Bà bầu ăn cà muối có sao không?

seminoon seminoon @seminoon

Bà bầu ăn cà muối có sao không?

19/04/2015 12:20 PM
21,395
Bà bầu ăn cà muối có sao không? Đây là thắc mắc của không ít các mẹ đang trong tình trạng thai kỳ. Các chuyên gia đưa ra lời khuyên: khi bầu bí không nên ăn những món như măng, cà muối...

 


MẸ BẦU CÓ ĐƯỢC ĂN CÀ PHÁO MUỐI


Mùa hè nắng nóng quá, những người đang mang bầu như mình cảm thấy rất khó chịu. Mình cũng mới bước qua thời kỳ nghén ngẩm thôi. Gần 2 tháng nghén vừa rồi, mình toàn ăn cà pháo muối với canh măng. Ngoài ra mình không ăn được gì cả.

Anh xã mình toàn bảo, cố gắng ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng hơn chứ cà pháo muối với măng thì làm gì có chất cho 2 mẹ con. Mình đã rất cố gắng ăn các thực phẩm khác nhưng không thể nào nuốt trôi được, chưa kể nhiều lúc cố ăn còn thấy buồn nôn kinh khủng.


Anh xã thấy vợ nghén ngẩm như thế nên cũng thương lắm, bảo mình ăn được gì thì ăn vậy. Mình cũng nghĩ rằng cà pháo muối và măng rất có hại cho sức khỏe, thậm chí được coi là thực phẩm khá độc cần hạn chế ăn nữa. Bởi vì ngay từ khi còn nhỏ, mình cũng được nghe câu nói “Một quả cà bằng 3 thang thuốc" rồi. Nhất là với những người ốm yếu thì ăn cà và măng độc lắm. Chưa kể, măng rất độc vì bị ngâm nhiều hoá chất, không tốt cả cho sức khỏe của người bình thường chứ chưa nói gì đến bà bầu.

Sống sót qua 2 tháng nghén ngẩm, giờ mình vẫn còn nghiện món cà pháo muối lắm. Biết là ăn không tốt nhưng vì quá thèm không chịu được nên mình vẫn ăn.


Hôm trước, mẹ chồng mình có lên Hà Nội ở chơi với 2 vợ chồng vài ngày. Hàng ngày thấy mình ăn cà pháo muối hoặc canh măng như vậy, mẹ chồng mắng vợ chồng mình dữ lắm. Mẹ chồng bảo rằng, khi mang bầu tuyệt đối mình không được ăn 2 thực phẩm này một cách triệt để luôn. Bởi vì mang bầu cơ thể đã nóng, ăn cà pháo vào sẽ càng nóng. Thậm chí có nhiều bà bầu ăn cà muối còn bị ra máu thai kỳ nữa.

Với lại, mẹ chồng mình cũng nói y hệt như anh xã của mình. Mẹ nói rằng cà và măng chẳng bổ béo gì. Hơn nữa, cà lại chứa nhiều hột khó tiêu hóa và măng thì chứa quá nhiều hóa chất nên dù có thèm cũng không được ăn. Mẹ chồng mình nói, khi nghén ngẩm thế này cứ nấu canh chua mát mát và chan cơm ăn cho lành. Như thế cũng khá dễ ăn mà tránh việc ăn uống tùm lum như vụ cà vụ măng vừa rồi của mình.


Nghe mẹ chồng nói thế, mình cũng thấy mẹ nói rất đúng. Mấy hôm mẹ ở đây chơi, mình đã cố gắng giương cao quyết tâm thực hiện 100% lời mẹ chồng rồi. Thế nhưng mẹ chồng mình vừa về quê được 1-2 hôm nay thì cơn nghiện ăn cà muối của mình lại trỗi dậy. Bữa cơm của 2 vợ chồng lúc nào cũng có bát cà pháo muối (vì anh xã mình nghiện ăn cà lắm) nên thỉnh thoảng mình cũng tranh thủ  xin một quả để chan với cơm canh. Chỉ có ăn như thế mình mới thấy đưa cơm và dễ ăn thôi các mẹ à.

Mình đang cố gắng nhịn cà muối đây. Nhưng mình muốn hỏi các mẹ một điều: Thực sự khi đang mang bầu thì có phải tuyệt đối không được ăn cà muối hoặc măng không? Bởi vì mình cũng nghe nói, cà và măng cũng có khá nhiều chất xơ mà.

NÊN VÀ KHÔNG NÊN - ĐỒ ĂN CHO NÀNG BẦU BÍ


Trong quá trình mang bầu, nếu thai phụ uống rượu quá nhiều trong một lần, hoặc tích tụ từng lượng nhỏ một sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Trong quá trình mang bầu, nếu thai phụ uống rượu quá nhiều trong một lần, hoặc tích tụ từng lượng nhỏ một sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Bà bầu và trà

Trong trà có chứa chất cafein, có thể kích thích các cơ quan thần kinh của con người. Theo lời khuyên của các chuyên gia, vào ban ngày, các bà bầu uống 1, 2 chén chè xanh thì không sao, nhưng vào buổi tối dễ gây mấy ngủ. Những bà mẹ mang thai từ tuần thứ 28 trở ra, bụng đã bắt đầu to, chất lượng giấc ngủ thường giảm sút so với trước, bởi vậy, bà bầu nên tránh uống chè vào thời điểm này. Bên cạnh đó, trong một số loại chè như chè nhài, chè sen... đã được gia công tẩm ướp hương liệu có thể gây ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Do đó, những bà bầu nghiện chè nên kiềm chế trước thức uống này và nếu có dùng cũng cần phải kiểm tra chất lượng trước khi sử dụng.

Những bà mẹ tương lai không nên dùng cà phê.

Bà bầu và cà phê

Theo như kết luận của các nhà khoa học, nếu trong quá trình mang thai, người mẹ hấp thu quá nhiều chất cafein sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển xương cốt của bào thai, có thể dẫn đến hư thai, sinh non, cân nặng của bào thai.... Bên cạnh đó, cà phê còn khiến các bà bầu cảm thấy tim đập nhanh, tiểu rắt, buồn nôn... nên các bác sĩ khuyến cáo, những bà mẹ tương lai không nên dùng thức uống này và nếu có nghiện lắm thì chỉ dùng hạn chế 1 ly nhỏ/ngày.

Bà bầu và những đồ ăn có hương thơm nồng

Bà bầu thường bị hấp dẫn bởi những đồ ăn có hương thơm nồng, mà không biết rằng những đồ ăn này thường chứa thành phần diêm sinh và hương liệu có thể dẫn đến nguy cơ cao huyết áp, phù nề. Do đó, trong thời gian mang thai, các thai phụ nên chọn những đồ ăn có mùi vị nhẹ nhàng, thanh khiết.

Trong thời gian đầu khi mang thai, nhiều thai phụ lao đao vì nghén và cứu tinh của họ lúc này là những món đồ chua. Ăn quá nhiều đồ chua sẽ làm tăng độ axit trong dạ dày, bên cạnh đó, quá trình bài tiết ở bà bầu thường chậm hơn... dễ dẫn đến bệnh viêm dạ dày. Do đó, qua thời kỳ nghén, bà bầu nên bỏ thói quen ăn chua.

Bà bầu và đồ ăn sống

Trong quá trình mang thai, ăn đồ sống rất dễ bị nhiễm các bệnh truyền nhiễm từ ký sinh trùng. Bên cạnh đó, chất lượng của những đồ ăn sống thường không được bảo đảm, có thể dẫn đến bệnh dạ dày, tiêu chảy. Tốt nhất là các bà bầu nên tránh xa những món sống, món gỏi dù nó hấp dẫn đến đâu.

Bà bầu và nước uống có ga

Nước uống có ga thường chứa hàm lượng đường cao, có thể dẫn đến bệnh tiểu đường. Chất CO2 trong nước ngọt có ga khiến thai phụ có cảm giác trướng khí. Hơn nữa, thức uống có ga không có chất dinh dưỡng nên các bà bầu cũng không cần quá "mặn nồng" với loại thức uống này trong quá trình mang thai.

Bà bầu sử dụng những đồ ăn, thức uống lạnh không có quá nhiều nguy hại ngoại trừ phải chú ý vấn đề vệ sinh thực phẩm.

Bà bầu và đồ lên men

Trong quá trình mang thai, những món ăn thuộc họ nhà "muối" như dưa muối, cà muối... rất hấp dẫn bà bầu. Tuy nhiên, những đồ muối gỏi, muối sổi này không phải lúc nào cũng đảm bảo vệ sinh, có nhiều chất chua, chất axit ...dễ dẫn đến phù nề, nên các thai phụ không nên ăn quá nhiều.

Bà bầu và rượu

Trong quá trình mang bầu, nếu thai phụ uống rượu quá nhiều trong một lần, hoặc tích tụ từng lượng nhỏ một, sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Bé dễ bị dị dạng, không phát triển bình thường, bộ não hoạt động kém... do đó, các bà bầu hãy nói "không" với rượu.

Bà bầu và đồ lạnh

Đồ lạnh như kem, chè, đá hấp dẫn tất cả mọi người và bà bầu, nhất là trong những thời điểm nóng nực của mùa hè. Bà bầu sử dụng những đồ ăn, thức uống này không có quá nhiều nguy hại ngoại trừ phải chú ý vấn đề vệ sinh thực phẩm.


MỘT SỐ THẮC MẮC CỦA BÀ BẦU VỚI THỰC PHẨM

Bầu bí cần bổ sung đa dạng các loại thực phẩm để cho bé phát triển tốt tuy nhiên không phải thực phẩm nào cũng tốt cho bà bầu, vì vậy khi ăn những thực phẩm này bạn phải dè chừng.

Dưới đây là những thắc mắc của bà bầu về dinh dưỡng đã được các bác sĩ của Babycenter giải đáp.

Tôi rất thích ăn mì ăn liền nhưng nghe nói không tốt cho thai nhi, điều này có đúng không?

Mì ăn liền là loại thực phẩm nhanh – rất thuận tiện và dễ dàng chuẩn bị (tất cả những gì bạn cần là nước nóng). Tuy nhiên, mì ăn liền không thuộc nhóm thức ăn lành mạnh và cân bằng.

Thành phần của mì chủ yếu là tinh bột, muối, bột ngọt, hương vị... Một số loại mì ăn liền được tăng cường vitamin A. Nhưng nhìn chung, mì ăn liền lại thiếu vitamin, protein, chất xơ, khoáng chất... Đặc biệt, mì ăn liền còn mặn và có thể dẫn tới cao huyết áp nếu bạn ăn từ ngày này sang ngày khác.

Tóm lại, bà bầu có thể ăn mì ăn liền miễn là ăn uống điều độ. Nếu bạn cảm thấy thích mì ăn liền, cần lưu ý:
  •  Giảm lượng muối: chỉ nên nêm một nửa các gói gia vị đi kèm với mỗi gói mì.
  • Để có món mì dinh dưỡng: thêm các thành phần khác vào bát mì như quả trứng luộc, thịt gà nấu chín, rau lá xanh như rau cải hay các loại rau khác, cải bắp, cà chua, đậu Hà Lan...

Có an toàn không khi tôi muốn ăn vừng? Hôm trước, tôi ăn vài cái bánh có nhiều vừng. Liệu tôi có bị sảy thai hay sinh non không?

Hạt vừng (còn gọi là hạt mè) giàu canxi, sắt, axit oxalic, protein, vitamin B, C và E. Tuy nhiên, có người lại tin rằng, ăn hạt vừng dễ sảy thai hoặc sau này sinh con, da dẻ sẽ lấm tấm như hạt vừng. Không có bằng chứng khoa học để chứng minh niềm tin này.

Nhiều thai phụ được khuyên tốt nhất là tránh ăn vừng trong 3 tháng đầu tiên, đặc biệt nếu bạn ra máu hoặc có biến chứng khác. Để khỏi hoang mang, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ của mình. Hoặc có thể ăn vừng sau quý đầu tiên của thai kỳ nếu bạn vẫn còn nghi ngại.

Có an toàn không nếu ăn dứa khi có thai? Có nên ăn dứa hoặc uống nước ép dứa vào cuối thai kỳ để quá trình chuyển dạ dễ dàng hơn không?

Có thể ăn dứa trong thời kỳ mang thai. Ăn dứa hoặc sử dụng nước ép dứa được biết đến như là cách tự nhiên thúc đẩy chuyển dạ với những người đã quá ngày sinh. Một lượng lớn nước dứa có thể gây co thắt tử cung. Vì lý do này mà trong thời kỳ đầu mang thai, có khuyến cáo rằng, bạn không nên uống quá nhiều nước dứa.

Dứa tươi có chứa bromelain có tác dụng làm mềm tử cung nhưng cũng có thể dẫn tới tiêu chảy. Một số thai phụ nói rằng, họ không việc gì khi uống nước ép dứa hoặc ăn dứa trong thai kỳ. Tuy nhiên, một số cho biết, họ sợ dứa gây chuyển dạ. Vậy làm sao để ăn dứa an toàn khi mang thai? Tốt nhất, bạn nên ăn uống điều độ và xem xét bất kỳ dấu hiệu nào khác lạ sau đó. Nếu được tiêu thụ với số lượng lớn, dứa có thể trở thành một chất gây phá thai.

Tuy nhiên, nếu đã qua ngày sinh dự kiến thì dứa có thể giúp ích cho bạn. Nhưng nói như vậy không phải dùng dứa để kích thích sinh nở bởi mỗi quả dứa


Bà bầu nên ăn gì để tốt cho em bé
Bà bầu ăn gì để bé thông minh
Bà bầu ăn trứng ngỗng
Mách bà bầu ăn hải sản đúng cách
Những món ăn vặt tốt cho bà bầu


(ST)


 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
minh o ha nam , hien tai minh dag co be duoc 6 thang , minh rat hay an ca muôi , minh muon hoi an nhieu ca co sao ko vay ?
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý