Cách làm kit tranh thêu chữ thập

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cách làm kit tranh thêu chữ thập

19/04/2015 01:04 PM
843


Tranh thêu từ lâu đã chiếm được cảm tình của nhiều người,với nghệ thuật thêu tranh truyền thống để tạo ra một bức tranh thêu đẹp đòi hỏi người thêu phải là một nghệ nhân thêu và mất nhiều thời gian. Sắp cho mình một bộ kit thêu chữ thập bất kỳ ai cũng chỉ cần sau 3 phút hướng dẫn là có thể thêu được những bức tranh tuyệt đẹp.




CÁCH LÀM KIT TRANH THÊU CHỮ THẬP


Kit thêu chữ thập

Để bắt đầu cho sự nghiệp thêu thùa, chúng ta cần sắm sửa những thứ sau đây:


1. Vải.

Có nhiều loại vải có thể dùng để thêu chữ thập
được, trong đó, phổ biến nhất là vải Aida. Đây là loại vải cotton 100% được dệt thành những ô vuông nhỏ. Tuỳ theo mật độ các ô vuông mà người ta đặt tên cho vải . Ví dụ : Aida 14ct , aida 11ct. aida 9ct.... Con số đó tương đương với số ô vuông trên một inch (2,54cm).
Có nhiều chart người thiết kế sẽ quy định một cách rõ ràng về chủng loại, quy cách và màu sắc vải mà bạn cần chuẩn bị để thực hiện tác phẩm. Ví dụ bạn thấy trên chart ghi "stitched on Ivory aida 14" có nghĩa là bạn sẽ phải thực hiện mẫu thêu đó trên vải aida màu Ivory 14ct Tương tự như thế khi chart quy định thêu trên aida 11ct hay 9 ct bạn cũng lý giải như vậy, có nghĩa là cứ mỗi inch = 2.54cm có 11 ô hoặc 9 ô stitch.
Để xác định mảnh vải bạn đang có là size gì bạn có thể dùng thước kẻ hoặc dùng thước đo aida chuyên dụng.


Cách tính vải chart thêu chữ thập

Aida là một loại vải dệt đặc biệt dùng để thêu chữ thập. Các nống sợi của aida to và tạo thành từng ô vuông để các mũi thêu có thể thành hình chữ thập một cách đều đặn.
Aida có nhiều kích cỡ khác nhau nhưng chủ yếu người ta hay dùng aida 14 và aida 11.
Aida 14 có nghĩa là trong 1 inch (2,54cm) sẽ có 14 ô (stitch)
Aida 11 có nghĩa là trong 1 inch có 11 stitch


vải aida 11



Tương tự như vậy với aida 28, 18, 16, 9, ...

Về chất liệu aida cũng có nhiều loại: aida bằng nhựa còn gọi là plastic canvas (PC), aida bằng vải cotton (Delight, DMC), aida có pha nilon (aida Phi), ...

Cách tính vải như sau: chiều dài vải = số ô x 2,54/loại aida + 10 (cm)
Ví dụ: thêu 1 bức trên aida 14
chiều ngang là 116 ô (stitch) -> = 116x2.54/14+10 = 31 (cm)
chiều dọc là 150 ô (stitch) -> = 150x2.54/14+10 = 37 (cm)
vậy sẽ cắt mảnh vài 31x37 cm


2. Kim
Kim cho thêu chữ thập trên vải Aida được thiết kế riêng với đầu kim tròn và lỗ kim khá to. Kim cũng có nhiều số như kim thêu thường.

Ngoài ra, còn có loại kim có hai đầu và lỗ ở giữa, rất tiện cho việc thêu bằng khung.

3. Chỉ

Nói chung, chỉ nào cũng có thể dùng được để thêu cross stitch. Tuy nhiên, các hãng thiết kế lớn thường dựa trên mã code của những hãng chỉ sau

   * DMC

   * Anchor 

   * Chỉ Yeidam

Các bạn lưu ý chọn đúng code chỉ nhé.

4. Bút viết lên aida

Là loại bút đặc dụng, có thể tự bay mầu mực sau một thời gian hoặc khi giặt sẽ hết mực. Bút này kẻ ô lên vải, giống như kẻ ô trên mẫu 10 ô một, như thế khi thêu đỡ nhầm và dễ đếm mũi hơn rất nhiều. 

5. Bobbin và hộp bobbin

Bobbin là dụng cụ để cuốn chỉ, giữ chỉ cho gọn gàng, bạn sẽ tránh được khả năng làm chỉ rối tung khi lấy chỉ ra thêu.
Còn hộp bobbin, tất nhiên rồi, đấy là cái hộp để xếp các bobbin mà các bạn đã cuốn chỉ vào đó.


6. Kit

Kit là một bộ bao gồm có chỉ, kim, vải và mẫu, tức là mua trọn gói luôn, mua về, bạn chỉ mở túi ra là có thể bắt đầu công việc thêu thùa

Cửa hàng có rất nhiều Kit đẹp và thường cập nhật các Kit thường xuyên để các bạn có nhiều sự lựa chọn.

7. Mẫu thêu

Chỉ là mẫu thêu và hướng dẫn thêu, tiện lợi khi bạn đã có trong tay khá nhiều mầu chỉ và vải.  

Một bộ kit thêu chữ thập đầy đủ 

Chart thêu


Trên kit thêu có các ký hiệu tương ứng với các màu chỉ khác nhau là cơ sở để các bạn thêu hoàn chỉnh


Trong mỗi chart sẽ có phần bảng mã màu.
 - Dòng đầu tiên là số thứ tự của màu chỉ
 - Dòng thứ hai là ký hiệu của màu chỉ đó trên chart
 - Dòng thứ ba là mã của màu chỉ đó theo bảng mã DMC (mã quy ước của màu chỉ thêu)

Aida



Aida là loại vải thô có các ô vuông nhỏ để thêu trên đó
Aida có nhiều loại và nhiều màu khác nhau


Chỉ thêu



Bộ chỉ thêu trong kit gồm các màu chỉ đủ cho các bạn thêu tranh .Các màu chỉ được xếp theo thứ tự dựa vào chart các bạn sẽ biết màu nào tương ứng với mã nào để thêu.

  MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Hướng dẫn cách thêu tranh chữ thập cơ bản

– Thông thường chỉ thêu được sắp 6 sợi một, khi thêu bạn phải rút từng sợi, bạn hãy dùng 2 ngón tay, cầm vào đầu 1 sợi chỉ và rút thẳng tay, sợi chỉ sẽ được rút ra mà không bị rối.

- Đối với mỗi loại vải thì số lượng sợi chỉ thêu yêu cầu là khác nhau, thông thường vải aida 14 cần thêu 2 sợi chỉ, vải aida 11 cần thêu 3-4 sợi chỉ vì vậy trước khi bắt đầu thêu, bạn nên tìm hiểu kỹ hoặc gọi điện cho người bán hàng để biết rõ cỡ vải bạn định thêu và số chỉ cần thêu.

- Bạn phải tìm tâm cho bức tranh thêu bằng cách gấp tư miếng vải, trên mẫu thêu cho sẵn (chart) cũng có tâm bức tranh , đó là giao điểm của 2 mũi tên trên sơ đồ, bạn có thể thêu từ tâm bức tranh , như thế đảm bảo bức tranh thêu của bạn sẽ nằm chính giữa mảnh vải. 

- Để thành phẩm thêu đẹp, bạn phải thêu vừa tay, không rút chỉ mạnh quá làm cho mất hình dáng chữ xx, các chữ x bạn thêu đúng vào 4 lỗ của 1 ô vuông thì chữ x sẽ vuông vắn, đẹp.

- 4 kỹ thuật thêu cơ bản:
+ Thêu Full stitch : tạo ra các dấu xxxx liền nhau.
+ Thêu Half stitch: tạo ra các dấu /////
+ Thêu Back stitch: thêu viền, đi nét, giống như khâu đột.
+ Thêu nút Pháp: Thắt nút trên mặt vải ( dùng cho thêu nhụy hoa…)
- Các ký hiệu trên chart thêu chỉ là ký hiệu chỉ thị mầu, mỗi ký hiệu khách nhau thể hiện một màu chỉ khách nhau, toàn bộ bức tranh của bạn đều phải được thêu từ các dấu x hoặc dấu ///

* Phương pháp thêu Full stitch:
Kim được đưa từ mặt trái lên .
Chọc kim xuống lỗ chéo bên góc đối diện, tạo ra 1 đường chéo.
Bạn sẽ có 1 dấu x trên mặt vải :
Nếu phải thêu nhiều dấu nhân liền nhau bạn phải thêu cả hàng theo hướng dấu “sắc” tức là một loạt đường chéo từ trái sang phải, sau đó thêu theo hướng ngược lại, là các đường chéo dấu “huyền” .

* Phương pháp thêu Back  stitch: Là thêu các đường viền sau và cách làm của nó:
Lưu ý: Hãy đi back stitch từng ô một để đường chỉ được sát với mặt vải hơn, khi nào gặp trường hợp như thế này thì các bạn có thể băng qua 2,3 ô, với các đường cong uốn lượn trên hình nhiều khi bạn phải kéo chỉ tạo thành đường chéo qua 1,2 thậm chí là 3 ô.

* Cách gút chỉ khi bắt đầu và kết thúc
Nói chung là khi bắt đầu và kết thúc không nên cột gút lại, mặt vải phía sau nhìn sẽ không gọn, và mấy cái gút ấy nếu gút nhỏ thì lại dễ tuột, nhất là khi đem giặt, còn gút to quá thì mặt vải sẽ bị cộm.
Cách gút chỉ khi bắt đầu mũi đầu tiên, chúng ta kéo sợi chỉ phía sau ra một chút, luồn cây kim qua, xong, nếu kỹ hơn thì luồn qua thêm một mũi nữa, nhưng như vậy cũng đủ chắc rồi, sau khi luồn qua chúng ta cứ tiếp tục mà làm, không sợ bị tuột chỉ nữa.

Nếu sợi chỉ ban đầu không có được cái vòng như hình trên (ví dụ như thêu cùng lúc một sợi màu này, một sợi màu kia thì không thể có được cái vòng đó) thì bạn có thể làm theo cách này… khi bắt đâu thêu mũi thứ nhất xong, lấy tay giữ đầu sợi chỉ kia dưới mặt vải, cố ý kéo chừa lại một đoạn chỉ dư một đoạn nhỏ ở mặt dưới (khoảng 0.5cm-1cm), sau đó, khi đâm kim xuống, lật mặt trái vải lên, ngón cái của bàn tay ko cầm kim giữ chặt đầu chỉ đã để chừa, kéo sang bên trái hoặc bên phải tuỳ theo hướng các mũi chỉ tiếp theo sẽ đi về phía nào, đâm kim lên vào ô bên cạnh vòng chỉ qua phần chỉ tay kia đang giữ, sau đó lại đâm kim xuống để tạo những đoạn || hoặc = đè lên đoạn chỉ dư đó, rất chắc chắn và đẹp nữa!

Còn khi kết thúc, nếu thêu theo từng hàng, ở mặt trái, chúng ta sẽ có các đường chỉ là những đường dọc song song nhau như thế này ||. Còn khi kết thúc nếu thêu theo cột, ở mặt trái chúng ta sẽ có các đường song song như thế này =. Vì vậy khi muốn kết thúc đường chỉ đó, không cần cột gút lại mà chỉ cần luồn cây kim dưới các sợi chỉ || hoặc = này, kéo qua là được, nếu muốn chắc ăn hơn thì sau khi luồn kim qua, ta lại luồn kim lại một lần nữa.
Đôi khi, trong mẫu thêu bạn sẽ còn gặp các loại 1/4 stitch, 3/4 stitch (trên chart sẽ có ký hiệu tương tự với hình mà bạn nhìn thấy dưới đây), và cả hai loại đó kết hợp với nhau trong một ô.

Với mũi thêu 1/4 bạn làm như sau: lên kim ở góc 1 ô (ví dụ lên kim ở 1), không như mũi thêu bình thường bạn xuống kim ở góc chéo đối diện với vị trí mà bạn vừa lên kim, bạn đâm kim xuống ngay ở tâm của ô đó (chỉ bằng nửa của một đường chéo ô vuông mà bạn đang thêu, ví dụ như xuống kim ở 2). Vậy là bạn đã có mũi 1/4 như trong hình
Với mũi thêu 3/4 bạn làm như sau: lên kim ở góc 1 ô (ví dụ ở 1), xuống kim ở tâm của ô, lên kim tiếp ở góc khác của ô (ví dụ ở 3), xuống kim tiếp ở góc đối diện của ô (ví dụ ở 4). Vậy là bạn đã có 1 mũi 3/4.

* Làm sạch tác phẩm và cách giữ gìn tác phẩm thêu sau khi hoàn thiện:
- Khi thêu cần đảm bảo rằng tay của bạn đã được rửa sạch.
- Để đảm bảo tác phẩm thêu khi hoàn thiện của bạn được sạch sẽ và phẳng phiu, sau khi thêu xong cần dùng xà phòng tắm hoặc xà phòng gội đầu giặt lại tác phẩm trong nước ấm hoặc nước lạnh, không nên để tác phẩm vào cùng giặt với các món đồ khác (cần ghi nhớ là không nên giặt khô, không nên vò, ép và chà xát vào mặt vải), sau khi xả sạch lấy tác phẩm từ nước ra, trải tác phẩm lên trên một cái khăn bông khô sạch màu trắng đã được trải sẵn, sau đó cuộn tấm khăn đó lại để lấy hết phần nước còn trong tác phẩm ra. Trải phẳng và phơi cho se mặt ở nơi thoáng gió, sau đó lấy bàn là là phẳng tác phẩm ở mặt trái.
- Khi là, cần phải là ở mặt trái, đưa bàn là di chuyển từ trước ra sau, như vậy tác phẩm sẽ phẳng phiu không làm tổn hại tới mũi chỉ thêu.
- Thao tác cuối cùng để hoàn thiện tác phẩm của bạn là tìm một mẫu khung phù hợp với bức tranh để tiến hành đóng khung tranh. Các bạn cũng có thể liên hệ với Pretty shop để có được những tư vấn bổ ích và thiết thực.
đẹp

Bí quyết thêu tranh chữ thập nhanh, đều, đẹp

Một số kinh nghiệm sau bạn có thể tham khảo: căng khung thêu thật phẳng, chấm trước khi thêu, thêu từng mảng to...

Thực ra rất khó để có thể thêu vừa nhanh vừa đều vừa đẹp được. Nhiều khi cố gắng để thêu nhanh thì mũi kim lại không đều được và ngược lại tỉ mẩn cho từng mũi kim thì lại bị thêu chậm.
 
1. Căng khung  thêu thật phẳng

Căng khung phẳng giúp bạn đưa mũi kim nhanh hơn, các mũi  X X X cũng đều tăm tắp hơn.

2. Chấm trước khi thêu


Dùng bút chuyên dụng chấm trước các mũi định thêu, với các mảng to thì kẻ vạch, sau đó chỉ việc thêu theo các chỗ đã chấm sẵn, không cần nhìn vào Chart thêu nữa. Cách này vừa tiết kiệm thời gian vừa giúp bạn đỡ mỏi mắt, đau đầu vì đỡ phải liên tục nhìn vào Chart thêu. Nhiều người sẽ nghĩ cái này thì ai cũng biết nhưng thực tế nhiều chị em chưa hề nghe nói đến chấm và thậm chí cả kẻ vải là gì. Họ thêu theo cách thêu từ tâm tranh đi ra, cứ thế lần lần mò mò cho đến khi hoàn thành bức tranh.

3. Thêu theo từng mảng to

Với những mảng to, bạn nên đi hết một loạt dấu ///// rồi mới quay lại dấu chứ không nên thêu từng chữ X X X một cho cả mảng. Cách này giúp tiết kiệm thời gian hơn đồng thời khi bạn thêu sẽ giúp các chữ X X X đều nhau hơn nhờ có sự tương tác co kéo giữa các mũi thêu.

4. Thêu bằng cả hai tay

Để khung thêu ngang ngực và tay trái hoạt động ở mặt trên của tranh, tay phải hoạt động ở mặt dưới của tranh. Cụ thể tay phải chọc kim từ dưới lên trên, còn tay trái dùng kéo kim lên vào chọc kim lại xuống dưới. Cứ như vậy bạn cũng tiết kiệm được thời gian so với việc chỉ dùng một tay. Một số chị em ngay từ lúc mới thêu đã quen thêu một tay và nói dù đã cố gắng nhưng rất khó để thay đổi sang cách thêu hai tay. Vì vậy nếu bạn là người mới tập thêu, hãy chú ý đến điều này.


5. Thêu xuyên táo

Thêu kiểu này lại không căng khung được, bạn sẽ chọc mũi kim xuống và xuyên lên luôn và chỉ mất 1 lần kéo chỉ. Cách này tiết kiệm được thời gian nhưng mũi thêu lại khó đều được.

6. Bỏ qua 1 lần kéo chỉ

Cách này vẫn căng khung như bình thường. Thông thường khi chọc kim xuống dưới, bạn sẽ kéo hết sợi chỉ rồi mới đâm kim lên trên, nhưng với cách này bạn không cần kéo hết sợi chỉ mà khi kim vừa xuống dưới bạn lập tức đâm lên trên luôn, rồi sau đó mới kéo chỉ ở lần đâm kim sau. Như vậy cũng tiết kiệm được thời gian 1 lần kéo chỉ.

7. Để chỉ khỏi xoắn

Trong lúc thêu bạn rất bực mình vì cứ thêu được 3, 4 mũi các sợi chỉ lại xoắn vào nhau, bạn lại mất thời gian xoay xoay lại chỉ để cho khỏi xoắn. Vì khi chỉ xoắn sẽ không che được hết mặt vải, làm cho bức tranh mất độ mịn và bóng. Để chỉ khỏi xoắn, lúc rút sợi chỉ ra từ con chỉ, bạn không nên rút một cục. Ví dụ với việc thêu chỉ 3, các bạn nên rút từng sợi chỉ ra một, cầm trên tay theo chiều chỉ thẳng đứng, sợi chỉ sẽ tự động xoay xoay ra ngược với chiều đã bị xoắn trước đó. Cứ như vậy khi đủ 3 sợi chỉ rồi mới chập lại để thêu. Với 3 sợi chỉ còn lại của con chỉ cũng không nên xâu kim thêu luôn, mà nên tách từng sợi ra một để chỉ hết xoắn như lúc trước rồi mới chập vào thêu. Nghe có vẻ phức tạp nhưng việc này chỉ mất 30 giây và khi thêu chỉ sẽ không còn bị xoắn nữa, các sợi chỉ xếp đều tăm tắp, che được hết mặt vải, lên tranh sẽ rất đều và đẹp.

Ngoài ra thì cũng có cách dùng sáp để bôi lên chỉ cho khỏi xoắn, nhưng qua thời gian trải nghiệm nhiều chị em lại cảm thấy tác dụng không được như mong muốn. Với những người hay thêu chỉ đôi, chỉ bốn, có thể mua cây kim 2 lỗ ở cùng một đầu để xâu kim theo kiểu sợi trên sợi dưới, cách này cũng giúp chỉ không bị xoắn.





Cách làm khung tranh thêu chữ thập đẹp lung linh
Hướng dẫn làm tranh thêu chữ thập
Hướng dẫn thêu tranh chữ thập đẹp
Cách kết hạt cườm tranh thêu chữ thập cực đẹp
Cách kết hạt cườm tranh thêu chữ thập cực đẹp



(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý