Cách thiết kế bảng câu hỏi khảo sát trong nghiên cứu

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cách thiết kế bảng câu hỏi khảo sát trong nghiên cứu

19/04/2015 01:06 PM
24,146

Bảng câu  hỏi là công cụ nghiên cứu phổ biến nhất khi thu thập dữ liệu gốc  trong nghiên cứu thị trường. Có hai loại câu hỏi là câu hỏi đóng và câu hỏi mở.



Thiết kế bảng khảo sát trong nghiên cứu khoa học

Bảng câu hỏi là công cụ điều tra phổ biến nhất, được sử dụng để thu thập thông tin từ nhiều người, và bảng câu hỏi có thể kết hợp với nhiều kỹ thuật khác nhau. Số lượng câu hỏi bao nhiêu phụ thuộc vào nội dung nghiên cứu. Đó là vì bảng câu hỏi được xây dựng dựa trên những nguyên tắc tâm lý và những nguyên tắc này là nền tảng cho các hành vi của con người. Mục đích không phải chỉ để hiểu hành vi này – từ đó để tiến đến bước giải thích, mà còn để vượt qua những rào cản do chính những hành vi này tạo ra. Những sự thật mà chúng ta đang tìm kiếm từ các câu trả lời cho những câu hỏi chúng ta đưa ra thường không như chúng ta dự kiến, đó là vì người trả lời vô tình hay cố ý đã làm sai lệch thông tin – tạo ra rào cản cho chúng ta tiếp cận thông tin. Tại sao lại có tình trạng này và cách xử lý như thế nào sẽ được thảo luận trong chủ đề này .

Vấn đề cần quan tâm nhất trong thiết kế bảng câu hỏi đã được đề cập ở phần giới thiệu. Những rào cản sẽ gây ra sự thất vọng, nhưng không có nghĩa là thất bại cho những nhà điều tra chuyên nghiệp hay nghiệp dư, điều khác biệt duy nhất là nhà chuyên nghiệp họ biết được những rào cản này có nguồn gốc từ đâu/nguyên nhân do đâu. Đó là tình huống khó xử. Vấn đề khó khăn là: bảng câu hỏi tốt nhất là bảng câu hỏi có những câu hỏi đơn giản nhất, nhưng rất khó khăn để làm cho câu hỏi trở nên đơn giản.

Thiết kế bảng câu hỏi là một trong những công việc mà mục tiêu là làm cho bảng câu hỏi không giống như một nhiệm vụ. Tuy nhiên, có nhiều cách sáng tạo trong thiết kế bảng câu hỏi. Bạn lưu ý rằng trong nhiều cuốn sách về nghiên cứu có đề cặp một vài điểm khá hay về sự sáng tạo, vấn đề này còn đang gây tranh cãi, và "phương pháp hoàn hảo" cũng khác nhau.

Thiết kế bảng câu hỏi chưa bao giờ là dễ dàng. Chủ đề này bàn luận về các yếu tố chính để xem xét việc tiến hành lập bảng câu hỏi mà từ đó sẽ gợi ra những thông tin chính xác để dễ dàng điền vào.

Loại câu hỏi và từ ngữ

Nhiệm vụ thiết kế bảng câu hỏi là nhiệm vụ không dễ dàng và nó nhấn mạnh quan điểm nghiên cứu là một quá trình. Nếu không có sự hiểu biết về đề tài của bạn, căn cứ vào công việc sơ bộ như tìm kiếm tài liệu, bạn không thể bắt đầu đặt câu hỏi hợp lý và có liên quan theo một cách đạt hiệu quả nhất. Trong trường hợp này, thật đáng để suy nghĩ cẩn thận về đặc điểm của đối tượng điều tra của bạn.

Ví dụ, nếu đối tượng điều tra là các chuyên gia có trình độ cao về đề tài bạn đang nghiên cứu, hoặc chỉ là một nhóm người chung, bạn cần phải xem xét cả hai vấn đề là dạng câu hỏi và từ ngữ.

Sau đây là những ví dụ về các câu hỏi khảo sát chia thành hai nhóm: câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Bạn nên làm quen với dạng câu hỏi này và suy nghĩ về cách mỗi câu hỏi có thể được sử dụng trong đề tài của bạn. Hãy nghĩ về kiểu dữ liệu mà câu hỏi được thiết kế để trình bày và những kết luận bạn có thể rút ra:

1.     Câu hỏi đóng

a.      Câu hỏi phân đôi

Một câu hỏi đưa ra hai  lựa chọn cho câu trả lời.

Ví dụ: Có phải đây là lần đầu tiên bạn tham gia trả lời phỏng vấn? Có hoặc Không

b.      Câu hỏi nhiều lựa chọn

Một câu hỏi đưa ra ba hoặc nhiều hơn sự lựa chọn cho câu trả lời.

Ví dụ: Bạn thường tham quan mô hình khuyến nông với ai? Một mình - Vợ - Người thân / Bạn bè - Nhóm tổ chức phối hợp kinh doanh.

c.      Thang đo Likert

Một phát biểu mà người trả lời cho thấy mức độ cụ thể của sự đồng ý hoặc không đồng ý.

Ví dụ: Những tư vấn của cán bộ khuyến nông giúp tôi tự tin hơn trong quyết tâm thoát nghèo. 1 = rất không đồng ý, 2 = không đồng ý, 3 = phân vân, 4 = đồng ý, 5 = rất đồng ý 1_ 2_ 3_ 4_ 5_

d.      Thang đo đối nghĩa

Một thang đo được ghép từ hai từ đối nghĩa, và người trả lời sẽ lựa chọn theo quan điểm của mình. Ví dụ:

Lãi suất vay vốn cao ……….Lãi suất vay vốn thấp…….;

e.      Thang đo quan trọng

Một thang đo đánh giá tầm quan trọng của một số thuộc tính. Ví dụ: lãi suất ưu đãi của Ngân hàng chính sách xã hội đối với tôi là ... 1 = vô cùng quan trọng, 2 = rất quan trọng, 3 = khá quan trọng, 4 = không rất quan trọng, 5 = không quan trọng chút nào. 1_ 2_ 3_ 4_ 5_

f.       Thang đo xếp hạng

Một thang đo xếp hạng một số thuộc tính từ "tệ hại" đến "tuyệt vời".

Ví dụ: Chất lượng tư vấn khuyến nông mà bạn tham gia là ... 1 = rất tốt, 2 =  tốt, 3 = trung bình, 4 = kém, 5 = tồi tệ. 1_ 2_ 3_ 4_ 5_

g.      Thang đo dự định

Một thang đo mô tả dự định của người trả lời về một hành động.

Ví dụ: Nếu buổi trình diễn khuyến nông được thực hiện bằng người thực- việc thực, tôi sẽ ... 1 = chắc chắn tham gia, 2 = có thể tham gia, 3 = không chắc chắn tham gia, 4 = có thể không tham gia, 5 = chắc chắn không tham gia. 1_ 2_ 3_ 4_ 5

2.     Câu hỏi mở

a.      Câu hỏi tự do trả lời

Một câu hỏi mà người trả lời có thể trả lời không giới hạn các cách trả lời khác nhau.
Ví dụ: Bạn mong Nhà nước  giúp gì cho bạn trong quá trình thoát nghèo?

b.      Phối hợp từ

Ngay lúc từ được trình bày, người trả lời đề cập ngay đến từ đầu tiên xuất hiện trong đầu.

Ví dụ: Từ gì bạn nghĩ ngay đầu tiên khi bạn nghe những điều sau đây?
Nghèo đói……, Khuyến nông………, Ngân hàng chính sách……….

c.      Hoàn chỉnh câu

Khi những câu không hoàn chỉnh được trình bày, ngay lúc đó, người trả lời hoàn chỉnh câu.

Ví dụ: Khi tôi chọn một loại cây trồng để sản xuất, việc cân nhắc quan trọng nhất trong quyết định của tôi là ___

Ý nghĩa của các từ ngữ đơn lẻ được sử dụng trong các câu hỏi có thể mang tính mơ hồ, khó hiểu. Nếu có sự hiểu lầm ở đây, thì sau đó ngay cả khi các câu hỏi được thực hiện trực tiếp bởi người thiết kế ra nó, điều không chính xác vẫn sẽ xảy ra bởi vì người phỏng vấn sẽ không bao giờ nhận ra đã có một sự hiểu lầm. Dạng đặc biệt của vấn đề này được coi là khá tinh tế, và hiếm khi được đề cập đến trong những cuốn sách nghiên cứu. Mặc dù vốn dĩ là đơn vị nhỏ nhất của một câu hỏi - từ - nhưng nó có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng nếu như mắc lỗi trong việc kết hợp từ, chính vì vậy nó đáng được thảo luận đầu tiên.

Việc hiểu sai đầy tiềm năng có thể đề cập ở đây là những từ vốn dĩ được dùng rất đặc trưng.Ví dụ: khi một câu hỏi bắt đầu với từ "bạn", đối với một số loại câu hỏi thì người trả lời thường chuyển đổi trong suy nghĩ của người trả lời là  “bạn và gia đình của bạn” hay “ bạn và vợ chồng của bạn / đối tác ". Điều này thường xuyên xảy ra nhất khi người ta được hỏi về sự tham gia của họ trong hoạt động giải trí hoặc xem truyền hình. Và điều này có thể làm sai lệch kết quả các cuộc điều tra do người trả lời đôi khi sẽ trả lời "có" nếu gia đình của họ tham gia, mặc dù chính họ lại không làm điều đó. Nếu bạn đã từng được phỏng vấn bởi một người phỏng vấn đến tận từng nhà của một trong những công ty nghiên cứu thị trường lớn, bạn sẽ biết lỗi này được tránh như thế nào. Câu hỏi bắt đầu với những thứ như: 'Bạn, chính bạn, bao giờ ...?'. Việc thêm từ “chính bạn” có thể tạo ra sự khác biệt khá lớn trong nhận thức của người trả lời.

 Các yếu tố khác trong thiết kế bảng câu hỏi

3.     Thư ngỏ

            Cho dù bạn gửi bảng câu hỏi qua bưu điện hay qua thư điện tử thì thư ngỏ là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Sẽ là ý tưởng hay nếu nghĩ rằng thư ngỏ là một phần của bảng câu hỏi, vì nó khá quan trọng trong quyết định trả lời hay không đối với người nhận. Hãy nhớ rằng về cơ bản có ba loại thông tin mà thư ngỏ phải cung cấp:


• Nó cần nêu ra mục đích của cuộc khảo sát.

• Nó cần đưa ra lý do tại sao người nhận đã được chọn để khảo sát.

• Nó cần đưa ra lý do tại sao người nhận phải tham gia vào cuộc khảo sát (ví dụ: có gì đó có lợi cho họ).

Điểm cuối cùng thì là đặc biệt quan trọng. Các bảng khảo sát qua thư điện tử thường được mở đầu ngắn gọn với một câu như "Chúng tôi muốn nhờ bạn đóng góp quan điểm của bạn” nhưng người ta lại ít khi quan tâm đến những gì “chúng tôi” muốn.

Thư ngỏ cũng nên kèm theo các phong bì phản hồi đã được đóng tiền bưu phí, mà bạn muốn gởi kèm với bảng câu hỏi. (Nếu nó là một thư lớn thì nó đó hoàn toàn nằm ngoài ngân sách của bạn, bạn sẽ muốn soạn một thư ngỏ thật sự xuất sắc.)

Có bốn loại cách tiếp cận cơ bản để sử dụng thư ngỏ nhằm để lôi kéo sự tham gia của người nhận như sau:

1.      Thể hiện cái tôi: Nhấn mạnh tầm quan trọng và giá trị to lớn mà người nhận đóng góp vào nghiên cứu – “ý kiến của bạn là rất quan trọng để ...”

2.      Tính xã hội: Nhấn mạnh phản hồi của người nhận sẽ giúp ích cho những người khác –“Câu trả lời của bạn sẽ cho phép người tiêu dùng khác ...”

3.      Tính hữu ích đối với các nhà tài trợ: Nhấn mạnh các phản hồi sẽ tạo ra lợi ích cho các công ty tài trợ -“Chúng tôi cần sự giúp đỡ của bạn nếu chúng tôi định ...”

4.      Kết hợp: Kết hợp hai hoặc nhiều cách trên “Kiến thức tiêu dùng của bạn có thể được sử dụng để trợ giúp những người tiêu dùng khác”

Cách tiếp cận hiệu quả nhất thay đổi tùy thuộc vào công ty tài trợ cho cuộc khảo sát. Lời kêu gọi thích hợp cho một trường đại học là "tiện ích xã hội", trong khi phương pháp tiếp cận ”thể hiện cái tôi” có vẻ như thành công nhất cho các nhà tài trợ thương mại. Nhìn chung, cách tiếp cận tiện ích xã hội dường như là ít thành công nhất.

4.     Các giai đoạn trong việc chuẩn bị một bảng câu hỏi

Sau đây là danh sách các giai đoạn trong việc chuẩn bị một bảng câu hỏi. Thứ tự này nói chung là thứ tự hiệu quả nhất. Nó có thể giúp bạn tránh khỏi việc dùng quá nhiều thời gian vào thứ gì đó mà có thể sẽ phải thay đổi sau đó.

1.      Quyết định về nội dung của câu hỏi.

2.      Quyết định việc định dạng cho các câu trả lời.

3.      Quyết định về từ ngữ trong các câu hỏi.

4.      Quyết định về trình tự của các câu hỏi.

5.      Quyết định về các đặc tính hình thức của bảng câu hỏi.

6.      Kiểm tra thử, rà soát lại và sau đó tạo ra bản thảo cuối cùng.

Hãy nhớ luôn luôn kiểm tra trước, hoặc “khảo sát thử” câu hỏi của bạn đối với một vài người bạn hoặc người quen. Họ phải thuộc loại đối tượng mà bạn dự định hỏi. Nếu bạn có cơ hội hỏi nhiều đối tượng, thì cố gắng để có được 12 người hoặc nhiều hơn cho phần khảo sát thử của bạn. Hãy hỏi họ xem có đề nghị gì không hoặc có vấn đề gì khi điền vào không. Nếu có một số vấn đề tiềm ẩn, thì một thí điểm thứ hai nên được thực hiện sau khi những vấn đề đó đã được điều chỉnh.

Bảng câu hỏi khảo sát là công cụ thu thập dữ liệu phổ biến nhất. Mục đích của nó là cung cấp cho bạn những dữ liệu bạn cần, trong một biểu mẫu có thể là không có sai lệch. Để không gây trở ngại cho mục đích này, các câu hỏi phải được hiểu một cách rõ ràng là cực kỳ quan trọng, và bản thân các câu hỏi đó  không có vẻ làm nản lòng bằng bất kỳ cách nào, dù là được thực hiện bằng điện thoại, thư từ hoặc cuộc phỏng vấn cá nhân. Khi gửi qua bưu điện, nó phải được kèm theo một thư ngỏ, và mong đợi nó sẽ được gởi trả về. Chủ đề này kết thúc với các bước được đề nghị để thiết kế một bảng câu hỏi khảo sát.

Tạo bảng khảo sát, form đăng ký online với Google Form

Như các bạn cũng biết, trước đây nếu như các bạn muốn làm một bản khảo sát thì các bạn sẽ thường phải đi đến nơi nào đó có đông người nằm trong nhóm đối tượng khảo sát của mình, đi nhiều khá là vất vả. Hiện nay hình thức này vẫn còn được nhiều công ty áp dụng tuy nhiên công nghệ phát triển cũng giúp con người bớt đi được một phần sự vất vả này. Chúng ta có thể tạo các bảng khảo sát, các mẫu đăng ký dùng thử, mua sản phẩm… online với một trang web.

Ở Việt Nam hiện nay theo mình 3 cách được nhiều người sử dụng nhất để tạo form đăng ký, bảng khảo sát online đó là: Google Form, Monkey Survey và bên nào có nhiều kinh phí thì có thể tạo hẳn một microsite luôn. Với Monkey Survey các bạn sẽ bị giới hạn số lựa chọn, số câu hỏi nếu như dùng free. Còn với Google Form thì xài xả láng.

Ok, sau đây chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu cách sử dụng Google Form.

Bước 1: Đăng ký tài khoản Google

Bước 2: Truy cập Google Drive

Các bạn truy cập Google Drive theo địa chỉ sau: https://drive.google.com/

Bước 3: Tạo Form

Các bạn click vào Creat và chọn Form

Google Drive

Bước 4: Soạn thảo Form

Các bạn theo dõi hình bên dưới, có 3 phần mà các bạn cần chú ý.

  1. Add item: Dùng để thêm một câu hỏi mới, các bạn sẽ có nhiều lựa chọn câu hỏi như: text, paragraph text, multiple choise, checkboxes, choose from a list, scale, grid. Chức năng của từng loại thì mình các bạn theo dõi bên dưới.
  2. Question Type: Cho phép các bạn thay đổi định dạng câu hỏi.
  3. Make this a required question: Nếu bạn muốn những ai tham gia trả lời đều phải trả lời câu hỏi này thì check vào ô ở đầu dòng.

Google Form

Phân biệt các định dạng câu hỏi:

Text: Loại này là câu hỏi thuần túy, thường dùng để hỏi tên, tuổi, số điện thoại, quê quán…. xem hình minh họa bên dưới

Google Form

Paragraph Text: Dạng này tương tự như text nhưng kích cỡ ô nhập chữ lớn hơn để người trả lời viết các bài giới thiệu ngắn về bản thân, nhận xét về sản phẩm, những góp ý…. cần viết nhiều.

Google Form

Multiple Choise: Đưa ra các lựa chọn để người khảo sát chọn. Ví dụ bạn hỏi bạn mong muốn sản phẩm tương lai của chúng tôi sẽ như thế nào với các lựa chọn: giá rẻ, kiểu dáng, màu sắc….

Google Form

Checkboxes: Tương tự như Multiple Choise tuy nhiên người dùng có thể lựa chọn nhiều phương án trả lời.

Google Form

Choose a from list: Nếu như bạn có quá nhiều lựa chọn thì bạn không thể sử dụng Mutiple choise hay Checkboxes được vì nó sẽ dài thòng lòng xuống. Lúc này hãy sử dụng định dạng Choose a from list

Google form

Scale: Loại này các bạn sẽ dùng để hỏi xem người dùng cho sản phẩm của bạn bao nhiêu điểm, hoặc đánh giá vấn đề gì đó với các thang điểm có sẵn.

Google form

Grid: Tương tự như Scale tuy nhiên số lượng câu hỏi sẽ nhiều hơn.

Google form

Vậy là bạn đã soạn thảo xong cho mình một bản khảo sát rồi, bây giờ các bạn có thể trang trí hình nền cho bản khảo sát sinh động hơn bằng cách click vào nút Theme Plain nằm bên phải nút Add item và chọn 1 theme ưng ý.

Bước 5: Chia sẻ bảng khảo sát đến người dùng

Chia sẻ link khảo sát nằm phía dưới khung soạn thảo form cho bạn bè của bạn, hoặc những người bạn muốn khảo sát.

Google form

Bây giờ các bạn muốn xem kết quả bản khảo sát thì làm sao nhỉ?

Đơn giản thôi, Google sẽ tự động tạo cho bạn một bản thống kê kết quả khảo sát trong Google Drive, Google sẽ tự động update thông tin khi có người trả lời vào file đó, bạn chỉ cần vào xem và quản lý thông tin thôi nhé!

Cách tạo bảng khảo sát trực tuyến bằng Google docs

google-docs-ipad

Có rất nhiều bạn hỏi mình cách tạo bảng khảo sát bằng Google Docs, nay nhân tiện mình cũng làm 1 bảng khảo sát, mình xin viết 1 bài hướng dẫn chi tiết cho các bạn. Với tính tiện dụng của khảo sát online, chắc chắn sẽ tiết kiệm rất nhiều chi phí so với làm khảo sát thực tế.

Trong mỗi bước có nhiều lựa chọn, nhưng do bài viết hướng dẫn cho những người mới bắt đầu nên sẽ chọn các thiết lập mặc định, giúp quá trình tạo from khảo sát được nhanh nhất. Nếu có thắc mắc bất cứ thiết lập nâng cao nào khác không đề cập trong bài viết, xin comment ở phía cuối bài viết.

Bước 1: Tạo Form google

-Dĩ nhiên bạn phải có 1 email của google hay còn gọi là Gmail.thật ra thì email nào cũng được không bắt buộc phải gmail nhưng bài này mình chủ yếu viết cho các bạn không rành kỹ thuật nên mình dùng gmail cho đơn giản

- Truy cập địa chỉ: http://docs.google.com sau đó đăng nhập bằng Gmail sẵn có. Nếu chưa có Gmail thì bạn nhấp vào nút Đăng ký bên góc phải để đăng ký 1 tài khoản Gmail.

googledocs1

- Để bắt đầu tạo phiếu điều tra, cần truy cập menu “Create new” sau đó chọn định dạng “Form”

googledocs2

- Tiếp theo là đặt tên và chọn kiểu cho bảng câu hỏi

googledocs3

- Tiếp đến là giao diện chỉnh sửa bảng câu hỏi điều tra

googledocs4Muốn chỉnh sửa câu hỏi nào thì click vào câu hỏi đó, hoặc click vào hình cây bút phía bên phải, kế bên cây bút là biểu tượng copy giúp bạn nhân đôi câu hỏi hiện tại lên để chỉnh sửa thành câu mới mà không phải làm lại từ đầu, còn ngoài cùng là biểu tượng thùng rác giúp bạn xóa câu hỏi hiện tại.

Mục Required question nghĩa là stick vào câu nào thì câu đó bắt buộc phải trả lời, nếu người dùng để trống sẽ không gởi câu trả lời được mà nhận thông báo là nhập câu trả lời đầy đủ mới gởi được.

Dạng câu hỏi, có các dạng sau:

googledocs0 Ở Text và Paragraph text thì đơn giản không cần phải tùy chỉnh gì thêm, còn ở các dạng câu trả lời còn lại, bạn phải nhập các lựa chọn vào các ô [option 1] [option 2] v.v… bạn cứ nhập đến kh nào không còn lựa chọn nữa thì thôi.

Hình dưới minh họa các dạng câu trả lời:

googledocs6

- Xong phần câu hỏi, kéo xuống phía dưới để nhập phần phản hồi khi người trả lời gởi bảng trả lời. Xong bấm Send form để lấy link chia sẻ.googledocs5

hoặc trong bất cứ lúc nào bạn cũng có thể bấm nút send form ở phía bên phải trên cùng để lấy link chia sẻ hoặc chia sẻ lên các mạng xã hội, qua email v.v…

googledocs8

Bước 2: quản lý bảng trả lời

- Trong giao diện chỉnh sửa câu hỏi chọn Choose response destination 

- Trong cửa sổ hiện ra nhập tên bảng trả lời vào ô New Spreadsheet. Mặc định sẽ là tên bảng câu hỏi rồi thêm “Responses”. Lưu ý tên Bảng trả lời là phải khác so với tên bảng câu hỏi nhé.

- Xong bấm Create.

googledocs7

- Tiếp theo truy cập vào địa chỉ: https://drive.google.com (nếu google yêu cầu đăng nhập thì đăng nhập lại với email ban đầu)

- Lúc này trong google Drive sẽ có 2 file mới xuất hiện, đó là 1 file form và 1 file Excel lưu trữ các câu trả lời.

- Bạn có thể bấm vào file Form để chỉnh sử lại form bất cứ lúc nào, thậm chí sau khi có người đã làm khảo sát.

- Hoặc bạn cũng có thể bấm vào file Excel lưu câu trả lời để tiến thình lấy số liệu, thống kê trực tuyến.

googledocs9

- Bấm vào file Excel cnetvn.com khảo sát (Responses) sẽ vào giao diện chỉnh sửa Excel nền Web của Google với đầy đủ hầu hết các chức năng cơ bản của Excel như các hàm, biểu đồ, đồ thị, sắp xếp, lọc dự liệu vv…

- Trong phần trả lời, dòng đầu tiên mặc định là tên từng câu hỏi, cột đầu tiên thể hiện thời điểm người dùng gởi câu trả lời.

Lưu ý là nếu bạn chỉnh sửa trực tiếp bằng file Excel này trên web mà đồng thời vẫn có người gởi câu trả lời thì nên cẩn thận vì bảng này là theo thời gian thực, nghĩa là người dùng gởi câu hỏi sẽ hiện lên trong bảng này ngay,  nếu bạn ghi thêm gì vào các ô trống tiếp theo sẽ dễ dẫn đến xung đột ô lưu trữ và làm cho mất 1 hoặc vài câu trả lời của người dùng.

googledocs10

- Còn nếu không thì bạn có thể Stick chọn file Excel bảng trả lời rồi Click More, chọn tiếp Download để tải bản copy của bảng trả lời về máy tính rồi dùng chương trình Excel quen thuộc để xử lý.

googledocs11




Cách lập bảng câu hỏi trong nghiên cứu thị trường

Marketing - Thương hiệu - Cách lập bảng câu hỏi trong nghiên cứu thị trường

Câu hỏi đóng

Có nhiều hình thức câu hỏi đóng, trong đó cả hai vấn đề câu hỏi và câu trả lời đều được cấu trúc. Nét phân biệt chủ yếu giữa các hình thức câu hỏi đóng là dựa trên câu trả lời.

  • Câu hỏi phân đôi: Cho phép hai khả năng trả lời “Có” hoặc “Không”, “Đúng” và “Sai”
  • Câu hỏi sắp hàng thứ tự: sắp xếp thứ tự tương đối của các đề mục được liệt kê.
  • Câu hỏi đánh dấu tình huống theo danh sách: đánh dấu vào một hay nhiều loại câu trả lời được liệt kê ra để chọn
  • Câu hỏi nhiều lựa chọn: liệt kê một số câu trả lời và cho biết chủ đề để chọn ra câu trả lời thích hợp nhất.
  • Câu hỏi bậc thang: người trả lời được cho một loạt các lựa chọn diễn tả ý kiến của họ

Câu hỏi phân đôi

Cho phép hai khả năng trả lời “Có” hoặc “Không”, “Đúng” hoặc “Sai”
Thuận lợi

  • Dễ dàng cho người trả lời
  • Phần trả lời thuận tiện cho việc soạn thảo, tính toán và phân tích
  • Người PV ít có thành kiến khi gặp các câu trả lời đặc biệt

Không thuận lợi

  • Cung cấp không đủ thông tin chi tiết
  • Khó khăn để chọn từ chính xác
  • Bắt buộc người trả lời lựa chọn cho dù họ có thể chưa chắc chắn lắm khi chọn câu trả lời

Câu hỏi cho nhiều lựa chọn

Liệt kê một số câu trả lời và cho biết chủ đề để chọn ra câu trả lời thích hợp nhất cho chính nó
Thuận lợi

  • Tương đối ngắn và dễ trả lời
  • Có thể soạn thảo, tính toán và phân tích nhanh chóng
  • Có những câu trả lời đặc biệt cho người trả lời

Không thuận lợi

  • Phải giả thiết rằng nhà nghiên cứu biết tất cả các câu trả lời liên quan có thể có
  • Có thể là một danh sách đầy đủ các câu trả lời quá dài sẽ làm nản lòng cho người trả lời

Câu hỏi bậc thang

Người trả lời được cho một loạt các chọn lựa diễn tả ý kiến của họ

Thuận lợi

  • Đo lường được mức độ suy nghĩ về vấn đề
  • Kết quả có thể dùng cho phương pháp phân tích thống kê
  • Các giá trị số có thể gán cho mỗi điểm trong dãy
  • Dễ dàng và hiệu quả khi hỏi, trả lời và tính toán.

Không thuận lợi

  • Người trả lời có thể không phân biệt được rõ khoảng rộng của các bậc thang
  • Khoảng rộng của bậc thang có thể không phản ánh chính xác ý của người trả lời.





Hướng dẫn làm Google Docs cực kì hiệu quả
Hướng dẫn làm Google Docs cực kì hiệu quả
Cách tìm hiểu nhu cầu thị trường chính xác nhất
Kế hoạch kinh doanh khả thi giúp bạn thành công nhanh nhất



(ST)
 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
phân tich yếu tố ảnh hưởng đến khả năng mở rộng thị trường xe honda
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý