Thai 23 tuần tuổi

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Thai 23 tuần tuổi

18/04/2015 10:40 AM
2,726

Kích thước bào thai lớn cỡ nào?

Vào tuần tuổi 23 này, bào thai đã nặng gần 455g. Chiêu dài tính từ đỉnh đầu đến mông là khoảng 20 cm. Kích thước bào thai lúc này tương đương một con búp bê nhỏ.

Cơ thể bạn lớn cỡ nào?

Tử cung nhô thêm khoảng 3,75cm so với rốn. Những thay đổi ở phần bụng diễn ra chậm dần nhưng chắc chắn thời kỳ này hình dáng của bạn đã khá tròn. Tổng trọng lượng của bạn có thể tăng từ 2,5 đến 6,8 kg.

Con bạn sinh trưởng và phát triển như thế nào?

Bào thai vẫn tiếp tục lơn dần. Cơ thể bào thai bắt đầu phồng to ra nhưng da bào thai vẫn có những nếp nhăn, trọng lượng của nó cũng tăng thêm. Xem hình minh họa

Các lông tơ trên cơ thể thỉnh thoảng đậm màu hơn vào giai đoạn này. Mặt và cơ thể của thai nhi đã bắt đầu trông giống hình dạng một đứa trẻ sơ sinh sắp sửa chào đời.

Chức năng của tụy bào thai.

Tụy của bào thai vẫn đang phát triển. Cơ quan này có vati trò rất quan trọng trong việc sản xuất ra hooc môn, đặc biệt là insulin; insulin rất cần thiết cho cơ thể, nó giúp phân giải và hấp thụ đường.

Khi lượng đường trong máu bào thai vượt mức, tuyến tụy sẽphản ứng bằng cách tăng mức isulin trong máu. Isulin được tìm thấy trong tụy của bào thai ở tuần thai tứ 9, đến đầu tuần thai thứ 12, nó được phát hiện có trong máu của thai nhi.

Ở trẻ sơ sinh có mẹ mắc bệnh tiểu đường, lượng isulin trong máu thường cao. Đó là lý do vì sao bác sĩ thường rấtchú ý đến bệnh tiểu đường ở phụ nữ mang thai.

Những thay đổi của bạn.

Vào thời kỳ này, bạn bè của bạn có thể đưa ra những bình luận về kích thước cơ thể bạn. Họ có thể nói, chắc chắn bạn sẽ sinh đôi vì bụng bạn quá to. Một số người khác lại nói, bụng bạn quá nhỏ so với thời gian mang thai. Nếu những bình luận này làm bạn lo lắng, hãy nói với bác sĩ của bạn.

Bác sĩ của bạn sẽ kiểm tra cụ thể trong từng lần khám. Bác sĩ sẽ quan sát và theo dõi sự thay đổi ở trọng lượng và kích thước tử cung của bạn. Bạn nên nhớ ràng những phụ nữ và thai nhi khác nhau có tốc độ thay đổi và phát triên khác nhau. Điều quan trọng là những thay đổi và phát triển ấy phải diễn ra liên tục.

Khi bào thai lớn dần lên, nhau thai cũng to ra. Lượng nước ối cũng tăng lên.

Mất nước

Trong thời gian mang thai, tử cung to dần lên và nặng hơn. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nó nằm ngay sau bàng quang, trước trực tràng và phần dưới của ruột kết – một phần của ruột.

Giai đoạn sau đó, tử cung lại ở trên đỉnh của bàng quang. Do kích thước của nó tăng, nó có thể gây áp lực lớn lên bàng quan. Bạn có thể cảm nhận được điều này khi thấy quần lót của mình ướt.

Bạn không chắc chắn liệu mình đang bị mất nươc tiểu hay nươc ối đang bị rỉ ra. Thật khó để có thể phân biệt sự khác nhau giữa chúng. Tuy nhiên, khi màng nhầy bị rách, bạn thương thấy có một nguồn dịch tứa ra ngoài, hoặc rỉ ra liên tục từ âm đạo. Trong trường hợp bạn bị như vậy, hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức.

Tiếp tục có những biến đổi về tâm lý.

Bạn cảm thấy tâm lý mình có gì không ổn? Bạn vẫn dễ khóc? Bạn thắc mắc liệu bạn có thể kiểm soát được tâm lý của mình như trước đây hay không?

Đừng lo lắng. Tất cả những trạng thái tâm lý này được coi là bình thường trong giai đoạn này của thai kỳ. Hầu hết các nhà khoa học tin rằng nó bắt nguồn từ những thay đổi về hoocmon diễn ra liên tục trong suốt quá trình mang thai.

Bạn khó có thể làm được gì để cải thiện tình trạng tâm lý bất ổn trong thời lỳ mang thai. Nếu bạn nghĩ chồng bạn hoặc một số người khác phải chịu đựng những tâm lý thất thường của bạn thì bạ hãy nói vơi shoj về vấn đề này. Hãy giải thích cho họ hiểu đây chỉ là những biểu hiện và thông cảm với bạn. Sau đó, hãy cố gắng thư giãn, đừng buồn về chuyện này. Những biên cố tâm lý là một hiện tượng bình thường ở phụ nữ mang thai.

Các hoạt động của bạn ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của con bạn?

Mang thai và bệnh tiểu đường.

Một khi có trục trặc cực kỳ nghiêm trọng xảy ra trong quá trình mang thai, bệnh tiểu đường sẽ tiếp tục mọt biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên ngày nay, rất nhiều phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường vẫn sinh đẻ an toàn nếu được chăm sóc y tế và dinh dưỡng hợp lý và tuân theo những chỉ dẫn của bác sĩ.

Trước khi phát hiện ra insulin, thường thì phụ nữ mắc bệnh tiểu đường không thể mang thai. Sau khi phát hiện ra insulin và rất nhiều cách khác nhau để theo dõi quá trình sinh trưởng và phát triển của bào thai. Ngày nay, bệnh tiểu đường không còn là vấn đề quá nghiêm trọng. Tỉ lệ trẻ sơ sinh sống sót do tiểu đường là khá khả quan.

Bệnh tiểu đường được định nghĩa là tình trạng thiếu insulin trong máu. Insulin là nhân tố quan trọng giúp phân giả đường và chuyển hóa chúng vào trong các tế bào. Nếu bạn không có insulin, thì tỉ lệ đường trong máu và trong nước tiểu của bạn sẽ rất cao.

Có 2 loại bệnh tiểu đường. Loại thứ nhất gây cho cơ thể ngừng sản xuất insulin, loại thứ 2 lại khiến hco cơ thể sử dụng insulin không hiệu quả. Các nghiên cứu đã cho thấy loại bệnh tiểu đường thứ 2 có xu hướng ngày càng phổ biến ở những phụ nữ mang thai. Hậu quả do cả 2 loại tiểu đường này gây ra tỉ lệ đường tuần hoàn trong máu của sản phụ rất cao.

Mách nhỏ các ông bố

Các ông bố tương lai cũng có những triệu chứng như phụ nữ mang thai? Các cuộc nghiên cứu cho thấy có đến 50% các ông bố tương lai gặp phải những triệu chứng như phụ nữ mang thai khi vợ họ mang thai. Người ta miêu tả tình trạng này ở đàn ông bằng Pháp – couvade -có nghĩa là “ấp trứng”. Những triêu chứng cụ thể thường gặp ở đàn ông là buồn nôn, tăng cân và nghén một lại đồ ăn nhất định nào đó.

Mắc phải bệnh tiểu đường trong quá trình mang thai có thể gây ra các biến chứng về thận, mắt, máu hoặc các vấn đề về tim mạch khác như xơ vữa động mạch hay nhồi máu cơ tim. Những biến chứng này gây hại nghiêm trọng đến bạn và thai nhi.

Khống chế bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai. Nếu bạn không khống chế được bệnh tiểu đường trong quá trình mang thai, con bạn sinh ra rất có nguy cơ bị phù. Điều này làm tăng nguy cơ phải mổ đẻ. Bạn cũng rất dễ bị chứng tiền kinh giật. Ngoài ra, đứa trẻ sinh ra cũng tiềm ẩn nguy cơ mắc chứng giảm glucôzơ huyết ( lượng đường trong máu thấp) và bệnh vàng da.

Một cách để duy trì hàm lượng đường ổn định trong máu là không bao giờ ăn bỏ bữa, tập thể dục đầy đủ theo lịch bạn đã đặt ra. Bạn có thể cũng phải điều chỉnh lượng thuốc uống và cần uống thêm insulin trong thời kỳ mang thai. Nếu bạn đã uống bổ sung insulin, thì lúc này, bạn cần phải điều chỉnh lại liều lượng, thời hạn của liều lượng, thời hạn của liều lượng hoặc lượng insulin mà bạn uống vào. Bạn cũng có thể phải kiểm tra hàm lượng đường trong máu 4 đến 8 lần một ngày.

Insulin là phương pháp an toàn nhất giúp bạn khống chế bệnh tiểu đường trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, về lâu về dài, phụ nữ mang thai cũng không nên áp dụng phương pháp này.

Cách điều trị bệnh giảm glucôzơ huyết bằng các loại thuốc như metformin cũng được các bác sĩ khuyên nên áp dụng trong thời kỳ mang thai.

Chẩn đoán bệnh tiểu đường trong thời mang thai. Bệnh tiểu đường có thiên hướng xuất hiện phổ biến ở phụ nữ mang thai. Những người có vấn đề về hàm lượng đường trong máu trong quá trình mang thai về sau thường dễ mắc tiểu đường. Các triệu chứng của tiểu đường bao gồm:

Đi tiểu nhiều.

Thị giác kém.

Sụt cân.

Chóng mặt.

Hay có cảm giác đói.

Cần phải thực hiện các xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai. Ở một số nơi, các xét nghiệm này được tiến hành thường xuyên. Nếu bạn hoặc một người nào đó trong gia đính bạn hiện tại hoặc trước đây từng mắc bệnh tiểu đường, hãy cho bác sĩ của bạn biết. Bác sĩ sẽ cho hướng dẫn bạn các cách điều trị tốt nhất.

Tiểu đường thai nghén. Một số phụ nữ chỉ mắc bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai, thường gọi là tiểu đường thai nghén. Loại tiểu đường này có tỉ lệ xuất hiện 10% trên tất cả phụ nữ mang thai. Sau khi sinh, hầu hết phụ nữ mắc loại tiể đường này sẽ trở lại bình thường, bệnh này biến mất hẳn. Tuy nhiên, nếu tiểu đường thai nhén xuất hiện ở 1 lần mang thai, thì gần như có đến 90% nó sẽ tái xuất hiện ở những lần mang thai tiếp theo.

Chúng tôi tin răng có hai nguyên nhân dẫn tới tiểu đường thai nghén. Một là do cơ thể người mẹ không sản xuất đủ insulin trong thời kỳ mang thai. Lý do thứ hai là cơ thể người mẹ sử dụng insulin không hiệu quả. Cả hai nguyên nhân này đều dẫn tới hàm lượng đường trong máu tăng cao.

Trọng lượng của một phụ nữ ngay khi họ chào đời cũng có thể là một dấu hiệu của nguy cơ bị tiểu đường thai nghén. Một cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng những phụ nữ khi chào đời có trọng lượng thuộc cuối nhóm thứ 10, khi mang thai thường có nguy cơ mắc tiểu đường thai nghén cao gấp 3 đến 4 lần phụ nữ bình thường.

Nếu không được chữa trị, tiểu đường thai nghén có thể rất nguy hiểm đến bạn và thai nhi do cả hai đều có nồng độ đường trong máu cao, có hại cho sức khỏe. Bạn cũng có thể bị mắc chứng đa ối (thừa nước ối). Bệnh này rất có thể sẽ gây đẻ non do cổ tử cung bị phồng to quá mức. Phụ nữ bị tiểu đường thai nghén sẽ phải đau đẻ lâu do thai nhi có kích thước khá lớn. Có trường hợp, thai nhi quá to, không thể lọt qua ống sinh dục của người mẹ và cần phải được mổ đẻ.

Nếu hàm lượng đường trong máu bạn cao, trong thời gian mat, bạn có nguy cơ nhiễm nhiều bệnh hơn. Các bệnh phổ biến nhất là bệnh về thận, bàng quan, cổ tử cung và tử cung.

Phương pháp điều trị triểu đường thai nghén gồm tập thế dục thường xuyên và uống nhiều nước. Chế độ ăn uống hợp lý là nhân tố cơ bản để điều trị chứng bệnh này. Bác sĩ của bạn có thể sẽ gợi ý cho bạn thực hiện chế độ ăn 6 bữa một ngày, mỗi bữa từ 2000 đến 2500 kalo. Bạn cũng có thể phải kiêng ăn một số thức ăn nhất định.

Dinh dưỡng của bạn.

Hấp thụ Natri.

Bạn phải cẩn thận với hàm lượng natri hấp thụ vào cơ thể trong thời kỳ mang thai. Hấp thụ quá nhiều natri có thể khiến cơ thể bạn trữ nước dẫn đến sưng phù. Hãy tránh các loại thức ăn chứa nhiều natri và muối như lạc rang muối, khoai tây chiên, dua muối, thức ăn đóng hộp và đồ ăn sẵn.

Mách nhỏ cho tuần 23.

Giữ nước hấp thụ natri khoảng 3g (3000mg) hoặc ít hơn mỗi ngày. Điều này sẽ giúp cơ thể bạn giảm tích nước.

Hãy đọc các nhãn mác trên thức ăn. Chúng sẽ liệt kê hàm lượng natri có trong thức ăn. Một số sách liệt kê hàm lượng natri chứa trong thức ăn, nhưng thức ăn đó lại không có nhãn mác, ví dụ như các loại đồ ăn nhanh. Hãy kiểm tra chúng một cách cẩn thận và kỹ càng. Bạn sẽ ngạc nhiên không ngờ về hàm lượng natri chứa trong một chiếc bánh Hămbơgơ ăn nhanh.

Những điều bạn nên biết thêm.

Đường xuất hiện trong nước tiểu.

Cũng khá thường gặp phụ nữ mang thai dù không mắc bệnh tiểu đường nhưng trong nước tiểu vẫn có mặt một lượng đường nhất định. Hiện tượng này xảy ra là do những thay đổi trong hàm lượng đường và cách thức xử lý đường trong thận – cơ quan kiểm soát hàm lượng đường trong cơ thể. Nếu thừa đường, thận sẽ bài tiết ra ngoài theo nước tiểu. Đường trong nước tiểu được gọi là glucosuria. Hiện tượng này thường xuất hiện vào thời kỳ mang thai, đặc biệt là vào 3 tháng sau 3 tháng cuối của thai kỳ.

Nhiều bác sĩ đã tiến hành xét nghiệm tiểu đường trên từng phụ nữ mang thai, thường vào cuối tháng 6 của thai kỳ trở đi. Việc xét nghiệm này có ý nghĩ đực biệt quan trọng nếu gia đình banj có tiền sử mắc bệnh tiểu đường. Xét nghiệm máu chẩn đoán tiểu đường bao gồm xét nghiệm phát hiện nhanh nồng độ đường trong máu và xét nghiệm khả năng điều tiết glucô trong cơ thể.

Theo phương pháp xét nghiệm nhanh nồng độ đường trng máu, buổi tối trước ngày xét nghiệm, bạn vẫn ăn uống bình thường. Buổi sáng hôm sau, trước khi ăn sáng, bạn phải đến phòng khám để xét nghiệm máu. Nếu kết quả xét nghiệm bình thường, bạn sẽ ít có nguy cơ bị tiểu đường. Nếu kết quả xét nghiệm bất thường, hàm lượng đường trong máu cao, bạn cần phải theo dõi, chẩn đoán sâu hơn.

Các cuộc theo dõi chẩn đoán sâu hơn bao gồm xét nghiệm khả năng điều tiết gluc ô. Theo phương pháp này, bạn phải nhịn ăn từ buổi tối hôm trước ngày xét nghiệm. Sáng hôm sau, tạiphòng xét nhiệm, bác sĩ sẽ cho bạn uống 1 loại đồ uống có chứa một lượng đường xác định. Nó tương tự một chai nước sôda nhưng vị khó uống. Sau khi bạn uống loại nước này, bác sĩ sẽ lấy mẫu máu bạn xét nghiệm khoảng 30 phút, 1 tiếng, 2 tiếng hoặc có trường hợp là 3 tiếng. Khoảng thời gian xét nghiệm này giúp bác sĩ biết được khả năng điều tiết đường trong cơ thể bạn như thế nào.

Nếu bạn cần được điểu trị, bác sĩ sẽ đưa cho bạ kế hoạch điều trị.

(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
em mang thai tuần thứ 23 nhưng chưa cảm nhận được thai máy, đi siêu am bác sĩ nói thai bị dây rau quấn nên cử động thia nhi bị hạn chế. Vậy em xin hỏi: em bị nhu vậy có ảnh hưởng gì không và em nên ăn uống và sinh hoạt như thế nào để không bị ảnh hưởng đến sức khoẻ của cả mẹ và thai nhi.
hơn 1 tháng trước - Thích (15) - Trả lời
Em mang thai tuần thứ 22 thai nhi 504g mẹ tăng 13 kg có làm sao không
dây rốn quấn cũng nên chú ý đấy bạn ạ. Nên thăm khám cẩn thận. ở tháng thứ 6 rất hay bị như vậy. mình đang 22w 2d rồi mà vẫn chưa đi khám được nhưng thai máy khỏe lắm nên cũng thấy yên tâm
E mang thai duoc 22tuan 2ngay ma be chua dap it may bung nho co sao khong
hơn 1 tháng trước - Thích (15) - Trả lời
Em mang thai duoc 23 tuan.thai nhi nang 480g.vay co nho lam khong
hơn 1 tháng trước - Thích (3) - Trả lời
vay chac la vua chuan do ban ah. minh thi giua tuan 22 la em be duoc 513gram. chuc me con khoe manh
E mang thai 22 tuan thai nhi nang 450g nhu vay co nho lam khong ?
hơn 1 tháng trước - Thích (20) - Trả lời
Rất bình thường nhé.Vì theo như bảng cân nặng của thai nhi thì cân nặng trung bình của thai 22 tuần là 430g.
thai nhi 20tuần 6 ngày, nặng 420g, có bé quá không ah?
hơn 1 tháng trước - Thích (20) - Trả lời
20 tuần 25.6 cm.300 grams.Như vậy là bé nhà mình quá to ý
thai nhi 23 tuần, nặng 669g, bé có to quá không?
hơn 1 tháng trước - Thích (20) - Trả lời
em mang thai được 23 tuần bé nhà em nặng 645g điều này cho thấy bé nhà em nhỏ hay vừa ngồi với mấy chị đi khám cùng cứ bảo bụng em hợ nhỏ,điều đó có sao không ạ?
hơn 1 tháng trước - Thích (8) - Trả lời
minh dc 23 tuan ma be moi dc co 575g lieu co coi ko cac ban
bung nho hay to ko quan trong,be con khoe la tot roi cac me ah!
nhu vay la hoan toan binh thuong. ban khong nen lo lang nha me bau/
E mang fhaj duoc21fuan be cua e duoc 455g leu be e cio suy dinh duong ko vay ma e van fhuong dau bung ngam ngam
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
E co thaj 22t 3 ngay thaj duoc 504g co be khong a
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý