Hướng dẫn tập múa lân sư rồng

seminoon seminoon @seminoon

Hướng dẫn tập múa lân sư rồng

19/04/2015 01:07 PM
714

Cùng tham khảo những hướng dẫn tập múa lân sư rồng nhé. Song song với sự phát triển nghệ thuật múa lân là nghệ thuật múa sư (còn được gọi là múa sư tử). Cũng như người miền Nam Trung Quốc thích múa lân thì ở miền Bắc lại thịnh hành múa sư hoặc múa Bắc sư

KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ MÚA SƯ

GIỚI THIỆU



Khác với múa lân có các trận khá phức tạp và đa dạng, múa sư chủ yếu là đi trên trái banh (trái châu hoặc trái cầu). Cách điệu hơn nữa có thể sẽ là Bắc sư đi châu qua bệp bênh. Hoặc có thể là làm thành một trận trên bàn (nhiều chiếc bàn vuông xếp lại thành một hình dạng nào đó).

Bắc sư thường múa đơn lẻ hoặc múa song sư, ngoài ra còn có thể phối hợp với ngườicầm trái châu để nhử bắc sư

NHẬP MÔN

So với múa lân thì múa sư đơn giản hơn rất nhiều, học viên chỉ cần chú ý một chútlà có thể nắm bắt được các động tác cơ bản của con sư

Trong giai đoạn này, chủ yếu là cho các học viên chủ yếu là làm quen với múa sư, các HLV chỉ cần truyền đạt các động tác cơ bản như sau là đủ:
+ Múa sư cơ bản (điều khiển đầu lắc đều 2 bên).
+ Sư ngủ (người đầu và đuôi ngồi xuống, kéo dây mắt nhắm lại).
+ Sư bái chào (đầu lân đưa lên cao rồi đưa xuống chân thể hiện động tác lạy).
+ Sư liếm đuôi (Đưa đâu lân quay qua sau cắn đuôi).
+ Sư cắn (đưa đầu lân về phía cần cắn và nhúc nhích cái đầu).


CƠ BẢN

So với múa Nam sư thì yêu cầu đối với diễn viên múa Bắc sư thật sự đơngiản hơn rất nhiều. Đối với Bắc sư tuy không có nhiều động tác như phần múa lân nhưng về mặt yêu cầu về hình thức và cách thể hiện hành động của con sư có phần khắc khe hơn rất nhiều. Lý do là vì nếu so sánh giữa con lân và con sư thì con sư có phần giống con vật gần đời sống của con người hơn, cụ thể là giống con sư tử

Nếu so về độ hấp dẫn thì múa sư không đượcxem trọng bằng múa lân, vì múa sư không có nhiều động tác, hình thức thể hiện cũng ít (thường thì chỉ đi trái châu). Chính vì vậy về mặt hình thức, nhất cử nhất động của con sư đều phải thật chuẩn xác, thể hiện đượccho ngườixem cách mô phỏng hành động của con sư tử một cách gần giống nhất, hoàn hảo nhất.

Yêu cầu các động tác cơ bản đối với múa sư cũng khá đơngiản, nhưng cần có sự rèn luyện để nâng cao kỹ năng và cần phải có chút năng khiếu và nhất là trí tưởng tượng, liên tưởng. Yêu cầu cơ bản của múa sư bao gồm các động tác khá cơ bản như sau:
+ Sư lên đầu ( lưng người múa đầu nằm lên đầu của người múa đuôi).
+ Sư nhảy lên đùi (người sau cho người đầu đứng lên đùi).
+ Sư đi banh (hai người cùng đi trên trái banh).

Ngoài ra, các HLV còn hướng dẫn cho các học viên cách múa phối hợp với lân hoặc rồng, cơ bản là các trận như sau:
+ “Song sư trận” (Hai con sư đùa giỡn với nhau).
+ “Tứ sư trận” (bốn con sư đùa giỡn với nhau).

NÂNG CAO

Múa sư chủ yếu dựa trên trái cầu (“thiết cầu”- trái banh sắt đượcdùng để con sư đi lên), phần lớn các bài múa đơnsư đều gắng liền với trái cầu. Cho nên, múa sư kém đa dạng hơn nếu so với múa lân nhưng độ khó thì có phần đòi hỏi cao hơn.

Bập bênh là một trong những công cụ đượcdùng để cách điệu cho múa sư thêm phần hấp dẫn hơn và cũng như có độ khó hơn. Thườngthì một con sư đi banh qua cầu bập bênh đã thể hiện độ khó cao. Tuy nhiên, để tăng thêm độ khó, có thể phối hợp hai con sư tử đi trên hai trái châu đồng thời cùng đi qua bập bênh.

Ngoài ra, để thêm phần lôi cuốn và hấp dẫn, có thể cho sư nhảy từ trái cầu này qua trái cầu khác. Hoặc thậm chí là từ trên mai hoa thung nhảy xuống trái cầu mà không xê dịch.

Có thể tóm tắc ngắn gọn múa sư nâng cao chủ yếu gồm hai phần chính như sau:
+ Đi banh qua cầu bập bênh.
+ Sư nhảy từ banh qua banh.


MỞ RỘNG

Như múa lân, nếu nói về phần mở rộng của múa sư thì có thể gọi là khá đa dạng. Múa sư ngoài việc phối hợp với trái banh ra thì còn có thể phối hợp với nhiều thứ nữa.

Điển hình nhất trong việc mở rộng phạm vi biểu diển trong múa sư là phối hợp múa sư với người dẫn sư. Tuy nhiên, đã nói là mở rộng thì không phải đơn giản chỉ là ngườidẫn sư dụ cho con sư chạy đuổi theo. Bên cạnh cái phần chính đó sẽ là phần phối hợp giữa ngườidẫn sư và con sư. Người dẫn sư có thể ngồi hoặc đứng trên lưng con sư

Nâng cao hơn nữa có thể phối hợp một con sư nhỏ đứng trên lưng một con sư lớn và người dẫn sư đứng trên lưng con sư. Hoặc có thể phối hợp người dẫn sư đứng trên lưng con sư cùng nhau đi banh qua cầu bập bênh.

Nếu muốn thêm phần hấp dẫn và lôi cuốn người xem, có thể phối hợp cho bắc sư nhảy mai hoa thung. Cũng tương tự như múa lân nhảy mai hoa thung, nhưng bắc sư có cái đặc trưng là không thể nhảy nhiều như múa lân.

Đặc trưng của bắc sư là đi banh cho nên có phối hợp với mai hoa thung cũng không thể bỏ quên phần này. Có thể phối hợp một đoạn mai hoa thung và một đoạn đi banh. Thậm chí là có thể dùng những cái nồi nấu thuốc để cho con sư đi qua.

Đặc cách một tí, có thể thiết kế một đoạn cầu phao cách mặt đất và cho con sư từ từ đi qua. Hoặc có thể dùng hai sợi dây cáp căng ngang nối hai đoạn mai hoa thung và đi trên đó.

Muốn thêm phần nguy hiểm và tạo thêm độ khó, có thể phối hợp sư đi banh nhảy qua vòng lửa. Thậm chí là nhảy qua vòng lửa từ đoạn mai hoa thung này tới mai hoa thung kia.

Có thể tóm tắc phần múa sư mở rộng chủ yếu phối hợp các phần như sau:
+ Người dẫn sư đứng trên sư tử.
+ Sư nhảy mai hoa thung.
+ Tam sư, tứ sư đi banh



KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ MÚA LÂN

1.GIỚI THIỆU

Múa lân là một môn nghệ thuật có từ lâu đời, nó gắn liền với phong tục, tập quán và các ngày lễ hội lớn của người Trung Hoa. Múa lân được thịnh hành ở miền Nam Trung Quốc, điển hình là ở Quảng Châu nên con lân còn có tên gọi khác là Nam sư. Múa lân là môn nghệ thuật tương tự như môn múa rối ở Việt Nam. Múa lân là điệu múa mô phỏng theo cử chỉ, hoạt động của con lân (hồi xưa còn được gọi là con Niên). Múa lân đòi hỏi người diễn viên thật khéo léo và tỉ mỉ trong từng động tác. Người diễn viên phải hoà mình vào con lân để truyền đạt tới người xem những cảm xúc hỉ , nộ, ái, ố, phải liên tưởng con lân như một con thú đang rình mồi, hoặc đang nằm nghỉ,...

Múa lân được chia làm 2 loại hình chính, người ta thường gọi tên là “Thiên tài địa bảo”. “Thiên tài” là tất cả những trận không chạm đất, ví dụ: mai hoa thung, lân leo cột,... “Địa bảo” là tất cả những trận lân múa trên mặt đất, ví dụ: trận “Đại triển hồng đồ” (múa lân ăn dưa hấu), “Ngũ phúc lâm môn” (lân ăn 5 trái quýt),… Múa lân có thể múa “Đơn sư” (múa đơn lẻ), múa “Song sư” (múa 2 con lân), “Tứ sư hội” (múa 4 con lân), “Bát sư hội” (múa 8 con lân), hoặc thậm chí là “quần sư hội” (múa nhiều con lân phối hợp với nhau).


alt

múa nhiều con lân phối hợp với nhau

2.NHẬP MÔN

Trước khi học các động tác cơ bản, điều trước tiên là chúng ta nên hiểu về kết cấu bên trong con lân. chúng ta phải biết dây điều khiển hai con mắt của con lân nằm ở đâu, cách sử dụng ra sao, làm cách nào để bật tắt đèn mắt và vị trí công tắc nằm ở đâu,…

Ngoài ra, chúng ta một số kiến thức cơ bản về các động tác múa lân thí dụ như sau:
+ Múa lân cơ bản (điều khiển đầu nhúc nhích và cái hàm răng của con lân).
+ Lân ngủ (người đầu và đuôi ngồi xuống, kéo dây mắt nhắm lại).
+ Lân vui mừng (đầu lân đưa lên cao, lắc 2 bên).
+ Lân bái chào (đầu lân đưa lên cao rồi đưa xuống chân thể hiện động tác lạy).
+ Lân liếm chân (đưa đầu lân lên rồi đưa xuống chân) .
+ Lân cắn (đưa đầu lân về phía cần cắn và nhúc nhích cái đầu).

3.CƠ BẢN

Múa lân mỗi môn phái có mỗi cách múa riêng, cách thể hiện riêng. Có môn phái múa mô phỏng theo con hổ hoặc con báo (cách múa “Hổ báo hình”), có môn phái lại chọn “miêu hình” (hình dáng con mèo) làm cơ bản, môn phái khác lại chọn cách múa “Hạc Sơn hình”, kiểu múa của người ở Hạc Sơn- Trung Quốc, …

Chỉ nói riêng về môn phái Thái Lý Phật, “Hổ báo hình” được xem là cơ bản trong cách múa lân của môn phái. Tuy nhiên, nhiều lúc cũng có xen lẫn cách múa “Miêu hình” tuỳ theo từng trường hợp.
+ Múa dưới đất đa số sẽ sử dụng “Hổ báo hình” làm chuẩn.
+ Múa trên không (thí dụ như trên mai hoa thung), trong trường hợp này “Miêu hình” sẽ được áp dụng chủ yếu.


alt
Phật Sơn (bên trái) và Hạt Sơn (bên phải)


Một võ sinh muốn được công nhận là biết múa lân thì ít nhất phải biết những động tác cơ bản như sau:
+ Lân móc chân (hai hoặc nhiều con lân móc chân lại với nhau).
+ Lân khởi ba lang (“hỉ bó lò”- phiên âm theo tiếng Quãng Đông).
+ Lân nhảy lên đùi (người sau cho người đầu đứng lên đùi).
+ Lân nhảy lên mừng (người sau cho người đầu đứng lên đùi).
+ Lân nhảy lên đầu (người sau cho người đầu ngồi lên đầu).
+ Lân kẹp bụng (người sau cho người đầu kẹt hai chân qua bụng).
+ Lân đứng lên vai (người sau cho người đầu đứng lẹn vai).

Ngoài hiểu biết thành thạo các động tác cơ bản trên, người võ sinh còn phải múa được những bài cơ bản. Đương nhiên trong giai đoạn này, không cần yêu cầu các võ sinh có thể tự thể hiện một bài múa đơn sư (múa một mình), mà chỉ chú trọng múa được những bài phối hợp cơ bản như sau là đủ:
+ “Tứ sư hội” (gồm bốn con lân phối hợp với nhau).
+ “Ngũ hổ tướng” (gồm năm con lân phối hợp với nhau).
+ “Thất tinh trận” (gồm bảy con lân phối hợp với nhau).
+ “Bát sư hội” (gồm tám con lân phối hợp với nhau).
+ “Quần sư hội” (gồm nhiều con lân phối hợp với nhau).



Lân "Ngũ Hổ Tướng" đại diện cho 5 vị đại tướng của Tây Thục (Còn gọi là Thục Hán) vào đời Tam Quốc năm vị đại tướng bao gồm Quan Vũ, Trường Phi, Triệu Vân, Mã Siêu và Hoàng Trung


4.NÂNG CAO

Múa lân ngoài chú trọng kỹ thuật ra, bộ pháp cũng rất quan trọng. Một con lân được xem là sống động hay không, có hồn hay không thì hoàn toàn phụ thuộc vào bộ pháp của người múa.

Bộ pháp là bước đi, là điệu bộ của con lân. Người múa lân có mã bộ vững chắc, tạo cho người xem cảm giác con lân cứng cáp, vững vàng trong từng bước đi. Ngoài ra còn phối hợp thêm với nhiều kiểu mã bộ khác nhau, tạo nên những bước đi uyển chuyển, đầy sinh động, tạo cho người xem cảm nhận được con lân chuyển động một cách có điệu bộ, có bài bản và không kém phần tự nhiên. Nếu như không có mã bộ, con lân đơn thuần chỉ xem như là một con rối không hơn không kém.

Bộ pháp trong múa lân cũng khá đa dạng, đòi hỏi người biểu diễn phải có cơ bản về võ thuật.
+ Tứ bình mã
+ Quá mã (“co ma”- phiên âm theo tiếng Quãng Đông).
+ Điếu mã (“Tiêu mạ”- phiên âm theo tiếng Quãng Đông).
+ Nữ bộ mã (“Nụi chìa mạ” phiên âm theo tiếng Quãng Đông).
+ Kỳ lân bộ (“khì luỳnh bù”- phiên âm theo tiếng Quãng Đông).
+ Tam giác mã (“sám cot mạ”- phiên âm theo tiếng Quãng Đông).

Ngoài rèn luyện các động tác, bộ pháp ra, múa các bài đơn sư cũng cần được chú ý. Điển hình là các bài “Sư tử xuất động”, “Ngũ phúc lâm môn” và “Đại triển hồng đồ” được xem là cơ bản nhất trong múa đơn sư. Nói sơ về các bước hoàn tất một bài đơn sư như sau:
* “Sư tử xuất động” là trận múa 2 người dùng cây đứng làm 2 cánh cửa:
- lạy 3 cái.
- Đi 1 vòng.
- Cắn hai góc.
- Đá hai góc cửa
- Liếm chân, đuôi

* “Ngũ phúc lâm môn” là trận múa 5 trái quýt:
- lạy 3 cái.
- Đi 1 vòng.
- Cắn các góc.
- Ăn quýt từ ngoài vào trong, 2 trái đầu trước, sau đó tới 2 trái đuôi, cuối cùng mới ăn trái giữa.
- Liếm chân, đuôi

*   “Đại triển hồng đồ” là trận múa lân ăn dưa hấu:
- lạy 3 cái.
- Đi 1 vòng.
- Cắn 2 góc.
- Đá dưa lăn qua lại.
- Đập bể trái dưa.
- Liếm chân, đuôi.

alt
Lân ăn dưa hấu kết hợp ông địa

5.MỞ RỘNG

Nếu so sánh giữa múa lân , múa sư và múa rồng thì múa lân có phần phổ biến hơn. Trong những thập niên 70, 80 và cả đầu 90, các đội lân đa số chỉ có múa lân. Chỉ riêng các đội chuyên về múa rồng như “Đông Phương” hoặc chuyên về rồng như “Rồng Phước Kiến” là có sư và rồng nhưng họ lại không có lân.

Lý do mà các đội lân và người xem ưu chuộng múa lân vì nó ngoài việc múa giúp vui và đem đến may mắn, nó còn thu hút người xem bởi cách phá trận. Trận được ghép lại bởi nhiều vật khác nhau tùy theo trí tưởng tượng của mỗi người mà có cách lập trận khác nhau.

Phá trận cũng có các quy tắc riêng của việc phá trận, không phải cứ xông vào bừa muốn làm gì thì làm. Có những nguyên tắc chung bắt buộc người múa phải tuân theo. Tuy nhiên, đã nói phá trận thì mỗi trận mỗi thay đổi, mỗi biến hoá cho nên cũng cần phải có đầu óc nhanh nhẹn sử lý tình huống sao cho hợp lý cho từng trận.

Sau đây sẽ giới thiệu qua một số trận pháp phổ biến cũng như hình dáng và cách thức phá trận theo từng bước:
* “Thanh Long Bạch Hổ” trận:

+ Hình dáng:
Bao gồm: thau nước (làm bằng gỗ)+ cá chê (hoặc cá lóc)+ con cua
“Thanh long bạch hổ” trận là một trận thuộc thủy, nguyên trận bao gồm một thau nước (thường được làm bằng gỗ), một con cá chê hoặc cá lóc và một con cua. Cá chê hoặc cá lóc tượng chưng cho Thanh Long còn con cua được dùng làm biểu tượng cho Bạch Hổ. Thau nước sẽ để ở chính diện của trận, trong thau nước sẽ chứa con cá chép hoặc cá lóc và con cua trong đó. Người đời thường có câu “Tả thanh long, hữu bạch hổ” cho nên bên trái của trận sẽ là “Thanh long trận”, bên phải trận sẽ là “Bạch hổ trận”.


+ Cách thức phá trận:
- Trước tiên con lân sẽ bắt con cá ra trước, sau khi vờn một chút sẽ đem con cá để ở bên trái của trận.
- Sau đó, con cua sẽ được bắt ra, cũng như phá trận “Thanh long”, con lân cũng sẽ vờn con cua và sau khi đưa con cua về phía bên phải của trận sẽ bẻ hết càn và tất cả các chân.
- Kế đến sẽ sắp xếp lại thành hình con cua và hoàn thành trận “Bạch hổ”.

* “Độc xà cản lộ” trận:
+ Hình dáng:
Bao gồm: Trường côn (thử vĩ côn)+1 cặp tử mẫu đao (song tô)+2 trái quýt
- Đặt giữa trận “Độc xà cản lộ” sẽ là một cây trường côn (còn có tên gọi khác là”Thử vĩ côn”- giống hình dáng đuôi con chuột).
- Trước đầu trường côn sẽ là một cặp tử mẫu đao (còn gọi là “Song tô”), đặt chéo nhau tượng trưng cho đầu rắn.
- Kế đến sẽ là hai trái quýt được đặt trước cặp song tô, biểu trưng cho đôi mắt của độc xà.


+ Cách thức phá trận:
- Trước tiên, tấn công vào đôi mắt rắn, nuốt mắt trái của con rắn trước (trái quýt để bên trái), sau tới mắt phải (trái quýt để bên phải).
- khởi ba lang.
- Nuốt song tô.
- ngậm cây côn quất qua lại, nuốt luôn cây côn, từ từ nhã ra từ đuôi.
- ngủ, kết thúc.
- Đầu đuôi song dấu (trường côn đấu song tô).

* “Thiên la địa võng” trận:
+ Hình dáng:
Bao gồm: giàng kẽm thấp+ dây thừng+ đồng tiền
“Thiên la địa võng” có ý nghĩa là trên trời thì có rỗ, ở dưới đất thì có lưới, bao vây muôn bề không thể thoát được. Cho nên, để hình dung cái tên của trận này, hình dáng cái trận cũng làm rất tương xứng với cái tên.


Thành phần chính của cái trận là một giàng kẽm với bốn cột gỗ ở bốn gốc trận, giàng kẽm được bố trí thấp xuống chỉ đủ để con lân khum xuống. Trên giàng kẽm sẽ là một sợi dây thừng được đặt ngoằn ngòe và bị dấu đi một đầu của sợi dây thừng.

Trên thân của dây thừng sẽ là những đoạn nối được kết bởi đồng tiền. Đồng tiền tượng trưng cho trái cây mộc trên giàng, còn dây thừng thì tượng trưng cho dây leo đang leo trên giàng.


+ Cách thức phá trận:
- Trước tiên sẽ đi thâm dò từng gốc trận.
- Tiếp theo là chọn cửa chính để vào.
- Sau khi vào đến trận sẽ cố gắng kiếm đầu dây thừng bị dấu đi.
- Sau đó từ từ nuốt hết đồng tiền, vừa nuốt vừa thu dây lại.
- Cuối cùng là đi xung quanh kiếm cửa để đi ra.

* “Thất tinh bồn nguyệt” trận:
+ Hình dáng:
Bao gồm: 7 trái quýt+1 trái dưa hấu
“Thất tinh bồn nguyệt” có nghĩa là bảy ngôi sao bao xung quanh mặt trăng, bảy trái quýt mang ý nghĩa là bảy ngôi sao, còn mặt trăng thì được dùng trái dưa hấu (có nơi thì dùng bưởi) để tượng trưng.


Lý do trận này chỉ lấy thất tinh vì người Trung Quốc có quan niệm bảy ngôi sao là may mắn và có uy lực, còn dùng nguyệt là vì mặt trăng được xem là biểu tượng cho sự thanh bình, đại diện cho sự thịnh vượng.


+ Cách thức phá trận:
- Khi phá trận, bảy trái quýt sẽ lần lược bị ăn mất.
- Sau khi ăn xong sẽ sắp xếp ngay ngắn theo thứ tự, theo vị trí rõ ràng.
- Kết đến sẽ tiếng thẳng đến ăn trái dưa hấu.
- Trái dưa hấu sẽ được chẻ ra làm đôi.
- Sắp xếp lại theo thứ tự với nhau.

* “Ngũ hành trận” trận:
+ Hình dáng:
“Ngũ hành trận” là một trận lớn trong tất cả các trận kể trên. Trận này phối hợp và vận dụng các tính năng theo ngũ hành của các trận nhỏ. Theo thuật ngũ hành trong dịch kinh, vạn vật đều có thuộc tính không vượt ra ngoài năm yếu tố cơ bản trong ngũ hành là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.


Tuy theo từng nơi và phong tục tại nơi đó, hình dáng của “Ngũ hành trận” vì thế cũng sẽ biến hóa khác nhau. Nhưng năm thuộc tính của “Ngũ hành trận” vẫn sẽ được giữ nguyên tính chất. “Kim hành trận” sẽ được dùnh những trận có thuộc tính kim để biểu trưng (Những trận sử dụng nhiều kim loại để hình thành trận sẽ mang thuộc tính kim. Cũng tương tự những trận khác, tuỳ theo thuốc tính từng trận mà được phân thành “Mộc hành trận” (Trận thuộc mộc), “Thủy hành trận” (Trận thuộc thủy), “Hỏa hành trận” (Trận thuộc hỏa) và “Thổ hành trận” (Trận thuộc thổ).  

Trong ngũ hành, thổ là trung tâm của ngũ hành, là nhân tố trọng tâm cho nên vị trí trung tâm của “Ngũ hành trận” sẽ là một trận thuộc thổ. Lần lượt, các trận khác sẽ được sắp xếp theo phương hướng nhất định. Ở phía dưới khu trung tâm sẽ là “Hỏa hành trận” vì hỏa thuộc nam mà trong bản đồ thì hướng nam sẽ là hướng nằm ở dưới. Tương tự như thế, “Kim hành trận” sẽ nằm bên trái “Thổ hành trận” (Kim thuộc hướng tây), Hướng đông tức là gốc trận bên phải phải là “Mộc hành trận” (mộc thuộc hướng đông), cuối cùng ở phía trên gốc trận sẽ là “Thủy hành trận” (Thủy thuộc hướng bắc).


+ Cách thức phá trận:
- Tuỳ theo từng trận được đưa ra mà có cách phá riêng.
- Trước tiên sẽ phá trận thuộc hỏa trước.
- Sau đó là trận thuộc kim.
- kế đến là “Thủy hành trận”.
- sau đó sẽ là “Mộc hành trận”.
- cuối cùng sẽ là trận trung tâm “Thổ hành trận”.
- Phá trận theo một đường vòng từ từ đi vào trong.
- Có thể sử dụng một con lân để phá “Ngũ hành trận” hoặc có thể phối hợp năm con lân lại với nhau, chia ra mỗi con phá một trận.

Ngoài ra, leo cây cũng là một phần được cho là khá khó trong múa lân. Leo cây yêu cầu người múa ngoài yếu tố can đảm ra còn phải có thân hình dẻo dai, nhanh nhẹn. Bên cạnh đó, yếu tố độ cao cũng là một rào cản đối với khá nhiều người. Riêng tiết mục lân leo cột chỉ có duy nhất một người biểu diễn. Người biều diễn sẻ một tay cầm dầu lân, tay còn lại kết hợp với 2 chân để bám vào cây cột từ từ mà leo lên đến đỉnh. Sau khi múa một hồi sẽ ăn lấy cái lộc buộc sẵn trên cao. sau đó mới nhả với ý nghĩa lân mang lộc đến nhà gia chủ.


altLân leo cột hái lộc (thường dùng cây cờ làm tượng trưng)



Cao hơn một bước và khá phổ biến hiện nay có lẻ là “Lân nhảy mai hoa thung”. Hình thức biển diễn này tuy không phải là quá mới nhưng cũng là mới nếu so với các loại múa lân khác. Vào khoản thập niên 90, hình thức biển diễn này mới được áp dụng lần đầu tiên tại Malaysia. Sau đó, dần dần trở thành một cơn sốt trong giới múa lân. Và hiện nay là hình thức biểu diễn phổ biến nhất trong các cuộc tranh tài cũng như khi lưu diễn.


alt

Tiết mục lân nhảy mai hoa thung


Lân nhảy mai hoa thung thường là tiết mục đặc sắc nhất và được nhiều người đón xem nhất trong một buổi biểu diễn. Thiết mục này mang đến sự kích thích mạnh mẽ và hồi hộp cho người xem thông qua các bước nhảy đầy nguy hiễm. Tiết mục đòi hỏi một quá trình tập luyện gian lao và nghiêm túc kéo dài trong nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm mới biểu diễn thuần thục được. Ngoài ra, còn yêu cầu sự phối hợp ăn ý giữa 2 người biểu diễn, sự chuẩn xác trong các bước nhảy cũng như thể lực dồi dào để có thể biểu diễn thành công. 



Rộn rã điệu lân

Trời vừa trở tối, tiếng trống thì thùng đã vang lên đầy háo hức, rộn ràng ngập khắp phố phường. Các đội lân đang đua nhau luyện tập trong giai đoạn “nước rút”, khi “mùa” biểu diễn sắp đến hồi bắt đầu.

Hăng say trước “giờ G”

Theo thông lệ, cứ từ mùng 10-8 Âm lịch, các đội lân vào “mùa”, tham gia biểu diễn theo hợp đồng cho các cơ quan, đơn vị hoặc biểu diễn phục vụ gia đình. Do vậy mới giữa tháng 7 Âm lịch, các đội lân đã bắt đầu chương trình tập luyện rất công phu và hăng say.

Có mặt tại Nhà Thiếu nhi tỉnh Gia Lai vào một buổi tối được chứng kiến các thành viên đội lân sư-đoàn nghệ thuật lân sư 65 luyện tập. Tại đây, các thành viên đều luyện tập say sưa, với tinh thần nghiêm túc bởi chỉ còn ít ngày nữa, cuộc thi biểu diễn múa lân toàn thành phố sẽ diễn ra.
 

Cái khó là người múa phải làm sao thể hiện được cảm xúc và hành động của con lân tới người xem. Ảnh: Lê Hòa
Cái khó là người múa phải làm sao thể hiện được cảm xúc và hành động của con lân tới người xem. Ảnh: Lê Hòa

Trong đội, Lâm Chí Toàn là thành viên bé nhất đội, mới 10 tuổi nhưng hai năm nay em đã tham gia cùng các anh trong đội lân với vị trí của một tay trống. “Toàn còn nhỏ nhưng rất có khiếu đánh trống, với lại dáng vẻ mập mạp, mũm mĩm của Toàn làm người xem rất thích, chúng em đã rủ Toàn vào đội và đào tạo cho em ấy”-Trương Đình Hoàng-đội trưởng đội lân sư 65, kể lại.

Hoàng chia sẻ: “Múa lân khó nhất là tập nâng được đầu lân lên cao. Ngoài sức khỏe dẻo dai, người múa phải có kỹ thuật nhất định để làm sao khi mang một khối lượng nhất định lại phải thực hiện các động tác cho có hồn, thể hiện được cảm xúc hỉ, nộ, ái, ố hay thể hiện được trạng thái ngủ, nghỉ, ăn, rình mồi… của con lân và cuốn hút người xem vào thông điệp cảm xúc đó”.

Trên vỉa hè ngay sát Trường THPT Lê Lợi, một đội lân khác cũng đang tập luyện hăng say không kém. La Chi Quý-đội trưởng đội lân đang hướng dẫn các thành viên thực hiện động tác lân nhảy lên đùi. Động tác này tuy chỉ là động tác cơ bản song cũng đã lấy của các thành viên không ít giọt mồ hôi. “Mỗi buổi kết thúc luyện tập, ai nấy cũng đều mệt nhoài nhưng vui lắm!”-Quý cười tươi nói.

Con số các đội lân hiện có trên địa bàn TP. Pleiku cũng đã lên tới vài chục đội. Có những đội được đầu tư bài bản với sự tham gia của vài chục thành viên, vốn đầu tư đạo cụ, trang phục lên tới vài chục triệu đồng; những đội nhỏ thường có vốn chừng trên chục triệu. Trước sức ép bởi sự gia tăng rầm rộ của các đội lân, sức cạnh tranh ngày càng lớn khiến đội nào cũng cố gắng luyện tập để có được những màn biểu diễn đẹp mắt, ấn tượng nhất.

Một nét đẹp văn hóa

Múa lân là môn nghệ thuật được du nhập từ Trung Hoa xưa. Qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, với sự chọn lọc và giao lưu văn hóa, múa lân đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của trẻ em mỗi dịp Tết Trung thu. “Tết Trung thu mà không có múa lân thì buồn lắm! Em chờ đón nhất là được ăn bánh Trung thu và xem múa lân”-em Phạm Văn Hùng, học sinh Trường Tiểu học Ngô Mây (phường Trà Bá-TP. Pleiku), chia sẻ.

Trương Đình Hoàng -đội trưởng đội lân sư 65, cho biết: Đội lân hiện có 26 thành viên, thành lập được tròn 3 năm. Ban đầu thì chỉ có trên chục bạn tham gia, sau đó tăng lên dần dần. Trường chia sẻ, em đến với múa lân là do mê từ bé. Đội lân sư của Trường đã hai năm liền giành ngôi vị quán quân trong hội thi múa lân do Nhà Thiếu nhi tỉnh tổ chức. “Để học được môn nghệ thuật này ngoài sự yêu thích còn phải kiên trì tập luyện, thậm chí là còn phải đối mặt với những tai nạn có thể xảy ra, đặc biệt là ở vị trí đầu lân. Sức khỏe và sự khéo léo là 2 yếu tố quan trọng của một người múa lân”-Hoàng chia sẻ kinh nghiệm.
 

Đội lân sư 65 trong một buổi luyện tập. Ảnh: Lê Hòa
Đội lân sư 65 trong một buổi luyện tập. Ảnh: Lê Hòa

Dân gian quan niệm rằng, khi lân đến nhà là đem lại may mắn, tài lộc cho gia chủ. Chính bởi vậy, với nhiều gia đình-đặc biệt là các gia đình làm nghề kinh doanh rất thích có lân ghé vào nhà để lấy may. Mỗi đội lân sau khi biểu diễn cũng đều được gia chủ lì xì lại chút lộc. Chính bởi thế, việc múa lân trong các dịp lễ Tết cũng đem lại thu nhập khá cao cho các thành viên. “Mọi năm chúng em thường hợp đồng biểu diễn với mức giá khoảng 1 đến 3 triệu đồng/lần biểu diễn, năm nay mức giá này sẽ cao hơn chút ít do chi phí đầu tư đạo cụ, trang phục tăng cao. Còn ở các gia đình thì tùy tâm”-Hoàng cho biết.

Từ năm 2011 đến nay, nhằm tạo ra sân chơi cho các đội lân, Nhà Thiếu nhi tỉnh Gia Lai đã liên tục tổ chức nhiều hội thi vào dịp Tết Trung thu hàng năm. “Cái khó là loại hình nghệ thuật này ở Gia Lai mới chỉ phát triển mạnh về số lượng, còn chất lượng thực ra vẫn còn rất hạn chế. Hội thi nhằm mục đích nâng cao hơn nữa chất lượng loại hình nghệ thuật này. Hoạt động này cũng rất được các đội lân cũng như người dân nhiệt tình ủng hộ, vậy nên gìn giữ và phát huy nét đẹp truyền thống này cũng là điều nên làm”-chị Lê thị Hà-Giám đốc Nhà Thiếu nhi Gia Lai, cho biết.



Đặc trưng của văn hóa Việt Nam
Phong tục tập quán trong ngày Tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc

Những món ngon cho ngày Tết cổ truyền ở ba miền đất nước

Tết cổ truyền của Nhật Bản và ẩm thực đặc sắc dịp đầu năm

Phong tục cưới cổ truyền của người Việt

(St)




Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý