trên mình phải không các mẹ?

Chúc các mẹ thành công!



Tự may váy thun đơn giản mà năng động
Những mẫu áo thun đẹp không nên bỏ qua
Cách chọn vải may váy hè cực xinh yêu cho cô nàng cá tính
Mặc đẹp với áo thun cho mùa hè mát mẻ
Tự may áo thun cho bé đẹp như ngoài hàng
Phối áo thun với quần jean đơn giản mà cực chất
Những mẫu váy bầu đẹp mê hồn cho các mẹ bầu sành điệu




(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý