Thai 13 tuần tuổi

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Thai 13 tuần tuổi

18/04/2015 10:40 AM
1,970

Con bạn đã lớn thế nào rồi?

Con bạn đang tăng trưởng một cách nhanh chóng! Chiều dài từ đầu đến mông của nó là 6,5 đến 7,8cm, và cân nặng của nó từ 13 đến 20g. Nó bằng kích thước của một quả đào.

Bạn đã thay đổi như thế nào về ngoại hình?

Dạ con của bạn đã lớn lên một chút. Bạn có thể cảm thấy phần góc trên của nó ở ngay trên xương tại vùng thấp nhất dưới bụng, cách khoảng 10cm tính từ rốn về phía dưới. Từ 12 đến 13 tuần, dạ con của bạn sẽ lấp đầy khung xương chậu và bắt đầu lớn dần lên phía trên, vùng bụng. Nó lúc này trông giống như một quả bóng mềm.

Đến thời điểm này có lẽ bạn đã lên cân một chút. Nhưng nếu căn bệnh buổi sáng trước kia và bây giờ vẫn là một vấn đề nhức nhối của bạn và khiến bạn khó ăn, thì bạn có thể khong tăng cân nhiều. Khi bạn cảm thấy thoải mái và con bạn cũng tăng cân nhanh thì bạn cũng bắt đầu tăng cân nhanh.

Con bạn phát triển và lớn lên như thế nào?

Sự phát triển của thai nhi đặc biệt nổi bật kể từ thời điểm này cho đến hết tuần thứ 24 của thai kỳ. Đứa bé có chiều dài gấp đôi kể từ tuần thứ 7. Những thay đổi về cân nặng của thai nhi diễn ra cũng tương đối nhanh trong 8 đến 10 tuần vừa qua của thai nhi. Trong tuần thứ 13, đầu của đứa trẻ bằng một nửa chiều dài từ đầu đến mông. Đến tuần thứ 21, đầu của trẻ đã bằng 1/3 kích thước cơ thể. Sự tăng trưởng về cơ thể của trẻ sẽ nhanh hơn khi sự phát triển về đầu chậm lại.

Mặt của bé lúc này trông đã giống người hơn. Hai mắt, bắt đầu phát triển từ hai bên của khuôn mặt, giờ di chuyển vào gần nhau hơn trên khuôn mặt. Tai bắt đầu đứng tại vị trí bình thường của nó ở hai bên khuôn mặt. Các bộ phận sinh dục bên ngoài phát triển đến độ giới tính năm có thể được phân biệt so với giới tính nức nếu như xét nghiệm tiến hành bên ngoài dạ con.

Ruột phát triển ban đầu bên trong chỗ phồng lên ở dây rốn bên ngoài cơ thể của trẻ. Vào thời điểm này, chúng rút ra thành khoang bụng của thai nhi. Nếu như quá trình này không xảy ra và ruột vẫn nằm bên ngoài cơ thể của thai nhi, một trạng bệnh gọi là thoát vị rốn sẽ xảy ra. Điều này là khá hiếm (chỉ xảy ra 1 trong 10.000 ca sinh đẻ). Tình trạng này có thể được chữa trị bằng cách phẫu thuật, và đứa trẻ có thể hoàn toàn khoẻ mạnh sau khi sinh.

Những thay đổi của bạn

Bạn đang mất đi vòng eo của mình đấy! Quần áo lúc này trở nên ấm cúng hơn. Đây là thời điểm nên dùng các loại vải rộng rãi.

*Các điểm rạn nứt.

Các điểm rạn nứt, còn được gọi là Striae distensae, rất thường thấy, và ở những mức độ khác nhau, trong suốt thai kỳ. Nó có thể xuất hiện sớm hoặc muộn trong thai kỳ của bạn, thường xuất hiện ở bụng, ngực và mông lẫn hậu môn. Sau khi sinh, chúng có thể bị mờ đi và trở lại giống màu da ở những vùng xung quanh, nhưng chúng không biến đi hẳn. Để tránh trường hợp xuất hiện của các điểm rạn nứt, hãy tăng cân một cách chậm rãi và đều đặn. Bất cứ sự tăng cân nào cũng có thể khiến cho các vết rạn xuất hiện đều hơn.

Nếu như bạn dùng kem Steroid, chẳng hạn như hydrocortisone và topicort, để chữa trị các vết rạn nứt trong thai kỳ, bạn có thể hấp thu một lượng Steroid vào cơ thể. Hợp chất này sau đó sẽ truyền sang đứa con của bạn. Không nên sử dụng bất kỳ loại kem Steroid nào trong khi mang thai nếu như không có sự kiểm tra của bác sĩ!

 Một số hành động nên làm. Mặc dù sự hình thành của các vết rạn có thể xảy ra trong khi mang thai, có một số điều mà bạn có thể làm để giảm thiểu mức độ trầm trọng của nó. Hãy thử những cách sau nhé:   

Hãy uống thật nhiều nước và ăn những loại thức ăn bổ dưỡng. Các loại thực phẩm giàu về các chất chống oxi hoá – quả và rau có màu đỏ, màu cam hoặc màu vàng – cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tái tạo và làm lành các mô.

Duy trì tính đàn hồi của da bằng cách ăn đủ lượng chất Protein và giảm thiểu về các chất béo. Hột lanh, dầu hột lanh, cá và dầu cá là những nguồn rất hợp lý. Tuy nhiên cũng nên thận trọngvề lượng cá mà bạn hấp thụ vào cơ thể - bạn không cần phải ăn quá nhiều. Hãy xem phần thảo luận về cá ở tuần thứ 26.

Hãy tránh xa ánh nắng mặt trời.

Hãy duy trì các chế độ luyện tập thường xuyên.

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các loại kem với axit alpha-hydroxy, axit Citric và axit Lactic. Một số trong các loại kem và thuốc bôi trơn này có thể cải thiện chất lượng về các chất xơ có tính đàn hồi của da.

Phương pháp chữa trị sau khi sinh. Một số các phụ nữ thường có băn khoăn về việc họ có thể làm gì với chứng rạn da hình thành trong thai kỳ. Sau khi sinh, bạn có tương đối nhiều các phương pháp lựa chọn. Một số các phương pháp chữa trị mới hiện hành cũng rất có tác dụng.

Việc sử dụng Retin – A hoặc Renova, kết hợp cùng với axit Glycolic, đã được chứng minh là tương đối hiệu quả. Việc kê đơn cho hai loại này thực sự là cần thiết; bạn có thể mua axit Glycolic ở khoa Da liễu. Cellex – C, với axit Glycolic, cũng có tác dụng cải thiện các điểm rạn trên cơ thể. Các loại kem dùng ngay đã thực sự có những thành công nhất định trong việc chữa trị chứng rạn ra. Nó được gọi là StriVectin-SD sẵn có và cung cấp trực tiếp từ cơ sở sản xuất.

Cách chữa trị hiệu quả nhất đó là dụng phương pháp chiếu tia laze, nhưng lại tương đối đắt đỏ. Nó thường được tiến hành cùng với sự kết hợp của các phương thuốc kê ở trên. Với Nhất định: phương pháp chữa trị bằng tia laze, một chùm tia ánh sang laze sẽ được chiếu trực tiếp vào chất tạo keo collagen trong lớp thứ 2 của da để cang ra những vết nhăn. Phương pháp chữa trị bằng tia laze có xung thuốc nhuộm có thể cải thiện được những vế rạn da cả mới xuất hiện và đã xuất hiện được một thời gian tương đối dài. Tuy nhiên, Laze không phải đều có tác dụng với tất cả mọi người.

Matxa cũng được chứng tỏ về tính hiệu quả của nó với tác dụng tăng lượng máu đến vùng da đó và kích thích quá trình tái tạo cũng như loại bỏ đi các tế bào chết trên bề mặt. Các loại kem khác nhau cũng có tác dụng. Hãy thảo luận các phương pháp chữa trị này với bác sĩ của bạn nếu như các vết rạn làm bạn buồn lòng.

* Những thay đổi xuất hiện trên ngực của bạn

Sự phát triển về ngực của người mẹ ở cuối quý thứ nhất của thai kỳ (tuấn thứ 13)

Có thể bạn đang để ý đến những thay đổi xuất hiện trên ngực của bạn. (Hãy xem hình minh hoạ trang sau). Các tuyến vu (một tên gọi khác cho bộ ngực) được lấy tên từ một khái niệm của Latinh về ngực – vú.

Ngực của bạn được tạo nên bởi nhiều tuyến khác nhau, các mô liên kết để hỗ trợ và các mô béo để cung cấp qúa trình bảo vệ. Các túi sữa được nối liền với các ống dẫn đến đầu vú.

Trước khi mang thai, một bộ ngực trung bình nặng khoảng 200g. Trong khi mang thai, ngực thay đổi cả về kích thước lẫn cân nặng. Vào giai đoạn gần cuối của thai kỳ, mỗi ngực có thể nặng từ 400 đến 800g. Trong thời gian cho con bú, trọng lượng này của ngực có thể là 800 hoặc hơn thế.

Kích thước và hình dáng ngực của phụ nữ khác nhau rất nhiều. Các mô ngực thường nhô ra dưới cánh tay. Các tuyết tạo ra ngực thường mở đường ống để dẫn tới đầu vú. Mỗi đầu vú thường có chứa điểm cuối của các dây thần kinh, các sợi cơ, tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi và khoảng 20 ống dẫn sữa.

Đầu vú được bao quanh bởi các vòng mô (quầng), một vòng tròn, một vùng sắc tố. Trong khi mang thai, quầng này có thể sậm màu đì và lan rộng ra. Một vòng mô có màu đậm có thể đòng vai trò như một dấu hiệu cho trẻ sơ sinh khi bú.

Mách nhỏ cho các ông bố.

Hãy hỏi bác sĩ của bạn là liệu có loại bài tập nào mà hai bạn có thể tập cùng nhau theo 1 chế độ thường xuyên trong suốt thai kỳ không, chẳng hạn như đi bộ, bơi lội và chơi Golf hoặc quần vợt.

Ngực là bộ phận trải qua nhiều sự thay đổi trong suốt thai kỳ. Tong những tuần đầu tiên, một triệu chứng thông thường đó là cảm giác ngứa và đau ở ngực. Sau tuần thứ 8 của thai kỳ. ngực của bạn có thể phát triển to hơn và xuất hiện nhiều cục u nhỏ hoặc gồ ghề trong khi các tuyênd và các ỗng dẫn bên trong đó vẫn tiếp tục lớn lên và phát triển. Do ngực của bạn thay đổi trong khi mang thai, bạn có thể nhận thấy các tĩnh mạch xuất hiện ngay dưới da.

Trong suốt quý thứ 2 của thai kỳ, một chất lỏng màu vàng nhạt được gọi là tuyến sữa non bắt đầu hình thành. Nó có thể xuất hiện từ đầu vú bằng cách xoa bóp nhẹ nhàng xung quanh vú. Nếu như ngực của bạn đã lớn hơn, bạn có thể nhìn thấy các vết rạn xuất hiện tương tự như vùng bụng dưới của bạn.

Các tuyến vú bắt đầu phát triển trong tuần thứ 6 của bào thai. Cho đến thời điểm sinh đẻ, các ống dẫn sữa mới bắt đầu xuất hiện. Sau khi sinh, ngực của đứa bé mới có thể sưng lên và tiết ra một chút sữa nhỏ. Điều này có thể xuất hiện ở cả bé nam và bé nữ và nguyên nhân là sự tiết ra hoóc môn estrogen.

Những hành động của bạn có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của con bạn

* Làm việc trong khi mang thai.

Ngày nay, rất nhiều phụ nữ làm việc xa nhà, và có thể vẫn tiếp tục đi làm trong thời gian mang thai. Vì thế, một điều rất thông thường là những người sử dụng lao động và bệnh nhân thường hỏi bác sĩ về công việc trong khi mang thai.

“Liệu có an toàn khi tôi vẫn đi làm trong khi mang thai không?”

“Tôi có thể làm việc trong suốt thời gian còn lại của thai kỳ hay không?”

“Liệu tôi có tạo ra nguy hiểm cho đứa con mình nếu tôi đi làm hay không?”

Hơn một nửa số phụ nữ vẫn đang làm việc và đang tìm việc. Ở Mỹ, hơn 1triệu trẻ em được sinh ra từ những người mẹ đôi khi vẫn làm việc trong khi mang thai. Những phụ nữ này hầu hết đều có những mối lo lắng dễ hiểu về độ an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp.

Các bác sĩ có thể được yêu cầu phải đảm bảo được một phụ nữ mang thai khi làm việc mà không gây nguy hại gì đến bản thân cô ta cũng như thai kỳ của họ. Tính chất ốm yếu liên quan đến thai kỳ có thể đến từ nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như dưới đây:

Bản thân thai kỳ của nó.

Tính phức tạp của thai kỳ, chẳng hạn như chứng tiền sản giật, đẻ non hoặc các tình trạng bệnh lý khác.

Tính chất công việc, chẳng hạn như phải đứng quá lâu hoặc bị phơi nhiễm với các hoá chất độc hại, thuốc xông, khí độc, các dung môi và phóng xạ.

* Một số nguy cơ mà bạn có thể có nếu như làm việc trong khi mang thai.

Rất khó để có thể xác định được những nguy cơ có thể mang lại từ một công việc cụ thể. Ở hầu hết các trường hợp, chúng ta không có đủ thông tin để có thể biết rõ về những hợp chất có thể gây hai đến đứa con đang lớn trong bụng bạn.

Mục tiêu chính là giảm thiểu tất cả các nguy cơ xảy đến với người mẹ và con cố ấy mà vẫn có thể cho phép người mẹ tiếp tục công việc của mình. Một người phụ nữ với sức khoẻ bình thường và công việc vừa phải hoàn toàn có thể tiếp tục và duy trì công việc của mình trong suốt thời gian thai kỳ. Tuy nhiên, cô ta cũng nên thay đổi công việc ở một số khía cạnh nào đó. Chẳng hạn như cô ta có thể giảm thiểu thời gian phải làm việc trong tư thế đứng. Các nghiên cứu cho thấy ở phụ nữ phải đứng trong thời gian quá lâu ở cùng một địa điểm có nguy cơ cao về trường hợp đẻ non hoặc sinh ra những đứa con nhẹ cân.

Hãy làm việc trực tiếp với bác sĩ và ông chủ của mình. Nếu như có vấn đề gì nảy sinh, chẳng hạn như đẻ non hoặc xuất huyết, hãy lắng nghe lời khuyên của bác sĩ. Nếu cần nằm nghỉ tại nhà, hãy làm theo lời khuyên của họ. Trong quá trình tiếp diễn của thai kỳ, bạn cần phải làm việc ít thời gian hơn hoặc làm những công việc nhẹ nhàng hơn. Một điều hoàn toàn bất lợi cho bạn và con bạn là bạn tự ý đi ra ngoại và làm cho tình trạng phức tạp của thai kỳ ngày càng tồi đi.

* Hãy tự chăm sóc bản thân mình nếu như bạn tiếp tục công việc của mình khi mang thai.

Nếu như bạn còn làm việc, hãy thận trọng cho bản thân và cho cả đứa con trong bụng mình nữa.

Không nên tham gia vào bất cứ thứ gì mà bạn cảm thấy có hại cho bản thân và cho đứa con của mình.

Không nên đứng trong khoảng thời gian dài.

Ngồi thẳng trên ghế làm việc của mình.

Hãy đặt một chiếc ghế để chân thấp ở dưới bàn làm việc để thư gian cho đôi chân của bạn.

Thư giãn và nghỉ ngơi trong thời gian ăn trưa

Hãy đứng lên và đi lại sau 30 phút. Hãy vào nhà tắm và lấy đó làm lý do để đứng dậy và đi lại.

Không nên mặc những bộ đồ bó eo, đặc biệt là khi bạn phải làm việc trong thời gian ngồi phần lớn thời gian trong ngày.

Hãy uống thật nhiều nước

Hãy nghe những bản nhạc nhẹ nhàng nếu như nó nằm trong khả năng và điều kiện của bạn.

Hãy mang theo mình những bưa ăn có lợi cho sức khoẻ hoặc những bữa ăn nhẹ để đảm bảo độ cân bằng của bạn về lượng calo hấp thụ vào cơ thể. Các loại đồ an nhanh thường không có calo.

Hãy cố gắng giảm thiểu những căng thẳng trong công việc.

Không nên bắt đầu với các dự án đòi hỏi nhiều thời gian hoặc cần nhiều sự chú ý.

Chế độ dinh dưỡng của bạn.

Cafein là một chất kích thích hệ thống thần kinh trung ương thường thấy ở một số loại đồ uống và thực phẩm nhất định chẳng hạn như cafe, trà, các loại đồ uống có ga và Sôcôla. Chất kích thích này cũng thường thấy trong một số loại dược phẩm chẳng hạn như thuốc thèm ăn và thuốc đau đầu. Đã hơn 20 năm nay, Bộ thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã khuyên rằng các phụ nữ mang thai nên tránh dùng cafein. Cho đến ngày nay, không có một bằng chứng nào được đưa ra về độ an toàn của chúng đối với sức khoẻ của bạn và con bạn.

Lời cảnh báo về Cafein

Lượng cafein cao trong cơ thể phụ nữ mang thai – 400mg trong một ngày – có thể ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp ở trẻ. Một nghiên cứu cho rằng việc nhiễm loại chất này trước khi sinh có thể liên quan đến chứng đột tử của trẻ sơ sinh (SIDS).

Hàm lượng cafein hấp thu vào cơ thể có liên quan đến việc nhẹ cân và tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có một mối liên hệ giữa cafein và trường hợp sảy thai, chết lưu và đẻ non.

Hãy cắt giảm hoặc loại bỏ cafein trong các bữa ăn hàng ngày của bạn. Nó có thể truyền qua nhau thai và đến cơ thể của con bạn. Nó có thể ảnh hưởng đến sự trao đổi canxi trong cơ thể của bạn và con bạn. Nếu bạn cảm thấy lo sợ thì con bạn cũng có thể trải qua những tác dụng tương tự như vậy. Lượng tiêu thụ cafein nếu nhiều có thể gây ra các vấn đề về hô hấp đối với trẻ sơ sinh. Cafein này có thể truyền qua đường cho con bú và gây nên sự khó chịu và mất ngủ của trẻ. Tốc độ chuyển hoá cafein của trẻ sơ sinh có thể chậm hơn của người lớn và do đó cafein có thể tích tụ trong cơ thể của trẻ.

Tác hại của cafein đối với bạn trong quá trình mang thai đó là nó mang lại sự bực bội, đau đầu, sự khó chịu trong dạ dày, mất ngủ và chứng lo sợ. Hút thuốc cũng có thể tập hợp những tác hại của cafein.

Loại trừ cafein trong các bữa ăn của mình hoặc giảm thiểu lượng hấp thụ cafein vào cơ thể. Hãy đọc kỹ trên nhãn hiệu của các loại dược phẩm trực tiếp đối với cafein. Hầu hết các chuyên gia y tế đều đồng tình rằng ít hơn hoặc 2 ly café (không phải loại cốc vại) hoặc một lượng tương đương mỗi ngày là hoàn toàn hợp lý. Lượng đó ít hơn 200mg mỗi ngày.

Một ý kiến hay là bạn nên giảm thiểu lượng cafein càng nhiều càng tốt trong các bữa ăn của mình. Điều đó tốt hơn cho con bạn và chính bản thân bạn cũng vì thế mà cảm thấy khoẻ mạnh hơn. Danh sách liệt kê dưới đây là những liều lượng cafein có mặt trong các nguồn thực phẩm và đồ uống khác nhau:

Café, với 140g – có từ khoảng 60 đến 140 mg và thậm chí có thể cao hơn.

Trà, với 140g – có từ khoảng 60 đến 65 mg.

Sôcôla nấu, 28g – 25 mg.

Kẹo Sôcôla, 28g – 6 mg.

Đồ uống nhẹ, 336g – có từ 35 đến 44 mg.

Các loại thuốc giảm đau, liều lượng chuẩn – 40mg

Các loại thuốc chống dị ứng và cảm lạnh, liều lượng chuẩn – 25mg.

Bạn cũng cần biết.

* Bệnh Lyme

Bệnh Leme là một loại bệnh lây nhiễm truyền tời người bằng ve (ký sinh hút máu thuộc bộ Acanar của lớp tiết túc). Có rất nhiều giai đoạn của bệnh. Có khoảng 80% trường hợp bị đốt có thương tổn về da với một đặc trưng riêng, được gọi là mắt bò. Có một số triệu chứng giống như bệnh cúm. Sau khoảng 4 đến 6 tuần, cáctriệu chứng này trở nên nghiêm trọng hơn.

Trong giai đoạn đầu của bệnh, ngay cả xét nghiệm máu cũng không phát hiện ra bệnh. Mà chỉ có thể tiến hành xét nghiệm này trong thời gian trước đó mới có thể đoán được bệnh.

Chúng ta biết rằng bệnh Lyme này có thể truyền qua nhau thai. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này chúng ta vẫn chưa biết nó có thể gây hại gì tới thai nhi. Các nghiên cứu về nó vẫn đang được tiến hành.

Việc chữa trị cho bệnh Lyme cần liệu pháp kháng sinh lâu dài và đôi khi cần đến cả liệu pháp kháng sinh trong tĩnh mạch. Một số loại dược phẩm trị bệnh Lyme đều an toàn để sử dụng trong thời gian mang thai.

Tốt nhất là nên tránh lây nhiễm bệnh Lyme nếu có thể. Tránh xa các khu vực có ve, đặc biệt là những khu có cây cối rậm rạp. Nếu như bạn không thể rời đi khỏi những khu vực như vậy, hãy mặc những chiếc áo có ống tay dài, quần dài, đội mũ hoặc quàng khăn, đi tất và ủng hay những đôi giày kín. Thường xuyên kiểm tra tóc tai của mình vì ve có thể ẩn nấp trong đó. Kiểm tra kỹ cả quần áo để đảm bảo rằng không có ký sinh ve nào có mặt ở những đường gấp, cổ tay hoặc vớ.

(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
cho em hỏi thai được 13 tuần tuổi nạng khoảng bao nhiêu g là phát triển bình thường.
hơn 1 tháng trước - Thích (15) - Trả lời
Thai 13tuan tuoj nang 64gr co phaj la dag phat trjen bjnh thuog khong
Em mu0n biet la em dang mang thai 13 tuan ma lai bi ra mau thi co lam sao kh0ng a?
hơn 1 tháng trước - Thích (5) - Trả lời
den ngay gap bac si em nhe
thai 13 tuan vo chong co gan nhau duoc khong?
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
quan hệ tình dục an toàn với hầu hết phụ nữ ở phần lớn thời gian thai nghén và điều băn khoăn thường chỉ là quan hệ tình dục ở tư thế nào là thích hợp. Trong 3 tháng đầu, cơ thể phụ nữ có thai chưa thay đổi nhiều nên tư thế tình dục không có gì khác so với trước đó nhưng khi tử cung đã to hơn thì có một số tư thế trở nên không thuận lợi. Vì vậy nên tìm một tư thế thích hợp trong những tư thế sau: “Úp thìa” là tư thế vợ nằm nghiêng quay lưng về phía chồng, nằm cong như hình chữ C - nằm nghiêng đối diện với nhau để không chèn ép lên bụng - vợ nằm trên thích hợp khi thai nghén đã nhiều tháng - vợ nằm ở mép giường, chồng đứng. Tư thế nào cũng có điều bất tiện, vợ chồng cần tự điều chỉnh, chọn tư thế thích hợp. Nên tránh tư thế truyền thống (nam trên, nữ dưới), nhất là ở những tháng cuối của thai kỳ, vì tư thế này dễ gây chèn ép lên buồng tử cung, có thể làm vỡ ối sớm... Có thể lựa chọn các tư thế khác miễn đừng gây đè ép lên buồng tử cung là được. Động tác nên nhẹ nhàng không nên "hăng hái" quá, dễ làm tổn thương âm đạo, cổ tử cung. Nếu thấy ra máu, phải đi khám bác sĩ ngay. Tình dục nên thiên về vuốt ve, âu yếm hơn là giao hợp.
Chi cho em hoi. Mang thai ma e quan he lien tuc va e cung deu xuat tinh ra cung a ay het, lieu e co lam anh huong gi den baby ko chi?
hơn 1 tháng trước - Thích (6) - Trả lời
Cho em hỏi thai em được 13tuân roi nhƯng hôm qua tháy thèm kem mua uonm an rôi ra ngòai đi dạo tự dưng tháy Buồn no^n chạy vè^ no^n hé^t ra đường huhu kho^ng bié^t có sao kho^ng nua.huhu
hơn 1 tháng trước - Thích (16) - Trả lời
Sie^u âm lần đầu tiên bác sĩ chuẩn đoán thai 13tuần.không có vấn đề gì thai khoẻ.tháng nữa mớj bi ết giới tính.em đọc nhiều trang thông tin họ viết 13 là đã biết giới tính em bé đã phát triển hết đã giống ngư ời hơn.có đủ bộ phận.nhưng em thấy em bé của em nhìn dõ đầu thân hình.không nhìn dõ tay chân .hay em siê u âm đen trắng nên không dõ.cho em lời khuyên với.
Trong trường hợp mang thai 3 tháng đầu, các hiện tượng ốm nghén như mệt mỏi, buồn nôn...vẫn có thể xảy ra. Bạn nên theo dõi thêm sức khỏe của mình, nếu có các biến chứng thì bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sỹ tư vấn và điều trị tốt nhất. Trong trường hợp của bạn, mình nghĩ chưa có gì quá nghiêm trọng. Chúc bạn chóng khỏe!
thai 13 tuan tuoi sieu am da biet chinh xac gioi tinh chua?
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
biet dc ban ah
Biết được rồi đó, còn chuyện chính xác hay chưa thì cũng hem biết vì chẳng có gì chắc chắn 100% cả phải không
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý