Quá trình mang thai

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Quá trình mang thai

18/04/2015 10:40 AM
311

Không có một điều gì có thể so sánh với sự kỳ diệu và sức lôi cuốn của việc mang thai của người phụ nữ. Đó chính là cơ hội của bạn khi góp phần vào quá trình tạo ra sự sống. Việc lập kế hoạch trước cho quá trình này sẽ tạo ra nhiều khả năng thành công của bạn cũng như khả năng có được một em bé hoàn toàn khoẻ mạnh.

Phong cách sống của bạn ít nhiều đều có ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé. Với việc chuẩn bị kĩ càng, bạn có thể đảm bảo được rằng mình và con đều hướng tới những gì tốt đẹp nhất và tránh được những thứ gì là có hại trong suốt quá trình mang thai của bạn.

Theo thời gian, hầu hết tất cả các phụ nữ khi nhận ra mình có thai thì thực sự họ đã mang thai được 1 đến 2 tháng. Và khi họ tìm đến các bác sĩ, thường vào thời điểm thai kỳ đã được 3 đến 4 tháng. 12 tuần đầu của thai kỳ là thời điểm hết sức lưu ý vì trong giai đoạn này con bạn sẽ hình thành những cơ quan quang trọng nhất của cơ thể. Rất nhiều những điều đáng lưu tâm có thể xảy ra trước cả thời điểm bạn nhận ra là mình có mang và trước cả thời điểm bạn đến gặp bác sĩ. Chuẩn bị cho quá trình mang thai có nghĩa là phải chuẩn bị cả về mặt vật chất lẫn tinh thần.

Mang thai là một trạng thái, không phải là một trạng bệnh: người phụ nữ mang thai không hề bị ốm yếu. Tuy nhiên, bạn sẽ phải gặp rất nhiều những sự thay đổi lớn trong suốt tiến trình mang thai. Có một sức khỏe tốt trước khi mang thai có thể giúp bạn đối phó được với tất cả những căng thẳng về mặt thể chất và tinh thần của thai nghén, cơn co dạ con và sinh sản. Nó sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt cho quá trình chăm sóc đứa con sơ sinh của mình.

Sức khỏe của bạn

Những năm gần đây, sự bùng nổ về khoa học kỹ thuật đã tạo ra nhiều loại tân dược, sự tiến bộ về y tế và các phương pháp trị liệu mới. Thông qua những tiến bộ này, chúng ta mới nhận biết được rằng sức khỏe của người mẹ trước và trong suốt quá trình mang thai có thể có những ảnh hưởng trực tiếp tới người mẹ và đứa con đang hình thành trong bụng.

Trước kia thì người ta hay nhấn mạnh hơn vào sức khỏe của người mẹ trong suốt quá trình mang thai sau này. Ngày nay, hầu hết tất cả các bác sĩ đều nhìn nhận vào quá trình mang thai của người phụ nữ trong khoảng thời gian là 12 tháng thay vì 9 tháng. Quá trình này bao gồm ít nhất là 3 tháng chuẩn bị. Chuẩn bị tốt cho sức khỏe của bản thân sẽ giúp bạn có được quá trình mang thai và thai nhi khoẻ mạnh.

Quá trình chuẩn bị

  Những việc làm dưới đây hết sức quan trọng và nên làm trước khi bạn có ý định mang thai. Nếu như bạn có bất kỳ một câu hỏi hay thắc mắc nào, hãy thảo luận với bác sĩ  của mình nhé:   

Hãy cố gắng đạt được một cân nặng lí tưởng ít nhất là 3 tháng trước khi thụ thai. Sức khoẻ của bé gắn liền với cân nặng của bạn khi bạn mang thai. Những phụ nữ khi mang thai mà quá béo thường có nguy cơ huyết áp cao hoặc đái tháo đường trong thai kỳ; họ còn có nguy cơ mổ đẻ cao. Còn những bà mẹ nhẹ cân thì có khả năng thụ thai khó khăn hơn. Đứa bé sinh ra từ những bà mẹ này thường bị đẻ non thường nhẹ hơn bình thường khi sinh ra.

Bắt đầu dùng những loại vitamin dùng trước khi sinh, và ngừng ngay việc dùng các loại vitamin tổng hợp. Dùng quá nhiều vitamin trong hoàn cảnh này không hề có tác dụng tốt hơn.

 Hãy bắt đầu một quá trình luyện tập đều đặn và nên bền bỉ với nó. Vận động ở một mức độ vừa phải trước khi có bầu và liên tục cả trong quá trình mang thai có thể mang lại cho bạn rất nhiều điều lợi.

Thảo luận về các loại dược phẩm mà bạn dùng theo chế độ thường xuyên với bác sĩ của mình.

Đảm bảo rằng những tình trạng bệnh lý mang tính kinh niên của bạn luôn nằm trong tầm kiểm soát của bạn nữa đấy.

Không được uống rượu và các chất kích thích.

Kiểm tra hệ thống của bạn đối với các loại virut rubella (bệnh sởi Đức) và bệnh thuỷ đậu. Nếu như bạn cần đến việc tiêm chủng ngừa bệnh, thì bạn nên ước lượng khoảng thời gian chờ đợi mà bạn cần đến ngay sau khi tiêm trước khi quyết định mang thai.

Thường xuyên đi kiểm tra bằng các xét nghiệm y tế cần thiết, ví dụ như chụp X-quang, trước khi quyết định ngừng hẳn các phương pháp tránh thai.

Hãy theo dõi chỉ số của chu kỳ rụng trứng của mình bằng cách lập theo biểu đồ. Hay có thể đi kiểm tra chu kỳ này với một thiết bị đo ngầm kỳ rụng trứng hoặc thiết bị xét nghiệm nước bọt.

Hãy thận trọng trong việc bổ sung cho bữa ăn hàng ngày cũng như các loại rau quả. Một số loại thảo dược ví dụ như cỏ St.John, cây mùi tàu, và loại có echinacea, có thể ảnh hưởng đến quá trình thụ thai.

Nên bắt đầu dùng axit folic -khoảng 400mcg/ngày là liều lượng được khuyên dùng. Axit folic giúp tránh các trường hợp khuyết tật khi sinh về bộ não và dây thần kinh của trẻ, bệnh này thường được gọi là khuyết tật về bó dây thần kinh. Người ta còn chỉ ra rằng nếu dùng với lượng ít thì nó có thể làm tăng nguy cơ sảy thai của bạn. Chính vì vậy mà bạn nên dùng axit folic vào thời gian trước khi chuẩn bị mang thai vì loại axit này có thể bảo vệ cho thai nhi của bạn trong vòng 28 ngày đầu tiên của thai kỳ. Vì bạn khó có thể biết chính xác thời điểm nào bạn mang thai, nên tốt nhất hãy dùng axit folic vào thời điểm bạn ngừng các biện pháp tránh thai và trong thời điểm “nỗ lực” mang thai của mình.

Đề nghịbác sĩ kiểm tra hàm lượng sắt trong cơ thể của bạn. Không nên để bản thân trong tình trạng thiểu sắt trước khi mang thai – vì tình trạng này có thể làm bạn cảm thấy mệt mói hơn bình thường, nhất là lại trong khi mang thai.

Kiểm tra cả hàm lượng Cholestorun nữa; hãy giảm lượng cholestơrun bằng việc tăng lượng chất dinh dưỡng xơ có ít chất beo bão hoà. Nếu như lượng cholestơrun mà cao có thể dẫn đến bệnh huyết áp cao trong thời kỳ mang thai.

Sống lành mạnh và cố gắng tránh xa phòng ngừa các căn bệnh truyền nhiễm. Rửa tay thường xuyên, nên nhờ người dọn dẹp rác rưởi linh tinh, nên ăn những loại thức ăn đã được nấu chín và tránh xa những khu vực mà nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm cao.

Tránh xa không tiếp xúc với các loại hoá chất độc hại tại nơi làm việc cũng như nơi ở.

Cố gắng giảm thiểu những căng thẳng trong cuộc sống của bạn cũng rất quan trọng.

Phải thường xuyên kiểm tra răng miệng; phải kiểm soát được tất cả các loại bệnh liên quan đến răng miệng. Vì những loại bệnh này có thể làm tăng nguy cơ sinh con còi xương.

Xét nghiệm HIV nữa nhé.

Tìm hiểu về nhóm máu của bạn cũng như cha của đứa bé.

Ngồi lại cùng với chồng bạn và liệt kê ra tiền sử bệnh lý của gia đình hai bên.

Cân nhắc về sự phù hợp của việc bạn có mang với tương lai sau này (về giáo dục, sự nghiệp và hưởng thụ).

Kiểm tra thẻ bảo hiểm của bạn để xem nó bao gồm những dịch vụ sinh sản mà nó oó.

Một số những việc làm liệt kê trên có thể tương đối khó khăn về mặt thực hiện trong quá trình mang thai. Nhằm đối phó được các vấn đề trên trước khi mang thai, phải đảm bảo rằng bạn hoàn toàn khỏe mạnh và bạn không lo lắng về tất cả những nguy cơ có thể xảy đến trong suốt quá trình mang thai. Sẽ hoàn toàn dễ hiểu nếu như bạn tiếp tục giữ các biện pháp kiểm soát sinh đẻ cho tới khi bạn đạt được tất cả những điều kiện trên.

Tham khảo ý kiến của các bác sĩ

Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi mang thai là một sự chuẩn bị rất kỹ càng và cần thiết. Hãy sắp xếp thời gian cho đợt kiểm tra sức khoẻ toàn bộ và thảo luận các kế hoạch cho thai kỳ. Lúc đó, bạn sẽ nhận thấy khi bạn thực sự mang thai rằng bạn đang ơ thời kỳ đỉnh cao của sức khoẻ.

Có thể bạn sẽ phải những vấn đề mà cần phải quan tâm đến trước thai kỳ. Nếu như bạn không quan tâm đến điều này trong giai đoạn tiền mang thai, nó có thể ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến khả năng mang thai của bạn đấy. Cũng có thể bạn sẽ phải thay đổi nhiều về các phương pháp y tế mà bạn đang tiến hành, hoặc cũng cần phải thay đổi cả phong cách sống của bản thân nữa đấy.

Các kiểm tra cho bản thân của ban.

Một đợt kiểm tra tổng thể về sức khoẻ trước khi bạn quyết định mang thai có thể giúp bạn đảm bảo rằng bạn sẽ không phải đối mặt với những vấn đề sức khoẻ mới phát sinh trong suốt thai kỳ.

Việc xét nghiệm kính phết về đầu vú và ngực có thể được tiến hành trong giai đoạn này.

Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm trong giai đoạn tiền mang thai có thể bao gồm các xét nghiệm tế bào, nhóm màu và nhân tố RH. Nếu như bạn đã 35 tuổi hay già hơn, thì việc xét nghiệm các khối u bất thường ở ngực cũng là một ý tưởng khá hay.

Nếu như bạn có những nguy cơ bị nhiễm HIV hoặc bệnh viêm gan, hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ để tiến hành những xét nghiệm tương ứng. Hoặc nếu như gia đình bạn có tiền sử về những vấn đề về sức khoẻ ví dụ như bệnh đái đường, hãy hỏi bác sĩ xem bạn có cần phải tiến hành xét nghiệm để loại bỏ chúng đi không. Trong trường hợp bạn có chứng sảy thai hồi quy, thì bác sĩ của bạn chắc chắn sẽ có những xét nghiệm chi tiết hơn.

Chụp X-quang và những xét nghiệm về mặt hình ảnh

Nếu như bạn có ý định mang thai, hãy nên có những xét nghiệm mang tính chất thai kỳ trước khi thử tới các xét nghiệm chuẩn đoán bao gồm tia phóng xạ, nhất là các công việc chữa răng. Những xét nghiệm mà có tính chất phóng xạ bao gồm: tia X-quang, chụp cắt lớp CT, và xét nghiệm MRIs. Hãy sử dụng các phương pháp tránh thụ thai đáng tin cậy trước khi tiến hành các xét nghiệm trên để đảm bảo rằng bạn chưa hề mang thai. Và nếu như các xét nghiệm này được tiến hành ngay sau chu kỳ của bạn thì bạn có thể chắc chắn rằng mình chưa thụ thai. Trong trường hợp bạn phải đón nhận hàng loạt các cuộc kiểm tra như trên, hãy tiếp tục các phương pháp tránh thai.

Xét nghiệm thai.

Bác sĩ của bạn có thể sẽ thực hiện nhiều xét nghiệm khác nhau trước khi bạn mang thai, phụ thuộc nhiều vào tình trạng sức khoẻ hiện tại của bạn cũng như lịch sử gia đình bạn nữa. Một trong số đó là các xét nghiệm sau:

Kiểm tra sức khoẻ tổng thể.

Xét nghiệm kính phết đầu vú.

Kiểm tra ngực (và khối u trong trường hợp bạn đã trên 35 tuổi)

Độ chuẩn của tế bào.

Nhóm máu và nhân tố RH.

HIV (nếu như bạn có nguy cơ bị nhiễm).

Chiếu chụp xơ nang.

Một xét nghiệm khác cũng có thể được tiến hành trước khi bạn mang thai đó là Chuẩn đoán gen cấy dưới da (PGD); thường được tiến hành nếu như bạn trong tình trạng thụ thai qua ống nghiệm. Với trường hợp thụ thai trong ống nghiệm, một bào thai sẽ được tạo ở môi trường bên ngoài tử cung (trong ống nghiệm) bằng cách trộncho tinh trùng và trứng thụ tinh ở bên ngoài và cấy vào cơ thể người phụ nữ.

Với trường hợp thụ tinh ống nghiệm, một số tế bào được tách ra khỏi cơ thể nhằm sử dụng trong quá trình xét nghiệm gen trước khi bào thai được cấy để xác định ra những gen cụ thể gây ra các căn bệnh di truyền nguy hiểm. Mục đích là để chọn ra những mầm thai khỏe mạnh cho quy trình cấy gen nhằm loại bỏ nhiều căn bệnh do gen di truyền. Phương pháp này được sử dụng nhằm để chuẩn trường hợp xơ nang hội trứng Down, bệnh co cơ, bệnh máu khó đông, bệnh Tay-Sach và hội chứng Tume. Một mầm thai bình thường(không bị ảnh hưởng) được cấy vào tử cung và phát triển bình thường cho tới kì sinh nở.

Tiền sử bệnh tật

Khám bệnh trong giai đoạn tiền mang thai là một thời điểm tốt để bạn có thể thảo luận về tiền sử bệnh tật của mình cũng như vấn đề mà bạn gặp phải trong những lần mang thai trước kia. Hãy hỏi bác sĩ về cách mà bạn cần làm để có thể loại bỏ hoặc giảm thiểu các nguy cơ mắc lại những vấn đề trước đó bao gồm mang thai ngoài dạ con, sảy thai, kỹ thuật mổ đẻ hay các biến chứng khác trong quá trình mang thai.

Đây cũng là một thời điểm tốt để thảo luận về những nguy cơ mắc phải một số vấn đề, chẳng hạn những căn bệnh lây lan qua đường tình dục, hoặc các căn bệnh lây nhiễm khác. Nếu trước kia, bạn từng có những ca phẫu thuật nào về giới tính nữ, thì đây chính là thời điểm thảo luận về nó đấy. Và nếu như bạn đang tiến hành chữa trị một vấn đề nào đó về sức khỏe, nói luôn cho bác sĩ của bạn nhé. Hãy lập ra một kế hoạch sử dụng các phương pháp y tế an toàn trong quá trình mang thai trước khi bạn có ý định mang thai.

Chấm dứt giai đoạn tránh thai

Việc sử dụng một số biện pháp tránh thai cho đến khi bạn hoàn toàn sẵn sàng cho việc mang thai là thật sự quan trọng. Nếu như bạn đang ở lưng chừng của một quá trình điều trị cho một vấn đề về sức khoẻ hoặc đang tiến hành các xét nghiệm nào đó, thì hãy hoàn tất quá trình điều trị và xét nghiệm đó ngay trước khi có ý định mang thai.

Nếu như hiện tại bạn không sử dụng các biện pháp tránh thai nào, bạn hoàn toàn nghiêm túc trong việc có ý định mang thai, sau khi ngừng hẳn việc sử dụng các biện pháp tránh thai, hãy tiếp tục sử dụng các biện pháp kiểm soát sinh đẻ khác cho đến một giai đoạn ổn định. Bạn có thể lựa chọn một số phương pháp như: dùng bao cao su, dùng chất diệt tinh trùng, gạc thấm hoặc màng chắn.

Thuốc viên hay thuốc cao kiểm soát sinh đẻ

Hầu hết tất cả các bác sĩ đều khuyên bạn nên có 2 đến 3 giai đoạn sau khi ngừng sử dụng các thuốc viên hoặc thuốc cao kiểm soát sinh đẻ trong giai đoạn tiền mang thai. Nếu như bạn mang thai ngay sau khi ngừng sử dụng các biện pháp tránh thai trên, thì việc xác định được chính xác thời điểm mang thai của bạn là rất khó khăn. Và do đó thì ngày sinh nở cũng không dễ xác định được. Có thể trong giai đoạn ban đầu, điều này là không quan trọng, nhưng trong thời điểm giữa và cuối của thai kỳ thì điều ấy trở nên thực sự có ý nghĩa.

IUDs (những dụng cụ được đặt bên trong tử cung)

Nếu như bạn có dùng một số dụng cụ đặt bên trong tử cung, IUD, hãy gỡ bỏ chúng ra khỏi cơ thể bạn trước khi bạn quyết định mang thai. Tuy nhiên, việc mang thai vẫn có thể xảy ra ngay cả trong trường hợp những thiết bị này vẫn được đặt bên trong cơ thể bạn. Nếu như bạn có nguy cơ có những lây nhiệm với một thiết bị nào đó thì hãy nên cẩn thận với nó trong giai đoạn tiền mang thai. Thời điểm tốt nhất để có thể tháo gỡ những dụng cụ này là trong giai đoạn kinh nguyệt.

Norplant.

Nếu bạn sử dụng Norplant, bạn phải có it nhất 2 hoặc 3 chu kỳ kinh nguyệt ổn định sau khi đã gỡ bỏ nó ra khỏi cơ thể trong giai đoạn tiền mang thai. Phải mất đến vài tháng để chu kỳ kinh nguyệt của bạn trở nên ổn định sau khi gỡ Norplant ra khỏi cơ thể. Nếu bạn có mang ngay sau khi gỡ bỏ Norplant, thì việc xác định thời điểm bạn mang thai và thời điểm sinh nở của bạn cũng trở nên thực sự khó khăn.

Thuốc Depo Provera

Thuốc Depo Provera, là một loại thuốc tiêm hoóc môn dùng trong quá trình kiểm soát sinh đẻ, và việc dùng loại thuốc này nên ngừng hẳn trước khi mang thai từ 3 đến 6 tháng. Hãy đợi cho đến chu kỳ kinh của bạn trở nên bình thường.

Những vấn đề y tế hiện tại.

Trước khi mang thai, hãy kiểm tra kỹ lưỡng lối sống của bạn, chế độ ăn kiêng, hoạt động thể chất và những bệnh lý mang tính kinh niên mà bạn có, chẳng hạn như huyết áp cao, bệnh đái tháo đường. Có thể bạn sẽ cần phải để ý hơn đến bản thân trước và trong giai đoạn mang thai. Nói rõ cho bác sĩ của bạn biết rõ về các loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Thảo luận về các hình thức xét nghiệm mà bạn đang có ý định tiến hành, chẳng hạn như chụp X-quang, cũng như toàn bộ các vấn đề về sức khoẻ mà bạn đang trong giai đoạn chữa trị. Việc trả lời cho những câu hỏi của các vấn đề này, với các cách chữa trị, độ phức tạp của nó sẽ dễ dàng trong giai đoạn tiền mang thai hơn là sau khi bạn mang thai.

Bệnh thiếu máu

Bệnh thiếu máu có nghĩa là bạn không có đủ hemoglobin để chuyên chở oxy tới các tế bào bên trong cơ thể. Triệu trứng của bệnh này thường là sự yếu ớt, mệt mỏi, khó thở và da xanh. Khả năng bạn có thể mắc bệnh thiếu máu trong quá trình mang thai là hoàn toàn có thể mặc dù bạn không hề mang căn bệnh này trong giai đoạn tiền mang thai. Khi bạn mang thai, đứa bé sẽ chiếm một phần nhu cầu khá lớn về sắt và dự trữ sắt trong cơ thể bạn. Vì thế nếu bạn có hàm lượng sắt thấp hơn trong cơ thể trong giai đoạn đầu của kỳ mang thai, thì quá trình mang thai sẽ phải trích ra để tạo ra sự cân bằng và nguyên nhân này khiến cho bạn mắc bệnh thiếu máu. Hãy kiếm một dụng cụ để đo lượng máu trong cơ thể bạn (CBC) và hãy biến nó thành một phần trong sự chuẩn bị về thể chất cho quá trình mang thai của bạn.

Nếu gia đình bạn có tiền sử về bệnh thiếu máu (ví dụ như hồng huyết cầu hình lưỡi liềm), hãy thảo luận điều này với bác sĩ của bạn trước khi bạn mang thai. (hãy xem thêm tuần 22 để có thêm thông tin về nhiều dạng khác nhau của bệnh thiếu máu). Nếu như bạn dùng thuốc hydroxyurea để chữa bệnh hồng huyết cầu hình lưỡi liềm, hãy hỏi ý kiến bác sĩ của bạnxem bạn có nên tiếp tục sử dụng nó hay không nhé. Chúng tôi cũng không rõ là việc sử dụng loại thuốc này có an toàn trong quá trình mang thai hay không.

Bệnh hen suyễn

Bệnh hen suyễn ảnh hưởng khoảng 1% trong tổng số phụ nữ mang thai. Một nửa trong số đó mắc bệnh hen suyễn nhưng lại không thấy có bất kỳ những thay đổi nào trong suốt thai kỳ. Khoảng 25% bệnh hen suyễn ngày càng đỡ dần, và 25% còn lại, thì tình trạng có vẻ trầm trọng hơn.

Hầu hết các loại thuốc hen suyễn đều an toàn trong quá trình mang thai, nhưng trước khi quyết định dùng bất kỳ loại thuốc nào, hãy hỏi ý kiến bác sĩ của bạn nhé. Hầu hết những người mắc bệnh hen suyễn đểu biết rõ căn nguyên của bệnh này. Trong giai đoạn tiền mang thai và giữa kỳmang thai, phải đặc biệt cảnh giác với những nhân tố “ngòi nổ” gây ra bệnh này. Phải kiểm soát tốt bệnh này trước khi mang thai (hãy đọc thêm để biết căn bệnh hen suyễn có ảnh hưởng thế nào đến thai kỳ trong tuần 28)

Những vấn đề về bàng quang, thận

Viêm nhiễm bàng quang, thông thường được gọi là viêm nhiễm đường tiết niệu, viết tắt là UTIs, có thể xuất hiện thường xuyên trong thai kỳ. Nếu như việc viêm nhiễm bộ phận này không được chữa trị kịp thời, nó có thể ảnh hưởng đến thận, gọi là sỏi thận.

Viêm đường tiết niệu và sỏi thận có liên quan đến việc đẻ non. Nếu bạn có tiến sử về bệnh sỏi thận và viêm đường nhiễm đường tiết niệu liên miên, bạn phài được khám xét trước khi có ý định mang thai.

Sỏi thận cũng rất dễ mắc phải trong quá trình mang thai. Vì chúng hay gây đau, nên cũng rất khó phân biệt giữa sỏi thận và các vấn đề khác có thể nảy sinh trong thai kỳ. Sỏi thận có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lây nhiễm đường tiết niệu và viêm bể thận.

Nếư như bạn đã từng phẫu thuật về thận hoặc bàng quang, cũng như bạn có bất kỳ những vấn đề nào đáng kể về thận hay tự bản thân bạn nhận thức được rằng chức năng thận của mình không tốt như bình thường, hãy nói điều đó cho bác sĩ của bạn biết nhé. Việc đánh giá chức năng thận của bạn bằng những xét nghiệm là rất quang trọng trong giai đoạn tiền mang thai của phụ nữ.

Còn nếu như đôi khi bạn bi lấy nhiễm về đường tiết niệu, đừng nên hoảng loạn. Bác sĩ của bạn sẽ là người quyết định xem bạn có cần tiến hành thêm các xét nghiệm khác không trước khi bạn mang thai (xem thêm tuần lễ 18 để biết thêm thông tin về vấn đề này).

Ung thư

Nếu như bạn mắc phải bất kỳ một dạng ung thư nào trong quá khứ, hãy nói cho bác sĩ của bạn về kế hoạch mang thai của mình hoặc ngay khi bạn phát hiện ra mình đã có mang. Ông hay bà bác sĩ đó sẽ quyết định nên hay không nên có những chăm sóc đặc biệt nào cho bạn trong suốt thai kỳ (xem tuần 30 để biết thêm thông tin về ung thư và mang thai).

Bệnh đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường là một trạng bệnh có thể có những ảnh hưởng nghiêm trọng trong suốt thai kỳ. Trong lịch sử, những người phụ nữ khi mắc bệnh này thường có những ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi, nhưng trong thời đại ngày nay, nếu kiểm soát tốt thì người phụ nữ hiện nay hoàn toàn có thể có một thai nhi khoẻ mạnh.

Nếu như bệnh đái tháo đường mà không thể kiểm soát được trong thai kỳ thì khả năng con bạn khi sinh ra mắc phải một số dị tật bẩm sinh tăng gấp 5 lần!

Nếu như bạn có khả năng mắc phải bệnh đái tháo đường thì khả năng mang thai của bạn cũng tương đối khó. Ngoài ra nó còn tăng khả năng sảy thai, con bạn khi sinh ra thường có nguy cơ chết yểu và dị tật bẩm sinh. Những rủi ro này co thể được bằng cách kiểm soát tốt lượng đường trong màu khi mang thai.

Trong trường hợp bệnh đái tháo đường không thể kiểm soát, thì sự nguy hiểm cho bạn và đứa bé nằm chính ở sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa thai nhi và căn bệnh này. Rất nhiều những vấn đề và sự tổn hại do bệnh đái tháo đường sinh ra xuất hiện trong quý đầu tiên của thai kỳ (13 tuần đầu của thai kỳ); nảy sinh một phần cũng là do khả năng kiểm soát kém. Tuy nhiên, nó lại mang đến nhiều ảnh hưởng cho toàn bộ thai kỳ.

Quá trình mang thai lại ảnh hưởng đến căn bệnh này thông qua việc tăng nhu cầu insulin trong cơ thể bạn. Insulin là điều kiện để cơ thể bạn tiêu thụ đường. Hầu hết tất cả các bác sĩ đểu khuyên các bà mẹ nên kiểm soát được căn bệnh này trong thời gian tối thiểu 2 đến 3 tháng trước khi thai kỳ bắt đầu. Yêu cầu cần thiết để có thể kiểm soát tốt căn bệnh này là bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu vài lần trong một ngày.

Nếu như gia đình bạn có tiền sử về bệnh đái tháo đường hoặc bạn nghi ngờ mình có khả năng mắc phải căn bệnh này, hãy kiểm tra trước khi có ý định mang thai. Điều này sẽ giúp bạn giảm thiểu được nguy cơ sảy thai và một số những vấn đề khác về sinh sản. Trong trường hợp, bạn không hể mắc bệnh từ trước mà lại nảy sinh trong thời kỳ mang thai, thì nó lại được gọi bằng một cái tên khác, đó là đái tháo đường thời kỳ thai nghén (xem kỹ tuần 23).

Chứng động kinh hay tai biến ngập máu

Chứng động kinh bao gồm nhiều vấn đề khác nhau; tuy nhiên, chứng tai biến ngập máu lại nghiêm trọng hơn nhiều. Có hai loại tai biến động kinh ngập máu: đó là chứng động kinh nặng và chứng động kinh nhẹ. Một người mẹ với chứng động kinh có từ 1 đến 30 cơ hội sinh ra đứa bé cũng rối loạn về chức năng thần kinh. Các em bé này vì thế thường có nhiều khả năng mang dị tật bẩm sinh, và có thể liên quan tới việc sử dụng các biện pháp y tế nhằm kiểm soát chứng động kinh trong quá trình mang thai.

Nếu như bạn sử dụng một số loại thuốc nhằm kiểm soát căn bệnh này, thì điều quan trọng cần phải làm là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi mang thai. Hãy bàn bạc về số lượng và loại thuốc mà bạn sử dụng. Một sô loại thuốc có thể có độ an toàn cao khi mang thai. Hầu hết các chuyên gia y tế đều có một lời khuyên chung, đó là khuyên bạn nên chuyển sang dùng thuốc an thần trong suốt thời gian bạn nỗ lực mang thai và cả trong thời gian suốt thai kỳ.

Chứng bệnh này rất nguy hiểm cho cả người mẹ và thai nhi. Quan trọng là bạn nên dùng các dược phẩm một cách đểu đặn và theo sự kê đơn của các bác sĩ. Không nên tự điều chỉnh số lượng cũng như chủng loại thuốc.

Bệnh tim

Trong suốt thai kỳ, khối lượng công việc mà tìm bạn phải hoạt động tăng lên khoảng 50%. Nếu bạn có bất cứ bệnh trạng nào liên quan đến tim, hãy nói với chuyên gia y tế của bạn về điều đó trước khi bạn có ý định mang thai nhé. Một số những vấn đề của tim, chẳng hạn như sa van tim hai lá, có thể rất nghiêm trọng trong quá trình mang thai và có thể nhờ đến sự có mặt của thuốc kháng sinh trong khi đẻ. Một số các vấn đề khác có trong bệnh tim, ví dụ như các trạng bệnh bẩm sinh, có thể có nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của bạn. Có thể các bác sĩ sẽ chống chỉ định có mang trong giai đoạn này. Do vậy, nên có những cuộc trao đổi kỹ lưỡng với các chuyên gia y tế về các vấn đề của bệnh tim để có phương án đối phó kịp thời trước khi mang thai.

Chứng tăng sụng

Chứng tăng sụng, hay cũng gọi là tăng huyết áp, co thể tạo ra nhiều vấn đề cho phụ nữ mang thai và đứa con trong bụng. Với bà mẹ, những vấn đề đó thường bao gồm: đau đầu, hỏng thận hoặc đột quỵ. Đối với đứa bé đang lớn trong bụng, việc tăng sông của người mẹ có thể làm giảm lượng máu chảy qua nhau thai, khiến cho đứa bé còi dần đi hày còn gọi là sự hạn chế phát triển bên trong tử cung (IUGR).

Nếu như trước thai kỳ, bạn đã mắc bệnh tăng huyết áp, thì việc kiểm tra chặt chẽ huyết áp trong suốt thai kỳ phải được đặt lên hàng đầu. Chuyên gia y tế của bạn có thể sẽ khuyên bạn đến gặp bác sĩ nội khoa, người sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc kiểm soát huyết áp của bạn.

Một số loại thuốc huyết áp cao có thể an toàn khi dùng trong thai kỳ; một số loại khác thì không. Đừng nên tự ý giảm liều lượng của bất kỳ loại thuốc nào! Điều này có thể sẽ rất nguy hiểm. Nếu bạn có ý định mang thai, hãy hỏi ý kiến bác sĩ của bạn về những dược phẩm dùng cho bệnh huyết áp cao mà độ an toàn cao trong quá trình thụ thai và mang thai.

Bệnh Luput

Bệnh nổi ban đỏ luput hệ thống (SLE) là một căn bệnh tự miễn dịch. Điều đó có nghĩa là bạn tự sản xuất ra những kháng thể cho các cơ quan trong cơ thể, và điều đó có thể phá huỷ hoặc làm tổn hại đến những cơ quan đó cũng như chức năng của chúng. Luput có thể ảnh hưởng đến một số bộ phận trong cơ thể, bao gồm khớp xương, thận, phổi và tim.

Trạng bệnh này rất khó chuẩn đoán. Luput thường xuât hiện ở 1 trong 700 phụ nữ ở độ tuổi từ 15 đến 64. Ở phụ nữ da đen, căn bệnh này xuất hiện một lần trong 254 phụ nữ được khám nghiệm. Luput là căn bệnh của đàn bà nhiều hơn đàn ông, đặc biệt là ở độ tuổi từ 20 đến 40.

Hiện tại không có phương pháp cứu chữa cho căn bệnh này. Thông thường việc chữa trị chỉ được tiến hành theo tính chất đơn lẻ và thường phải dùng đến xtêoit (một trong số các hợp chất hữu cơ được sinh ra tự nhiên trong cơ thể, bao gồm những hoóc môn và vitamin nào đó). Tốt nhất là không nên mang thai trong thời điểm bạn đang có những dấu hiệu mắc phải bệnh này. Có những nguy cơ gia tăng về sự sảy thai và chết yểu của trẻ sơ sinh trong trường hợp của những bà mẹ mắc bệnh luput, một căn bệnh mà rất cần sự chăm sóc đặc biệt trong quá trình mang thai.

Những em bé được sinh ra từ người mẹ mắc bệnh luput thường có chứng phát ban, sự tắc nghẽn tim mạch và các dị tật bẩm sinh liên quan đến tim. Những em bé này thường bị đẻ non và hay có dấu hiệu bị hạn chế phát triển trong môi trường bên trong tử cung. Hãy thảo luận với bác sĩ của mình nếu như bạn mắc phải chứng luput nhé. (xem thêm tuần thứ 27 để có thêm thông thin về căn bệnh luput và những ảnh hưởng đến thai kỳ).

Chứng đau nửa đầu

Có khoảng 15 đến 20% phụ nữ mang thai mắc phải bệnh đau nửa đầu. Một số người thì thấy bệnh tình được cải thiện hơn trong quá trình mang thai. Nếu như trong thai kỳ, bạn bắt buộc phải dùng tới thuốc đau đầu, hãy nên thảo luận với bác sĩ của mình trước đó để đảm bảo loại thuốc bạn đang dùng có an toàn hay không.

Những vấn đề về tuyến giáp 

Những vấn đề về tuyến giáp có thể xuất hiện khi quá nhiều và quá ít hoóc môn tuyến giáp.

Khi có quá nhiều hoóc môn tuyến giáp, thường gọi là tuyến giáp hoạt động quá sức khiến sự trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, thường có nguyên nhân bắt nguồn từ bệnh bazơđu. Để đối phó với căn bệnh này, người ta thường dùng phương pháp phẫu thuật hoặc dược phẩm nhằm giảm thiểu lượng hoóc môn tuyến giáp trong bộ máy cơ thể. Nếu như căn bệnh này không được chữa trị trong thời gian mang thai, nó sẽ làm nảy sinh nguy cơ cao về tình trạng đẻ non và sự nhẹ cân của trẻ sơ sinh. Còn nếu trong quá trình mang thai, việc chữa trị vẫn được tiến hành thì vẫn có nhiều loại thuốc an toàn mà bạn hoàn toàn có thể sử dụng.

Còn trong trường hợp quá ít hoóc môn tuyến giáp, còn gọi là “chứng giảm năng tuyến giáp”, thường có nguyên nhân bắt nguồn từ một số căn bệnh tự miễn dịch; tuyến giáp bị hư hỏng bởi những kháng thể có trong cơ thể bạn. Các bác sĩ thường dùng các hoóc môn tuyến giáp trong quá trình chữa trị bệnh này. Nếu không chữa trị bệnh này, bạn có thể mắc phải bệnh vô sinh hoặc sảy thai.

Nếu như bạn thấy mìn mắc một trong hai triệu chứng trên, hãy tiến hành xét nghiệm trước khi mang thai, xác định chính xác số lượng dược phẩm cần thiết cho bạn. Khi mang thai, việc thay đổi về nhu cầu thuốc thang là hoàn có thể nên bạn đừng xét nghiệm ngay cả khi đang mang thai nhé.

Một số vấn đề bệnh lý khác

Một số căn bệnh mãn tính cụ thể có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu cảm thấy mình có khả năng mắc phải bất cứ vấn đề bệnh lý kinh niên nào hay bạn đang dùng các loại thuốc theo một lịch đều đặn nào, hãy nói thẳng vấn đề này cho bác sĩ của bạn được biết.

Dược phẩm đang dùng

Mỗi khi bạn được kê một đơn thuốc hay được khuyên dùng bất kỳ loại dược phẩm nào thì một điểu rất quan trọng đối với bạn và cả bác sĩ của bạn là phải cân nhắc về khả năng mang thai của bạn trước khi bạn mang thai, mọi thứ đều có thể thay đổi phụ thuộc vào loại dược phẩm mà bạn đang dùng thậm chí cả những loại thuốc không hề có hại cho bạn khi chưa mang thai thì lại hoàn toàn có khả năng ảnh hưởng đến bạn khi bạn mang thai. Do đó, một loại thuốc có thể an toàn cho bạn hay không thì còn là một ẩn số. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ bất cứ khi nào bạn muốn thay đổi thuốc thang (một số tác dụng của một số thứ thuốc và hoá chất sẽ được bàn đến nhiều hơn ở tuần thứ tư).

Hầu hết tất cả các cơ quan trong cơ thể bước đầu phát triển trong thời gian mười ba tuần đầu của thai kỳ. Đây là thời điểm quan trọng để bảo vệ con bạn tránh bị ảnh hưởng bởi nhiều loại dược phẩm vớ vẩn.

Bạn sẽ cảm thấy khoẻ mạnh hơn và làm được nhiều điều tốt đẹp hơn trong thai kỳ nếu như bạn kiểm soát được hoàn toàn các dược phẩm bạn dùng trước thời điểm bạn có ý định mang thai.

Một số loại dược phẩm được chỉ định dùng ngắn hạn ví dụ như thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn. Một số loại khác lại được dùng cho các bệnh kinh niên hay các bệnh lý kéo dài, chẳng hạn như huyết áp cao hoặc bệnh đái tháo đường. Một số loại thuốc có thể dùng được khi bạn mang thai và thậm chí có thể giúp cho thai nhi của bạn hoàn toàn khoẻ mạnh và một số loại thì chẳng hề an toàn khi dùng trong giai đoạn mang thai.

Hãy thận trọng với các loại dược phẩm trong khi mang thai, hãy đặt an toàn lên hàng đấu. Một số những hướng dẫn mang tính chất khái quát cho việc sử dụng thuốc khi bạn đang có ý định mang thai được liệt kê ra như sau:

Không nên ngừng sử dụng các biện pháp tránh thai từ khi bạn có ý định mang thai.

Sử dụng các đơn thuốc theo đúng những loại đã được chỉ định.

Hãy nói với bác sĩ của mình nếu bạn nghĩ mình đã mang thai hoặc khi bạn chấm dứt sử dụng các biện pháp tránh thai trong lúc kê đơn thuốc.

Không nên tự chữa trị hoặc dùng bất cứ một loại dược phẩm nào mà bạn được kê trong quá khứ cho những trạng bệnh nào khác.

Không được sử dụng dược phẩm được kê cho người khác.

Nếu bạn không chắc chắn lắm về loại dược phẩm nào đó hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nó nhé.

Tiêm chủng

Một nguyên tắc tương tự cũng được đặt ra đối với việc tiêm chủng như đối với trường hợp xét nghiệm bằng chụp X-quang, khi bạn đang trong giai đoạn tiêm chủng, hãy sử dụng các phương pháp tránh thai có hiệu quả. Một số loại vaccin có thể an toàn trong khi mang thai, nhưng một số loại thì không. Một nguyên tắc quan trọng hàng đầu đó là bạn nên hoàn thiện việc tiêm chủng trong thời gian ít nhất là 3 tháng trước khi mang thai.

Các loại vaccin tiêm chủng thường có tác dụng bất lợi đối với người phụ nữ mang thai trong quý đầu tiên của thai kỳ. Nếu như bạn cần phải tiêm chủng cho bệnh ban đào (bệnh sởi Đức) hoặc MMR (Sởi, quai bị, rubela) hay bệnh thuỷ đậu trước khi mang thai, thì Trung thâm kiểm soát bệnh tật (CDC) khuyên bạn nên chờ đợi trong thời gian 4 tuần sau khi tiêm chủng rồi mới nên mang thai.

Một ngoại lệ trong trường hợp này là vaccin phòng bệnh cúm. Loại vaccin này được khuyên dùng bởi các phụ nữ mang thai trong trường hợp họ đã trải qua tháng thứ 3 của thai kỳ trong suốt mùa cúm. Nếu như bạn được khuyên dùng vaccin cảm cùm vì mục đích công việc hay vì một lý do nào đó, hãy cứ tiếp tục sử dụng. Việc dùng này được coi là an toàn và trong suốt thai kỳ của bạn cũng như trong suốt thời gian nỗ lực mang thai của bạn.

Kiểm soát khả năng sinh đẻ sẽ giúp bạn có mang dễ dàng hơn

Ngày nay, với công nghệ hiện đại, chúng ta may mắn có được những phương pháp xét nghiệm để dự đoán được thời điểm rụng trứng của người phụ nữ nhằm giúp quá trình thụ thai được dễ dàng hơn. Các xét nghiệm này có thể được tiến hành tại nhà, và hầu hết là rất dễ sử dụng.

Phương pháp kiểm soát sinh sản dễ dàng với kế hoạch cụ thể giúp bạn theo dõi được thời điểm bạn đang trong chu kỳ kinh nguyệt. Tất cả những việc bạn phải làm là ấn nút trong thời điểm bắt đầu một chu kỳ mới để tiến hành quá trình kiểm soát chu kỳ của mình. Khi được 10 ngày trong chu kỳ, bạn nên dùng mẫu thử nước tiểu để kiểm tra lượng hoóc môn có trong cơ thể. Dụng cụ kiểm soát này sẽ theo dõi và cho biết chính xác thời điểm thụ thai tốt nhất cho bạn.

Một dụng cụ khác cũng dùng để kiểm tra kỳ rụng trứng là xét nghiệm rụng trứng bằng nước bọt, đó là khi bạn sử dụng nước bọt để đoán ước thời điểm trứng rụng. Trong những năm 40, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng, lượng muối trong nước bọt của người phụ nữ tương đương với lượng muối trong chất dịch của tử cung trong thời điểm họ rụng trứng. Tận dụng được thông tin này, xét nghiệm được triển khai và dùng để dự đoán thời điểm rụng trứng. Nước bọt sẽ được đặt dưới thấu kính hiển vi, và mẫu thử kết tinh này được kiểm tra ngay sau khi khô. Khi một người phụ nữ chưa rụng trứng, những đốt chấm tự nhiên sẽ xuất hiện; tuy nhiên trong thời điểm từ 1 đến 3 ngày sau khi rụng trứng những cấu trúc giống như sợi tóc ngắn sẽ có thể được nhận ra rõ ràng. Trong ngày trứng rụng, một cấu trúc giống như cây dương xỉ sẽ xuất hiện, nên có thể rất dễ phân biệt với các mẫu khác.

Tư vấn về di truyền

Nếu như bạn chuẩn bị những kế hoạch cho kỳ mang thai đầu tiên của mình, có thể bạn sẽ không quan tâm về những vấn đề về di truyền. Tuy nhiên, trong một số hoàn cảnh mà ở đó những vấn đề về di truyền học có thể giúp bạn và người chồng của mình đưa ra được những quyết định đúng đắn việc mang thai. Theo hiểu biết của chúng tôi thì khoảng hơn 13000 trường hợp rối loạn gen do di truyền xảy ra. Hàng năm, ở Mỹ, có khoảng 150.000 trẻ em sinh ra có mang một số biểu hiện của dị tật bẩm sinh. Hầu như một số các nhóm dân tộc nhất định thường có nguy cơ cao hơn về những dị tật mang tính di truyền gen. Ngoài ra, các loại dược phẩm, hoá chất và thuốc bảo vệ thực vật nhất định có thể đặt một cặp vợ chồng vào những nguy cơ cao hơn.

Tư vấn về di truyền là một cuộc họp nhằm chia sẻ những thông tin giữa bạn và đối tác của mình với các chuyên gia tư vấn về di truyền hoặc nhiều nhóm tư vấn viên khác nhau. Bất cứ một thông tin nào bạn chia sẻ với tư vấn viên hoặc nhận được từ tư vấn viên đều được giữ bí mật. Nó có thể cần đến một hoặc nhiều chuyến viếng thăm. Tư vấn về di truyền thường thấy trong một số các trường đại học lớn. Bác sĩ của bạn cũng có thể trở thành người tư vấn cho bạn.

Thông qua các cuộc tư vấn về di truyền, bạn và đối tác của mình có thể hiểu sâu hơn về khả năng và tính khả thi có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai của chính bạn và thậm chí cả con cái của bạn sau này. Những thông tin của bạn nhận được có thể không chính xác. Các tư vấn viên có thể thảo luận dưới dạng “cơ hội” hoặc “tỉ lệ” của vấn đề này.

Một chuyên gia tư vấn về di truyền không thể là người đưa ra quyết định cho bạn được. Ông hoặc bà ấy sẽ cung cấp những thông tin về các xét nghiệm mà bạn sẽ tiến hành cũng như kết quả của những xét nghiệm đó sẽ nói lên điều gì. Khi nói chuyện với một chuyên gia tư vấn di truyền, bạn không nên giấu giếm những thông tin mà bạn cảm thấy ngượng ngùng hay khó nói. Điều quan trọng nhất là bạn phải cung cấp cho họ càng nhiều thông tin càng tốt.

Hãy thử hỏi bác sĩ của bạn xem liệu bạn có cần tìm cho mình một chuyên gia tư vấn về di truyền không nhé. Hầu hết các cặp vợ chồng những người nên cần đến những chuyên gia tư vấn về di truyền thường lại không nhận thấy là mình nên có một chuyên gia cho đến khi họ sinh con ra với một dị tật bẩm sinh. Có thể bạn sẽ phải cân nhắc về trường hợp cần đến một tư vấn về di truyền nếu một trong những trường hợp dưới đây bạn có khả năng gặp phải:

Độ tuổi tối thiểu khi mang thai của bạn là 35 tuổi.

Bạn sinh con ra với một dị tật bẩm sinh.

Bạn hoặc đối tác của mình có mang dị tật bẩm sinh.

Bạn hoặc đối tác của mình có tiền sử về hội chứng Đao, chậm phát triển về trí óc, xơ nang, tật nứt đốt sống, teo cơ, máu không đông, các vấn đề về xương, còi cọc, động kinh, khiếm khuyết tim bẩm sinh hoặc mù loà.

Bạn hoặc đối tác của mình có tiền sử gia đình về bệnh điếc do di truyền (xét nghiệm trước khi sinh có thể xác định được bệnh điếc do di truyền có nguyên nhân là Gen Connexin số 26, cho phép các ông bố bà mẹ và các bệnh nhân có cơ hội xoay chuyển tình hình ngay lập tức).

Bạn và chồng/vợ có họ hàng (có quan hệ huyết thống).

Bạn mắc phải trường hợp sảy thai tái hồi (thường là trên 3 lần).

Chồng hoặc vợ của bạn đang ở độ tuổi thấp nhất là 40 tuổi (Một số thông tin y tế cho biết những người cha ở độ tuổi 40 có thể có những nguy cơ gia tăng về trường hợp sinh con ra với những dị tật bẩm sinh.

Một số các dạng thông tin mà bạn cần có thể rất khó thu nhập, đặc biệt trong trường hợp bạn hoặc chồng mình được nhận làm con nuôi. Có thể bạn sẽ biết rất ít hoặc thậm chí là chẳng có chút thông tin nào về tiền sử bệnh tật của gia đình mình. Hãy nói chuyện với bác sĩ của mình trước khi mang thai nhé. Nếu như bạn đã biết được những nguy cơ có thể xảy đến trước khi mang thai, bạn sẽ không bị đặt vào tình thế của những lựa chọn làm đau đầu mình sau khi đã mang thai. Mục đích hàng đầu của việc tư vấn di truyền cũng giống như các mục đích khác trong thai kỳ - chuẩn đoán sớm và ngăn chặn các vấn đề.

Mang thai sau tuổi 35

Ngày càng có nhiều người phụ nữ muốn lập gia đình sau khi sự nghiệp của họ đã ổn định, và vì thế cũng cócàng nhiều cặp vợ chồng lựa chọn kết hôn ở độ tuổi muộn hơn. Ngày nay, các chuyên gia y tế nhận thấy nhiều trường hợp các bà mẹ đứng tuổi sinh con lần đầu, và phần lớn trong số họ có quá trình mang thai hết sức an toàn và khoẻ mạnh hơn những người phụ nữ cũng tầm tuổi họ đã từng sinh nở trước đó.

Chùng tôi nhận thấy rằng những người phụ nữ đứng tuổi hơn thường có hai mối băn khoăn lớn. Họ muốn biết rằng thai kỳ sẽ ảnh hưởng đến bạn như thế nào và độ tuổi của họ có ảnh hưởng như thế nào đên thai kỳ. Có một sự gia tăng nho nhỏ về sự gia tăng của những biến chứng đối với người mẹ và đứa con khi độ tuổi của mẹ quá cao. Có thể bạn sẽ cần đọc thêm cuốn sách của chúng tôi, Mang thai sau tuổi 35, nó chủ yếu tập trung nòi về ở việc mang thai của phụ nữ đứng tuổi.

Một phụ nữ trên 35 tuổi thường có khả năng đối mặt với những nguy cơ gia tăng dưới đây:

Trẻ sinh ra có khả năng mắc hội chứng Đao.

Huyết áp cao.

Áp suất khung xương chậu hoặc đau khung xương chậu.

Tiền kinh giật.

Mổ đẻ.

Sinh đa.

Đứt nhau thail

Xuất huyết và một số vấn đề khác.

Các cơn đau dạ con trong trường hợp sinh non.

Một người phụ nữ đứng tuổi thường gặp phải những vấn đề mà người phụ nữ trẻ hơn không gặp phải. Một điều đơn giản dễ nhận thấy đó là khi bạn 20 tuổi, khả năng mang thai của bạn phải dễ dàng hơn nhiều so với khi bạn 40 tuổi. Hơn nữa, khi đến độ tuổi 40, bạn đã có một công việc và những đứa trẻ sẽ chiếm nhiều trong quỹ thời gian của bạn. Và đương nhiên bạn sẽ thấy mình không có đủ thời gian để nghỉ ngơi, luyện tập và ăn uống.

Những vấn đề của người mẹ liên quan đến sự gia tăng về tuổi tác bao gồm chủ yếu là các bệnh mang tính kinh niên thường xuất hiện theo độ cao của tuổi tác. Huyết áp cao là một trong những vấn đề phổ biến nhất trong sự phức tạp của quá trình mang thai ở phụ nữ trên độ tuổi 35 (xem thêm tuần 31). Một nguy cơ cũng rất dễ xảy ra đó là chứng tiền kinh giật (xem thêm tuần 31). Những người phụ nữ đứng tuổi nếu sinh con có thể có nguy cơ cao khi mắc phải những chứng bệnh bất thường bao gồm đau đẻ, nếu xương chậu và cả trường hợp đau khung xương chậu.

Các trích dẫn nghiên cứu cho rằng số phụ nữ trên độ tuổi 35 có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường đã tăng lên gấp đôi. Trước đây, trường hợp tăng sông (cao huyết áp) và đái tháo đường chính là những vấn đề gây phức tạp nhất trong các ca mang thai. Tuy nhiên, với công nghệ hiện đại ngày nay, chúng ta có thể cải thiện được tình hình này dễ dàng hơn nhiều.

Hội chứng Đao

Thông qua các nghiên cứu về y tế, chúng ta được biết rằng những người phụ nữ mang thai ở độ tuổi cao thường có nguy cơ cao hơn về việc sinh con ra với hội chứng Đao bẩm sinh, mặc dù một số trong đó có thể sảy thai hoặc thai chết lưu.

Người ta phải tiến hành rất nhiều xét nghiệm đối với phụ nữ mang thai ở độ tuổi cao để có thể biết được đứa bé trong bụng họ có mắc phải hội chứng Đao hay không. Trường hợp phổ biến nhất đó là sự khuyết thiếu NST nam được phát hiện bằng cách chọc dò màng ối, (xem thêm tuần 16 để có nhiều thông tin hơn về hình thức xét nghiệm chọc dò qua màng ối).

Nguy cơ sinh con ra mắc phải hội chứng Đao sẽ tăng lên khi bạn ở độ tuổi cao hơn. Hãy nhìn vào những số liệu điều tra dưới đây:

Ở độ tuổi 25, nguy cơ nhằm vào khoảng 1 trong 1300 trường hợp.

Ở độ tuổi 30, đó là 1 trong 965 trường hợp.

Ở độ tuổi 35, đó là 1 trong 365 trường hợp.

Ở độ tuổi 40, đó là 1 trong 109 trường hợp.

Ở độ tuổi 45, đó là 1 trong 32 trường hợp.

Ở độ tuổi 49, đó là 1 trong 12 trường hợp.

Tuy nhiên cũng có một cách nhìn lạc quan trong số liệu ở trên. Nếu bạn ở độ tuổi 45, bạn có thể được 97% sinh con ra mà không mắc phải hội chứng Đao. Nếu như bạn ở độ tuổi 49, bạn có được 92% cơ hội sinh con ra mà không mắc phải hội chứng này. Còn nếu như bạn vẫn còn băn khoăn về những nguy cơ của trọng bệnh này do tiền sử bệnh lý của gia đình, bạn nên thảo luận vấn đề này với bác sĩ của mình nhé.

Tuổi của người cha.

Nghiên cứu cho thấy tuổi của người chacũng có những ảnh hưởng quan trọng đến việc mang thai của người vợ. Những dị tật về NST nam giới có thể gây nên các khuyết tật khi sinh xuất hiện thường xuyên hơn ở những người phụ nữ luống tuổi và ở cả những trường hợp người cha đã qua tuổi 40. Những người cha trên 55 tuổi có nguy cơ tăng gấp đôi bình thường về việc sinh con ra mắc phải hội chứng Đao. Nguy cơ về các vấn đề của hoóc môn giới tính nam sẽ gia tăng theo độ tuổi của người cha. Một nghiên cứu khuyên rằng đàn ông nên có con ở độ tuổi trước 40. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều tranh cãi về vấn đề này.

Sức khoẻ của bạn.  

Những câu hỏi quan trọng phải cân nhắc trước thời gian mang thai ở độ tuổi cao bao gồm các câu hỏi về sức khoẻ của bạn. Bạn có đủ sức khoẻ cho việc mang thai nữa hay không? Nếu tuổi bạn đã cao, bạn có thể gia tăng khả năng mang thai thành công của mình bằng cách hãy giữ sức khoẻ tốt nhất có thể trước khi mang thai.

Hầu hết các nhà nghiên cứu đều khuyên nên có một cuộc xét nghiệm bằng cách chụp tia X quang ngực trong độ tuổi 35. Nên thực hiện xét nghiệm này trước khi mang thai. Hãy để ý đến chế độ ăn kiêng và việc chăm sóc sức khoẻ, vốn cũng đã rất quan trọng trong quá trình chuẩn bị trước khi mang thai.

Chế độ dinh dưỡng trước khi mang thai

Hầu hết tất cả mọi người đều cảm thấy khoẻ hơn và làm việc có hiệu quả hơn khi họ thực hiện một chế độ ăn uống có độ cân bằng tốt. Bằng cách lên kế hoạch và thực hiện một chế độ ăn uống hợp lý trước khi mang thai sẽ đảm bảo rằng thai nhi bạn mang trong bụng có thể nhận đủ chất dinh dưỡng trong những tuần đầu và tháng đầu của thai kỳ.

Thường thường người phụ nữ chỉ quan tâm đến sức khoẻ của họ, một khi họ đã biết mình đã mang thai. Bằng những chuẩn bị chu đáo từ trước, bạn sẽ đảm bảo được rằng con mình sẽ có một môi trường sống khoẻ mạnh trong suốt thời gian 9 tháng của thai kỳ, không chỉ là 6 đến 7 tháng đơn thuần kể từ khi bạn phát hiện là mình đã thực sự mang thai. Khi bạn lên kế hoạch về dinh dưỡng là bạn đang chuẩn bị cho con bạn một môi trường để sống tốt và phát triển toàn diện.

Vấn đề về cân nặng

Trước khi mang thai, hãy để ý đến cân nặng của bạn; bạn không nên để mình quá gầy hoặc quá béo tại thời điểm này. Cả hai thể trạng đều khiến quá trình mang thai của bạn trở nên khó khăn hơn nhiều.

Không nên ăn kiêng trong thời gian bạn mang thai hoặc trong giai đoạn tiền mang thai. Không nên dùng những loại dược phẩm giảm cân trong trường hợp bạn không dùng một phương pháp tránh thai có hiệu quả. Hãy trao đổi mọi vấn đề với chuyên gia y tế của bạn nếu bạn đang cân nhắc về việc sử dụng các loại thuốc giảm cân hoặc tăng cân trước thời điểm bạn mang thai. Ăn kiêng có thể gây nên trường hợp thiếu vitamin và chất khoáng tức thời mà bạn và cả đứa bé đang lớn trong bụng đều cần đến.

Hãy cẩn thận với các loại vitamin, khoáng chất và thảo dược.

Không nên tự dùng thuốc với hàm lượng lớn hoặc những hợp chất vitamin, khoáng chất và thảo dược lạ. Không nên lạm dụng nó. Một số loại vitamin thông thường, ví dụ như vitamin A, có thể gây ra các dí tật bẩm sinh nếu như dùng quá liều lượng.

Một nguyên tắc chung là nên dừng sử dụng tất cả các loại dưỡng chất bổ sung ít nhất là ba tháng trước khi mang thai. Hãy thực hiện những bữa ăn có độ cân bằng cao và nên dùng một loại vitamin tổng hợp hoặc vitamin dùng cho trường hợp trước khi sinh theo ngày. Hầu hết tất cả các chuyên gia y tế đều cảm thấy rất vui mừng khi kê cho bạn những loại vitamin trước khi sinh, nếu bạn có một kế hoạch mang thai cụ thể.

Axit Folic

Axit Folic là một loại vitamin nhóm B(B9) có vai trò quan trọng góp phần có được một thai nhi khoẻ mạnh. Nếu một người sắp làm mẹ có thể dùng khoảng 0,4 mg (400microgram) Axit folic mỗi ngày, bắt đầu vào thời điểm 3 đến 4 tháng trước khi mang thai, có thể giúp cho đứa con đang phát triển của họ tránh được những dị tật bảm sinh về cột sống và não bộ, gọi là dị tật về dây thần kinh.

Một trong những dị tật này đó là trường hợp bẩm sinh về dây cột sống xoắn, gây đau rất mạnh cho 4000 trẻ em hàng năm được sinh ra tại Mỹ. Nó hình thành trong khoảng 70% trong số các trường hợp này co thể tránh được nếu người mẹ trước khi sinh sử dụng axit folic. Trong khi lên kế hoạch cho thai kỳ của mình, bạn nên hỏi chuyên gia y tế của mình về trường hợp bổ sung các dưỡng chất.

Vào năm 1998, chính phủ Mỹ ra lệnh rằng tất cả các loại ngũ cốc, chẳng hạn như bột mỳ, ngũ cốc và bột nhồi dùng cho bữa sáng, nên được dùng kèm với axit folic. Loại này cũng được tìm thấy ở một số thực phẩm khác nữa. Một số loại thông thường có chứa nhiều axit folic bao gồm:

Măng tây, lê tàu, chuối, đậu đen, lơ xanh, hoa quả và nước ép hoa quả thuộc giống cam quýt, lòng đỏ trứng gà, bánh mỳ và các loại ngũ cốc tăng cường, đậu xanh, các loại rau xanh nhiều lá, rau muống, đậu hạt, dâu tây, cá ngừ, mầm lúa mỳ, sữa chua.

Hãy bắt đầu có những thói quen ăn tốt.

Thông thường, phụ nữ mang thai hay mang thói quen ăn uống của mình trong suốt quá trình mang thai. Khá nhiều phụ nữ ăn uống rất qua loa và thường ít chú ý đến họ ăn những gì hầu hết các ngày trong tuần. Trước khi mang thai bạn hoàn toàn có thể thay đổi những thói quen này. Tuy nhiên, do nhu cầu ngày càng tăng của bản thân bạn cũng như của đứa con đang lớn trong bụng, việc thay đổi này sẽ không hiệu quả nếu như bạn áp dụng trong thời điểm bạn đã mang thai.

Điều quan trọng nhất của chế độ dinh dưỡng đó là sự cân bằng. Nên có những bữa ăn có độ cân bằng cao. Quá “trung thành” với các loại vitamin hoặc những bữa ăn theo ý thích của mình có thể rất hại cho bản thân bạn và đứa con đang lớn trong bụng. Thâm chí nó có thể khiến cho bạn kiệt sức tại bất cứ thời điểm nào trong suốt thai kỳ.

Những cân nhắc chi tiết 

Một số nhân tố cụ thể cần phải cân nhắc đến trước khi mang thai bao gồm việc bạn có hay không thực hiện những bữa ăn có hàm lượng rau cao, có hay không thực hiện những bài tập thể dục với tần suất hợp lý, bạn có bỏ bữa hay không, kế hoạch ăn kiêng (bạn có đang tăng hoặc giảm cân không?) và bất cứ những nhu cầu ăn uống đặc biệt nào của bạn, có hay không?

Nếu như việc bạn phải có chế độ ăn đặc biệt do nhu cầu về các vấn đề y tế, hãy thảo luận với bác sĩ của bạn về việc đó. Có rất nhiều thông tin có thể được chuyên gia y tế của bạn hay một cơ sở y tế bất kỳ của địa phương cung cấp nếu như bạn cần đến về những bữa ăn phù hợp hay các chất dinh dưỡng mang lại sức khoẻ tốt.

Một số liều lượng của những bữa ăn có thể lên đến cao độ và bản thân bạn có thể chịu đựng được, nhưng sẽ là quá đối với đứa con đang lớn trong bụng. Điêu quan trọng là bạn phải thảo luận được vấn đề này với bác sĩ của bạn trước thời điểm. Chắc chắn là bạn hoàn toàn không muốn mình bị suy dinh dưỡng vì chế độ ăn nghèo nàn khi bạn nhận thấy rằng mình đã có thai được 8 tuần.

Bạn có thể tránh được những đợt ốm vặt vào buổi sáng trong thai kỳ không?

Một đợt nghiên cứu gần đây nhất cho thấy rằng những phụ nữ ăn nhiều các chất béo bão hoà - những chất thường thấy trong pho mát và thịt bò – vào thời điểm một năm trước khi mang thai có nguy cơ cao hơn khi mắc phải căn bệnh về buổi sáng trong suốt thai kỳ. Nếu như bạn có kế hoạch mang thai, bạn nên dừng các loại thức ăn thuộc nhóm này.

Luyện tập trước khi mang thai

Luyện tập rất có lợi cho bạn – ngay cả trước khi hoặc trong khi mang thai. Lợi ích nằm ở chỗ, bạn có thể kiểm soát được cân nặng của mình và có được cảm giác khoẻ khoắn và tăng thêm sức chịu đựng cũng như độ dẻo dai của bản thân, những điều hết sức quan trọng trong quá trình bạn mang thai.

Hãy bắt đầu luyện tập đều đặn trước khi bạn mang thai. Hãy thực hiện những điều chỉnh trong lối sống của bạn để đưa được chế độ luyện tập đều đặn có lợi cho bạn trong thời điểm hiện tại và khiến cho việc giữ được phom người chuẩn của bạn trong quá trình mang thai trở nên dễ dàng hơn.

Có thể tập nhiều, tuy nhiên, có thể gây ra một số vấn đề. Trong khi bạn có kế hoạch mang thai, hãy tránh việc luyện tập quá căng thẳng. Không nên tự ý tăng cường chế độ luyện tập của mình. Đây không phải là một thời điểm tốt để bạn tham gia chơi những môn thể thao mang tính quyết đấu khiến bạn phải cố gắng hết sức.

Điều quan trọng là bạn phải tìm được môn thể thao mà mình ưa thích và đưa môn đó vào quỹ đạo luyện tập thường xuyên của bạn, bất kể thời tiết ra sao. Tập trung cải thiện sức khoẻ ở phần dưới lưng và phần cơ bụng để hỗ trợ bạn trong thời gian mang thai.

Nếu bạn có những băn khoăn lo lắng về việc luyện tập trước và trong khi mang thai, cần thảo luận vấn đề đó với chuyên gia y tế của bạn. Luyện tập để rèn luyện khả năng chịu đựng của bạn, nên thực hiện từ trước khi mang thai, vì nó sẽ dễ dàng hơn cho bạn hơn là trong giai đoạn mang thai.

Xem thêm tuần 3 để có thêm thông tin về các bài tập, bao gồm cả những hướng dẫn cụ thể, những lời khuyên và những vấn đề có thể nảy sinh.

Cách tiếp cận tốt nhất đối với luyện tập đó là áp dụng những bài tập có độ cân bằng cao. Một chế độ tập luyện nên được áp dụng thường xuyên, đó là các bài tập giúp bạn cảm thấy khoẻ khoắn hơn và cảm thấy thai kỳ không còn trở nên khó khăn nữa. Ngoài ra, nó còn mang cho đứa con đang lớn trong bụng bạn một môi trường sống hoàn toàn khoẻ mạnh.

Sử dụng các phụ chất trước khi mang thai.

Trước kia, có quá ít kiến thức để có thể hiểu được thế nào là lạm dụng thuốc và rượu, và cũng có quá ít điều có thể làm để giúp đỡ những người mắc phải những vấn đề này. Ngày nay, các nhà cung cấp thông tin về việc chăm sóc sức khoẻ hoàn toàn có thể đưa ra những lời khuyên và chăm sóc những người sử dụng hoặc lạm dụng thuốc, rượu và các phụ chất khác. Không nên rụt rè khi bàn luận những vấn đề này với các chuyên gia y tế bởi vấn đề họ lo lắng chính là bản thân bạn và con bạn.

Mấy năm gần đây, chúng ta đã nhận biết được việc sử dụng các loại thuốc phiện, rượu men cũng như ảnh hưởng của chúng đến thai kỳ. Và tất cả chúng ta đều tin một điều rằng cách tiếp cận an toàn nhất về vấn đề sử dụng và lạm dụng các chất trên chính là không nên sử dụng nữa.

Do đó hoàn toàn có thể đối phó được vấn đề này trước khi mang thai. Tính đến thời điểm bạn nhận thấy mình có mang, thì bạn đã bỏ được 8 đến 10 tuần. Con bạn thường trải qua giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất là vào thời điểm 13 tuần đầu của thai kỳ. Bạn có thể dùng thuốc và không nhận thấy là mình đã có mang. Rất ít phụ nữ còn dùng các loại thuốc này nếu như họ biết là mình đã mang thai. Hãy ngừng sử dụng các loại thuốc nào mà bạn cảm thấy thực sự khả năng không cần thiết trước ít nhất là ba tháng trước khi có kế hoạch mang thai.

Các nghiên cứu về vấn đề này vẫn đang được tiến hành, và chúng cho thấy rằng việc sử dụng thuốc phiện và rượu trong quá trình mang thai có thể ảnh hưởng đến IQ, cũng như khả năng tập trung và tư duy học tập của trẻ. Cho đến nay, không một độ an toàn nào được xác định đối với các nhân tố này.

Sử dụng thuốc phiện trước khi mang thai là một vấn đề hoàn toàn nghiêm trọng. Rất may mắn là chúng ta hoàn toàn có thể giúp đỡ những người dùng loại thuốc này. Hãy yêu cầu giúp đỡ trước khi bạn có ý định mang thai. Chuẩn bị cho việc mang thai có lẽ chính là một nhân tốquan trọng để bạn và đối tác của mình có thể thay đổi được lối sống của mình.

Một số loại phụ chất thông thường dễ dẫn đến việc lạm dụng.

Thuốc lá.

Từ lâu chúng ta đã biết rằng hút thuốc lá rất có hại cho sự phát triển của thai nhi. Những người mẹ nếu hút thuốc trong suốt thai kỳ thường có nguy cơ cao khi sinh con ra có triệu chứng nhẹ cân, hoặc đứa trẻ có thể bị hạn chế phát triển môi trường bên trong tử cung. Hãy yêu cầu được giúp đỡ về cách bỏ hút thuốc một cách hiệu quả nhất trước khi mang thai. Bác sĩ của bạn có lẽ sẽ rất hoan nghênh khi nhận được lời đề nghị này. (Hãy xem thêm tuần thứ 1 & 2 để có thêm thông tin về những mánh nhỏ bỏ thuốc).

Một số mánh nhỏ khi mang thai

Ngay cả khi bạn không hề mang thai, hãy kiểm soát cơ thể của mình như thể bạn đang trong giai đoạn cua thai kỳ. Và đến khi bạn thực sự mang thai, bạn sẽ hoàn toàn kiểm soát được bản thân về chế độ ăn uống, luyện tập và tránh được những nhân tố có hại.

Rượu cồn.

Trước kia, một số người tin rằng dùng một lượng nhỏ rượu trong quá trình mang thai là hoàn toàn bình thường và không có chút ảnh hưởng gì cả. Ngày nay, chúng ta nhận thấy rằng không nên dùng một chút nào thì mới là an toàn trong thai kỳ. Rượu có thể đi qua nhau thai và có những ảnh hưởng trực tiếp đến đứa con của bạn. Nếu uống quá nhiều với liều lượng mạnh có thể khiến cho thai nhi mắc phải hội chứng men rượu (FAS) hoặc biểu hiện nồng độ cồn của thai nhi (FAE), được thảo luận cụ thể trong tuần thứ 1 & 2.

Cocain.

Cocain được nhận thấy là có những ảnh hưởng đến con bạn trong suốt thai kỳ, chứ không chỉ đơn thuần chỉ là trong quý đầu tiên. Nêu như bạn sử dụng cocain trong thời gian 12 tuần đầu của thai kỳ, thì bạn có nguy cơ cao sẽ bị sảy thai. Cocain cũng có thể gây ra những ảnh hưởng làm cho đứa bé trong bụng bị dị dạng một cách nghiêm trọng. Dạng của những khuyết tật này còn phụ thuộc vào thời điểm trong thai kỳ bạn bắt đầu dùng cocain.   

Các em bé sơ sinh được sinh ra từ người mẹ dùng cocain có nguy cơ mắc phải những khuyết tật bẩm sinh kéo dài về tinh thần. Hội chứng đột tử của trẻ sơ sinh (SIDS) cũng là một hiện tượng thường thấy đối với những em bé trong trường hợp này. Một số trẻ em sinh ra trong những người mẹ sử dụng cocain có thể chết lưu ngay trong bụng người mẹ. Không những thế, cocain còn ảnh hưởng đến cả người mẹ, nó là một chất kích thích và do đó nó có thể ảnh hưởng đến nhịp tim và huyết áp của người sử dụng. Những người phụ nữ dùng phải những chất kích thích này thường có nguy cơ cao về hiện tượng sa nhau thai, đó là trường hợp tách sớm của nhau thai ra khỏi tử cung.

Tại một số nơi ở Mỹ, có trên 10% phụ nữ đôi khi vẫn dùng cocain trong thai kỳ của mình. Hãy ngừng việc dùng cocain ngay khi bạn từ bỏ các biện pháp tránh thai. Làm hỏng phôi thai (sau này là thai nhi) có thể xảy ra trong vòng có 3 ngày sau khi thụ thai!

Cần sa

Cần sa (một loại ma tuý làm bằng gai dầu) rất nguy hiểm trong suốt quá trình mang thai, vì nó có thể đi thẳng vào nhau thai và chui vào hệ thống của trẻ. Nó có những ảnh hưởng kéo dài cho đứa bé ngay từ trong bụng mẹ. Nghiên cứu cho thấy việc sử dụng cần sa của người mẹ trong suốt thai kỳ có thể ảnh hưởng tới chức năng nhận thức, khả năng quyết đoán và khả năng vạch ra kế hoạch của đứa con. Việc sử dụng này còn có thể ảnh hưởng đến khả năng tranh luận và trí nhớ của trẻ nữa.

Một số mánh nhỏ dành cho người bố

Nếu như chồng bạn đang cố gắng thay đổi lối sống để chuẩn bị cho quá trình mang thai của bạn, chẳng hạn như bỏ thuốc hay bỏ rượu, hỗ trợ cho những nỗ lực của bạn. Nếu vậy, hãy từ bỏ ngay những thói quen này nhé, nếu bạn là người biết chia sẻ.

Nếu như chồng bạn là một người hút cần sa, hãy khuyến khích anh ta ngừng ngay nhé. Một nghiên cứu cho thấy nếu như người cha là người hút cần sa, thì nguy cơ về bệnh SIDS ở trẻ sẽ tăng lên gấp đôi ở trẻ. Nguy cơ này sẽ xuất hiện nếu như người chồng hút loại thuốc này trước thời điểm thụ thai. Nghiên cứu cho thấy nồng độ chất THC có trong cần sa có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng tinh trùng và sự phát triển của phôi thai.

Công việc và sự mang thai

Bạn nên cân nhắc về khía cạnh công việc nếu như bạn có kế hoạch mang thai. Một số phụ nữ không nhận thấy là mình đã có mang cho đến khi thời gian đầu của thai kỳ đã ở đằng sau họ khá xa rồi. Tốt nhất là nên chuẩn bị mọi thứ trước. Hãy tìm hiểu về những vấn đề khiến bạn mệt mỏi nhất trong việc.

Bạn có đang ở trong quân ngũ không?

Bạn có đang phục vụ cho quân đội hay bạn đang có ý định tham gia vào quân ngũ hay không? Nếu vậy, khi bạn có khả năng mang thai, thì có một số điều bạn nên cẩn trọng.

Nghiên cứu đã cho thấy những người phụ nữ mang thai trong giai đoạn có vẫn còn có các nhiệm vụ nặng nề, họ có thể phải đối mặt với một số vấn đề, bao gồm cả một số nguy cơ đối với thai nhi đang phát triển của họ. Áp lực khi phải đáp ứng được yêu cầu cân nặng trong quân ngũ có thể có những ảnh hưởng đến sức khoẻ của người mẹ. Một số người lại có lượng dự trữ sắt thấp và lượng axit folic thấp hơn mức bình thường do chế độ ăn uống quá nghèo nàn. Như chúng ta đã nói qua trong trang 20, axit folic có vai trò rất quan trọng trong giai đoạn đầu của thai kỳ, và bạn cũng nên có một hàm lượng sắt dự trữ ổn định trong suốt thai kỳ. Ngoài ra, một số hình thức công việc cũng gây nên những ảnh hưởng bất lợi, có hại, chẳng hạn như đứng quá lâu trong một tư thế, phải khuân vác nặng hoặc trường hợp phải tiếp xúc với các hoá chất độc hại. Tất cả các nhân tố này đều có những ảnh hưởng bất lợi đối với phụ nữ mang thai.

Nếu như bạn có khả năng mang thai trong suốt giai đoạn phục dịch trong quân ngũ, hãy cố gắng hết sức để có được một cân nặng chuẩn vài tháng trước khi mang thai, sau đó hãy duy trì mức cân nặng đó. Hãy đảm bảo rằng lượng axit folic hấp thụ vào cơ thể phải luôn ổn định và vừa đủ, đối với hàm lượng dự trữ sắt thì cũng vậy. Và để đạt được điều này thì bạn phải có kế hoạch ăn những loại thực phẩm có độ cân bằng tốt cũng như ăn những loại thức ăn có hàm lượng cao về các dưỡng chất này. Việc dùng thêm các loại vitamin đặc chủng cho trường hợp trước khi sinh cũng rất cần thiết. Nếu bạn có những lo lắng về các chất độc hại liên quan đến công việc của mình, hãy tham khảo ý kiến đó với một người có kinh nghiệm. Hãy tìm hiểu xem trước thời điểm bạn mang thai, bạn có dùng bất kể loại vacxin hay chất để chủng nào không.

Điều quan trọng là bạn phải biết cách chăm sóc bản thân mình và đứa con trong bụng. Hãy bắt đầu bằng việc đặt ra kế hoạch ngay từ bây giờ để có một giai đoạn mang thai hoàn toàn khoẻ mạnh. Cũng nên xem qua phần thảo luận về việc mang thai trong quân ngũ ở tuần thứ 14.

Một số công việc được đánh giá là có hại trong suốt thời điểm mang thai. Có vài loại hợp chất mà bạn có thể dính phải trong quá trình làm việc, chẳng hạn như hoá chất, thuốc xông, chất phóng xạ hoặc các dung môi, có thể trở thành những vấn đề khi bạn mang thai. Rất nhiều phần trong chương này có thảo luận về lối sống và cách bạn chăm sóc bản thân mình như thế nào. Một điều khá quan trọng là bạn phải xác định được những thứ bạn phải tiếp xúc trong công việc của mình và coi đó là một phần trong lối sống hàng ngày của bạn. Hãy duy trì các biện pháp tránh thai cho đến khi bạn thấy rằng môi trường làm việc của mình đã trở nên an toàn hơn.

Những cân nhắc cũng rất quan trọng liên quan đến công việc đó là các hình thức quyền lợi mà bạn được hưởng cũng như toàn bộ các chế độ bảo hiểm và các chế độ nghỉ đẻ mà công ty bạn có. Hầu hết tất cả các chế độ đều cho phép một thời gian nghỉ nhất định. Nên việc bạn kiểm tra kỹ những vấn đề này trước khi mang thai là hoàn toàn dễ hiểu. Với chi phí của các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và việc có con có thể khiến bạn tốn hàng trăm triệu nếu bạn không có kế hoạch trước.

Phụ nữ, những người phải làm trong tư thế đứng quá lâu có thể sinh con ra với trọng lượng nhẹ hơn mức bình thường. Nếu như trước kia bạn đã có trường hợp đẻ non trong quá khứ hoặc bạn có một cổ tử cung kém chức năng, thì công việc đòi hỏi bạn phải đứng trong thời gian quá lâu không phải là một sự lựa chọn thông minh cho bạn trong suốt quá trình mang thai. Hãy nói với bác sĩ của bạn về tình trạng công việc của bạn.

Các căn bệnh lây qua đường sinh dục

Những lây nhiễm hoặc bệnh lấy từ người này qua người khác bằng con đường tình dục được gọi chung là căn bệnh lây lan qua đường tình dục (gọi tắt là STDs). Các lây nhiễm này có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai của bạn và gây tổn thương đến đứa con đang lớn trong bụng bạn. Nhiều phương pháp tránh thai mà bạn áp dụng có thể có những ảnh hưởng về khả năng dẫn lưu một căn bệnh STD. Bao cao su và chất diệt tinh trùng có thể giảm thiểu những nguy cơ mắc phải những căn bệnh loại này. Bạn có khả năng cao khi mắc phải những căn bệnh lây lan qua đường tình dục nếu như bạn có hơn một đối tác tình dục.

Vài trường hợp lây nhiễm từ các căn bệnh này có thể gây ra bệnh viêm khung chậu (PID). PID khá trầm trọng vì nó có thể lây lan từ âm đạo đến cổ tử cung thông qua dạ con rồi tới cả ống dẫn trứng và buồng trứng. Điều này gây nên trường hợp để lại thẹo và tắc ống dẫn trứng, khiến cho việc bạn có mang trở nên khó khăn hơn và không thể hoặc khiến cho bạn nhạy cảm hơn với tình trạng mang thai ngoài dạ con. (xem thêm tuần 5).

Hãy tự bảo vệ mình khỏi những căn bệnh lây lan qua đường tình dục.

Một phần trong kế hoạch mang thai của bạn bao gồm cả việc bảo vệ bản thân bạn khỏi những căn bệnh lây lan qua đường tình dục. Hãy thực hiện theo những hướng dẫn căn bản sau:

Hãy sử dụng bao cao su (không cần biết đến các phương pháp tránh thai khác mà bạn đang dùng).

Hãy giảm thiểu số lượng đối tác tình dục của mình.

Chỉ nên có quan hệ tình dục với những đối tác nào mà bạn nghĩ họ cũng có ít đối tác tình dục.

Hãy yêu cầu được giúp đỡ nếu bản thân bạn mắc phải căn bệnh lây lan qua đường tình dục. Hãy thực hiện các xét nghiệm nếu bạn cho rằng mình có khả năng mắc phải một trong các căn bệnh này, mặc dù triệu chứng của bạn không rõ ràng.



(St)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý