Thực phẩm tốt cho người bị thiếu máu

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Thực phẩm tốt cho người bị thiếu máu

19/04/2015 01:21 PM
169



Để có thể giữ sức khỏe tốt, tránh tình trạng thiếu máu, bạn có thể lựa chọn các loại thực phẩm từ tự nhiên như dưới đây.

Những thực phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị thiếu máu


Thiếu máu có nghĩa là tế bào hồng cầu trong máu thấp. Phụ nữ thường có nguy cơ rơi vào tình trạng thiếu máu cao hơn nam giới bởi hàng tháng họ thường mất một lượng máu nhất định trong chu kì kinh nguyệt. Chính vì vậy, việc bổ sung, tái tạo máu trong cơ thể là rất cần thiết, đặc biệt với chị em phụ nữ.
Để có thể giữ sức khỏe tốt, tránh tình trạng thiếu máu, bạn có thể lựa chọn các loại thực phẩm từ tự nhiên như dưới đây.
Củ cải
Củ cải đường được biết đến với tác dụng tăng cường máu rất tốt vì nó giàu chất sắt. Ngoài ra, các loại củ cải khác cũng chứa nhiều các dưỡng chất khác như canxi, natri, vitamin C và vitamin A nên nó có thể làm tăng hấp sự thu và nồng độ oxy trong máu, giảm nguy cơ thiếu máu hiệu quả.
Những thực phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị thiếu máu 1
Ảnh minh họa
Các loại hạt
Các loại hạt như hạt lanh, hạt hạnh nhân, óc chó... có tác dụng điều trị bệnh thiếu máu tự nhiên vì chúng có chứa hàm lượng cao các chất như protein và sắt. Quả hồ trăn Brazil được cho là tốt nhất trong việc điều trị thiếu máu bởi nó chứa nhiều chất sắt nhất: 100gram hạt chứa 15mg sắt.
Thịt đỏ
Mặc dù thịt đỏ không được khuyến khích tiêu thụ nhiều nhưng không thể phủ nhận một điều rằng thịt đỏ là loại thực phẩm tự nhiên dùng để điều trị bệnh thiếu máu rất tốt. Bên cạnh đặc điểm tăng cường máu, thịt đỏ còn giúp cải thiện khả năng hấp thụ oxy trong máu. 
Tuy nhiên, thịt đỏ chỉ nên được tiêu thụ với số lượng hạn chế bởi vì nó cũng có thể làm tăng mức cholesterol trong cơ thể, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Trứng
Khi nói đến thực phẩm điều trị bệnh thiếu máu tự nhiên, bạn không nên quên về trứng. Trứng bao gồm tất cả các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần nên dễ dàng tái tạo lai lượng máu mà bạn đang thiếu hụt. Nếu hệ thống tiêu hóa của bạn "làm việc" không tốt, hãy ăn trứng luộc vào buổi sáng để cải thiện tình hình.
Những thực phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị thiếu máu 2
Ảnh minh họa
Lá cà ri
Loại lá này thường được sử dụng trong ẩm thực Ấn Độ và được coi là thực phẩm tự nhiên giúp điều trị bệnh thiếu máu tốt nhất bởi vì nó rất giàu chất sắt. 100 gram lá cà ri với có chứa tới 50-60mg sắt. 
Hải sản
Các loại hải sản được xếp vào danh sách các loại thực phẩm có ích trong điều trị thiếu máu bởi chúng có chứa khá nhiều sắt, đặc biệt là sò (trong 85mg có 13mg). Hải sản còn chứa nhiều vitamin B12. Thiếu hụt loại vitamin này cũng khiến cho cơ thể mắc bệnh thiếu máu.
Lựa chọn điều trị, phòng ngừa thiếu máu bằng thực phẩm tự nhiên là biện pháp đơn giản và hiệu quả. Ngoài ra, bổ sung đầy đủ các khoáng chất và vitamin cũng là một cách giúp tạo thành máu, phòng tránh nguy cơ thiếu máu hiệu quả.

Bổ sung chất đạm, sắt
 
Khi bị bệnh thiếu máu, cơ thể cần bổ sung các acid amin. Các acid amin này có nhiều ở thịt nạc, cá, trứng, các loại sữa, đậu nành…

Bên cạnh đó, việc chế biến thức ăn cho người thiếu máu cũng cần phải phối hợp cân đối giữa thịt và các loại rau củ. Nên dùng những loại thực phẩm chứa nhiều chất sắt và các chất khoáng vi lượng trong gan gà, heo, bò, vịt; thận, tim, huyết của gà, vịt và heo; thịt nạc của bò, dê, heo, gà, vịt; lòng đỏ trứng; hải sản như nghêu, sò, hến, cá và các loại đậu.

Các loại hải sản như hàu, nghêu, sò, hến chứa nhiều chất sắt và các chất khoáng vi lượng rất tốt cho người bị bệnh thiếu máu. Ảnh: Xuân Thảo
 
Để cân bằng dinh dưỡng, những thực phẩm trên cần được phối hợp với các loại rau củ, trái cây như rau dền, củ cải, cà chua, rau cần, cải cúc, khoai tây, củ cải đỏ, khoai môn, bí đỏ, bí đao, dưa hấu… và các loại nấm, rong biển.

Ngoài ra, bệnh nhân cần tăng cường các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin, như: vitamin B12 trong các thực phẩm giàu chất đạm, vitamin C trong rau cải, trái cây tươi. Chú ý: với thực phẩm chứa vitamin C cần sử dụng khi còn tươi, sống hoặc nấu vừa chín sẽ không bị hao mất vitamin.

Gan động vật dưỡng huyết, sáng mắt
 
Để chữa bệnh thiếu máu hữu hiệu, cần chế biến thực phẩm theo nhiều dạng như hấp, xào qua, luộc vừa chín, nấu canh… sao cho hợp khẩu vị của người bệnh. Những món ăn sau đây rất dễ chế biến và có tác dụng tốt cho người bị thiếu máu.
 
- Canh gan gà, lá dâu non: Nguyên liệu gồm 100 g gan gà rửa sạch, xắt nhỏ, ướp gia vị; 50 g lá dâu rửa sạch, để ráo. Nấu canh gan gà với lượng nước thích hợp. Khi gan gà vừa chín thì cho lá dâu vào, nấu sôi lại là được. Nêm gia vị vừa ăn và ăn nóng trong bữa cơm. Món canh này có công dụng bổ huyết, bổ can thận, giúp sáng mắt, tăng cường thể lực; rất tốt cho trẻ em bị thiếu máu, suy nhược cơ thể.
 
- Gan heo nấu táo đỏ: Nguyên liệu gồm 60 g gan heo rửa sạch, xắt miếng, ướp gia vị; 10 trái táo đỏ, 20 g củ khoai mài rửa sạch, để ráo. Tất cả cho vào chén sành, chưng cách thủy 3 giờ, nêm gia vị vừa ăn. Dùng ăn lúc đói bụng hoặc trong bữa cơm.

- Cháo gan heo, đậu xanh: Nguyên liệu gồm 100 g gan heo tươi rửa sạch, xắt miếng nhỏ, ướp gia vị; 60 g đậu xanh và 100 g gạo vo sạch, thêm lượng nước thích hợp để nấu cháo. Đun sôi cháo bằng lửa to ngọn rồi cho ngọn lửa nhỏ dần. Cháo chín thì cho gan heo vào đun sôi, vừa chín là được. Nêm lại gia vị vừa ăn. Dùng ăn nóng lúc đói bụng.

Gan heo rất giàu vitamin A, vitamin B12 nên không chỉ được dùng chữa thiếu máu mà còn chữa quáng gà (nấu chung với lá dâu non), đau bụng lạnh, tiêu chảy lâu ngày.

Khi dùng thực phẩm có hàm lượng chất sắt cao, không nên ăn chung một lúc với các chất có vị chua như cải bó xôi, rau dền, măng tươi hoặc trà đậm… để tránh việc chúng kết thành chất muối khó phân giải, làm trở ngại cho việc hấp thu. Người bị bệnh thiếu máu không nên ăn các thực phẩm có tính kích thích như rượu mạnh, tiêu, ớt và có nhiều dầu mỡ.

Món canh bổ huyết, an thần

Ngoài những món ăn chế biến từ gan động vật, một món canh phổ biến có tác dụng bổ huyết, an thần là canh thịt gà nấu nấm và cà rốt.

Các bà nội trợ có thể lấy 500 g thịt gà nạc luộc chín, xé tơi; 10 g mộc nhĩ đen ngâm nở, xé nhỏ; 5 g nấm hương và 100 g cà rốt rửa sạch, xắt sợi.

 Luộc thịt gà chín thì cho các loại rau củ vào, nấu sôi rồi nêm gia vị vừa ăn. Có thể cho thêm 1 quả trứng gà, rắc hạt tiêu, khuấy đều, dùng ăn nóng trong bữa cơm.

5 sai lầm trong ăn uống khiến chị em bị thiếu máu

Chị em lại không mấy hiểu biết về chế độ dinh dưỡng thế nào giúp bổ máu, nên dễ gặp sai lầm trong việc bổ sung sắt cho cơ thể.

Tình trạng thiếu máu khá phổ biến ở phụ nữ, nguyên nhân chủ yếu là do một lượng máu không ít bị mất đi trong kỳ kinh nguyệt. Cộng với những sai lầm trong ăn uống, chị em càng phải đối mặt với nguy cơ thiếu máu, ảnh hưởng sức khỏe.

Sai lầm 1: Rau quả không giúp bổ sung sắt

Rất nhiều người không biết rằng, ăn rau quả cũng có lợi cho việc bổ sung sắt. Bởi vì trong rau quả chứa rất nhiều vitamin C, axit citric và axit malic, các loại axit hữu cơ này có thể cùng với sắt hình thành nên hợp chất, từ đó tăng độ hòa tan sắt trong đường ruột, có lợi cho sự hấp thu sắt.

Sai lầm 2: Ăn nhiều thịt không tốt cho cơ thể

Một số chị em tin vào các những lời tuyên truyền rằng ăn thịt có hại cho sức khỏe, nên chỉ chú trọng vào cộng dụng bảo vệ sức khỏe của các thực phẩm thực vật, dẫn tới việc kiêng ăn các thực phẩm động vật giàu chất sắt.

Trên thực tế, thực phẩm động vật không chỉ giàu sắt, tỷ lệ hấp thụ của nó cũng cao hơn, lên tới 25%. Nguyên tố sắt trong thực phẩm thực vật bị can thiệp bởi phytate, oxalate trong thực phẩm, nên tỷ lệ lệ hấp thụ rất thấp, khoảng 3%. Do đó, kiêng thịt sẽ dẫn tới thiếu máu do thiếu sắt. Trong chế độ ăn uống hàng ngày, rau và thịt nên được ăn uống cân bằng.
5 sai lầm trong ăn uống khiến chị em bị thiếu máu 1
Ăn uống đủ chất dinh dưỡng để cơ thể luôn khỏe mạnh, tránh bị thiếu sắt gây ra thiếu máu. Ảnh minh họa

Sai lầm 3: Trứng, sữa có lợi cho những người thiếu máu

Sữa có đủ dinh dưỡng, nhưng hàm lượng sắt thấp, tỷ lệ sắt mà cơ thể hấp thụ từ sữa chỉ có 10%. Chẳng hạn như những đứa trẻ nuôi bằng sữa ngoài, nếu bố mẹ bỏ qua việc ăn thêm thực phẩm bổ sung, chúng thường có triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt.

Trứng bổ sung sắt rất tốt, hàm lượng sắt trong trứng khá cao, nhưng tỷ lệ hấp thụ sắt chỉ là 3%, nên trứng không phải là thực phẩm tốt để bổ sung sắt. Một vài protein nào đó trong trứng có thể kiềm chế cơ thể hấp thụ chất sắt.

Gan động vật không chỉ chứa hàm lượng sắt cao mà tỷ lệ hấp thu đạt trên 30%, thích hợp với mục đích bổ sung sắt.

Sai lầm 4: Ngừng uống sắt khi triệu chứng thiếu máu được cải thiện

Những người thiếu máu thường uống thuốc bổ máu theo chỉ thị của bác sỹ, nhưng khi thấy tình trạng bệnh đã cải thiện hoặc ổn định liền lập tức ngừng uống thuốc. Đây cũng là cách làm sai lầm và có thể để lại hậu quả nghiêm trọng. Phương pháp chính xác là uống thuốc sắt để điều trị bệnh thiếu máu, cho đến khi bệnh ổn định hắn, rồi lại tiếp tục uống thêm 6 – 8 tuần hoặc theo chỉ định của bác sĩ nhằm bổ sung lượng sắt dự trữ cho cơ thể.

Sai lầm 5: Uống cà phê và trà bao nhiêu cũng chẳng hề gì

Đối với phụ nữ, uống quá nhiều trà và cà phê, có thể gây thiếu máu. Đó là do chất polyphenol trong lá trà và nhiều axit tannic trong cà phê có thể kết hợp với sắt hình thành các loại muối khó hòa tan, ức chế sự hấp thụ sắt. Do đó, phụ nữ uống cà phê và trà nên uống vừa đủ, một ngày 1-2 cốc là đủ.
Đương nhiên, ngoài nhân tố dinh dưỡng, thiếu máu còn có thể do bệnh tật gây ra. Chẳng hạn như trĩ, ung thư, viêm loét dạ dày tá tràng, uống aspirin dài hạn. Vì vậy, thiếu máu nên kịp thời đến bệnh viện kiểm tra để chuẩn đoán bệnh và đưa ra phác đồ điều trị chính xác.




Món ăn trị bệnh thiếu máu
Tìm hiểu về bệnh thiếu máu cơ tim
Khắc phục thiếu máu sau sinh
Bệnh thiếu máu biermer
Nguyên nhân của bệnh thiếu máu não


(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý