Thai 18 tuần tuổi - cách dưỡng thai

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Thai 18 tuần tuổi - cách dưỡng thai

18/04/2015 10:40 AM
3,856

Con bạn đã lớn thế nào rồi?

Chiều dài từ đầu đến mông của con bạn lúc này là 12,5 đến 14cm. Cân nặng của thai nhi rơi vào khoảng 150g.

Bạn đã thay đổi như thế nào về ngoại hình?

Bạn có thể cảm nhận được dạ con của mình nằm ngay dưới rốn. Nếu bạn đặt ngón tay dọc theo đó mà đo, nó rộng khoảng 2 ngón tay so với rốn của bạn. Dạ con của bạn lúc này đã bằng kích thước của một quả dưa bở hoặc có thể lớn hơn một chút.

Lượng tăng cân tổng thể của bạn lúc này có thể rơi vào khoảng 4,5 đến 5,8kg. Tuy nhiên con số này có thể khác nhau nhiều. Nếu như bạn tăng cân nhiều hơn con số này hãy nói với bác sĩ của bạn. Bạn cũng cần phải gặp chuyên gia dinh dưỡng. Bạn còn nửa chặng đường nữa cần phải đi qua trong thai kỳ của mình, và bạn sẽ còn tăng cân nhiều nữa.

Tăng cân quá nhiều so với mức cân quy định có thể khiến thai kỳ và sinh đẻ trở nên khó khăn hơn. Quá nhiều cân khi tăng sẽ rất khó để có thể giảm đi sau đó.

Hãy theo dõi tất cả những thứ mà bạn ăn hàng ngày. Hãy lựa chọn các loại thực phẩm có đủ chất dinh dưỡng cho bạn và con bạn.

Con bạn lớn lên và phát triển như thế nào.

Con bạn vẫn tiếp tục phát triển và hoàn thiện dần, nhưng tại thời điểm này tốc độ tăng trưởng trở nên chậm hơn một chút. Như hình ảnh minh hoạ bạn nhìn thấy ở trang bên, con bạn lúc này trông đã như một con người.

Sự phát triển của tim và hệ thống lưu thông.

Trong tuần thứ 3 của thai kỳ, 2 ống đã nối lại vào tạo thành tim. Tim bắt đầu thu nhỏ vào từ ngày 22 của quá trình tăng trưởng hoặc vào khoảng đầu tuần thứ 5 của thai kỳ thai nghén. Tim bắt đầu đập và có thể nhìn thấy từ 5 đến 6 tuần của thai kỳ bằng xét nghiệm siêu âm.

Van tim được chia là thành các đám phồng lên. Các khu vực này sẽ phát triển thành buồng tim, gọi là tâm thất (trái và phải) va tâm nhĩ (tâm nhĩ trái và tâm nhĩ phải). Việc phân chia này bắt đầu từ tuần thứ 6 và thứ 7. Trong suốt tuần thứ 7, việc phân chia mô thành tâm nhĩ trái và phải bắt đầu, và một khoảng cách giữa các tâm nhĩ gọi là lỗ ovale xuất hiện. Khoảng mở này cho phép máu được lưu thông từ một tâm nhĩ sang một tâm nhĩ khác, cho phép chúng đi qua phổi. Trong khi sinh, khoang mở này sẽ đóng kín.

Tâm thất, phần buồng tim thấp ở phía dưới (nằm dưới phần tâm thất), cũng bắt đầu xuất hiện các vách ngăn. Thành tâm thất được hình thành bởi các cơ. Tâm thất trái đẩy máu lên phần trên cơ thể và lên não, còn tâm thất phải thì đẩy máu đến hai lá phổi.

Van tim xuất hiện cùng thời gian với buồng tim. Van này có nhiệm vụ lấp đầy và làm sạch tim. Âm thanh của tim cũng như tiếng gió phát ra từ tim là do lượng máu được truyền qua van tim. Máu của con bạn sẽ chảy qua nhau thai bằng dây rốn. Ở nhau thai, oxi và các chất dinh dưỡng được truyền từ cơ thể bạn tới cơ thể của thai nhi. Mặc dù tất cả sự lưu thông của máu từ cơ thể bạn tới cơ thể của thai nhi là khá gần gũi nhưng nó không phải tới sự kết nối trực tiếp. Hệ thống lưu thông này là hoàn toàn biệt lập.

Khi sinh ra, con bạn phải chuyển rất nhanh từ trạng thái phụ thuộc hoàn toàn vào cơ thể bạn để lấy oxi đến trạng thái độc lập phải sử dụng đến tim và phổi của bé. Lỗ ovale lúc này đóng, máu sẽ đi từ tâm thất phải, tâm nhĩ phải và phổi trong quá trình oxi hoá lần đầu tiên. Đây thực sự là một chuyển biến lớn.

Trong tuần thai nghén thứ 18, siêu âm có thể phát hiện một số dị tật bẩm sinh về tim. Điều này có thể rất hữu ích trong việc xác định ra một số trạng bệnh, chẳng hạn như hội chứng Đao. Một chuyên gia về siêu âm có thể tìm ra được các dị tật cụ thể về tim. Nếu như trường hợp dị tật nghi ngờ có khả năng xuất hiện, sẽ có nhiều đợt siêu âm được tiến hành để có thể sát sao sự phát triển của con bạn khi thai kỳ diễn ra sau này.

Những thay đổi của bạn.

Bạn có bị đau lưng không?

Hầu như tất cả các phụ nữ đôi khi đều trải qua những đợt đau lưng trong thai kỳ. Bạn cơ thể bị đau lưng thời gian trước đó hoặc có thể xuất hiện khi cơ thể bạn trở nên to hơn. Một số phụ nữ thường bị đau lưngtrong một số tư thế hoặc hoạt động bao gồm luyện tập quá sức, đi bộ, cúi xuống, vận chuyển một số thứ hoặc trong cả tư thế đứng. Thường thì đó chỉ là những dấu hiệu đau lưng thường thấy chứ không phải là những vấn đề mang tính nghiêm trọng. Một số phụ nữ cần phải chăm sóc đặc biệt bằng cách ra khỏi giường hoặc đứng dậy ngay từ tư thế ngồi. Ở trường hợp nặng, nhiều phụ nữ không thể đi nổi.

Những thay đổi về tính linh động của khớp xương có thể là một số nguyên nhân góp phần vào sự thay đổi trong điệu bộ của bạn và gây nên sự khó chịu ở vùng lưng dưới. Điều này thực sự hay xảy ra trong thời gian về sau của thai kỳ.

Khi dạ con của bạn to lên sẽ chuyển trọng lực của bạn lên cao, phía trên chân bạn, điều mà có thể gây ra ảnh hưởng tới các khớp xương xung quanh khung xương chậu. Tất cả các khớp nối đều giãn ra. Sự gia tăng về hoóc môn là các nguyên do mang tính tiềm ẩn; tuy nhiên sự khó chịu này còn có khả năng là dấu hiệu của các vấn đề mang tính nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như viêm thận bể hoặc sỏi thận. Hãy kiểm tra kỹ cùng bác sĩ của bạn nếu như đau lưng là một bệnh mãn tính của bạn.

Mách nhỏ cho tuần 18.

Trong khi luyện tập, nhu cầu oxy sẽ tăng lên. Cơ thể bạn sẽ nặng hơn, và độ cân bằng của bạn cũng thay đổi. Bạn cũng cảm thấy dễ mệt hơn. Hãy nhớ kỹ những điều này khi bạn điều chỉnh chương trình luyện tập của mình.

Làm thế nào để bạn có thể phòng tránh và giảm bớt đau? Hãy thử áp dụng một số mẹo nhỏ ngay từ thời gian đầu của thai kỳ khi có thể, và chúng sẽ giảm bớt khi thai kỳ của bạn càng gần giai đoạn cuối.

Hãy theo dõi các bữa ăn và việc tăng cân của bạn.

Hãy tiếp tục với các bài tập theo hướng dẫn trong suốt quá trình mang thai.

Hãy làm quen với tư thế ngủ nằm nghiêng.

Hãy tìm ra thời gian thích hợp trong một ngày để bạn có thể nghỉ ngơi và nằm thư giãn trong 30 phút trong tư thế nghiêng người.

Nếu bạn có con rồi, hãy ngủ trưa trong cùng thời gian với chùng.

Có thể uống acetaminophen để điều trị bệnh đau lưng.

Hãy đốt nóng ở những vùng đau.

Nếu như các cơn đau không dứt và trở nên nghiêm trọng hơn, hãy nói với bác sĩ của bạn.

Hành động của bạn có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của trẻ.

Luyện tập trong quý thứ 2 của thai kỳ.

Mọi người chắc đã nghe câu chuyện về những người phụ nữ luyện tập tích cực hay tham gia vào những hành động nặng nhọc cho đến tận ngày họ sinh nở mà vẫn không hề có vấn đề gì cả. Đó là những câu chuyện về các vận động viên Olympic mang thai trong thời gian họ đạt được huy chương trong kỳ thi games của Olympic. Hình thức luyện tập và luyện tập căng thẳng về thể chất không phải là một ý kiến sáng suốt cho tất cả các phụ nữ mang thai.

Khi tử cung của bạn to hơn và vùng bụng của bạn trở nên rộng hơn, trạng thái cân bằng của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Bạn sẽ cảm thấy mình thật vụng về. Đây không phải là thời điểm để bạn tiếp cận với các môn thể thao cần phải tiếp cận nhiều, chẳng hạn như bóng rổ, hoặc những môn thể thao khiến bạn dễ ngã hoặc dễ chấn thương hay bị tấn công vào vùng bụng.

Phụ nữ mang thai có thể tham gia an toàn vào một số môn thể thao và các hoạt động luyện tập trong suốt thai kỳ. Đây là những thái độ khác hoàn toàn với những gì của 20, 30 và 40 năm trước. Nghỉ ngơi và giảm bớt các hoạt động là những điều hết sức phổ biến lúc đó. Ngày nay chúng tôi tin rằng luyện tập và các hoạt động có thể có lợi cho bạn và đứa con đang lớn trong bụng bạn.

Hãy trao đổi về các hoạt động cụ thể của bạn trong các lần khám thai. Nếu thai kỳ của bạn có tính nguy cơ cao hoặc nếu bạn đã từng bị sảy thai nhiều lần, thì điều đặc biệt quan trọng là bạn phải trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu bất cứ hoạt động nào. Đây không phải là thời điểm để bạn rèn luyện cơ thể hoặc tích cực với hoạt động. Thực tế thì ngược lại, đây là một thời gian tương đối tốt để bạn có thể giảm thiểu khối lượng cũng như mật độ của các hoạt động bạn đang tiến hành. Hãy lằng nghe cơ thể bạn. Nó sẽ nói cho bạn biết thời điểm nào thì bạn cần phải hoạt động chậm lại

Thế còn những hoạt động mà bạn đã thực sự tham gia vào hoặc những hoạt động bạn có ý định tham gia vào thì sao? Dưới đây là phần thảo luận về một số hoạt động khác nhau và những ảnh hưởng nó có thể mang lại cho bạn trong quý thứ 2 và thứ 3 của thai kỳ. (Hãy xem thêm tuần 3 để có thêm thông tin về luyện tập trong khi mang thai.)

  Bơi lội. Bơi lội có thể rất tốt cho bạn trong khi mang thai. Sự nâng đỡ và nổi trên mặt nước là một hình thức thư giãn. Nếu như bạn bơi, hãy bơi thông suốt thai kỳ. Nếu bạn không thể bơi và đã từng tham gia luyện tập dưới nước (luyện tập ở những đầu không sâu của bể), bạn cũng có thể duy trì hoạt động này trong suốt thai kỳ. Hoạt động này có thể bắt đầu vào bất cứ thời điểm nào của thai kỳ, miễn sao là bạn không lạm dụng nó quá. 

  Đi xe đạp. Đây không phải là lúc để bạn học đi xe đạp. Nếu như bạn cảm thấy thoải mái khí đi xe đạp và có những địa điểm an toàn cho việc đạp xe, bạn có thể thưởng thức môn thể thao này cùng với chồng và gia đình của mình.  

Độ cân bằng của bạn cũng thay đổi khi cơ thể của bạn có những thay đổi. Điều này sẽ khiến cho việc lên và xuống xe của bạn trở nên khó khăn hơn. Ngã xe có thể gây tổn thương cho bạn và con bạn.

Đạp xe tại chỗ là một giải pháp tốt cho bạn trong những ngày thời tiết xấu hoặc cho thời gian cuối của thai kỳ. Một số các bác sĩ khuyên rằng phụ nữ mang thai nên đạp xe tại chỗ trong thời gian từ 2 đến 3 tháng trước khi sinh để tránh trường hợp ngã xe.

 Đi bộ. Đi bộ là một thú vị trong khi mang thai. Nó là thời điểm tuyệt vời để bạn và chồng mình có thể nói chuyện với nhau. Thậm chí cả khi thời tiết xấu, bạn vẫn có thể đi bộ ở một số địa điểm, chẳng hạn như trong một khu phố buôn bán khép kín, để có một buổi luyện tập có ích. Đi dạo khoảng 2 dặm với tốc độ bình thường là vừa phải. Khi thai kỳ đi xa hơn, bạn cần phải giảm tốc độ và khoảng cách đi bộ lại. Đi bộ là một hoạt động luyện tập mà bạn cơ thể bắt đầu vào bất cứ thời điểm nào của thai kỳ miễn sao bạn không lạm dụng nó là được.  

 Chạy bộ. Nhiều phụ nữ vẫn duy trì việc chạy bộ trong khi mang thai. Hình thức luyện tập này có thể bị cấm trong thời gian mang thai, nên hãy kiểm tra kỹ trước với bác sĩ. Nếu thai kỳ của bạn có nhiều nguy cơ, chay bộ sẽ không phải là một lựa chọn đúng đắn.  

Việc mang thai không phải là thời điểm để bạn tăng độ dài của đường chạy cũng không phải là thời gian để bạn luyện tập cho một cuộc đua. Hãy mang những bộ quần áo thoải mái và đi những đôi giày thể thao có tính nâng đỡ và độ đệm tốt. Hãy dành một khoảng thời gian để dịu lại.

Trong suốt kỳ mang thai bạn cần phải cắt giảm độ dài của đoạn đường bạn chạy. Và có khả năng phải chuyển sang đi bộ. Nếu bạn nhận thấy có xuất huyết, đau, sự co rút và các dấu hiệu khác sau khi chạy, hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức.

Một số hoạt động thể thao khác.

Quần vợt và Golf rất an toàn để duy trì trong quý thứ 2 và 3 của thai kỳ nhưng nó không mang lại nhiều tác dụng luyện tập.

Cưỡi ngựa không nên tham gia tại bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ.

Tránh nhảy cầu trong khi mang thai.

Chơi Bowling có thể chấp nhận được, mặc dù khối lượng luyện tập có thể khác nhau. Hãy cẩn thận trong giai đoạn cuối của thai kỳ; bạn có thể bị ngã hoặc giãn chằng ở lưng. Khi độ cân bằng thay đổi, bowling có thể trở thành một môn thể thao khó khăn cho bạn.

Hãy nói với bác sĩ của bạn về môn trượt tuyết trước khi lên dốc. Nhắc lại một lần nữa, độ cân bằng của bạn trong giai đoạn cuối của thai kỳ sẽ thay đổi rất nhiều. Việc bạn ngã có thể gây tổn hại đến cho bạn và con bạn. Hầu hết các bác sĩ đều khuyên rằng trượt tuyết trong thời gian một nửa còn lại của thai kỳ là không hề tốt. Một số khác các bác sĩ lại cho phép việc trượt tuyết trong thời gian đầu của thai kỳ, nhưng chỉ trong trường hợp thai kỳ của bạn không hề phức tạp cũng như đối với các kỳ mang thai trước đó.

Lái xe trượt tuyết, ván trượt tuyết hoặc môtô trượt tuyết là những hoạt động không được khuyên dùng. Vài bác sĩ có thể cho phép bạn tham gia nhưng với cường độ thấp. Mặc dù vậy, hầu hết trong số họ đều cho rằng nguy cơ quá lớn, đặc biệt là khi bạn đã gặp phải những vấn đề trong thai kỳ lần này và lần trước đó.

Chế độ dinh dưỡng của bạn.

Sắt đóng vai trò khá quan trọng trong thời gian bạn mang thai. Bạn cần khoảng 30mg mỗi ngày để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng gia tăng của thai kỳ, cũng như thể tích máu ngày càng gia tăng của bạn. Trong quá trình bạn mang thai, con bạn sẽ rút lượng sắt dự trữ của bạn ra để tạo thành sắt của mình trong vài tháng đầu của cuộc đời. Điều này đảm bảo cho con bạn không bị thiếu sắt nếu bạn cho con bú.

Hầu hết tất cả các loại Vitamin tiền sinh đẻ đều chứa đủ lượng sắt cho nhu cầu của bạn. Nếu bạn phải bổ sung thêm sắt, hãy uống thuốc sắt với một cốc nước cam ép hoặc nước bưởi ép để gia tăng thêm lượng hấp thụ của nó. Tránh uống café, trà hoặc sữa trong thời gian bạn dùng chất bổ sung sắt cũng như trong khi ăn các loại thực phẩm giàu sắt. Nó sẽ khiến cơ thể bạn khó hấp thụ sắt hơn.

Nếu như bạn cảm thấy mệt, mất khả năng tập trung, bị đau đầu, choáng váng hoặc chứng khó tiêu, dễ ốm thì có thể bạn đang bị thiếu sắt.

Một cách rất đơn giản để có thể xác định được liệu bạn có thiếu sắt hay không đó là kiểm tra phần mi mắt dưới của bạn. Nếu như lượng sắt của bạn đủ thì nó có màu hồng đậm. Móng tay của bạn cũng màu hồng.

Chỉ có 10 đến 15% lượng sắt bạn tiêu thụ có thể hấp thu vào cơ thể bạn. Cơ thể bạn dự trữ một lượng vừa đủ, nhưng để có thể duy trì được lượng dự trữ này thì bạn cần phải ăn những loại thực phẩm giàu chất sắt theo một chế độ thường xuyên. Các loại thực phẩm có chứa nhiều sắt bao gồm: thịt gà, thịt bò, ngũ lục phủ tạng (gan, tim, thận), lòng đỏ trứng, hoa quả sấy khô, rau chân vịt, rau cải xoăn và tào phớ. Kết hợp các loại thức ăn Vitamin C với thức ăn giàu sắt sẽ giúp cho quá trình hấp thụ sắt của bạn tốt hơn. Rau salad chân vịt kết hợp với cam hoặc bưởi là một ví dụ điển hình.

Các Vitamin tiền sinh nở của bạn có chứa khoảng 60% sắt. Nếu như bạn đảm bảo được những bữa ăn có độ cân bằng tốt và uống các loại vitamin này hàng ngày, bạn sẽ không cần phải bổ sung thêm sắt nữa. Nếu bạn lo lắng hãy trao đổi với bác sĩ của mình nhé.

Bạn cũng cần biết.

Viêm nhiễm bàng quang.

Một trong những vấn đề phổ biến nhất của thai kỳ đó là việc bài niệu thường xuyên. Viêm nhiễm đường tiết niệu (UTIs) có thể khiến cho bạn đi giải nhiều lần trong thời gian bạn mang thai. Bệnh UTI là một vấn đề phổ biến nhất có liên quan đến bàng quang và thận của bạn trong thai kỳ. Khi dạ con của bạn to hơn, nó nằm ngay trên phía đầu của bàng quang. Cái này sẽ gây cản trở cho dòng nước tiểu chảy ra. Một tên gọi khác của bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu đó là viêm nhiễm bàng quang hay đơn giản là viêm bàng quang.

Một số triệu chứng của viêm nhiễm bàng quang bao gồm cảm giác cấp bách khi đi tiểu, thường hay đi tiểu, đau buốt khi đi tiểu đặc biệt là khi đi tiểu gần xong. Trường hợp viêm nhiễm nặng có thể có máu khi đi tiểu.

Bác sĩ của bạn có thể làm xét nghiệm nước tiểu hoặc cấy ghép niệu đao trong lần bạn đi khám thai đầu tiên. Họ sẽ kiểm tra trường hợp viêm nhiễm niệu đạo vào thời gian khác của thai kỳ hoặc trong trường hợp một số các triệu chứng gây khó chịu nảy sinh.

Bạn có thể tránh được trường hợp lây nhiễm bằng cách không nên nhịn đái. Hãy làm sạch bàng quang của bạn bất cứ khi nào bạn cảm thấy có nhu cầu cần phải đi tiểu. Không nên ngồi đợi để vào nhà tắm; nó có thể dẫn tới trường hợp viêm nhiễm niệu đạo. Hãy uống một chút nước ép của cây cam việt quất để phòng tránh trường hợp viêm nhiễm. Ở một số phụ nữ, có thể làm sạch bàng quang sau khi giao hợp.

Nếu bạn mắc phải bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu (UTI) trong khi mang thai, hãy gọi cho bác sĩ của bạn và phải để ý đến nó. Các nghiên cứu cho rằng nguy cơ có thể sinh ra những em bé chậm phát triển về tinh thần hoặc thừa kế sự hạn chế về phát triển sẽ gia tăng nếu như bênh UTIs không được chữa trị cẩn thận. Bệnh này thườngxuất hiện trong khi mang thai con khiến nảy sinh trường hợp đẻ non và sinh con ra nhẹ cân.

Nếu bạn cảm thấy khó chịu khi dùng thuốc chữa trị cho trạng bệnh này, hãy hiểu rằng còn có rất nhiều các loại kháng sinh an toàn khi sử dụng. Nếu bạn bị bệnh, hãy dùng hết các loại kháng sinh được kê đơn cho bạn. Sẽ có hại cho con bạn nếu như bạn không chữa trị bệnh này kịp thời!

Trường hợp không chữa trị viêm nhiễm đường tiết niệu có thể trở nên xấu đi nhiều. Nó thậm chí có thể dẫn đến viêm bể thận, một tình trạng lây nhiễm thận nghiêm trọng (xem phần thảo luận ở dưới đây).

  Bệnh viêm bể thận. Một trạng bệnh nguy hiểm hơn bắt nguồn từ viêm nhiễm bàng quang đó là viêm bể thận. Dạng viêm nhiễm này xuất hiện ở khoảng 2% trong tử cung các trường hợp mang thai.

Triệu chứng bao gồm việc đi tiểu thường xuyên, cảm giác nóng ra khi đi tiểu, cảm giác bạn muốn đi tiểu nhưng lại chẳng có gì chảy ra cả, sốt cao, lạnh và đau lưng. Bệnh viêm bể thận yêu cầu phải nhập viện và chữa trị với kháng sinh liều cao.

Nếu bạn bị viêm bể thận hoặc viêm nhiễm bàng quang tái hồi trong khi mang thai, bạn có khả năng phải dùng kháng sinh trong suốt thai kỳ để tránh trường hợp tái nhiễm.

 Sỏi thận. Một vấn đề khác có liên quang đến thận và bàng quang đó là sỏi thận. Nó xuất hiện ở 1 trong 1500 ca mang thai. Sỏi thận gây đau ở vùng lưng hoặc bụng dưới. Nó có thể liên quan đến trường hợp đi tiểu ra máu.   

Bệnh sỏi thận trong khi mang thai có thể chữa trị bằng các loại thuốc giảm đau và uống thật nhiều nước. Bằng cách này, sỏi thận có thể đi ra ngoài mà không cần đến phương pháp gắp bỏ bằng phẫu thuật hoặc thủ thuật nghiền sỏi (một phương pháp tiến hành bằng siêu âm).

(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
toi bat dau co kinh lan cuoi truoc khi mang thai la ngay 30.09.2012 va toi da mang thai den gio,vay la toi da mang thai duoc bao nhieu tuan vay bac si?
hơn 1 tháng trước - Thích (14) - Trả lời
Tôi mang thai đã được 18 tuần nhưng cân nặng vẫn chưa có gì thay đổi,liệu vậy có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của bé không ạ?
hơn 1 tháng trước - Thích (10) - Trả lời
cung co nhju nguoi nhu ban.minh cung dang mang thai tuan thu 18.mjnh tang dc 2kg nhung minh di kham thay con ju cua minh phat trien rat tot,k sao ca.me gay thi con beo ma
thai được 18 tuần mà tôi chưa thấy đạp thì có ảnh hưởng gì không?
hơn 1 tháng trước - Thích (11) - Trả lời
ban nen di kiem tra lai.vi co the con ju cua ban k dc phat trien hoac ban bi luu thai
Sau khoảng tuần thứ 20, bạn sẽ cảm thấy bé cử động mỗi ngày, tần suất chuyển động cũng không đều nhau. Có một số ngày, bé của bạn “bật tanh tách” suốt; trong khi những ngày khác, bạn không cảm nhận được một cú đạp nào của con. Nhưng ngay cả những khi lười hoạt động, bé cũng có thể di chuyển nhiều hơn bạn nhận ra (những chuyển động quá mơ hồ khiến bạn khó ý thức được).Bạn cứ đi khám thai thường xuyên nhé
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý