Cách giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn ấn tượng

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cách giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn ấn tượng

19/04/2015 12:47 PM
21,026

Khi bạn bắt đầu giới thiệu về bản thân, cũng là lúc nhà tuyển dụng chuẩn bị cho các câu hỏi tiếp dựa trên phần trả lời của bạn. Bởi vậy, chuẩn bị cho một câu trả lời thông minh sẽ là giải pháp hiệu quả giúp bạn chủ động hơn trong cuộc phỏng vấn.
 


 

CÁCH GIỚI THIỆU BẢN THÂN KHI ĐI PHỎNG VẤN



Chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn

1. Nếu cuộc phỏng vấn diễn ra vào buổi sáng, cần dậy sớm hơn 30 phút so với thường ngày để chuẩn bị. Mục đích là làm cho hình ảnh của bạn trở nên hoàn hảo hơn bao giờ hết.

Hãy chọn những quần áo hợp với môi trường làm việc của bạn chẳng hạn như trang phục công sở nghiêm chỉnh hoặc những bộ quần áo thoải mái nhưng vẫn lịch sự. Chải tóc cẩn thận và giữ cho tóc đừng rũ xuống che phủ gương mặt bạn. Thậm chí bạn cũng cần để ý đến móng tay nên sạch sẽ và phải được cắt ngắn.

2. Hãy rời nhà càng sớm càng tốt để đảm bảo bạn có thể đến nơi phỏng vấn sớm ít nhất 15 phút trước giờ hẹn. Bằng cách này, bạn sẽ đến nơi và có đủ thời gian để trấn tĩnh thay vì hoảng sợ hay lo lắng. Trong thời gian đó, bạn nên kiểm tra lại mọi sự chuẩn bị của mình xem đã có thể sẵn sàng chưa.

3. Hãy đảm bảo hơi thở của bạn thật sự không có mùi lạ. Để chắc chắn hơn, bạn có thể mang theo kẹo bạc hà trong túi hoặc nhai kẹo cao su trước khi đến chỗ phỏng vấn.

Tiến hành giới thiệu bản thân

1. Hãy tiến đến trước mặt người phỏng vấn và giới thiệu tên mình một cách ngắn ngọn với thái độ hòa nhã nhất có thể. Hãy trịnh trọng bắt tay người đó, lưu ý là chỉ dùng tay phải, cho dù bạn có thuận tay trái hay không.

2. Nhìn thẳng vào người phỏng vấn và giới thiệu tên mình rõ ràng, tránh việc cúi gằm mặt nói nhỏ. Nếu đây là lần gặp đầu tiên, hãy xưng hô một cách tôn trọng, gọi là anh/chị hoặc cô/chú, tùy theo lứa tuổi.

3. Hãy trả lời những câu hỏi phỏng vấn một cách lịch sự. Nên cảm ơn khi cần thiết cho dù bạn cảm thấy điều đó sáo rỗng. Hãy lịch sự và những sự lo lắng của bạn sẽ giảm dần trong suốt buổi phỏng vấn.

Theo dõi từng cử chỉ của người phỏng vấn

1. Đừng ngồi xuống trước khi người phỏng vấn ngồi hoặc trước khi họ mời bạn ngồi.

2. Hãy chú ý đến từng cử chỉ của người phỏng vấn. Nếu họ tỏ ra chán hoặc không tập trung lắm vào câu chuyện, hãy thay đổi không khí bằng cách kể một vài câu chuyện vui nhưng có liên quan đến quá trình học tập hay làm việc của bạn trước đây.

3. Đừng bao giờ ngắt lời người phỏng vấn. Hãy đợi sau khi họ kết thúc câu nói hoặc câu hỏi trước khi trả lời câu hỏi đó hoặc đặt thêm câu hỏi cho họ. Nếu không hiểu câu hỏi hay một câu nói nào đó, hãy lịch sự nhờ người phỏng vấn giải thích lại.

“Hãy giới thiệu về bản thân bạn” thường là câu hỏi đầu tiên trong cuộc phỏng vấn. Vượt qua câu hỏi này suôn sẻ bạn sẽ có thêm tự tin để tiếp tục chinh phục nhà tuyển dụng.
 

Nhiều ứng viên vẫn còn rất “ngây thơ” khi đưa ra một phát biểu dài về tiểu sử của mình, cấp 3 học trường nào, gia đình có bao nhiêu người, sở thích là gì?... Đó không phải là câu trả lời nhà tuyển dụng muốn được nghe. Hãy nhớ rằng:

Phong thái của bạn chính là thông điệp gửi tới nhà tuyển dụng. Người phỏng vấn không quan tâm nhiều tới câu trả lời của bạn ra sao mà muốn thấy được sự tự tin, nhiệt tình và cảm xúc trong cách bạn trả lời.

Tốc độ trả lời chính là đáp án cho câu hỏi. Sai lầm lớn nhất bạn có thể mắc phải là ấp ủng, tạm dừng, luống cuống khi trả lời bởi điều đó chứng tỏ bạn thiếu tự tin và không hiểu rõ chính bản thân mình.

Dưới đây là 10 cách trả lời dễ ghi điểm với nhà tuyển dụng bạn có thể tham khảo cho lần phỏng vấn tới của mình:

 “Tôi có thể nói về bản thân mình qua 3 từ…”

Hãy mô tả bản thân mình một cách ngắn gọn, súc tích và sáng tạo. Đảm bảo bạn sẽ thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng ngay lập tức.

“Câu châm ngôn sống của tôi là…”

Câu này chứng tỏ bạn sống có lý tưởng, coi trọng sự phát triển bản thân và nó là một phần tất yếu trong kế hoạch cả cuộc đời bạn. Đồng thời thể hiện khả năng tự thúc đẩy bản thân của bạn.

 “Triết lý của tôi là…”

Câu này thể hiện bạn luôn hướng về phía trước như một vận động viên luôn thi đấu hết mình, không sợ chướng ngại vật.

“Những người hiểu rõ tôi thường nhận xét tôi là người…

Bạn cho người phỏng vấn biết ý kiến khách quan của những người khác về mình cũng như chứng tỏ bạn là người hiểu rõ bản thân.

 “Sáng nay tôi đã ‘Google” tên mình và kết quả là…”

Một câu trả lời hài hước, đáng nhớ như thế này sẽ giúp nhà tuyển dụng có ấn tượng tốt về bạn

“Tôi có cảm xúc mãnh liệt về…”

Mọi người không quan tâm bạn làm gì mà muốn biết bạn là ai. Và điều bạn có cảm xúc sẽ nói lên con người bạn. Hơn nữa, cảm xúc còn ẩn chứa sự nhiệt tình – điều nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm ở ứng viên.

 “Hồi 7 tuổi, tôi luôn muốn trở thành…”

Câu trả lời thế này chứng tỏ rằng bạn đã chuẩn bị trong cả cuộc đời mình cho công việc này, chứ không phải từ ngày hôm qua.

“Nếu có một bộ phim kể về cuộc đời của tôi, tên phim sẽ là…

Một câu trả lời thú vị, nhằm giải tỏa căng thẳng ban đầu cho bạn cũng như người phỏng vấn.

 “Tôi có thể chứng tỏ con người mình cho anh/ chị thay vì nói được không?”

Sau đó, lấy một thứ gì đó thể hiện con người bạn. Người phỏng vấn chắc chắn không thể quên câu trả lời này.

“Lời khen tặng tôi thường được nghe nhất là…”

Câu trả lời này thể hiện bạn hiểu rõ bản thân mình và cởi mở đón nhận đánh giá của người khác.

Hãy lưu ý rằng những ví dụ trên chỉ là phần mở đầu. Bí quyết là bạn phải nghĩ ra vế giải thích sau thích hợp, hấp dẫn và súc tích để người phỏng vấn phải thốt lên “Ồ, đây là câu trả lời hay nhất mà tôi từng nghe thấy”.

Bạn phải phản ứng nhanh và sáng tạo. Dù những câu trả lời như vậy có vẻ mạo hiểm nhưng trong thời buổi thị trường lao động cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, nó đáng để bạn thử sức.



MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:
 

Nghệ thuật giới thiệu bản thân trong phỏng vấn
 

Nhà tuyển dụng muốn nghe gì ở bạn?

-Một phần giới thiệu ngắn gọn về quá trình học tập và kinh nghiệm làm việc.

-Những điểm mạnh của bản thân có liên quan đến vị trí công việc mà bạn đang phỏng vấn.

-Thành quả bạn đã đạt được trong công việc trước đó, và sự hiểu biết của bạn về những nhiệm vụ bạn sẽ phải làm ở vị trí công việc sắp tới, cùng với bản ghi nhận thành tích cá nhân.

-Cách bạn nhìn nhận về sự đóng góp của bản thân với công việc mà bạn đang hướng đến.

Bạn nên thể hiện như thế nào?

-Hãy trả lời câu hỏi của mình một cách ngắn gọn. Không ít hơn 60 giây những cũng đừng quá 2 phút. Bạn nên nhớ đây chỉ là câu hỏi để mở đầu cuộc phỏng vấn, bởi vậy bạn hoàn toàn có cơ hội thể hiện bản thân ở các câu hỏi tiếp theo.

-Để chuẩn bị tốt hơn cho câu trả lời của mình, bạn hãy chuẩn bị trước và tập luyện kĩ càng cho đến khi phần trả lời của bạn trở nên hoàn toàn tự nhiên và hoàn chỉnh.

-Ngoài ra, ngôn ngữ cơ thể của bạn cũng đóng vai trò quan trọng vì các nhà tuyển dụng sẽ không dừng lại ở việc nghe câu trả lời mà còn đánh giá bạn qua những đường nét cơ thể. Một ánh mắt chân thành, một dáng ngồi vững chãi, một giọng nói thiện cảm sẽ để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp.

-Câu trả lời của bạn nênnhấn mạnh vào những ưu điểm của bản thân như sự thông minh, lòng nhiệt tình, tự tin và sự chuyên nghiệp.

-Khi trả lời câu hỏi, bạn hãy thể hiện bằng thái độ tích cực và khiêm tốn, tránh thái độ tiêu cực, tự mãn hoặc khoe khoang hay khoác lác.

-Nếu bạn đã từng xem các cuộc phỏng vấn của một chính trị gia hoặc một nhà chuyên môn trên TV hoặc radio, bạn sẽ thấy rằng hầu hết các câu trả lời của họ đều có lối mở đầu khá giống nhau, ví dụ “Tôi cho rằng đây quả là một câu hỏi thú vị”, và sau đó bạn có thể khéo léo trả lời câu hỏi của mình.

-Sau khi kết thúc câu trả lời, bạn hãy lịch sự chờ đợi câu hỏi tiếp theo từ nhà tuyển dụng và hãy chủ động cuộc phỏng vấn của mình.
 


 
 


Nhiều người tỏ ra rất e dè khi bước vào vòng phỏng vấn trực tiếp. Và thế là họ bị nhà tuyển dụng bắt bí liên tục bởi những câu hỏi tới tấp.
Xin giới thiệu với bạn những câu hỏi cơ bản mà hầu như trong cuộc phỏng vấn trực tiếp nào nhà tuyển dụng cũng đưa ra để bạn biết cách mà "bài binh bố trận".
1. Bạn hãy giới thiệu về bản thân mình
Đây là câu hỏi kinh điển và cực kỳ quen thuộc. Câu hỏi này thường mở đầu cho cuộc phỏng vấn. Hãy nắm ngay cơ hội này để giới thiệu về những khả năng, thói quen tốt trong nghề nghiệp của bạn... Hãy tập trung hướng câu nói của bạn vào công việc và những việc liên quan đến nghề nghiệp. Đừng làm mất thời gian của nhà tuyển dụng bằng cách dài dòng "tôi năm nay X tuổi, sinh ra tại tỉnh Y, tốt nghiệp trường đại học Z...". Những thông tin này đã có trong C.V của bạn.
2. Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ? (Tại sao bạn muốn bỏ công việc hiện tại?)
Hãy cẩn thận. Đừng xem đây là cơ hội để kể tội sếp cũ. Và cũng đừng trả lời đại loại "Tôi cần một công việc nhiều tiền hơn". Câu trả lời lý tưởng trong trường hợp này là: "Tôi muốn tìm kiếm thêm cơ hội phát triển nghề nghiệp của mình".
3. Điểm mạnh của bạn là gì?
Hãy chỉ ra những điểm tích cực của bạn có liên quan đến công việc bạn muốn xin vào. Đó có thể là những điểm tốt thuộc về chuyên môn hoặc tính cách.
4. Điểm yếu của bạn là gì?
Mỗi người đều có điểm yếu. Vì thế, đừng dành quá nhiều thời gian để nói về điểm yếu của mình, nhất là những điểm yếu có liên quan đến công việc. Tốt nhất là bạn nên nói về 1 hoặc 2 điểm yếu vô hại với công việc. Kiểu như "Tôi có tính hơi quá cẩn thận. Làm việc gì cũng phải chi li, kỹ lưỡng". Với mỗi điểm yếu mà bạn kể ra, hãy cho nhà tuyển dụng thấy luôn là bạn đã có sẵn điểm mạnh để khắc phục điểm yếu đó. Kiểu như là: "Tính tôi quá cẩn thận. Vì thế, tôi làm việc hơi chậm. Nhưng bù lại, tôi rất nhiệt tình làm thêm giờ, và chăm chỉ".
5. Bạn biết gì về công ty của chúng tôi?
Để trả lời câu hỏi này, không còn cách nào khác là bạn phải tìm hiểu kỹ lưỡng về công ty trước khi đi phỏng vấn.
6. Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?
Cũng giống như ý trên, bạn phải tìm hiểu kỹ về công ty và đưa ra những lý do cụ thể và thuyết phục. Tránh đưa ra những câu trả lời chung chung kiểu "Vì tôi biết công ty của quý vị là một công ty lớn". Hãy giải thích cụ thể vì sao bạn muốn làm việc cho một công ty lớn: vì bạn muốn được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, vì bạn muốn được nâng cao chuyên môn, vì bạn muốn được thử sức mình với những dự án lớn ở một công ty lớn...
7. Tại sao chúng tôi nên nhận bạn vào vị trí tuyển dụng?
Nêu rõ những đặc điểm tích cực của bạn phù hợp với vị trí này (chuyên môn, tính cách, thái độ...) và những kinh nghiệm quý báu mà bạn từng có thông qua công việc cũ. Đừng quên dẫn thêm lời khen ngợi của sếp cũ dành cho bạn (nếu có).
8. Trong công việc cũ, bạn đã từng có thành tích gì?
Hãy nói về 2-3 dự án thành công mà bạn từng đảm nhận. Bạn có thể nói cụ thể luôn là thông qua những dự án thành công ấy mà bạn đã được thưởng hoặc tăng lương như thế nào. Chú ý: bạn nên chọn những dự án thành công về chất lượng hơn là nói về những dự án mà bạn đã kiếm được kha khá tiền thưởng.
9. Điều gì là động lực giúp bạn hăng say làm việc?
Lẽ thường, bạn sẽ nghĩ đến tiền thưởng, tăng lương, các quyền lợi khác mà công ty dành cho bạn... sẽ thúc đẩy bạn cố gắng làm việc. Tuy nhiên, hãy nói về thành quả đạt được trong công việc và niềm vui của bạn khi vượt qua một thử thách. Đó mới chính là động lực... trong sáng để giúp bạn tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng.
10. Bạn thích làm việc trong môi trường nào nhất?
Bạn đang muốn xin vào vị trí nào, hãy hướng câu trả lời đến những điều kiện làm việc liên quan đến vị trí đó. Ví dụ: Nếu vị trí tuyển dụng thiên về nghiên cứu và làm việc một mình, hãy trả lời rằng bạn hoàn toàn có thể làm việc theo nhóm, nhưng bạn thích làm việc độc lập hơn. Còn nếu vị trí bạn mong muốn được nhận vào là thường xuyên đảm nhận và hoàn thành những dự án, hãy khảng khái khẳng định rằng bạn thích làm việc tập thể, và thế mạnh của bạn là có tinh thần cộng tác rất cao.
11. Tại sao bạn lại muốn công việc này?
Câu trả lời phải cụ thể dựa vào những tiêu chí tuyển dụng của công việc. Tránh đưa ra câu trả lời nguy hiểm kiểu "Tôi đang cần một việc làm". Hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn thấy được những khó khăn và thuận lợi của công việc này, và bạn thích khám phá chính mình thông qua những thử thách ấy.
12. Khi bị stress vì công việc, làm thế nào để bạn có thể vượt qua những áp lực này?
Tập luyện thể thao, đọc sách, xem truyện cười, vui chơi cùng bạn bè, xách xe vi vu đâu có một lúc rồi quay về công việc... được xem là câu trả lời khôn ngoan. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng thực ra, nhà tuyển dụng có thể biết được cách bạn sẽ xử lý stress thế nào vì trong buổi phỏng vấn, ít nhiều bạn đã bị stress với những câu hỏi của nhà tuyển dụng. Vì thế, cách tốt nhất khi trả lời phỏng vấn là hãy bình tĩnh, trả lời rành rọt, cẩn thận. Không nên để nhà tuyển dụng thấy được bạn "toát mồ hôi hột" vì những câu hỏi hóc búa của họ.
13. Thử hình dung 5 (10) năm nữa, bạn đang ở đâu nhỉ?
Hãy giải thích cho nhà tuyển dụng thấy rằng vị trí mà bạn đang dự tuyển nằm trong kế hoạch thăng tiến nghề nghiệp của bạn trong tương lai. Nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy hứng thú hơn nếu họ biết được rằng trong quá trình phấn đấu để đạt được những mục tiêu ấy, bạn cũng đóng góp kha khá vào lợi ích chung của công ty. Một vị trí cao hơn hoàn toàn có thể là mục tiêu phấn đấu của bạn trong tương lai.


(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý