Hướng dẫn tập viết chữ đẹp

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Hướng dẫn tập viết chữ đẹp

19/04/2015 01:04 PM
757

Cùng tham khảo những hướng dẫn tập viết chữ đẹp nhé các bạn. Chữ đẹp phần nào thể hiện con người và trình độ học vấn đấy.



Bí quyết viết chữ đẹp

Nhu cầu thưởng thức và sáng tạo cái đẹp cũng đang ngày càng phát triển mạnh trong đó có chữ viết mà đỉnh cao của nó là nghệ thuật thư pháp. Có rất nhiều tác giả đã và đang nghiên cứu, sáng tạo môn nghệ thuật này. Tất cả những điều đó chứng tỏ vấn đề chữ viết đang được quan tâm đúng mức. 

Vậy làm sao để ta có thể viết được chữ đẹp? làm sao để khi một người và mọi người nhìn vào chữ viết của ta sẽ đánh giá con người được chuẩn mực nhất?

  Để viết chữ đẹp thì bút, mực, giấy cũng có vai trò vô cùng quan trọng. Cây bút là công cụ để tạo ra chữ viết. Việc lựa chọn một cây bút phù hợp để viết đẹp là việc làm không dễ. Nhằm góp phần nâng cao chất lượng chữ viết, đẩy mạnh phong trào vở sạch chữ đẹp, đồng thời khắc phục một số nhược điểm của bút, mực, giấy viết hiện nay, hướng dẫn sử dụng các sản phẩm dùng cho luyện chữ đẹp là cần thiết.

          Kĩ năng chữ đẹp, viết bảng đẹp vô cùng quan trọng đối với giáo viên nhất là giáo viên Tiểu học vì giáo viên có viết đẹp thì mới dạy tốt môn tập viết, luyện chữ đẹp cũng như các môn học khác. Chính vì vậy việc rèn chữ nói chung và rèn viết bảng nói riêng là vô cùng cần thiết với các thầy cô.

Quá trình luyện chữ đẹp cho học sinh thực chất là quá trình sửa lỗi sai cho các em vì vậy giáo viên cần biết chính xác lỗi sai, nguyên nhân và cách khắc phục các lỗi sai đó thì việc luyện chữ cho các em mới đạt kết quả cao.

* Một số lỗi sai học sinh thường mắc.

+ Thiếu nét:                             + Mẫu chữ           

+ Thừa nét:                              + Cỡ chữ    

+ Sai nét:                      + Chính tả

+ Khoảng cách:              + Trình bày

+ Sai dấu:                         + Tốc độ

* Phân tích nguyên nhân và cách khắc phục .

+ Thiếu nét: Do thói quen của học sinh chưa viết hết nét chữ đã dừng lại, cần nhắc nhở thường xuyên để tạo thói quen viết hết nét và dừng bút đúng điểm, đúng quy định. Cho học sinh thêm nét cho đủ nét ở ngay những chữ học sinh vừa viết thiếu nét, đồng thời xem lại những bài viết trước chữ nào thiếu nét thì thêm vào cho đủ và cho tập lại ngay bài vừa sửa.

+ Thừa nét: Lỗi này do học sinh viết sai quy trình, điểm đặt bút ban đầu, nét đầu học sinh viết không đúng, dừng vượt quá điểm quy định. Cách khắc phục là hướng dẫn lại quy trình viết chữ cái. Chú ý nếu học sinh sai chữ nào chỉ hướng dẫn lại quy trình chữ đó bao giờ viết đúng, đẹp mới thôi.

+ Sai nét: Lỗi này thường là do học sinh cầm bút sai, các ngón tay quá gần ngòi bút hoặc tay cầm bút bị cong, khi viết biên độ giao động của ngòi bút ngắn, đầu ngòi bút di chuyển không linh hoạt làm cho nét chữ bị cong vẹo gây sai nét. Cách khắc phục là nhắc học sinh cầm bút cho đúng. Khi viết ngón tay cử động linh hoạt phối hợp với cử động của cổ tay và cánh tay.

+ Khoảng cách: Lỗi này thường mắc với những học sinh viết hay nhấc bút, không viết liền mạch, đưa tay không đều. Cần giúp học sinh kĩ thuật viết liền mạch, đưa đều tay. Quy định về khoảng cách chữ là 1 ô đơn vị chữ, khoảng cách giữa các con chữ thay đổi theo từng nét chữ khoảng từ 1/2 đến 3/4 ô đơn vị. Viết liền mạch xong chữ mới đánh dấu chữ và dấu thanh.

VD: viết chữ : trắng - hướng dẫn viết: trang - liền mạch, xong mới đánh dấu t, ă, và dấu sắc - trắng.

+ Dấu chữ, dấu thanh: Học sinh thường mắc lỗi đánh dấu quá to, quá cao không đúng vị trí. Để khắc phục lỗi này cần quy định lại cách đánh dấu chữ và dấu thanh nhỏ bằng 1/2 đơn vị chữ. Dấu thanh đánh vào âm chính của vần và không vượt quá đơn vị thứ hai. Nếu chữ có dấu mũ thì các dấu thanh nằm bên phải dấu mũ.

Để có kết quả chữ viết đẹp ta cần lưu ý sử dụng bút, mực, giấy vở như sau:

- Bút không quá dài hoặc quá ngắn khoảng 13 cm là vừa phải

- Bút không to hoặc nhỏ quá nhất là chỗ tay cầm bút đường kính 7 mm là vừa

- Phần ngòi bút và lưỡi gà cắm vào cổ bút phải vừa khít không quá rộng hoặc quá chật. Phần ngòi bút không được mềm quá dễ bị hỏng.

- Các bộ phận khác của bút phải đảm bảo cho việc hút mực, giữ mực và ra mực đều.

- Toàn bộ trọng lượng cây bút không được quá nặng hoặc quá nhẹ (khoảng 8 đến 10g/1 cây bút là vừa).

Bút thông thường thì phần đầu ngòi bút thường tròn đó là bi hoặc hạt gạo có tác dụng viết trơn, xoay được các chiều. Để viết được nét thanh nét đậm cần phải cải tiến phần đầu ngòi - Mài hết hạt gạo sao cho đầu ngòi bút mỏng dẹt. Độ mỏng của đầu ngòi có thể đạt tới mức 0,1mm, chiều rộng của đầu ngòi bút phụ thuộc theo yêu cầu của mẫu chữ kiểu chữ viết thông thường từ 0,5mm đến 2mm. Tạo ra độ nghiêng phù hợp với tay viết (nghiêng sang phải khoảng 20,5 độ). Đầu ngòi bút phải có các góc, các cạnh để chữ viết có độ nét.

Ngòi bút không quá trơn để điều khiển được bút theo ý người viết, không quá sắc để khi viết không bị gai tránh việc rách giấy và nhoè mực. Điều chỉnh rãnh dẫn mực đến đầu ngòi nhiều hơn bút bình thường vì nét đậm cần xuống mực nhiều hơn.

Sử dụng bút cải tiến.

a. Các thao tác chuẩn bị.

Chuẩn bị giấy, vở là loại giấy tốt không nhoè vì hiện nay thị trường bút bi rất nhiều loại phong phú, đa dạng nên các nhà sản xuất giấy ít quan tâm đến chất lượng giấy viết cho bút mực do vậy nhiều loại giấy không sử dụng được cho viết bút mực. Giấy viết tốt và đạt hiệu quả cao trong việc rèn chữ là loại vở ô li có dòng kẻ carô nhỏ, dòng kẻ nghiêng dể luyện chữ nghiêng cho thuận lợi. Định lượng giấy cần lớn hơn 70g/m2.

Chọn mực cần đảm bảo chất lượng độ lỏng và độ mao dẫn vừa phải không bị lắng cặn. Rửa sạch bút bằng nước trước khi hút mực lần đầu, hút đầy mực và lau sạch mực ở phần đầu ngòi.

b. Cách viết:

Cầm bút bằng 3 ngón tay, bút được kẹp ở giữa ngón tay trỏ và ngón tay giữa ngón giữa đỡ phía dưới chỗ tay cầm, ngón trỏ ở phía trên chỗ tay cầm ngón cái giữ bút ở phía ngoài.

Giữ bút nghiêng khoảng 45 độ so với mặt giấy về phía người viết và tạo một góc 15 độ so với dòng kẻ dọc của trang giấy, bút đặt úp ngòi.

Cổ tay thẳng thoải mái với cánh tay. Điều khiển bút cơ bản bằng 3 ngón tay theo cử động lên xuống nhẹ nhàng.

Bút chỉ viết một chiều, không tỳ mạnh tay nhất là những nét từ dưới đưa lên.

Sửa chữa hỏng hóc thông thường

a. Bút ra mực quá đậm:

Nguyên nhân: Do rãnh thoát mực quá rộng, cựa gà quá nhỏ.

Khắc phục: ép lại hai lá ngòi ở phần đầu ngòi sao cho khít lại đủ để ra mực vừa phải.

b. Bút ra ít mực hoặc không ra mực:

Nguyên nhân: Do rãnh thoát mực quá khít, ngòi bút không ôm sát cựa gà, do mực quá đặc hay bị nhiều cặn.    

Khắc phục: Lấy lưỡi dao tem tách nhẹ vào rãnh thoát mực làm cho rộng ra. Chèn cho ngòi bút ép sát vào cựa gà. Nếu do mực cặn hoặc quá đặc thì thay mực.

c. Một số điểm cần chú ý.

Khi sử dụng bút viết xong cần đóng nắp lại ngay để tránh khô mực ở đầu ngòi hoặc có thể rơi, va chạm vào vật cứng sẽ không bị cong gãy ngòi. Khi di chuyển, vận động bút nên để tư thế thẳng đứng hướng ngòi bút lên trên để tránh việc mực tràn ra nắp bút gây bẩn tay và vở.

Chúc các bạn lựa chọn được những sản phẩm tốt nhất và có phương pháp đúng nhất để có nét chữ viết ngày càng đẹp hơn.


CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH KHI RÈN CHỮ

a. Khảo sát thống kê lỗi sai

* Một số lỗi sai học sinh thường mắc khi viết.

+ Thiếu nét

+ Thừa nét

+ Sai nét

+ Khoảng cách

+ Sai dấu

+ Sai mẫu chữ

+ Sai cỡ chữ

+ Sai chính tả

+ Sai trình bày

+ Sai tốc độ

b. Phân tích nguyên nhân và cách khắc phục

+ Thiếu nét: Do thói quen của học sinh chưa viết hết nét chữ đã dừng lại, cần nhắc thường xuyên để tạo thói quen viết hết nét và dừng bút đúng điểm, đúng quy định. Cho học sinh thêm nét cho đủ nét ở ngay những chữ học sinh vừa viết thiếu nét, đồng thời xem lại những bài viết trước chữ nào thiếu nét thì thêm vào cho đủ.

+ Thừa nét: Lỗi này do học sinh viết sai quy trình, điểm đặt bút ban đầu, nét đầu học sinh viết không đúng, dừng vượt quá điểm quy định. Cách khắc phục là giáo viên phải hướng dẫn lại quy trình viết chữ cái đó.

+ Sai nét: Lỗi này thường là do học sinh cầm bút sai quy định, các ngón tay quá sát xuống ngòi bút, khi viết biên độ giao động của ngòi bút ngắn, đầu ngòi bút di chuyển không linh hoạt làm cho nét chữ bị cong vẹo gây sai nét. Cách khắc phục là nhắc học sinh cầm bút cao tay lên (từ đầu ngòi bút đến chỗ tay cầm khoảng 2,5 cm) Khi viết 3 ngón tay cử động co duỗi linh hoạt phối hợp với cử động của cổ tay, cánh tay.

+ Khoảng cách: Lỗi này thường mắc với những học sinh viết hay nhấc bút, không viết liền mạch, đưa tay không đều. Cần giúp học sinh kĩ thuật viết liền mạch, đưa đều tay. Quy định về khoảng cách giữa các con chữ trong một chữ là 2/3 đơn vị chữ (1 con chữ o) khoảng cách giữa hai chữ trong một từ là một đơn vị chữ (1 ô vuông đơn vị). Viết xong chữ mới đánh dấu chữ và dấu ghi thanh.

VD: viết chữ: trắng - Hướng dẫn viết: t-r-a-n-gtrang (liền mạch) xong mới đánh dấu t, ă, và dấu ’ (sắc) – trắng.

+ Dấu chữ, dấu thanh: Học sinh thường mắc lỗi đánh dấu quá to, quá cao không đúng vị trí. Lỗi này thường do các em không cẩn thận mặt khác còn do giáo viên không hướng dẫn và nhắc nhở các em thường xuyên. Để khắc phục lỗi này cần quy định lại cách đánh dấu chữ và dấu thanh nhỏ bằng 1/2 đơn vị chữ. Dấu thanh đánh vào âm chính của vần và không vượt quá đơn vị thứ hai. Nếu chữ có dấu mũ thì các dấu thanh nằm bên phải dấu mũ. Đánh dấu nhỏ thì những nét chính của chữ sẽ nổi rõ dấu nhỏ còn giúp trang vở không bị rối bài viết sẽ thoáng hơn.

c. Các bài tập giúp học sinh rèn chữ

Mỗi giáo viên khi thực sự quan tâm đến chữ viết của học sinh đều có thể sáng tạo ra các bài tập cho học sinh rèn chữ viết. Sau đây là một số dạng các bài tập cho học sinh rèn chữ.

Bài tập nét

Khi viết chữ có nhiều nét được sử dụng nhưng không nhất thiết là phải tập tất cả các nét. Ta chỉ cần chú ý cho học sinh tập các nét cơ bản, những nét cơ bản này quyết định độ đẹp của chữ. Trước khi tập bất kì bài viết nào, giáo viên cũng cần phải nhắc nhở các em cầm bút và để vở cho đúng với quy định của Bộ GD - ĐT.

+ Nét sổ thẳng, nét xiên.

+ Nét móc:

+ Nét cong:

Bài tập viết đúng quy trình

Dạng bài tập này chỉ áp dụng với những chữ học sinh thường viết sai quy trình có 3 chữ cần chú ý. n, a, h và các chữ có nét móc. Khi viết chú ý điểm đặt bút, điểm kết thúc dừng bút đều đặt ở điểm 1/2 đơn vị chữ (giữa li) khi viết đường uốn cong cần chú ý viết chậm để uốn cho tròn. o, a, chữ có nét cong, điểm đặt bút ở điểm 1 đơn vị chữ (trên li thư nhất). Tất cả các chữ phát triển từ chữ o thì khi viết phải viết thành chữ o trước rồi mới viết tiếp các nét khác. Đây là nhóm chữ khó viết nên cần viết chậm, không nên vội vàng kể cả khi có kĩ năng viết. Chữ l, b điểm đặt bút và kết thúc như trên (1/2 đơn vị chữ)

Chú ý: Thân của nét khuyết phải thật thẳng đường bút đưa lên cắt đường bút xuống ở đường li ngang 1 đơn vị. Tuy nhiên, khi dạy học sinh lớp 1 cần chú ý quy trình viết tất cả các chữ cái.

Bài tập viết liền mạch

Khi viết các con chữ trong một chữ cần chú ý viết liền mạch, nghĩa là hạn chế nhấc bút khi viết. Hầu như trong một chữ ta sử dụng kĩ thuật lia bút, rê bút để nối các nét chữ trong một chữ cho liền mạch. Ngoài ra khi viết ta sử dụng kĩ thuật kéo dài nét và thêm nét phụ cũng góp phần không nhỏ cho việc viết liền mạch. Khi nối liền các con chữ trong một chữ xuất hiện hai trường hợp, nét nối thuận lợi và nét nối không thuận lợi.

+ Nét nối thuận lợi: Là những nét nối giữa hai chữ có cùng điểm dừng bút và điểm đặt bút

VD: yêu em

+ Nét nối không thuận lợi: (từ nét móc sang nét cong)

VD: Chăm học: Từ nét móc của chữ h sang chữ o, a ta cần chú ý khi hướng dẫn là: Cần kéo dài nét móc của chữ h đến điểm đầu của chữ o trên li ngang thứ nhất. h - ho - học (lúc này điểm đặt bút viết chữ o là ở trên li ngang thứ nhất). Nết nối không thuận lợi, không kéo dài nét móc được ta phải sử dụng nét phụ để tạo sự liền mạch.

VD: Sang sông. Từ chữ s nối sang chữ a, o ta cần chú ý rằng:

Thêm nét phụ ở cạnh chữ s có thể nối sang a, o... Nét phụ hay được sử dụng khi nối từ chữ hoa có điểm dừng bút ở các điểm nối không thuận lợi

VD: Sầm Sơn

Ngoài ra cách đánh dấu cũng ảnh hưởng đến độ đẹp của bài viết, viết lướt bút, nhấn bút sẽ thể hiện rõ thanh đậm và tạo ra đặc tính riêng biệt của người viết. Để rèn chữ viết đẹp cho học sinh trong thời gian ngắn nhất mà đạt hiệu quả cao nhất. Ta cần chú ý rằng những chỗ nào (nét chữ kĩ thuật) học sinh đã đạt rồi thì không phải rèn nữa chỉ bồi dưỡng cho người viết những điểm yếu và thiếu khi thực hành viết văn bản.


Giúp trẻ viết chữ đẹp hơn !

Có thể nói chữ viết phần nào phản ánh được trình độ văn hoá của một con người cũng như của một xã hội.Không những chữ viết làm phương tiện giao lưu, học tập, nghiên cứu,truyền thụ tri thức...mà tri thức còn thể hiện óc sáng tạo, tính thẩm mĩ của con người.

Ngày nay, mặc dù có nhiều phương tiện in ấn hiện đại song chữ viết vẫn có vai trò vô cùng quan trọng đối với xã hội nhất là đối với công tác giáo dục “Nét chữ- Nết người”. Có nhiều thế hệ thầy cô giáo đã trăn trở, suy nghĩ góp nhiều công sức nghiên cứu sáng tạo kiểu chữ, thay đổi mẫu chữ và phương pháp dạy tập viết với mục đích duy nhất là giúp học sinh viết đúng, viết đẹp, viết nhanh.

Để viết chữ đẹp thì bút, mực, giấy cũng có vai trò vô cùng quan trọng.Cây bút là công cụ để tạo ra chữ viết.Việc lựa chọn một cây bút phù hợp là việc làm không dễ nhất là đối với học sinh.Nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hạn chế bất cập về chữ viết đồng thời khắc phục được một số nhược điểm của bút, mực, giấy, viết hiện nay, giúp người sử dụng có cây bút tốt hơn chúng tôi thấy rằng việc tư vấn lựa chọn, hướng dẫn sử dụng các sản phẩm dùng cho luyện chữ đẹp là cần thiết.

* Tư thế ngồi viết.

Ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, không tì ngực vào bàn, vai thăng bằng, đầu hơi cúi và nghiêng sang bên trái, mắt cách vở khoảng 25cm đến 30cm, hai tay để thoải mái trên bàn, tay trái giữ vở, tay phải cầm bút, hai chân chụm để phía trước một cách thoải mái.

* Cách để vở.

Vở mở không gấp đôi, để hoàn toàn trên mặt bàn và hơi nghiêng về phía bên trái sao cho mép vở song song với cánh tay, vở nghiêng khoảng 15 độ so với cạnh bàn.

* Cách cầm bút.

Cầm bút bằng 3 ngón tay: Ngón giữa ở phiá dưới, ngón trỏ ở trên và ngón cái giữ bút ở phía ngoài sao cho ngón tay cái thẳng với bàn tay.Bàn tay để nghiêng lên trang vở, cổ tay thẳng tự nhiên.Bút nghiêng về phía cánh tay, mở góc khoảng 45 độ so với mặt giấy và song song mép dọc của trang vở, ngòi bút úp xuống mặt giấy.


* Sửa chữa thông thường.

Khi viết bút có thể xảy ra những hỏng hóc thông thường cần khắc phục sửa chữa để cây bút sử dụng bền và hiệu quả hơn.

a.Bút ra mực nhiều.

Nguyên nhân: Do viết lâu ngày, tì tay quá mạnh làm cho đầu ngòi bút bị mòn và toè ra hoặc do mực quá loãng không đảm bảo chất lượng...Cần ép đầu ngòi bút cho khít lại đủ để ra mực vừa phải, thay mực mới nếu mực kém chất lượng.

b. Bút ra mực hoặc không ra mực.
Nguyên nhân : Do rãnh dẫn mực xuống đầu ngòi quá khít, tắc sạn hay ngòi bút không ôm sát lưỡi gà, mực quá đặc, lắng cặn...Lấy lưỡi dao tem lách vào rãnh dẫn mực làm cho sạch sạn và rộng ra hoặc chèn cho ngòi bút

ôm sát vào lưỡi gà, rửa bút và thay mực mới nếu mực kém chất lượng

*7 cách cải thiện chữ viết.

Chữ viết đẹp luôn toát lên sức mạnh, sinh lực và nguồn khí mang lại vận may. Dưới đây là 7 cách cải thiện chữ viết.
1. Tạo sức mạnh và tinh thần trong chữ viết
Hãy cầm bút với sự tập trung. Khi viết, hình dung ra tinh chất của nội lực đang chảy từ bàn tay ra những ngón tay, rồi tràn vào ngòi bút. Cứ tập viết như thế, bạn sẽ thấy chữ viết của mình ngày càng trở nên rõ ràng, sắc nét hơn. Chỉ nên tạo vừa đủ áp lực lên cây bút, không quá mạnh cũng không quá nhẹ. Giữ cho áp lực được cân bằng và cây bút di chuyển êm ái.
2. Giữ khoảng cách giữa các chữ luôn cố định
3. Sử dụng cây bút tốt nhất có thể. Bạn không cần phải mua cho bằng được những cây bút hàng hiệu nhưng hãy dùng thử nhiều thứ và chọn loại cho bạn cảm giác thoải mái nhất khi viết.
4. Dấu chấm ở những chữ i và dấu gạch ngang ở những chữ t
Hãy tập tỉ mỉ khi chú ý gạch ngang ở những chữ t và chấm ở những chữ i.
5. Bắt đầu chữ viết bằng một nét lên
Khi bắt đầu chữ viết với nét hướng lên trên... mọi thứ bạn làm sẽ có khởi đầu lạc quan.
6. Giữ cho chữ viết của bạn luôn thẳng
7. Tạo những móc treo
Nên áp dụng với những chữ cái thường có nét móc trên. Đó là f, t, h... (viết thường hoặc viết hoa)


Cách dạy con viết chữ đẹp
Cách chọn bút máy cho bạn viết chữ tuyệt đẹp

Cách viết chữ thư pháp trong photoshop cực đẹp

Cách ghi chữ lên ảnh trong photoshop đơn giản


(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý