Thực phẩm giúp thải độc ruột hiệu quả

seminoon seminoon @seminoon

Thực phẩm giúp thải độc ruột hiệu quả

19/04/2015 01:19 PM
349


Cơ thể tích tụ độc tố dễ dẫn đến nhiều chứng bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe, vì thế bạn nên làm sạch độc tố trong đường ruột cho cơ thể định kỳ. Những thực phẩm dưới đây có hiệu quả rõ ràng trong việc bài thải các độc tố trong đường ruột.

6 thực phẩm giúp làm sạch độc tố trong đường ruột

Trong những năm gần đây, khoa học trong nước và nước ngoài đã có nhiều bằng chứng cho thấy cao huyết áp, gan, xơ gan, đột quỵ, ung thư, viêm gan, bệnh tiểu đường và các bệnh khác ở các cơ quan nội tạng là do nhiễm độc gây nên. Ăn các loại thực phẩm sau đây có thể có hiệu quả rõ ràng trong việc làm sạch chất nhờn trong đường ruột, bài thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể.

Những thực phẩm sau đây có hiệu quả rõ ràng trong việc bài thải các chất độc tố trong đường ruột.

1. Nấm

Nấm có hiệu quả giải độc rõ ràng. Chẳng hạn như nấm mèo (mộc nhĩ), nấm trắng, nấm đông cô... Nấm rất giàu selen, vì vậy thường xuyên ăn có thể giảm huyết áp, giảm cholesterol, ngăn ngừa xơ cứng động mạch, cải thiện chức năng miễn dịch, kích thích tủy xương tạo máu, lọc máu, giải độc trong đường ruột...

6 thực phẩm giúp làm sạch độc tố trong đường ruột 1

Tiết lợn có thể giúp cơ thể thải độc. Ảnh minh họa

2. Rong biển

Rong biển giúp điều trị xơ vữa động mạch, ngăn chặn cơ thể hấp thu các kim loại nặng như cadmium, chì, và loại trừ các nguyên tố phóng xạ ra khỏi cơ thể. Do độ ẩm cao trong ruột cao nên rong biển sau khi vào cơ thể có thể tạo thành một chất keo, giúp loại trừ các chất độc tố trong đường ruột ra ngoài cơ thể.

3. Tiết lợn

Chất protein lỏng trong tiết lợn khi vào dạ dày sẽ được phân giải và tạo thành một chất có tác dụng nhuận tràng và giải độc. Chất này bám dính vào thành ruột, phản ứng với các độc tố kim loại và bài tiết ra ngoài.

6 thực phẩm giúp làm sạch độc tố trong đường ruột 2

Nước trái cây tươi giúp bài tiết các chất độc hại trong cơ thể. Ảnh minh họa

4. Nước trái cây và nước rau tươi

Nước hoa quả tươi hoặc nước ép rau tươi khi vào cơ thể sẽ làm tăng độ kiềm trong máu. Nhờ đó mà máu có thể hòa tan các độc tố trong các tế bào và thải ra ngoài cơ thể theo đường bài tiết.

Để cơ thể thải bỏ các độc tố, bạn có thể ép 3 củ cà rốt với một củ cải đường với ngọn củ cải và dưa chuột. Vị ngọt từ cà rốt và củ cải đường làm cho ngon và làm mới và sẽ giúp đỡ loại bỏ độc tố ra khỏi hệ thống.

5. Đậu xanh

Đậu xanh vị ngọt, tính mát nên được coi là thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, đẩy nóng. Trong đậu xanh còn có thành phần hạ mỡ trong máu hữu hiệu, chứa nhiều kali, ít natri giúp cho cơ thể phòng chống chứng xơ cứng động mạch và bệnh cao huyết áp.

Nó đồng thời giúp quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi, nhờ đó có thể dễ dàng đào thải độc tố trong ruột ra ngoài cơ thể, bảo vệ gan và giải độc.

6. Khoai lang

Khoai lang là một loại thực phẩm rất giàu vitamin E, vitamin B, carotene, cellulose nên nó có thể loại bỏ các cholesterol cũng như khắc phục tình trạng táo bón, phòng ngừa ung thư.

Chất xơ trong khoai lang sau khi vào ruột có thể làm sạch các chất thải trong ruột, tích hợp độc tố và chất độc bài tiết ra ngoài một cách thuận lợi.
 

Uống nước sáng sớm giúp tan mỡ, thải độc ruột hiệu quả

Thường xuyên uống nước ngay sau khi thức dậy mỗi buổi sáng có thể đem đến những lợi ích to lớn cho sức khỏe.

Giảm cân, tan mỡ
Theo Mara Z. Vitolins, một giáo sư dinh dưỡng và trợ lý của Trung tâm y tế, khoa Khoa học y tế cộng đồng tại Đại học Wake Forest Baptist (Hoa Kỳ) thì cơ thể bạn không phải lúc nào cũng phát ra tín hiệu rõ ràng rằng bạn đang đói và khát.
Vì vậy, nếu bạn uống nước trước khi bạn cảm thấy đói, bạn nhận thấy sự thèm ăn giảm đi rõ rệt. Điều này sẽ giúp việc ăn kiêng trở nên dễ dàng hơn và bạn cũng nhanh chóng đạt được mục tiêu giảm cân của mình. Một khi bạn đã ăn ít đi, cơ thể tự khắc sẽ phải lấy năng lượng từ các chất béo lưu trữ. Do vậy, ở một mức độ nào đó, uống nước buổi sáng có tác dụng góp phần làm tan mỡ thừa trong cơ thể.
Thêm vào đó, nếu bạn thỏa mãn cơn khát buổi sáng sớm bằng nước ấm, bạn sẽ ít bị cám dỗ bởi cảm giác thèm uống các đồ uống khác có nhiều chất đường, calo, và caffeine nên càng tốt cho sức khỏe.
Uống nước sáng sớm giúp tan mỡ, thải độc 1
Mỗi sáng sau khi ngủ dậy, bạn nên uống một cốc nước ấm. (Ảnh minh họa).
Tăng năng lượng
Uống nước, đặc biệt là vào buổi sáng sớm, có thể thúc đẩy sự trao đổi chất và giúp bạn cảm thấy tỉnh táo, sảng khoái hơn trước khi bắt đầu ngày làm việc mới. Hầu như tất cả hệ thống trong cơ thể của bạn đều đòi hỏi phải có nước để làm việc tốt, nhất là sau mấy tiếng đồng hồ bạn ngủ, lượng nước dự trữ trong cơ thể bị cạn dần. Vì̀ vậy, đừng để chúng phải chờ đợi, hãy uống nước ấm ngay khi bạn làm vệ sinh cá nhân xong.
Nếu để cơ thể mất nước, bạn sẽ cảm thấy chậm chạp và mệt mỏi hơn, hệ tiêu hóa làm việc chậm hơn và kém hiệu quả hẳn đi.
Thải độc tố
Chúng ta biết rằng việc lọc các độc tố và thải ra dưới dạng nước tiểu là nhiệm vụ chủ yếu của thận. Nhưng nếu thiếu nước, thận sẽ làm việc này không tốt. Do đó, bạn cần biết rằng, cung cấp đủ nước cho cơ thể ngay từ sáng sớm giúp thận hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời giảm căng thẳng cho cơ quan này, từ đó vừa giúp cơ thể thải độc tốt lại chống được các bệnh liên quan tới thận.
Bạn cần lưu ý gì?
Bạn có thể đã nghe nhiều câu trả lời khác nhau cho câu hỏi của mỗi người nên uống bao nhiêu nước mỗi ngày. Đó có thể là bởi vì do cơ địa và hoạt động, tình trạng sức khỏe khác nhau mà mỗi người cũng cần bổ sung lượng nước khác nhau. 
Theo Trung tâm sức khỏe Mayo Clinic (Mỹ), một người khỏe mạnh trung bình cần cung cấp trung bình là 8 ly nước mỗi ngày, mỗi ly tương đương 250ml. Tuy nhiên, những người đặc biệt là hoạt động thể chất hoặc sống ở vùng khí hậu đặc biệt nóng có thể cần nhiều hơn nữa.

3 quan niệm sai lầm trong việc thải độc cho cơ thể

Bạn đang cố gắng áp dụng những cách thải độc như: uống nhiều nước, tắm hơi cho ra thật nhiều mồ hôi... Tuy nhiên, đây không phải là cách thải độc cho cơ thể hiệu quả nhất.

Mùa hè là thời điểm mà nhiều người quan tâm đến việc thải độc cho cơ thể nhất. Những yếu tố khách quan như môi trường, không khí, thực phẩm, các mối quan hệ... đều có liên hệ với nhau và nhiều khi có tác động không tốt đối với cơ thể.
Bạn cũng đã từng gặp tình trạng như vậy. Bạn cảm thấy cơ thể vô cùng uể oải, mệt mỏi, ì ạch và muốn làm một điều gì đó để được nhẹ nhõm hơn. Vậy là bạn chọn biện pháp thải độc cho cơ thể.
Bình thường, cơ thể có cơ chế thải độc tự nhiên. Nhưng đôi khi, các cơ quan thải độc trong cơ thể bị quá tải nên các chất thải độc vẫn tích tụ lại và khiến bạn khó chịu. 
Để các cơ quan thải độc làm việc một cách hiệu quả nhất, bạn đã cố gắng áp dụng những cách thải độc mà mình biết, ví dụ như: uống nhiều nước, tắm hơi cho ra thật nhiều mồ hôi... Nhưng bạn có biết rằng, thải độc không đúng cách chính là làm hại cơ thể mình.
Dưới đây là những hiểu lầm về cách thải độc cho cơ thể mà không ít người mắc phải.
1. Chỉ cần chế độ ăn lỏng là có thể đẩy độc tố ra ngoài cơ thể
Sai. Không có chế độ ăn nào được coi là hoàn toàn có thể loại bỏ các chất độc hại trong các bộ phận cơ thể như gan, thận, đại tràng... nếu không có sự hỗ trợ của các yếu tố khác. Bởi nếu chỉ có ăn uống mà không có vận động thì các bộ phận cơ thể sẽ không thực hiện các chức năng của chúng một cách tốt nhất, do đó, những cơ quan có nhiệm vụ thải độc như gan, thận... sẽ không thể thải lọc chất thải độc được triệt để.
Một chế độ giải độc tốt nhất phải bao gồm chế độ ăn uống thích hợp, kết hợp tập thể dục thường xuyên, và không hút thuốc.
3 quan niệm sai lầm trong việc thải độc cho cơ thể 1
Ảnh minh họa
2. Uống nước là có thể thải độc cho cơ thể rồi
Sai. Mặc dù đúng là uống nước sẽ giúp gan và thận hoạt động tốt hơn, thúc đẩy các chất thải độc ra khỏi cơ thể qua đường tiểu nhiều hơn. Tuy nhiên, uống quá nhiều nước lại không phải là điều có lợi. 
Uống nhiều nước không những dẫn đến tình trạng trữ nước trong cơ thể, gây khó chịu, mệt mỏi mà nó còn có thể gây rối loạn hoạt động của các bộ phận (gan, thận phải làm việc vất vả hơn), khiến cho việc thải lọc chất độc gặp khó khăn. Khi lượng nước vào cơ thể quá nhiều có thể ảnh hưởng đến chất lượng máu, máu sẽ giảm mức natri và gây sưng tế bào hay còn gọi là nhiễm độc nước. 
Các triệu chứng của "nhiễm độc nước" bao gồm đau đầu, mệt mỏi, nôn, rối loạn tinh thần, thậm chí có thể dẫn đến tử vong, bởi vì các tế bào não bị sưng.
3 quan niệm sai lầm trong việc thải độc cho cơ thể 2
Ảnh minh họa
3. Tắm hơi nhiều giúp thải độc ra ngoài cơ thể theo mồ hôi
 Sai. Sự thật là một số lượng nhỏ các chất độc có thể rời khỏi cơ thể qua mồ hôi nhưng điều này không có nghĩa là làm sao để ra càng nhiều mồ hôi thì càng tốt. 
Đổ mồ hôi rất nặng có thể làm giảm hệ thống giải độc tự nhiên của cơ thể, làm cho khả năng thải độc của cơ thể trở nên kém hiệu quả hơn. Bạn có thể tập thể dục để ra mồ hôi chứ không nhất thiết phải là tắm hơi thật lâu và thật nóng. Xông hơi quá lâu có thể khiến cơ thể đổ mồ hôi liên tục. Điều này có thể gây mất nước, khó thở, buồn nôn, chóng mặt và thậm chí có thể nguy kịch tính mạng.
Trong phòng tắm hơi, nhịp tim của bạn sẽ tăng khoảng 30% hoặc hơn, khiến mức độ lưu thông máu cũng sẽ nhanh gấp đôi nhưng tập trung chủ yếu ở da, khiến các bộ phận khác của cơ thể ở tình trạng thiếu máu, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Tắm hơi có nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng nó không tốt với tất cả mọi người. Tắm hay xông hơi chống chỉ định cho người sốt cao, cơ thể thiếu chất, người mắc bệnh tim mạch, phụ nữ đang mang thai và hành kinh, cơ thể suy ngước hoặc mắc bệnh về da...




Thực phẩm có tác dụng thải chất độc
Cách giải độc cho cơ thể hiệu quả nhất
Sản phẩm làm từ rác thải cực ngộ nghĩnh
Xử lý ngộ độc thức ăn
Triệu chứng khi bị ngộ độc thực phẩm



(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý