Cách chăm sóc Vẹt tốt nhất, kinh nghiệm hay của người nuôi chuyên nghiệp

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cách chăm sóc Vẹt tốt nhất, kinh nghiệm hay của người nuôi chuyên nghiệp

19/04/2015 12:20 PM
3,223

Cách chăm sóc Vẹt kinh nghiệm hay chủa người nuôi chuyên nghiệp. Đĩa đựng thức ăn nên được rửa sạch hàng ngày bằng nước xà phòng (nước rửa chén). Không nên để bất cứ loại thực phẩm nào trong lồng quá 24 giờ, hậu quả của phân chim hoặc thực phẩm tồn động như vậy khá nghiêm trọng.





CÁCH CHĂM SÓC VẸT TỐT NHẤT

Vẹt Hồng Kông - Yến Phụng
Hay còn gọi là Vẹt đuôi dài Úc , Yến phụng - Budgerigar
Tên khoa học là Melopsittacus undulatus



Vẹt đuôi dài Úc lâu nay vẫn quen được gọi là Vẹt Hồng Kông, loài chim nhập khẩu này du được quan tâm trên thế giới suốt những năm 1870.Qua quá trình phát triển, những con vẹt đuôi dài ngày nay lớn hơn những con vùng hoang dã nước Úc.Loài chim này hiện nay đã trở thành 1 trong những loài phổ biến nhất trên thế giới với số lượng lên đến hàng triệu , với hàng ngàn màu sắc khác nhau.
Du nhập vào Việt Nam từ cuối những năm 80 và phát triển trong những năm 90, Vẹt Hồng Kông được miêu tả như sau
- Miêu tả chung:
- Chiều dài : 18 cm (7in)
- Tuổi thọ trung bình : 7 – 8 năm
- Thời gian ấp trứng TB : 18 ngày
- Thời gian nuôi con TB : 35 ngày


Bộ lông thường có 2 màu chính : Xanh lá và các vân đen, chân và mỏ có màu xanh xám.Nền lông chính màu xanh lá, đậm nhất ở vùng ngực.Các vân vằn kéo dài từ gốc mỏ xuống tới lưng và cánh.Mắt có viền trắng, chim trưởng thành có trán vàng, cổ có 2 hàng đốm đen.
Chim non mắt đen ko có viền trắng, trán trần ( ko có màu vàng) có các đốm nhạt, mỏ có đốm.
Chim mái có màu nâu nhạt bên trên mỏ trong khi mũi chim trống màu hồng nhạt khi còn non và chuyển xanh dương khi trưởng thành.Những chim trống thuần chủng của loài này chăm sóc chim non của chúng rất cẩn thận.


2,Vẹt đuôi dài Lutino:


Đây là loài vẹt đột biến,chúng biến đổi thàng màu vàng tuyền, từ Lutino là chỉ sự đột biến này.Xuất hiện từ những năm 1870, chúng có xu hướng phát triển thàng con mái nhiều hơn.Các con mái vàng tuyền khi kết hợp với con trống màu xanh nhạt sẽ không có màu vàng.
Đặc điểm nổi bật của vẹt đuôi dài Lutino là bộ lông màu vàng tuyền, mắt đỏ, cổ không có đốm vì thiếu Melanin.
Ở loài này chim trống thay vì có da gốc mỏ (mũi) màu xanh lại có màu đỏ tía ngay từ khi còn nhỏ đến lúc trưởng thành, còn mũi chim mái thì có màu trắng hoặc hơi ngà nâu.
Một chủng loại khác hiếm hơn là những con Ltutino lông vàng mắt đen.Loài này bắt nguồn từ Đan Mạch vào những năm 1940.


3, Vẹt đuôi dài xanh da trời cánh xám :
Đây là sự thay đổi cơ bản về màu sắc, đặc biệt là ở cánh. Loài chim này xuất hiện vào khoảng năm 1918, các điểm sẫm nhạt hơn bình thường.Do đó cánh của chúng có các vấnọc màu xám chứ không phải màu đen.Nhìn chúng gần như những con màu lam bị mất màu. Có một loài khác tương tự là loài vẹt đuôi dài Cinamon và vẹt đuôi dài cánh vàng.
Những con non được phân biệt với chim trưởng thànhh bởi mắt đen không co viền trắng, trán có vân xám mờ, không có màu trắng trên trán.Ngực của những con chim này óc màu xanh da trời, là phần có màu đậm nhất. Đuôi cũng có màu xám.

4, Vẹt đuôi dài xanh lam (Xám)
Có người gọi chúng là những con vẹt Xám, nhưng chúng ta có thể thấy màu chủ đạo trên lông chúng là màu xanh lam.Đây là một trong 2 dạng đối lập phân biệt với nhóm màu xanh lá nhạt. Bởi thay vì bộ lông có màu xanh lá, chúng có bộ lông màu xanh da trời với các vân sọc đen kéo dài từ đầu mỏ xuống lưng và cánh. Đây dường như làdạng trội , được phát hiện tại quê hương châu Úc vào khoảng năm 1930 và hiện nay chúng vẫn tồn tại.
Mỏ và chân đều màu xám,chim non có mắt đen và trán trần. Chim trư��ng thành mắt có viền trắng, trán trắng, các vân đậm. Chim trống khi còn non có mũi màu đỏ, khi trưởng thành chuyển thành màu xanh dương, mũi chim mái có màu trắng hoặc ngà nâu.

5, Vẹt đuôi dài có mào :
Sự thay đổi về màu sắc của loài này xuất hiện trong quá trình thuần hoá vẹt đuôi dài. Loài này được một nhà nuôi chim người Úc phát hiện năm 1920, nhưng chúng vẫn chưa phổ biến bởi đặc điểm khó giao phối.
Loài này lôi cuốn người nuôi bởi trên đầu có mào tròn, dẹt hình đĩa che kín mỏ. Bộ lông xanh thẫm da trời, có các đốm lớn, ít màu đen.
Một chủng loại khác là một nhóm có 1 nhúm lông xù cuốn thẳng trên lưng rất duyên dáng.
Điều cần chú ý là chúng có nhan tố làm chết con, nên chúng không bao giờ giao phối cùng loài với nhau. Tốt nhất là cho giao phối một con có mào và một con không có mào (Xanh lá nhạt hoặc xanh lam)


6, Vẹt xanh mặt vàng :
Đây là một biến thể của loài xanh lá nhạt, bởi vẫn bộ lông chủ đạo xanh lá, những con chim này có biến đổi ở những vân trên cơ thể. Các vân sọc trở thành các đốm to và đậm hơn, chủ yếu tập trung ở lưng và cánh. Các vân sọc ở trên đầu và cổ trở nên mờ đi làm đầu chúng gần như chỉ còn màu vàng.
Nhìn bề ngoài chúng dễ bị nhầm lẫn với những con màu xanh lá nhạt. Loài mặt vàng này được miêu tả như những con sinh sản bởi sự kết hợp giữa chúng với những loài khác dễ sinh ra các đột biến, tạo nên nhiều màu sắc hấp dẫn. Nếu cần 1 con mái sinh sản thì đây sẽ là lựa chọn tuyệt vời.


7, Vẹt đuôi dài đốm tím :
Loài vẹt đuôi dài nhiều màu lặn này là một giống thu hút bỏi bộlông của chúng là sự kết hợp ấn tượng. Loài chim này có nguồn gốc từ Scandinavia và được triễn lãm tại Đan Mạch ( Triễn làm chim lớn nhất thế giới ) vào năm 1932.
Bộ lông của chúng với nền màu trắng chủ đạo với các đốm đen lớn nhạt màu trên cánh và má.Tuy nhiên lông bụng và phao câu lại có màu xanh lam hoặc xanh lá thu hút.
Đôi khi có những con có vành mắt, nhưng chủ yếu mắt đen (có khi mắt màu tía đỏ nếu soi dưới ánh sáng ) và đôi chân màu hồng.
Một số con đột biến bị mất đốm và trở nên trắng tuyền , có đôi mắt màu đỏ và chân hồng. Đây là 1 dạng đột biến rất hiếm.

8, Một số chủng loại khác :
* Vẹt đuôi dài vàng cốm : Với bộ lông vàng và các vân sọc màu xanh lá rất nhạt, chúng tạo nên màu vàng cốm được nhiều người chú ý.
*Vẹt đuôi dài trắng có nhiều màu : Phát hiện lần đầu năm 1935, phát triển mạnh ở Châu Âu và Nam Mỹ năm 1956. Loài đột biến có tính trạng trội này là sự pha trộn màu ngẫu nhiên giữa màu xanh lá + đen + vàng hoặc trắng + vàng + xanh. Chúng mang đặc điểm nổi bật là bộ lông với từng mảng màu lớn tạo sự chú ý.
Chúng là loài dễ sinh sản.

Chăm sóc và nuôi sinh sản Vẹt Hồng Kông


A – Chăm sóc:

1, Thức ăn và chuồng nuôi :
1.1. Thức ăn:
Thức ăn chủ yếu cho Vẹt Hồng Kông chia làm 3 nhóm :
- Hạt khô : Bao gồm các loại hạt , chủ yếu là Kê vàng, kê trắng, lúa, hạt Canary, ngô … Ở nước ta hạt kê vàng rất phổ biến, và khuyên dùng nên để nguyên vỏ loại hạt này khi cho chim ăn.Chúng ta cũng biết hạt kê khi đã bóc vỏ dùng để cho chim ăn sẽ sạch sẽ hơn và tránh được vương vãi cũng như vỏ hạt làm đầy máng ăn. Tuy nhiên loại hạt khi đã bóc vỏ sẽ trở nên khô cứng và mất đi phần lớn hàm lượng dinh dưỡng, hơn nữa Vẹt vẫn có thói qen “ăn chắt” – dùng mỏ bóc hạt.Vì thế hãy cho chim ăn loại hạt còn để nguyên vỏ.
+ Hạt lúa gạo : Đây cũng là loại thức ăn giàu dinh dưỡng cho Vẹt HK, có thể có những con chim do đã quen ăn kê và ko thích loại hạt này. Tuy nhiên vào mùa sinh sản, bạn có thể ngâm hạt này trong nước cho đến hạt bắt đầu nảy mầm, lúc đó hàm lượng dinh dưỡng trong hạt tăng lên đáng kể, lại rất dễ tiêu hoá, tốt cho chim non cũng như chim mái ấp. Hãy tập dần cho chim quen với loại thức ăn này.
+ Hạt ngô tươi : Khuyên dùng nên để nguyên cả bắp, Tuy không được vệ sinh vì vẹt có thói quen nhằn lấy nước và nhả bã, nhưng hạt ngô tươi cũng rất tốt cho chim. Và Vẹt cũng rất thích loại thức ăn này. Ban có thể thấy sau khi ăn hết hạt, lõi ngô cũng sẽ trở thành thứ đồ chơi thú vị với những chú vẹt.

- Rau và cỏ tươi : Vẹt là loài không kén rau tươi, chỉ cần những loại rau ít vị chat thì hầu hết Vẹt đều dùng được. Phổ biến ở đây chúng ta thường cho Vẹt ăn rau Xà lách, Cải thìa, Cải bắp, một số loại cỏ như Bồ công anh, chân ngỗng, các loại cỏ có hoa trắng…. Và đặc biệt 1 loại rau phổ biến ở nước ta mà vẹt rất thích ăn, đó là rau muống nước. Loại rau này có sẵn quanh năm và là nguồn rau xanh chính được nhiều người nuôi sử dụng. Hãy bổ sung loại thức ăn này quanh năm cho Vẹt.
+ Hoa Quả : Có một số con Vẹt đặc biệt thích ăn các loại quả, điều này cũng rất tốt và bạn nên đáp ứng nhu cầu chính đáng này của chú chim nhỏ. Táo xanh là thứ quả vẹt rất thích, hãy thái nhỏ và cho vào máng đựng.Tuy nhiên lưu ý hãy thay đi vào cuối ngày tránh để quả bị thối, mốc.

- Các loại thức ăn bổ sung :
+ Hạt khoáng chất : Đây là nguồn thức ăn không thể thiếu, và đặc biệt cần thiết cho vẹt vào mùa sinh sản. Có thể chúng sẽ không đụng đến trong thời gian dài, nhưng sẽ ăn liên tục nếu vào mùa sinh sản. Bạn có thể đến hỏi mua ở bất kì hàng bán chim cảnh nào.Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung vào khẩu phần ăn của chim bột mai mực hoặc bột vỏ sò.Loại bột này bạn có thể tự làm bằng cách nghiền nang con mực đã sấy khô hoặc vỏ trứng, vỏ sò… Loại bột này cung cấp một lượng lớn canxium cần thiết cho sự tạo thành vỏ trứng và phát triển của chim non.
+ Hạt sạn : Cũng là thứ nên có trong mỗi lồng chim .Hạt sạn giúp cho chim tiêu hoá được tốt hơn, giúp thức ăn không bị kết vón trong dạ dày và quá trình nghiền thức ăn diễn ra tốt hơn. Nếu ko có thời gian lọc các hạt sạn này, bạn có thể tận dụng những miếng vữa từ các bức tường cũ và treo nó trong lồng chim.Đó sẽ vừa là nguồn cung cấp hạt sạn và cũng là dụng cụ để chim mài mỏ.
+ Viên Iốt : Không phổ biến những rất cần cho chim sinh sản bởi iốt giúp tuyến giáp hoạt động đúng chức năng, sẽ giúp chim trống có bộ lông đẹp hơn và những con non sẽ phát triển tốt để đạt được tối đa kích thước như bố mẹ.
+ Muối : Một cách phổ biến là sử dụng loại đất mặn, người ta có thể tự làm bằng cách nghiền đất sét, trộn với dung dịch nước muối nhạt có pha iốt và ép chặt, để khô trong mát.Sau đó đặt vào lồng chim để bổ sung lượng muối cho chim khi cần.


1.2. Chuồng nuôi :
Chuồng nuôi cho vẹt HK không cầu kì lắm. Vẹt HK là giống chim quen sống theo bầy nên điều kiện tốt nhất vẫn là gần với tự nhiên nhất, đó là nuôi trong chuồng có trồng cây xanh với một bầy gồm nhiều cá thể.
Nhưng trong điều kiện xã hội hiện nay không phải gia đình nào cũng có đủ điều kiện kinh tế cũng như không gian để xây dựng chuồng nuôi nên cách nuôi đơn lẻ hay theo cặp trong lồng cá nhân vẫn phổ biến hơn.
Loại lồng được sử dụng cho Vẹt HK là các lồng làm bằng kim loại. Loại này vừa bền,sạch,tiện dụng trong việc làm vệ sinh lồng chim, và đặc biệt là để chịu được cái mỏ khoẻ của họ nhà Vẹt.

- Nếu bạn chỉ nuôi đơn lẻ 1 con chim thì lồng kích cỡ 30 cm * 30 cm là phù hợp , hoặc một chiếc lồng tròn đường kính 30 cm cũng rất thoải mái cho 1 con chim.
- Nếu bạn nuôi một đôi chim thì sẽ cần có 1 chiếc lồng rộng hơn vì còn để cho chim sinh sản nvà nuôi con trong đó, loại lồng vông 40 cm * 40 cm hoặc lồng chữ nhật 35 cm * 50 cm cũng rất tốt.
Trong lồng chim , ngoài hai thứ bắt buộc phải có gồm cóng nước và cóng thức ăn, bạn cần có cầu đậu cho chim. Nên đặt 2 cầu so le để chim có thể thoải mái loe trèo. Kèm theo đó 1 đến 2 cóng nhỏ đựng các thức ăn phụ trợ. Bạn treo thêm vào lồng chim 1 miếng mai mực. Và đặc biệt với chim sinh sản là chiếc tổ sinh sản của chim.

Tổ sinh sản của chim không quá cầu kì, thường được đóng bằng gỗ mỏng nhưng phải đủ khả năng chịu được cái mỏ khỏe của chúng.Kích thức khoảng 15 cm* 20cm, có khoét một lỗ tròn làm cửa ra vào cho chim.Ở các tiệm bán thú cảnh có bán những chiếc tổ bằng nhựa, hay kim loại đẹp mắt và tiện dụng, tuy nhiên chim thực sự không thích loai vật liệu này như tổ gỗ,nên Tổ làm bằng gỗvẫn là lựa chọn tối ưu.
Vẹt thường không có thói quen tắm đẫm nước, nhưng cũng rất sạch sẽ. Bạn sẽ thấy chúng thích tắm thế nào khi chúng lăn người vào đám rau ướt khi bạn cho chúng ăn. Vì thế hãy chuẩn bị 1 bình sịt nước dạng phun sương. Hãy cho chúng tắm bằng cách xịt nước 2 ngày một lần vào mùa hè và mỗi khi nắng vào mùa đông.

B-Nuôi Vẹt sinh sản:

2.1. Các vấn đề về chọn giống :
Hãy xác định rõ mục đích nuôi của bạn là gì, nếu là nuôi chơi thì chỉ cần chọn những con chim khoẻ mạnh, đẹp mã và thân thiện với người. Còn nếu nuôi sinh sản thì bạn cần xem xét một số vấn đề.
Vấn đề đầu tiên là chọn con nuôi với màu sắc mong muốn. Hãy lưu ý những màu sắc nào là trội và những con nuôi nào là thuần chủng.Có 4 lựa chọn cho con nuôi thuần chủng và trội, đó là các màu Xanh lá nhạt (Xanh lá chủ đạo và các vân sọc đen )Xanh xám (Xanh da trời chủ đạo và vân sọc đen) Vàng tuyền Lutino (Mắt đen hoặc đỏ) Và Trắng tuyền (Mắt đỏ)… Với các dạng con nuôi này, nếu bạn cho phối giống hai con cùng màu giống hệt nhau chắc chắn sẽ tạo ra các con chim non giống như bố mẹ mà ko có sự đột biến về màu sắc.
Tuy nhiên việc chọn giống các cặp giống nhau đôi khi không dễ và không phải người nuôi nào cũng thích các cặp màu giống nhau. Vì thế nếu có thể bạn hãy cố gắng tìm những cặp đôi càng giống nhau càng tốt sẽ cho ra thế hệ sau có màu đẹp.

Việc phối giống ngẫu nhiên cũng mang lại nhiều lựa chọn màu thú vị. Người nuôi bây giờ thích sự lựa chọn ngẫu nhiên này hơn. Chỉ cần chú ý quan sát các cặp đôi nào đặc biệt gần gũi nhau ở các cửa hàng chim cảnh, không quá chú trọng đến màu sắc thì đây cũng là một lựa chọn thích hợp.

Có một lời khuyên cho các bạn chọn cặp sinh sản.Bạn nên chọn những con trống thuần chủng có màu sắc trội như 4 nhóm đã nói ở trên, vì những chim trống này đặc biệt thu hút chim mái. Và bạn nên cho chúng giao phối với con Mái ở 2 dạng màu : Xanh lá mặt vàng và Trắng có đốm. Với sự kết hợp này bạn có thể có được những con chim non giống như bố mẹ lại vừa có khả năng đột biến về màu sắc ở tất cả mỗi lứa chim. Hơn nữa những chim mái ở 2 dạng màu này phần lớn chăm sóc chim non rất tốt.

( VD : Bạn hãy cho giao phối con Trống Xanh lá nhạt với con Mái Xanh lá mặt vàng.Hai con giao phối này có màu gần giống nhau, chim non sinh ra có thể giống bố hoặc giống mẹ, nhưng vẫn sẽ có sự xuất hiện của những chim non có màu lông vàng đốm, vàng tuyền, thậm chí là màu trắng hay xanh lam..)

2.2. Phân biệt chim trống mái :
Đây dường như là vấn đề lớn đối với nhiều người, nhưng với Vẹt HK nếu bạn chịu khó chú ý một chút sẽ thấy đây ko là vấn đề lớn.
Hãy chú ý đến lớp màng cứng trên mỏ của chim , hay cũng có thể nói là mũi chim. Với những chú chim non dưới 3 tháng tuổi, có thể khẳng định tất cả những con có mũi màu đỏ đều là chim trống, những chim có mũi màu trắng ngà đều là chim mái.
Nhưng với chim trưởng thành trên 3 tháng tuổi thì cần chú ý.
- Chim có màu lông chủ đạo là xanh lá, xanh lục, xám , chim trống có mũi màu xanh dương.
- Chim có màu lông chủ đạo là vàng hoặc trắng thì có mũi màu đỏ tía.
- Chim mái hầu như vẫn giữ màu trắng trên mũi, tuy nhiên vào mùa sinh sản, mũi chúng có thể chuyển màu trà hoặc ngả nâu. Nên bạn càng dễ nhận thấy chim mái với những đặc điểm này.

Thậm chí bằng quan sát bạn cũng thấy được vóc người chim mái sẽ nhỏ hơn chim trống cùng loại, đầu cũng nhỏ hơn và có phần thụ động hơn chim trống. Chim trống sẽ siêng hót hơn và có những biểu hiện hoạt bát hơn chim mái rất nhiều. Với 1 con chim có biểu hiện thụ động ,ít bay,mũi sậm màu trà và phần lông gần hậu môn bị rụng, để lộ hậu môn nở rộng , thì bạn hãy chắc chắn mình có 1 chiếc tổ, bởi đây là chim mái đã đến ngày sinh nở. ^ ^

2.3.Sinh sản :
Vẹt HK sinh ra tới ngày thứ 35 thì đã có được bộ lông như chim trưởng thành và cũng đạt được kích thước như bố mẹ. Tuy nhiên màu lông chỉ thực sự định hình ở mùa thay lông đầu tiên vào lúc chim được 3-5 tháng tuổi.
Về cơ bản sẽ không có sự thay đổi lớn ở bộ lông , ngoài việc màu sắc sẽ đậm hơn, các vân đen rõ ràng hơn, các đốm cổ nhiều hơn và sẫm màu.

Cũng từ thời gian này trở đi, là lúc chúng ta có thể tiến hành ghép đôi và cho sinh sản.Hãy chọn ra những con trống khoẻ mạnh và đẹp mã, nếu là con Trống có màu chủ đạo là màu xanh thì hãy chọn con đã xuất hiện mũ trán (màu trắng hoặc vàng trên trán) và có mũi đã chuyển xanh dương.
Chim mái hãy là những chim khỏe mạnh và thân thiện với người. Chúng ta nên cho ghép các cặp chim có con trống hơn con mái khoảng 2 tháng tuổi, nếu là cho đẻ lứa đầu. Hoặc chim trống đã từng nuôi con với 1 con mái đẻ lứa đầu. Điều này sẽ tránh trường hợp chim mái lấn át chim trống.
Hãy đặc biệt quan tâm đến chim mái nằm ổ lần đầu để cung cấp đủ lượng canxium, tránh tình trạng kẹt trứng, dễ gây nguy hiểm cho chim.

Tổ chim như đã miêu tả, sẽ là các tổ gỗ có khoét lỗ, đủ chỗ cho chim nằm ấp và cho đàn chim non sau này.Vẹt HK không cần vật liệu lót tổ nhưng tập tính “gại ổ” thì vẫn còn.Nếu thấy chim dùng mỏ mổ về 1 góc tổ, thậm chí là cắn phá tổ (đây là lí do cần tổ có đủ độ cứng) thì chúng ta có thể biết chim sắp đẻ trứng. Hãy cho thêm vào một ít mạt bào hoặc mạt cưa, sẽ giúp chim có cảm giác thoải mái và ít phá tổ hơn.

Hãy quan sát mỗi ngày và nếu thấy có 1 thành viên của cặp chim vắng mặt ngày càng nhiều hơn, thậm chí cả ngày không ra khỏi tổ. Quan sát mỗi buổi sáng bạn sẽ thấy phân chim nhiều hơn ,đặc và nặng mùi, thì có thể kết luận rằng chim đã bắt đầu nằm ấp.

Vẹt HK thường đẻ liên tục hoặc có khi cách nhật, từ 4- 8 trứng, thời gian ấp trứng kéo dài từ 18-22 ngày. Tuy nhiên quả trứng đầu tiên trong tổ sẽ không nở khi chưa tới 20 ngày.Bạn có thể dễ dàng biết được chim con đã nở với tiếng kêu “chip chip” vào một buổi sáng, bởi vẹt con có thể kêu ngay từ khi mới nở.
Trong suốt quá trình ấp trứng chim mái sẽ không rời khỏi tổ. Đưa “cơm nước” là việc của chim trống.Thậm chí nếu đôi chim khăng khít, đôi khi chim trống cũng sẽ vào ấp “thay ca” cho chim mái.
Chim mái sẽ tiếp tục nằm ủ con cho đến khi chim non nở hết và thậm chí là đến khi nào chim non ăn với lượng lớn thức ăn mà chim trống không thể cung cấp đủ.Lúc ấy chim mái mới ra ngoài để cung cấp thêm thức ăn nuôi con.
Loại thức ăn nảy mầm và thức ăn xanh đặc biệt cần thiết trong giai đoạn này.

Những chim non sẽ được nuôi dưỡng trong khoảng 1,5 tháng cho tới khi mẹ chúng ko còn cho chúng vào tổ nữa.Lúc ấy hãy sẵn sàng để tách những chú vẹt non và dọn sạch tổ chuẩn bị cho lần sinh sản tiếp theo của chim bố mẹ.

Vẹt HK là giống chim sinh sản quanh năm nên bạn hãy luôn sẵn sàng tổ khi cần đến. Cũng vì thế nếu thấy biểu hiện của những ổ trứng nào đã đến ngày và vẫn chưa nở thì hãy nhanh chóng loại bỏ để chim đẻ lứa mới.
Mùa hè vẫn là thời gian tốt nhất cho ra đời những chú chim non khoẻ mạnh.Để tránh chim mái kiệt sức, có thể tách các đôi vào 2 tháng lạnh nhất của mùa đông để chim nghỉ ngơi sẵn sàng cho mùa sinh tiếp theo.

Một chú ý khi bạn nuôi chim mái nằm ổ lần đầu. Tuyệt đối không lấy trứng khỏi tổ hay xau đuổi chim mái khỏi tổ của nó, điều đó có thể làm chim hoảng sợ và việc ấp trứng trong tổ sẽ không còn diễn ra.
Nếu bạn thấy một chim mái nào có biểu hiện chậm chạp, ko bay mà thường leo trèo, dáng vẻ nặng nề. Khi ăn có biểu hiện như muốn đẻ trứng.Quan sát vùng hậu môn thấy có chỗ phồng, có thể sờ thấy trứng. Thì có thể khẳng định chim đã bị kẹt trứng.
Hãy ngay lập tức bổ sung canxi vào khẩu phần ăn của chim, mũi tiêm canxi cũng là lựa chọn cấp thiết nếu cần. Kèm theo đó bạn có thể xoa bóp hậu môn với một chút dầu bôi trơn cũng có thể hỗ trợ quá trình cơ hậu môn đẩy trứng ra ngoài.
- Để có chú vẹt thân thiện thì có thể thuần vẹt chuyển bổi nhưng để chú vẹt ngoan ngoãn nghe lời thì không phải ai cũng làm được và thông thường thì họ chọn giải pháp nuôi từ non.
-Mục đích nuôi từ non nhằm để con vẹt lầm tưởng chúng ta là mẹ chúng.nên lựa chọn vẹt non nhưng non tầm tuổi nào cũng rất đáng chú ý. chỉ chênh nhau vài ngày vấn đề sẽ khác thấy rõ rệt.
-Theo kinh nghiệm nuôi chim non nói chung của mình thì ở độ tuổi mà con chim chưa nhận thức được là khi chim bung lông ống ở cánh được 2cm là đẹp nhất.
-Tại sao không nên chọn độ tuổi nhỏ hơn vậy? trả lời: vì từ độ tuổi mà lông ống bung 2cm trở lại thì độ nhận thức của chim giống nhau tức là đều lầm tưởng mình là mẹ chúng.nhưng nuôi chim non rất dễ đi ngoài ,suy chim (nếu bạn ko có kinh nghiệm điều này rất dễ sảy ra) và thậm tệ hơn là đánh đổi bằng mạng sống của con chim yêu quý của bạn.chính vì vậy mà nên nuôi tầm lớn nhất trong giai đoạn chim chưa nhận thức được thì rút ngắn được khoảng thời gian rủi ro đó đi.
-Nuôi chim bung hết lông có được không ? trả lời : được với độ tuổi này con chim vẫn thuần bạn nhưng nó đã nhận thức hơn nên độ thuần ko bằng độ tuổi trên( chỉ chiếm 40%) trong khi từ bung 2cm đến bung hết cánh cũng ko lâu lắm mà tránh được rủi ro trên
-Với vẹt còn non vậy việc phân biệt trống mái chỉ mang tính hên xui.nhưng chọn con khung người to,đầu vuông thì tỉ lệ trống cũng được 70%.ngoài ra còn có thêm cách phân biệt khung xương chậu to là mái và nhỏ là trống (cách này người có kinh nghiệm mới nhìn ra,ko phải lựa chọn cho người mới chơi)
-Và dù trống hay mái thì điều đáng chú ý đến sức khỏe của chim như độ nhanh nhẹn và xem dưới hậu môn có phân dính quanh lỗ tiểu ko.....nhìn lườn xem có béo tốt không.,.......
-Sau khi chọn được 1 chú vẹt ưng ý thì có những vấn đề chú ý khi nuôi.
+Chế độ ăn : nhiều con chim chết vì chủ nó quá chăm sóc nó??? thật vậy chim non ngoài tự nhiên chim mẹ tha mồi về liên tục và chia đều cho lũ con,như vậy không con nào được ăn no.nhưng chim non lại được ăn liên tục và nhịp chim mẹ tha mồi về khoảng 5-15 phút 1 lần tha mồi về,.như vậy hệ tiêu hóa chim non làm việc đều đặn trong khi bạn nuôi thì vì chưa có kinh nghiệm mà cứ hễ thấy chim há miệng tưởng đói cho ăn ( đặc tính chim non là hễ thấy động dù đói hay ko đói cũng há miệng đòi ăn mọi người rất dễ lầm tưởng chim đói) và dạ dày làm việc quá tải. và chỉ vài hôm như vậy bạn nhìn thấy chim dù lông hẳn và hiện tượng biếng ăn sảy ra. và có thể sảy ra 1 số triệu trứng nôn ói,đi ngoài.thậm chí .... vậy hãy cố gắng bắt trước mẹ chúng ngoài tự nhiên chia bữa ăn ra làm nhiều bữa (mỗi bữa cách nhau 30 phút.thức ăn mềm.dùng muỗng xúc hoặc lấy bơm cho ăn.và ko được cho ăn no.
+chế độ nhiệt độ: hãy cố gắng giữ cho thân nhiệt chúng ấm-ngoài thiên nhiên 1 ổ chim có vài con và diện tích ổ cũng nhỏ nên rất đảm bảo về độ ấm cho chim non.điều này rất cần thiết vì khi nhiệt độ cơ thể chim non đủ ấm thì quá trình tiêu hóa rất nhanh và chim khỏe mạnh.nếu có thời gian thì sáng sớm đem phơi nắng sớm rất tốt ngoài việc tót cho tiêu hóa như mình kể trên thì nắng sớm giúp tổng hợp canxi cho quá trình hoàn thiện khung xương ở chim non(phần này giống trẻ con đem phơi nắng sớm này) .việc giữ nhiệt độ bạn có thể dùng bóng điện sợi đốt sưởi cho chim.
+ vệ sinh : hãy luôn đảm bảo ổ nuôi sạch.vì sức đề kháng thời kỳ này của chim kém
chú ý: nhiều bạn rất thích cầm nựng chú chim của mình-1 nguyên nhân cũng ảnh hưởng lớn đến chú chim như chân cong,... vì khi này xương khá mềm các bạn hay bắt ra nghịch và để chim di chuyển rất ảnh hưởng đến xương non nớt của chim.nếu ko bắt buộc thì hãy để con chim trong ổ đến khi cứng xương và nó sẽ đòi bò ra khỏi ổ.tốt nhất ko cầm chim ra nghịch mà để 1 nơi yên tĩnh cho chim càng ngủ nhiểu càng tốt....



Mùa vẹt non đã sắp đến , chắc rằng sẽ có nhiều bạn sẽ rước về những bé vẹt rất dễ thương và dễ vỡ :)) đây là cách chăm soc vẹt non còn đút ăn thôi chứ k áp dụng cho vẹt bổi và mình không nói đến vấn đề dinh dưỡng ở đây, cái mình muốn nói là nuôi làm sao để khi lớn lên nó friendly với tất cả mọi thành viên trong gia đình bạn , hay là nó chỉ thân thiện với bạn và cắn tất cả mọi người .

Yêu cầu trước tiên và nhất định là bạn hãy nuôi lồng từ bé, có nhiều người nghĩ nuôi xích chân trên vòng cung là đẹp , nhưng như thế sẽ làm con chim buồn chán , dẫn đến stress rồi tự nhổ lông , đến đó sẽ k còn đẹp nữa đâu đúng k , kế đến cho dù nó thân thiện với bạn nhưng nó sẽ càng ngày càng hung dữ do stress , biết đâu 1 ngày nào đó nó sẽ cắn bạn luôn thì sao . Và sau cùng là vấn đề nhân đạo , thử hỏi người ta xích chân bạn 1 chỗ thì sao, vẹt nó rất thông minh , và vì nó thông minh nên nó mới cần đồ chơi để giải stress , và vì nó thông minh nên nó mới bị stress :)


Friendly ? Vẹt non thì con nào cũng vậy , bạn đừng nghĩ là ở nước ngoài chim đc lai tạo nên thuần hóa hơn chim vn , vì chim vn là chim rừng . Thật ra là do cách nuôi thôi , muốn nó friendly thì khi còn nhỏ lúc còn đúc ăn bạn đừng nên chỉ 1 mình bạn đút cho nó ăn , mà bạn hãy tìm nhiều người đút ăn , càng nhiều càng tốt , ví dụ 1 ngày đút 4 cử thì tìm 4 người đút và k theo lịch trình cố định , vd người A đến người B - C - D mai thì D B A C . Nói chung là thay đỗi ngẫu hưng nhưng cũng phải coi theo điều kiện của bạn , và nếu có những người lạ chưa từng cho nó ăn thì càng tốt , và khi nó lớn 1 tí thì mình ôm ấp vuốt ve nó để tạo tình cảm , phần vuốt ve thì cũng giống như cho ăn càng nhiều người vuốt ve và chơi với nó càng tốt , cứ như vậy đến lớn thì nó sẽ thân thiện với tất cả mọi người thôi , ở mỹ người ta gọi đó là xã hội hóa, thú vật ở mỹ đều đc xã hội hóa cho nên con nào cũng thân thiện với nhau , có thể bạn sẽ lo là lớn lên nó sẽ k coi bạn là chủ của nó , đừng lo , vẹt rất nhạy cảm , tuy ai nó cũng thân nhưng bạn chơi với nó nhiều và thương nó nhiều thì nó sẽ đu theo bạn nhiều hơn mọi người khác

Và cuối cùng nếu bạn muốn có 1 con chim chỉ biết bạn là chủ còn ngoài ra tấn công tất cả thì bạn nuôi 1 mình , k để ai đụng vô hay chăm sóc dùm , thì lớn lên nó sẽ là sở hữu của riêng bạn . 1 con vẹt dù là thân thiện hay là cọc cằn thì khi lơn lên có lắm lúc bạn để nó trong lồng nó đòi ra ngoài chơi với bạn mà la hét bể cái nhà thì cũng là bình thường thôi , và mình sẽ viết 1 bài khác về cách giải quyết vấn đề này . Chúc bạn có 1 bé vẹt đáng yêu .

Kỹ thuật nuôi và dậy vẹt

Để từ từ làm quen với chú vẹt mới, bạn hãy làm theo các bước cơ bản sau:
1. Hàng ngày vào buối sáng, hoặc buổi chiều (vào một giờ nhất định nào đó thuận tiện trong ngày), bạn hãy lấy một lát cà-rốt, hay dưa leo, hay táo, lê, mận... tươi ngon (tùy thứ gì mà nó thích!), cầm chúm ở các đầu ngón tay, nhẹ nhàng chìa tới bên nó. Vừa mời ăn, vừa nói những lời âu yếm nhẹ nhàng, tránh đột ngột, tránh to tiếng khiến vẹt hoảng sợ. Khi vẹt chịu lấy thức ăn, nhẹ nhàng rụt tay lại, tiếp tục đứng yên nói một vài lời âu yếm! (Đừng nghĩ vẹt không hiểu gì, tuy không hiểu lời nói, nhưng của chỉ, thái độ dịu dàng của bạn vẹt cảm nhận rất rõ, và điều này khiến nó yên tâm).

2. Sau hai, ba ngày như vậy, tiếp cận gần hơn: món ngon để trong lòng bàn tay, từ từ đưa gần tới vẹt. Các ngón tay tự do của bạn hãy chạm nhẹ vào lông ngực nó, bàn tay dần dần hơi nghiêng úp sao cho vẹt muốn ăn thì phải nghểnh cổ, cúi sâu hơn vào lòng bàn tay bạn, cũng có nghĩa là sự đụng chạm với vẹt sẽ nhiều hơn!

3. Tiếp tục tư thế úp bàn tay trên, nhưng lần này ngón cái, ngón ba-tư-năm giữ chặt lấy miếng ngon, ngón trỏ chìa ra bắt vẹt phải đứng lên ngón tay bạn thì mới lấy được thức ăn.
Nếu thành công bước này, chỉ hai ba ngày sau, bạn có thể thoải mái vuốt ve chúng!


Lưu y: khi tiếp cận vẹt mới, không nên rụt rè, rút tay đột ngột khi nó chuẩn bị cắn. Càng sợ sệt bao nhiêu, càng cố tình rút tay bao nhiêu, vết cắn sẽ càng sâu, càng khiến vẹt kích động, sợ hãi bấy nhiêu. Hãy tự tin và dịu dàng, chậm rãi tiếp cận với vẹt, bạn sẽ tránh được những cú cắn tự vệ ban đầu khi vẹt còn lo sợ!
Trong thời gian làm quen không nên đụng chạm vào khu vực lông bụng vẹt, đây là điểm nhạy cảm, đặc biệt với vẹt mái, chúng hay khó chịu và dễ cắn lắm!

Vẹt rừng VN là một trong những loài vẹt đẹp, dễ nuôi, dạy nói không chuẩn lắm nhưng cũng được dăm ba từ, phát âm không rất rõ nhưng nghe tốt. Quan trọng là rẻ tiền, dễ nuôi và rất trung thành.

vẹt là loại chim nuôi cảnh đáng yêu nhất. Nhu cầu giao tiếp xã hội của loài vẹt rất lớn, chúng lại thông minh nên rất dễ thuần hóa. Quan trọng là người nuôi biết yêu và tôn trọng những sở thích, thói quen sống của chúng. Rồi bạn sẽ nhanh chóng có được sự trìu mến đặc biệt của chúng dành cho mình thôi!


Hướng dẫn về dinh dưỡng trong bữa ăn của Vẹt

www.lamsao.com

Đĩa đựng thức ăn nên được rửa sạch hàng ngày bằng nước xà phòng (nước rửa chén). Không nên để bất cứ loại thực phẩm nào trong lồng quá 24 giờ, hậu quả của phân chim hoặc thực phẩm tồn động như vậy khá nghiêm trọng.

Chế độ ăn uống theo công thức


Những thực phẩm phù hợp với công thức thì luôn só sẵn từ những nhà sản xuất, những cửa hàng chuyên bán các loại thực phẩm dành cho thú vật cưng và những nhà thú y đáng tin cậy

Thực phẩm là sự pha trộn của các loại ngũ cốc, hạt, rau cải, trái cây, và các loại protein khác nhau cũng như bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất. Các thành phần này được pha trộn lại và sau đó được nung lên. Loại thức ăn theo công thức như thế này có thê ở dạng viên, từng mảnh vụn hoặc dạng cục. Không như thực phẩm loại hạt được trộn lẫn, chim không thể ăn phải những thức ăn có thành phần nằm ngòai chế độ ăn đã qui định, do đó sự thiếu cân bằng trong dinh dưỡng ít có khả năng xảy ra hơn.

Vì có nhiều loại thực phẩm trên thị trường như vậy nên phải chắc rằng bạn lựa chọn thức ăn phù hợp cho chim bạn đang nuôi. Một số thực phẩm có mức độ béo cao hơn dành cho các loài chim có nhu cầu calo cao hơn như các loài vẹt đuôi dài và chim sẽ vàng. Một số thực phẩm cũng cấp ít chât béo hơn nhưng nhiều protein hơn để cung cấp dinh dưỡng cho chim như các loại vẹt hoặc các loài vẹt vùng Amazon. Phải nhận biết rằng một số loài như vẹt có màu xanh tím có nhu cầu ăn uống đặc trưng nên cần thức ăn đặc biệt.

Đối với hầu hết nhiều loài, thức ăn dạng viên chiếm khoảng từ 65 -80% trong cơ cấu bữa ăn, rau cải chiếm 15-30% và còn lại là dạng hạt hoặc trái cây.


Rau cải và trái cây

Rau cải cung cấp tốt các nguồn vitamin, khoáng chất và cacbon hydro và nên chiếm từ 15-30% trong bữa ăn. Trái cây cung cấp nhiều đường và hơi ẩm nên chiếm khoảng 5%. Cung cấp cho chim những loại thực phẩm với các loại rau cải và trái cây đa dạng là điều cần làm. Bảng danh sách sau đây liệt kê nhiều sự lựa chọn về các loại rau trái cho vẹt:

Hãy rửa sạch các loại rau cải và trái cây trước khi cho ăn. Bỏ hết những vết lõm và các hạt ở trong trái cây. Số còn lại chưa được ăn hết nên được dọn sạch sẽ hàng ngày để không bị dơ, hôi thối. Vì rau cải và trái cây chứa nhiều nước nên lượng nước tiểu của phân chim sẽ nhiều hơn.


Thêm vào sự đa dạng để tăng sự hấp dẫn của món ăn

Chim quyết định ăn thứ gì bằng mắt, hình dáng và vị ngon của thực phẩm. Nếu cho chim ăn nhiều loại rau cải và trái cây sẽ cung cấp cho chim khẩu phần ăn phù hợp. Hãy để những thức ăn theo cách tự nhiên và sáng tạo khi chuẩn bị bữa ăn cho chim. Treo thức ăn trên nóc lồng chim hoặc xung quanh, kết chuỗi thức ăn lại và đưa vào trong những cái thanh(khe hở) của lồng hoặc chèn thức ăn vào trong những đồ chơi. Ví dụ, đối với chim lớn, cho ăn lõi ngô(cứng) hơn là phần mềm để ở dĩa. Điều này sẽ làm cho chim cảm thấy hứng thú cũng như kích thích hệ thần kinh và làm cho nó linh hoạt hơn.


Hãy chuyển hướng ăn của chim trong những bữa ăn chủ yếu là hạt

Tập cho con chim nhỏ ăn nhiều loại thức ăn thì dễ hơn nhiều so với chim lớn hơn. Phải cố gắng thay đổi thói quen ăn uống của một con chim có chế độ ăn uống không tốt cho sức khỏe có khẩu phần ăn tốt cho sức khỏe hơn. Khi chuyển hướng ăn như thế này, bạn có thể thấy sự thay đổi này trong phân chim, nó sẽ có nhiều sắc màu và có màu nhạt hơn. Nếu bạn thấy chỉ một ít phân chim sẫm màu, hãy liên lạc vói thú y, điều đó có nghĩa rằng chim không ăn nhiều và nên được điều chỉnh chậm hơn để chim có thể thích nghi.


  • 5

    Chim không ăn thức ăn dạng hạt

    Khẩu phần cho những loài vẹt không ăn hạt như Vẹt Lorikeet ở Mã Lai, vẹt Lori ở Ấn Độ, Úc chủ yếu gồm có công thức đã được chuẩn bị chung. Một số có thể được cho ăn khô hoặc ẩm, số khác cần được hòa tan thành dung dịch và cho ăn theo kiểu mật hoa. Mật hoa cần phải được thay thế một ngày vài lần, cứ 4 giờ một lần trong thời tiết nóng.

    Bữa ăn nên có thêm một số trái cây như táo, lựu, đu đủ, nho, dưa đỏ, dứa, quả sung và kiwi. Phấn hoa, lõi ngô và một ít hoa như hoa păngxê, sen cạn, hoa hồng, dâm bụt, cúc vạn thọ và bồ công anh (TQ). Hãy tham khảo thú y chuyên về chim để có số lượng phù hợp.

  • 6

    Chất bổ sung

    Đối với hầu hết nhưng con chim đã lớn, chất bổ sung không cần thiết và chỉ cho ăn theo hướng dẫn của bác sĩ thú y. Những thức ăn theo công thức có sẵn trên thị trường cung cấp đủ nhu cầu vitamin và khoán chất cho chim rồi. Việc sử dụng thêm chất bổ sung có thể dẫn đến quá liều lượng vitamin.

  • 7

    Thực phẩm cần tránh

    Một số thực phẩm không có trong danh sách cho ăn. Chúng bao gồm:

    ● Thực phẩm có nhiều chất béo (khoai tây chiên, bánh rán…)

    ● Lê tàu (guacamole)

    ● Sô cô la

    ● Rượu hoặc cafêin

    ● Hốc trái cây

    ● Quả hồng vàng

    ● Muối trong khi ăn

    ● Hành củ

    ● Hạt táo

    ● Các loại nấm.

  • 8

    Phương pháp cho ăn

    Những loài chim hoang dã thường phải mất 1/3 thời gian để tìm thức ăn. Đơn giản để thức ăn trong dĩa sẽ đồng nghĩa với việc cướp đi của chúng sự kích thích ăn uống và động thái tìm kiếm. Việc sử dụng những đồ chơi có chứa thức ăn và những phương pháp khác để làm phấn chấn mỗi khi chúng ăn.

  • 9

    Thời gian cho ăn

    Bữa ăn đã có sẵn công thức thì lúc nào cho ăn cũng được. Thời gian ăn tự nhiên của loài chim hoang dã là khoảng nửa giờ sau khi mặt trời mọc và ăn tiếp khoản 5-6 giờ chiều, vì vậy đây là khoảng thời gian phù hợp cho chúng ăn rau cải tươi. Phải luôn luôn bỏ đi tất cả những thức ăn thừa trong lần cho ăn tới. Những loại đồ chơi chứa thức ăn có thể để trong lồng cả ngày để chim nhâm nhi hoặc để giải trí chúng.

  • 10

    Kiểm tra lượng thức ăn đưa vào

    Bạn nên cho chim ăn chỉ vừa đủ lượng thức ăn trong 1 ngày. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát lượng thức ăn hằng ngày của nó. Chim ăn ít hơn có thể là dấu hiệu đầu tiên cho thấy chúng bị bệnh.

Vệ sinh

Đĩa đựng thức ăn nên được rửa sạch hàng ngày bằng nước xà phòng (nước rửa chén). Không nên để bất cứ loại thực phẩm nào trong lồng quá 24 giờ, hậu quả của phân chim hoặc thực phẩm tồn động như vậy khá nghiêm trọng.


Nước

Nước ngọt và sạch nên có sẵn trong lồng. Nếu sử dụng chai nước, nên thay đổi nước hàng ngày và đầu chai phải được kiểm tra xem có còn hoạt động tốt hay không. Khử nước là vấn đề nghiêm trọng có thể xảy ra trong vòng 1 ngày hoặc 2 nếu nước không có sẵn. Nếu bạn thay đổi từ việc cho chim uống nước trên dĩa sang uống nước bằng chai, phải chắc rằng chim biết cách sử dụng chai trước khi bỏ hẳn dĩa.


Yến mạch lứt

Không nên cho chim ăn yến mạch lứt. Nếu được ăn quá nhiều, việc va chạm yến mạch có thể xảy ra trong quá trình tiêu hóa. Chim họ sẽ và chim hoàng yến có thể tốt khi ăn vài ngũ cốc của yến mạch mỗi hai tháng một lần, nhưng Vẹt đuôi dài ở Úc, Vẹt màu xám Australia và các con vẹt khác thì không cần.

Mùa vẹt non đã sắp đến , chắc rằng sẽ có nhiều bạn sẽ rước về những bé vẹt rất dễ thương và dễ vỡ :)) đây là cách chăm soc vẹt non còn đút ăn thôi chứ k áp dụng cho vẹt bổi và mình không nói đến vấn đề dinh dưỡng ở đây, cái mình muốn nói là nuôi làm sao để khi lớn lên nó friendly với tất cả mọi thành viên trong gia đình bạn , hay là nó chỉ thân thiện với bạn và cắn tất cả mọi người .

Yêu cầu trước tiên và nhất định là bạn hãy nuôi lồng từ bé, có nhiều người nghĩ nuôi xích chân trên vòng cung là đẹp , nhưng như thế sẽ làm con chim buồn chán , dẫn đến stress rồi tự nhổ lông , đến đó sẽ k còn đẹp nữa đâu đúng k , kế đến cho dù nó thân thiện với bạn nhưng nó sẽ càng ngày càng hung dữ do stress , biết đâu 1 ngày nào đó nó sẽ cắn bạn luôn thì sao . Và sau cùng là vấn đề nhân đạo , thử hỏi người ta xích chân bạn 1 chỗ thì sao, vẹt nó rất thông minh , và vì nó thông minh nên nó mới cần đồ chơi để giải stress , và vì nó thông minh nên nó mới bị stress :)


Friendly ? Vẹt non thì con nào cũng vậy , bạn đừng nghĩ là ở nước ngoài chim đc lai tạo nên thuần hóa hơn chim vn , vì chim vn là chim rừng . Thật ra là do cách nuôi thôi , muốn nó friendly thì khi còn nhỏ lúc còn đúc ăn bạn đừng nên chỉ 1 mình bạn đút cho nó ăn , mà bạn hãy tìm nhiều người đút ăn , càng nhiều càng tốt , ví dụ 1 ngày đút 4 cử thì tìm 4 người đút và k theo lịch trình cố định , vd người A đến người B - C - D mai thì D B A C . Nói chung là thay đỗi ngẫu hưng nhưng cũng phải coi theo điều kiện của bạn , và nếu có những người lạ chưa từng cho nó ăn thì càng tốt , và khi nó lớn 1 tí thì mình ôm ấp vuốt ve nó để tạo tình cảm , phần vuốt ve thì cũng giống như cho ăn càng nhiều người vuốt ve và chơi với nó càng tốt , cứ như vậy đến lớn thì nó sẽ thân thiện với tất cả mọi người thôi , ở mỹ người ta gọi đó là xã hội hóa, thú vật ở mỹ đều đc xã hội hóa cho nên con nào cũng thân thiện với nhau , có thể bạn sẽ lo là lớn lên nó sẽ k coi bạn là chủ của nó , đừng lo , vẹt rất nhạy cảm , tuy ai nó cũng thân nhưng bạn chơi với nó nhiều và thương nó nhiều thì nó sẽ đu theo bạn nhiều hơn mọi người khác

Và cuối cùng nếu bạn muốn có 1 con chim chỉ biết bạn là chủ còn ngoài ra tấn công tất cả thì bạn nuôi 1 mình , k để ai đụng vô hay chăm sóc dùm , thì lớn lên nó sẽ là sở hữu của riêng bạn . 1 con vẹt dù là thân thiện hay là cọc cằn thì khi lơn lên có lắm lúc bạn để nó trong lồng nó đòi ra ngoài chơi với bạn mà la hét bể cái nhà thì cũng là bình thường thôi , và mình sẽ viết 1 bài khác về cách giải quyết vấn đề này . Chúc bạn có 1 bé vẹt đáng yêu .


Kinh nghiệm nuôi vẹt


Trong việc chăm sóc sức khỏe của chim, một chế độ ăn uống cân bằng dựa trên những lời khuyên về dinh dưỡng có cơ sở là điều vô cùng quan trọng. Chế độ ăn uống hợp lý của vẹt ngay từ lúc đầu có thể ngăn ngừa một số rắc rối về sức khỏe cũng như hành vi kỳ quặc của nó. Đó là điều mà bạn sẽ muốn làm vì chế độ ăn uống không hợp lý là nguyên nhân chính gây ra bệnh tật và chết yểu của những chú chim thân yêu.

Những sự khác nhau trong chế độ ăn uống của các loài chim
Khi cho chim ăn, chúng ta phải nhận ra rằng những loài chim mà chúng ta đang nuôi để bầu bạn, làm kiểng không phải lúc nào cũng có nhu cầu ăn uống giống nhau. Những con chim hoang dã trong thiên nhiên cũng như những chú chim chúng ta nuôi để bầu bạn đều như vậy. Thức ăn của họa mi khác với thức ăn cho chim sáo, chim ruồi.
Nhìn chung, loài vẹt có thể được phân loại dựa theo chế độ ăn uống thông thường của chúng. Hầu hết thức ăn chính của những thành viên trong gia đình họ vẹt là từ cây hoa, tức là khẩu phần chính trong bữa ăn của chúng là từ cây. Có một số loài vẹt ăn tạp, chúng vừa ăn cả xác thực vật và động vật. Bảng phân loại dưới đây cho bạn thấy khái quát về thức ăn của một số loài vẹt:

chim_vet_01
Chế độ ăn uống theo công thức
Những thực phẩm phù hợp với công thức thì luôn só sẵn từ những nhà sản xuất, những cửa hàng chuyên bán các loại thực phẩm dành cho thú vật cưng và những nhà thú y đáng tin cậy
Thực phẩm là sự pha trộn của các loại ngũ cốc, hạt, rau cải, trái cây, và các loại protein khác nhau cũng như bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất. Các thành phần này được pha trộn lại và sau đó được nung lên. Loại thức ăn theo công thức như thế này có thê ở dạng viên, từng mảnh vụn hoặc dạng cục. Không như thực phẩm loại hạt được trộn lẫn, chim không thể ăn phải những thức ăn có thành phần nằm ngòai chế độ ăn đã qui định, do đó sự thiếu cân bằng trong dinh dưỡng ít có khả năng xảy ra hơn.
Vì có nhiều loại thực phẩm trên thị trường như vậy nên phải chắc rằng bạn lựa chọn thức ăn phù hợp cho chim bạn đang nuôi. Một số thực phẩm có mức độ béo cao hơn dành cho các loài chim có nhu cầu calo cao hơn như các loài vẹt đuôi dài và chim sẽ vàng. Một số thực phẩm cũng cấp ít chât béo hơn nhưng nhiều protein hơn để cung cấp dinh dưỡng cho chim như các loại vẹt hoặc các loài vẹt vùng Amazon. Phải nhận biết rằng một số loài như vẹt có màu xanh tím có nhu cầu ăn uống đặc trưng nên cần thức ăn đặc biệt.
Đối với hầu hết nhiều loài, thức ăn dạng viên chiếm khoảng từ 65 -80% trong cơ cấu bữa ăn, rau cải chiếm 15-30% và còn lại là dạng hạt hoặc trái cây.

chim_vet_03

Rau cải và trái cây
Rau cải cung cấp tốt các nguồn vitamin, khoáng chất và cacbon hydro và nên chiếm từ 15-30% trong bữa ăn. Trái cây cung cấp nhiều đường và hơi ẩm nên chiếm khoảng 5%. Cung cấp cho chim những loại thực phẩm với các loại rau cải và trái cây đa dạng là điều cần làm. Bảng danh sách sau đây liệt kê nhiều sự lựa chọn về các loại rau trái cho vẹt:
Hãy rửa sạch các loại rau cải và trái cây trước khi cho ăn. Bỏ hết những vết lõm và các hạt ở trong trái cây. Số còn lại chưa được ăn hết nên được dọn sạch sẽ hàng ngày để không bị dơ, hôi thối. Vì rau cải và trái cây chứa nhiều nước nên lượng nước tiểu của phân chim sẽ nhiều hơn.
Thêm vào sự đa dạng để tăng sự hấp dẫn của món ăn
Chim quyết định ăn thứ gì bằng mắt, hình dáng và vị ngon của thực phẩm. Nếu cho chim ăn nhiều loại rau cải và trái cây sẽ cung cấp cho chim khẩu phần ăn phù hợp. Hãy để những thức ăn theo cách tự nhiên và sáng tạo khi chuẩn bị bữa ăn cho chim. Treo thức ăn trên nóc lồng chim hoặc xung quanh, kết chuỗi thức ăn lại và đưa vào trong những cái thanh(khe hở) của lồng hoặc chèn thức ăn vào trong những đồ chơi. Ví dụ, đối với chim lớn, cho ăn lõi ngô(cứng) hơn là phần mềm để ở dĩa. Điều này sẽ làm cho chim cảm thấy hứng thú cũng như kích thích hệ thần kinh và làm cho nó linh hoạt hơn.
Hãy chuyển hướng ăn của chim trong những bữa ăn chủ yếu là hạt
Tập cho con chim nhỏ ăn nhiều loại thức ăn thì dễ hơn nhiều so với chim lớn hơn. Phải cố gắng thay đổi thói quen ăn uống của một con chim có chế độ ăn uống không tốt cho sức khỏe có khẩu phần ăn tốt cho sức khỏe hơn. Khi chuyển hướng ăn như thế này, bạn có thể thấy sự thay đổi này trong phân chim, nó sẽ có nhiều sắc màu và có màu nhạt hơn. Nếu bạn thấy chỉ một ít phân chim sẫm màu, hãy liên lạc vói thú y, điều đó có nghĩa rằng chim không ăn nhiều và nên được điều chỉnh chậm hơn để chim có thể thích nghi.
Chim không ăn thức ăn dạng hạt
Khẩu phần cho những loài vẹt không ăn hạt như Vẹt Lorikeet ở Mã Lai, vẹt Lori ở Ấn Độ, Úc chủ yếu gồm có công thức đã được chuẩn bị chung. Một số có thể được cho ăn khô hoặc ẩm, số khác cần được hòa tan thành dung dịch và cho ăn theo kiểu mật hoa. Mật hoa cần phải được thay thế một ngày vài lần, cứ 4 giờ một lần trong thời tiết nóng.
Bữa ăn nên có thêm một số trái cây như táo, lựu, đu đủ, nho, dưa đỏ, dứa, quả sung và kiwi. Phấn hoa, lõi ngô và một ít hoa như hoa păngxê, sen cạn, hoa hồng, dâm bụt, cúc vạn thọ và bồ công anh (TQ). Hãy tham khảo thú y chuyên về chim để có số lượng phù hợp.

chim_vet_02

Chất bổ sung
Đối với hầu hết nhưng con chim đã lớn, chất bổ sung không cần thiết và chỉ cho ăn theo hướng dẫn của bác sĩ thú y. Những thức ăn theo công thức có sẵn trên thị trường cung cấp đủ nhu cầu vitamin và khoán chất cho chim rồi. Việc sử dụng thêm chất bổ sung có thể dẫn đến quá liều lượng vitamin.
Thực phẩm cần tránh
Một số thực phẩm không có trong danh sách cho ăn. Chúng bao gồm:
● Thực phẩm có nhiều chất béo (khoai tây chiên, bánh rán…)
● Lê tàu (guacamole)
● Sô cô la
● Rượu hoặc cafêin
● Hốc trái cây
● Quả hồng vàng
● Muối trong khi ăn
● Hành củ
● Hạt táo
● Các loại nấm.
Phương pháp cho ăn
Những loài chim hoang dã thường phải mất 1/3 thời gian để tìm thức ăn. Đơn giản để thức ăn trong dĩa sẽ đồng nghĩa với việc cướp đi của chúng sự kích thích ăn uống và động thái tìm kiếm. Việc sử dụng những đồ chơi có chứa thức ăn và những phương pháp khác để làm phấn chấn mỗi khi chúng ăn.
Thời gian cho ăn
Bữa ăn đã có sẵn công thức thì lúc nào cho ăn cũng được. Thời gian ăn tự nhiên của loài chim hoang dã là khoảng nửa giờ sau khi mặt trời mọc và ăn tiếp khoản 5-6 giờ chiều, vì vậy đây là khoảng thời gian phù hợp cho chúng ăn rau cải tươi. Phải luôn luôn bỏ đi tất cả những thức ăn thừa trong lần cho ăn tới. Những loại đồ chơi chứa thức ăn có thể để trong lồng cả ngày để chim nhâm nhi hoặc để giải trí chúng.
Kiểm tra lượng thức ăn đưa vào
Bạn nên cho chim ăn chỉ vừa đủ lượng thức ăn trong 1 ngày. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát lượng thức ăn hằng ngày của nó. Chim ăn ít hơn có thể là dấu hiệu đầu tiên cho thấy chúng bị bệnh.

Vệ sinh

Đĩa đựng thức ăn nên được rửa sạch hàng ngày bằng nước xà phòng (nước rửa chén). Không nên để bất cứ loại thực phẩm nào trong lồng quá 24 giờ, hậu quả của phân chim hoặc thực phẩm tồn động như vậy khá nghiêm trọng.
Nước
Nước ngọt và sạch nên có sẵn trong lồng. Nếu sử dụng chai nước, nên thay đổi nước hàng ngày và đầu chai phải được kiểm tra xem có còn hoạt động tốt hay không. Khử nước là vấn đề nghiêm trọng có thể xảy ra trong vòng 1 ngày hoặc 2 nếu nước không có sẵn. Nếu bạn thay đổi từ việc cho chim uống nước trên dĩa sang uống nước bằng chai, phải chắc rằng chim biết cách sử dụng chai trước khi bỏ hẳn dĩa.
Yến mạch lứt
Không nên cho chim ăn yến mạch lứt. Nếu được ăn quá nhiều, việc va chạm yến mạch có thể xảy ra trong quá trình tiêu hóa. Chim họ sẽ và chim hoàng yến có thể tốt khi ăn vài ngũ cốc của yến mạch mỗi hai tháng một lần, nhưng Vẹt đuôi dài ở Úc, Vẹt màu xám Australia và các con vẹt khác thì không cần.



Cập nhật: 18/09/2012

Cách Nuôi Chim Vẹt

NHÀ PHÂN PHỐI CHIM BỒ CÂU YÊN PHONG – BẮC NINH

Địa chỉ : Thôn phù lưu - Xã Trung Nghĩa – Yên Phong – Tỉnh Bắc Ninh

Điện thoại: (0241) 3683807 – 0913053808 - Anh Trường

Website: chimbocau.vn - Email: chimbocauvn@yahoo.com



Một con vẹt cô độc và thất vọng sẽ bồn chồn không yên, đi đi lại lại quanh lồng. Nếu bạn không biết rõ, bạn sẽ cho rằng đó là một con vẹt năng nổ và vui nhộn. Thật ra, nó chỉ muốn diễn đạt sự giận dữ và nỗi bất hạnh của mình.


Bạn thường chỉ thấy vẹt trong lồng, có lẽ bạn không biết rằng loài chim đáng lưu ý này sống một cuộc đời khác hẳn khi chúng ở ngoài thiên nhiên. Phần lớn lũ vẹt sống cặp đôi suốt đời. Một con vẹt độc thân sẽ cảm thấy cô đơn vô cùng. Cho dù ý định của chúng ta tốt đẹp đến đâu, chúng ta có thể vô cùng độc ác với con vẹt của mình mà không hay nếu chúng ta nhất định chỉ nuôi một con. Một con vẹt cô độc và thất vọng sẽ bồn chồn không yên, đi đi lại lại quanh lồng. Nếu bạn không biết rõ, bạn sẽ cho rằng đó là một con vẹt năng nổ và vui nhộn. Thật ra, nó chỉ muốn diễn đạt sự giận dữ và nỗi bất hạnh của mình.

Gia đình họ vẹt là một gia đình đông đúc, gồm có chim trĩ, vẹt đuôi dài Nam Mỹ, vẹt mào, vẹt xanh, vẹt đuôi dài Úc châu, và nhiều loại khác. Mặc dù chúng ta thường nghĩ tất cả bọn chúng đều có bộ lông sặc sỡ xinh đẹp, rất nhiều loài vẹt chỉ khoác những bộ lông màu xám và nâu xỉn nhất. Loài chim có bộ lông ít phô trương chỉ có một lợi thế so với loài anh em có màu sặc sỡ: không ai nghĩ đến việc gắn lông nó lên mũ! Loài vẹt đẹp nhất đã từng chịu đau khổ khá nhiều khi bộ lông của nó bỗng trở thành mốt thời thượng ở New York, Paris hay London. Đã có một thời gian ngắn vào thế kỷ 19, cái mũ yểu điệu đúng mốt nhất của các bà có cả một con vẹt nhồi ngự trên vành mũ!

Dường như loài vẹt không thể không lôi kéo sự chú ý. Ngay từ năm thứ 200 trước Công Nguyên, người La Mã cổ đại đã nuôi vẹt làm cảnh. Thỉnh thoảng họ còn đem rôti chúng nữa và coi đó là một món ăn thơm ngon nhất. Nhưng chính tài năng của loài vẹt - khả năng kỳ lạ có thể lặp lại ngôn ngữ loài người - chứ không phải mùi vị của nó khiến nó trở nên đắt giá. Lần đầu tiên loài vẹt nói tiếng người là vào thời La Mã.

Có lẽ người La Mã đã bắt vẹt ở châu Phi, Vẹt ở khắp nơi trên thế giới, trừ châu Âu và hai miền cực. Phần lớn chúng ở vùng rừng nhiệt đới Nam Mỹ, châu Phi và Nam Á. Nhưng chúng còn sống ở vùng bờ biển và vùng núi cao. Một vài loài sống ở New Zealand, như loài Kea, đôi khi còn đi lang thang trên những băng hà vùng cao nguyên. Thực ra loài Kea coi đó là trò chơi rất thú vị. Điều duy nhất mà loài vẹt không chịu nổi là không khí quá khô. Tất cả loài vẹt đều cần độ ẩm rất lớn.


Gần như tất cả tám trăm mười sáu loài vẹt đều có thể nói ít nhất một hay hai từ khi được nuôi trong nhà. Không ai biết tại sao chúng lại nói. Chúng không có vẻ gì ham thích lặp lại những âm thanh quanh chúng trong thiên nhiên, nhưng chúng học nhại lại chúng ta rất nhanh. Và trong khi bạn chật vật chưa phát âm được một từ tiếng Nga hay Mandarin, vẹt có thể nhại lại bất kỳ ngôn ngữ nào. Không chỉ có thế, mà khi một con vẹt đã học được giai điệu nào đó, nó sẽ hát rất đúng nốt. Vẹt còn có thể nâng giọng hay hạ giọng đoạn nhạc đó - có lẽ nó muốn phô diễn - nhưng nó không bao giờ sai nhạc điệu. Loài người chúng ta gọi khả năng đó là "hát đúng giọng". Rõ ràng tất cả loài vẹt đều hát đúng giọng, nhưng chỉ một trong số vài trăm người có khả năng đó. Vẹt còn có thể nhớ nhịp rất chính xác và chúng không bao giờ trật nhịp.


Dĩ nhiên loài vẹt không thực sự hiểu chúng đang nói gì, hay hát gì. Các nhà khoa học cho rằng vẹt coi những âm thanh của con người như những tiếng gọi bạn, và khi chúng nhại lại giọng của bạn tức là chúng đang tỏ ra đặc biệt thân thiện. Nếu con vẹt nhại lại giọng ai đó trong số bạn bè của bạn, bạn sẽ nhận ra ngay kiểu nói của anh ta. Chúng ta đều có những câu nói đặc trưng và nhịp điệu riêng. Ngay cả những chi tiết đó cũng không qua được tài năng của bọn vẹt.


Bạn có thích một con vẹt biết nói không? Một số loài biết nói sõi hơn loài khác. Có lẽ vô địch là loài vẹt xám. Một vài trăm từ và vài bài hát không phải là thành tích đặc biệt của chúng! Nói cho chính xác, một vài con rất thông minh, có thể chào hỏi rất đúng lúc. Người ta đã từng dạy chúng đọc vài đoạn trích trong một vở kịch như thể chúng là một gánh hát. Điều không may là không ai dám đảm bảo một con vẹt nào đó có thích nói hay không. Và ngược lại nếu con vẹt của bạn thuộc loại lắm mồm, không ai dám đảm bảo rằng bạn sẽ bắt nó ngưng được khi bạn đã chán ngấy cái điệu lảm nhảm của nó. Hơn nữa, một vài chú vẹt dường như chỉ chọn những từ dễ gây lúng túng nhất và nói vào những lúc hoàn toàn không thích hợp.

Ngay cả khi bạn kiếm được một con thật dễ thương - và những con như thế không rẻ đâu - bạn cũng nên kiểm tra xem chúng có hợp pháp không. Vẹt không phải tội phạm, nhưng chúng mang nhiều bệnh mà con người dễ lây. Bệnh đó gọi là psittacosis hay "sốt vẹt", nhưng nay gọi là ornithosis hay "sốt chim". Bác sĩ phát hiện ra rằng không chỉ vẹt mang mầm bệnh phổi này, mà cả gà, bồ câu, bạch yến và vài loài chim biển đều có. Năm 1937, nước Mỹ đã cấm đưa vẹt vào nước họ, nhưng bây giờ luật pháp đã thay đổi. Hiện giờ vẹt bị giữ lại bốn mươi lăm ngày để tiêm phòng ngừa bệnh. Cẩn tắc vô ưu, điều đó giúp chúng - và cả bạn nữa - luôn luôn khỏe mạnh.


- See more at: http://chimbocau.vn/xem-tin-tuc/786/cach-nuoi-chim-vet.html#sthash.3NTW3vwb.dpuf

Cách chọn mua Vẹt ưng ý nhất
Nuôi dưỡng tình yêu và hạnh phúc gia đình
Các loại cá cảnh dễ nuôi
Kỹ thuật nuôi cá cảnh nước ngọt
Dạy chim sáo nói tiếng người
Cách chăm sóc chim bach má để chim phát triển tốt nhất
Dưỡng thai ngày thứ 43
Kinh nghiệm nuôi chim chào mào
Những loài cá cảnh nước ngọt đẹp nhất



(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
lam sao cham soc vet 1tuoi
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
phai lam sao biet vet minh dang nuoi la loai nao
hơn 1 tháng trước - Thích (21) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý