Thai 30 tuần tuổi - Cách dưỡng thai

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Thai 30 tuần tuổi - Cách dưỡng thai

18/04/2015 10:40 AM
3,751

Kích thước con bạn lớn cỡ nào?

Thời gian này, bào thai đã nặng khoảng 1, 35 kg. Chiều dài tính từ đỉnh đầu đến chóp mông là khoảng 27 cm. Tổng chiều dài từ đầu đến chân khoảng 38cm.

Cơ thể bạn lớn cỡ nào?

Tử cung ở trên rốn khoảng 10cm. So với khớp dính, đỉnh tử cung cách khớp dính khoảng 30cm.

Thật khó tin là bạn vẫn còn 10 tuần thai nữa mới sinh. Vì lúc này bạn có thể cảm giác bụng không còn chỗ trống nữa do tử cung to ra chiếm khoảng trống dưới xương sườn. Tuy nhiên, bào thai, nhau thai, tử cung và cả bọc ối vẫn tiếp tục phát triển về kích thước và tăng trọng lượng.

Tổng trọng lượng tăng thêm của bạn đến thời điểm này trung bình là 11,4 đến 15,9 kg, khoảng nửa số kilogam này tập trung ở tử cung, bào thai, nhau thai và bọc ối. Sự tăng trọng lượng và kích thước này hầu hết là ở trước bụng và xương chậu nơi bạn dễ dàng nhận thấy. Khi thời gian mang thai ngày càng dài, bạn có thể càng cảm thấy khó chịu ở khi vực chậu và bụng. Khi đó, trọng lượng của bạn có thể tăng thêm 1 pound trong 1 tuần.

Con bạn sinh trưởng và phát triển như thế nào?

Thắt nút dây rốn.

Hình minh họa cho tuần này (trang sau) minh họa bào thai và dây rốn. Bạn có nhìn thấy các nút ở day rốn không/ Ban có thắc mắc tại sao dây rốn lại có những nút như thế này không? Chúng tôi không cho à dây rốn tự tạo nút.

Mách nhỏ cho các ông bố.

Đây là thời điểm các ông chồng nên nghĩ đến việc thay đổi lịch làm việc, nhờ đó có nhiều thời gian ở nhà hơn trong giai đoạn cuối của thai kỳ cũng như sau khi đứa trẻ ra đời. Gần như tất cả các ông bố bà mẹ đề ước có thể giành nhiều thời gian ờ nhà hơn. Nếu bạn phải đi nhiều, hãy thay đổi công tác để có nhiều thời gian ở nhà chuẩn bị cho vợ khi sinh con. Tre chào đời theo lịch riêng của nó. Nếu bạn muốn có mặt lúc con mình chào đời, hãy lập kế hoạch ngay từ bây giờ.

Trong thời gian nằm trong bụng mẹ, thai nhi thường khá hiếu động. Chúng tôi cho rằng các nút dây rốn xuất hiện là do trong giai đoạn đầu của thai kỳ, thai nhi di chuyển vòng tròn. Lúc đầu, sự di chuyển này làm xuất hiện một vòng giống như thòng lọng ở dây rốn, tiếp đó, bào thai lại đi chuyển qua cái vòng này khiến cho nó được thắt nút – và nút dây rốn xuất hiện. Các hoạt động của bạn không gây ra và cũng không ngăng chặn được loại biến chứng đôi khi rất nguy hiểm này. Tuy nhiên, hiện tượng thắt nút dây rốn hiếm khi xảy ra.

Những thay đổi trong bạn.

Rách màng ối (vỡ ối)

Lớp màng bao quanh thai nhi có chưa nước ối được gọi là túi nước ối (bọc ối). Túi này thường không vỡ cho tới khi bắt đầu đẻ hoặc trong lúc đau đẻ và sinh nở. Nhưng không phải lúc nào cũng vây, đôi khi túi ối vỡ hơn bình thường trong thai kỳ mang thai.

Sau khi vỡ ối bạn cần đề phòng một số việc. Các màng ối của thai nhi giúp bảo vệ thai nhi khỏi viêm nhiễm. Khi vỡ ối, nước ối rỉ ra, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm ở người mẹ. Viêm nhiễm ở người mẹ có thể gây nguy cơ nguy hiểm đến bào thai. Hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức khi bạn vỡ ối.

Các hoạt động của bạn ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của thai nhi.

Tắm trong thai kỳ mang thai.

Nhiều phụ nữ băn khoăn không biết liệu trong giai đoạn cuối thai kỳ, tắm có hại gì đến bào thai không. Hầu hết các bác sĩ cho ràng tắm trong suốt thai kỳ mang thai không ảnh hưởng gì đến bào thai. Nhưng bác sĩ có thể sẽ lưu ý bạn nên cẩn thận khi vào hoặc ra hỏi bồn tắm và phải đảm bảo nước tắm không quá nóng. Hầu hết các bác sĩ sẽ không bảo bạn phải tránh tắm trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ bạn đã vỡ ối, bạn không được tắm trong bồn tắm.

Mách nhỏ cho tuần 30

Tư thế vận động hợp lý cũng giúp bạn giảm đau lưng dưới và loại bỏ sự khó chịu do đau lưng gây ra. Bạn có thể sẽ phải nỗ lực nhiều để duy trì tư thế vận động tốt, nhưng nỗ lực đó cũng hoàn toàn xứng đáng nếu nó giúp bạn giảm đau.

Phụ nữ cũng thường băn khoăn không biết phải làm thế nào nếu bị vỡ ối khi đang tắm bồn hoặc tắm vòi hoa sen. Khi vỡ ối, bạn thường thấy trong lượng nước ối tứa ra, tiếp đó, nước ối sẽ rỉ ra từ từ. Nêu bị vớ ối trong khi tắm, bạn có thể không nhận thấy luồng nước ối tứa ra đầu tiên. Tuy nhiên, bạn vẫn nhận biết được lượng nước ối rỉ ra dần dần kéo dài khoảng một thời gian.

Chọn nơi sinh cho con.

Thời điểm này có lẽ là lúc bạn nên bắt đầu xem xét việc sẽ sinh con ở đâu. Đôi khi, bạn có thể không có sự lựa chọn nào nhưng cũng có khi trong khu vực bạn đang sinh sống, có một vài điểm cho bạn chọn lựa.

Bất kỳ bạn chọn sinh con ở đâu, điều quan trọng nhất là bạn phải xét đến là sức khỏe của con con bạn và tất nhiên, và lợi ích cho cả hai, cả bạn và con bạn. Khi bạn quyết định chọn nơi sinh son, hãy chắc chắn rằng bạn đã trả lời những câu hỏi dưới đây (nếu có thể):

Bệnh viện đó có các thiết bị y tế và đội ngũ nhân viên y tế như thế nào?

Ở đó có các phương pháp gây mê nào? Các bác sĩ gây mê có mặt 24/24 hay không?

Nếu cần phải mổ đẻ, liệu bệnh viện đó sẽ mất bao nhiêu thời gian để tiến hành ca mổ này? (ca mổ này chỉ nên kéo dài lâu nhất là 30 phút).

Có bác sĩ nhi khoa có mặt 24/24 đề phòng trường hợp khẩn cấp không?

Đội ngũ y tá có làm việc 24/24 không?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc đẻ non, phải chuyển đến nơi điều trị đặc biệt, bệnh viện đó sẽ làm thế nào? Chuyển đi bằng xe cứu thương? Bằng phi cơ? Nếu bệnh viện không có phòng điều trị đặc biệt thì nơi điều trị đặc biệt gần nhất cách đó bao xa?

Có lẽ là quá nhiều câu hỏi cần được giải đáp nhwg các câu trả lời cho các câu hỏi này sẽ giúp bạn cảm thấy yên tâm hơn. Vì sức khỏe và sự an toàn cho bạn và con bạn, hãy chắc chắn các nơi bạn sinh phải có các biện pháp nhanh chóng và hữu hiệu trong trường hợp nguy cấp.

Phòng liên hoàn giành cho cả quy trình đau đẻ, sinh nở, hồi sức và phục hổi sau khi sinh nên khi chọn phòng, bạn hãy lưu ý, căn phòng mà bạn chọn nằm khi bắt đầu đau đẻ cũng chính là phòng nơi bạn sẽ đau đẻ, sinh nở, hồi sức và được chăm sóc phục hồi sau khi sinh trong suốt thời gian nằm viện. Không phải ở bệnh viện nào cũng có những căn phòng liên hoàn kiểu này nhưng xu hướng làm các phòng liên hoàn này ngày càng trở nên phổ biến hơn.

Ý tưởng phòng liên hoàn đã được phát triển do nhiều phụ nữ không muốn phải chuyển từ khu vực danh cho đau đẻ và sinh nở sang phòng hồi sức hoặc chăm sóc phục hồi sáu khi sinh. Phòng chăm sóc trẻ sơ sinh thường gần nơi đau đẻ, sinh nở và hồi sức. Vì thế bạn có thể thoải mái ngắm nhìn con mình bao lâu bạn thích, và cũng có thể để nó trong phòng bạn lâu hơn.

Phòng đau đẻ và sinh nở. Ở nhiều nơi, bạn thường phải đau đẻ ở một phòng riêng, sau đó sinh nở tại một phòng khác. Sau đó, bạn sẽ được chuyển sang phòng chăm sóc phục hồi sau khi sinh, nơi bạn sẽ ở trong suốt thời gian nằm viện còn lại.

Hầu hết các bệnh viện cho phép sản phụ để trẻ sơ sinh ở chung phòng bất cứ bao lâu họ muốn. Một số bệnh viện cũng có giường nhỏ, ghế dài hoặc ghế tựa đặt trong phòng sản phụ. Chúng có chức năng như những chiếc giường để chồng sản phụ có thể ở bên cạnh chăm sóc cho họ sau khi sinh. Bạn hãy tìm hiểu xem các bệnh viện trong khu vực bạn sống hiện đang trang bị những thiết bị y tế nào.

Phòng hộ sinh. Một sự lựa chọn khác dành cho bạn là phòng hộ sinh. Thuật ngữ ngày thường dùng để chỉ phòng nơi sản phụ sẽ đau đẻ và sinh nở. Đồng thời tại đó, sản phụ sẽ không phải chuyển từ phòng đau đẻ sang phòng sinh nở. Nhưng nếu sử dụng phòng hộ sinh, sản phụ có thể vẫn phải chuyển sang mộtphòng khác của bệnh viện để được chăm sóc phục hồi sau khi sinh và trong suốt thời gian nằm viện còn lại.

Dinh dưỡng của bạn.

Một số phụ nữ thắc mắc không biết liệu uống trà thảo dược trong thời gian mang thai có an toàn không. Họ cũng được biết rằng một số loại trà thảo dược có lợi cho phụ nữ mang thai, một số loại an toàn khi uống, một số loại khác lại không an toàn. Các lại trà thảo dược an toàn khi sử dụng gồm: Bồ công anh, rễ gừng, lá tầm ma, bạc hà cay và cây mâm xôi đỏ.

Lợi ích của uống một số loại trà thảo dược

Trà bồ công anh

Trà rễ gừng

Trà lá tầm ma

Trà bạc hà cay

Giảm sưng phù, đau dạ dày.

Giúp điều trị các triệu chứng nôn, và tắc nghẽn đường hô hấp.

Giàu chất sắt, can xi, vitamin và các chất khoáng khác.

Điều trị các triệu chứng nôn, duy trì ổn định hàm lượng các loại hoóc môn.

Kế hoạch chăm sóc trẻ sơ sinh.

Các bạn có thể nghĩ rằng thời điểm này, thật kỳ quặc để bàn về vấn đề chăm sóc cho đứa trẻ mà phải đến 10 tuần nữa mới chào đơi, nhưng điều này thực chất lại rất quan trọng. Bạn hãy bắt đầu nghĩ về việc này ngay từ bây giờ nếu bạn muốn trở lại công tác bình thường sau khi sinh. Chất lượng chăm sóc trẻ sơ sinh là một chu cầu cao nhưng sự cung cấp thì lại hạn chế. Các chuyên gai khuyên bạn nên bắt đầu tìm kiếm một trung tâm chăm sóc trẻ ít nhất 6 tháng trước khi bạn cần tới nó. Đối với một phụ nữ, họ nên tìm một trung tâm chăm sóc trẻ sơ sinh vào cuối 3 tháng thứ 2 (quý 2) của thời kỳ mang thai.

Nếu bạn tìm được một trung tâm mà bạn thích, hãy đăng ký càng nhanh càng tốt vì có thể có cả một danh sách dài đang phải chờ đợi. Sau này, nếu bạn tìm được một nơi thích hợp hơn, bạn vẫn có thể thay đổi.

Việc quyết định xem loại hình chăm sóc nào là tốt nhất cho con bạn là vấn đề nan giải. Bạn và chồng bạn sẽ phải đưa ra rất nhiêu quyết định để lựa chọn các loại hình chăm sóc mà bạn muốn giành cho con bạn. Cách tốt nhất để làm những việc này là bạn và chồng bạn phải có những phương án lựa chọn trước khi đưa ra quyết định.

Trước khi quyết định chọn loại hình chăm sóc trẻ nào tốt nhất cho gia đình bạn, bạn phải kiểm tra kỹ càng nhu cầu của gia đình bạn và con bạn. Lựa chọn các loại hình chăm sóc trẻ bao gồm:

Chăm sóc tại nhà bởi một thành viên trong gia đình hoặc một người giúp việc (không phải họ hàng).

Tại nhà của người chăm sóc.

Tại trung tâm chăm sóc trẻ.

Chăm sóc tại nhà. Bạn có thể chọn cách chăm sóc tại nhà, hoặc bởi người thân, họ hàng hoặc bởi người giúp việc. Cũng khá dễ dàng để một ai đó ở nhà bạn và chăm sóc con cho bạn.Bạn sẽ không phải lo lắng chuẩn bị mọi thứ cho đứa trẻ trước khi đi làm vào buổi sáng, bạn cũng không bao giờ phải ắm theo đứa bé ra ngoài trong những ngày thời tiết xấu, và bạn cũng đớ tốn thời gian hơn vào buối sáng và tối khi không phải ẵm bé, đặt và ru bé ngủ.

Khi người chăm sóc tre không phải là họ hàng của bạn thì chi phí cho việc thuê người giúp việc đến chăm sóc cho đứa bé có thể sẽ rất đắt. Bạn cũng có thể thuê một người lạ đến nhà chăm sóc cho con bạn. Nhưng khi đó, bạn sẽ phải xem xét, tìm hiểu và tham khảo thật tỉ mỉ và kỹ càng người bạn định thuê.

Chăm sóc tại nhà của người chăm sóc trẻ. B���n có thể gửi con bạn ở nhà của người chăm sóc nó. Ở một nơi giống như nhà minh, đứa trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn. Tuy nhiên, những ngôi nhà kiểu như thế này không phải ở bang nào cũng có, vì thế bạn phải tìm hiểu kỹ càng và cẩn thận trước khi chọn.

Chăm sóc tại các trung tâm chăm sóc trẻ. Trung tâm chăm sóc trẻ là một môi trường mà trong đó, rất nhiều đứa trẻ sẽ được chăm sóc trong một không gian rộng. Các trung tâm có các tiện nghi chăm sóc, các hoạt động và dịch vụ chăm sóc, mức độ quan tâm đến từng đứa trẻ, quy mô nhóm và các phương thức chăm sóc trẻ rất khác nhau.

Một số trung tâm chăm sóc trẻ không nhận chăm sóc trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh có những nhu cầu rất đặc biệt, hãy đảm bảo nơi bạn chọn chăm sóc trẻ sơ sinh cho con mình phải đáp ứng được các nhu cầu cảu tẻ sơ sinh.

Chi phí chăm sóc trẻ. Chi phí chăm sóc trẻ sơ sinh có thể rất cao. Đó là chưa kể đến những trung tâm chăm sóc đặc biệt, mà mới chỉ đề cập đến việc chăm sóc trẻ thường xuyên tại nhà bạn, nhà của người chăm sóc hoặc ở một trung tâm chăm sóc ban ngày.

Hãy chuẩn bị trước, chi phí chăm sóc trẻ ở một số khu vực có thể khá cao.

Mang thai và bệnh ung thư.

Mang thai là khoảng thời gian hạnh phúc nhất đối với hầu hết phụ nữ, họ tràn ngập niềm phấn chấn và háo hức. Tuy nhiên, đôi khi các vấn đề nghiêm trọng có thể xảy ra trong thời gian này. Ung thư trong thời gian mang thai là một biến chứng nghiêm trọng nhưng hiếm khi xảy ra.

Những phân tích dưới đây sẽ không làm bạn lo sợ mà chỉ cung cấp thêm thông tin cho bạn. Đây không phải là một chủ đề bạn luận thú vị, nhất là trong giai đoạn này. Tuy nhiên, mọiphụ nữ nên nắm được những thông tin này. Các kết luận về phần này trong cuốn sách bao gồm 2 phần.

Tăng cường hiểu biết của bạn về căn bệnh nghiêm trọng này.

Cung cấp cho bạn các nguồn thông tin giúp bạn liệt kê ra một bản câu hỏi thắc mắc để bạn có thể trao đổi và hỏi bác sĩ giải đáp.

Ung thư trước thời gian mang thai. Nếu hiện tại bạn đang mang thai nhưng đã mắc bệnh ung thư từ trước đó, hãy báo cho bác sĩ của bạn biết ngay khi bạn phát hiện mình có thai. Bác sĩ sẽ cần phải sớm đưa ra các phương pháp chăm sóc và điều trị đặc thù cho bạn trong suốt thời gian mang thai.

Ung thư trong thời gian mang thai. Ung thư xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào cũng rất nguy hiểm. Ung thư trong thời gian mang thai còn nguy hiểm hơn nhiều lần. Bác sĩ phải nghiên cứu xem xét các phương pháp điều trị ung thư nhưng cũng phải lưu ý đến thai nhi trong bụng.

Sử dụng phương pháp điều trị ung thư nào là phù hợp phụ thuộc vào thời điểm phát hiện ung thư. Phụ nữ có thể thắc mắc các vấn đề dưới đây:

Liệu có phải phá thai thì mới điều trị được ung thư?

Liệu các phương pháp chữa trị ung thư có làm hại thai nhi?

Liệu các khối u ác tính có ảnh hưởng tớ thai nhi? Nó có truyền sang thai nhi hay không?

Liệu có phải ngừng điều trị ung thư cho đến sau khi sinh hoặc sau khi đã phá thai.

May mắn là hầu hết các bệnh ung thư ở phụ nữ mang thai phát sinh sau những năm sinh đẻ nên nguy cơ mắc bệnh ung thư trong thời kỳ mang thai được hạn chế rất thấp. Ung thư trong thời gian mang thai là một trường hợp rất hiếm xảy ra nhưng nếu xảy ra, phải điều trị theo những phương pháp đặc thù.

Một số bệnh ung thư có thể xảy ra trong thời gian mang thai là ung thư vú, ung thư máu (bệnh bạch cầu và bệnh bạch huyết), ung thư da, ung thư các phần phụ (bệnh ung thư xảy ra ở các cơ quan của phụ nữ như cổ tử cung, dạ con và buồng trứng) và ung thư xương.

Khi bị ung thư trong thai kỳ mang thai, sẽ có những biến đổi vô cùng lớn ảnh hưởng đến cơ thể bạn. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra 3 giả thuyết về những ảnh hưởng của những thay đổi này đến việc phát hiện ung thư vú trong thời kỳ mang thai như sau:

Một số nhà nghiên cứu cho rằng các dạng ung thư ảnh hưởng bởi hàm lượng hoóc môn trong thời kỳ mang thai tăng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trong thời gian mang thai.

Lượng lưu thông máu tăng kéo theo những thay đổi trong hệ bạch huyết có thể là nguyên nhân dẫn tới sự di căn của ung thư tới các bộ phận khác của cơ thể.

Những thay đổi về sinh lý và thể chất của cơ thế trong thời gian mang thai (như tăng kích thước bụng và những thay đổi ở bầu vú và tuyến vú) có thể khiến việc chuẩn đoán ung thư vú ở giai đoạn đầu trở nên khó khăn.

Bà giả thuyết trên có vẻ đúng trong một số thời kỳ nhất định. Tuy nhiên, biểu hiện của các giả thuyết này cũng rất khác nhau, nó tùy thuộc vào loại bệnh ung thư và cơ quan bị ung thư.

Ung thư vú. Ung thư vú hiếm khi xảy ra ở phụ nữ độ tuổi dưới 35,hơn nữa nó cũng không phải là một biến chứng phổ biến trong thời kỳ mang thai.

Trong thai kỳ mang thai, việc chẩn đoán ung thư vú sẽ khó khăn hơn do những thay đổi diễn ra ở các bầu vú như vú trở mềm, to hơn, và thậm chí nổi cục. Trong số những phụ nữ măc ung thư vú, đến thời điểm này đã chẩn đoán có khoảng 2% là phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, hầu hết các bằng chứng cho thấy việc mang thai không làm tăng tỉ lệ phát triển bệnh hay tỉ lệ di căn của ung thư.

Có nhiều phương pháp khác nhau để điều trị ung thư trong giai đoạn mang thai nhưng phải theo đặc thù. Có thể phải cần đến phẫu thuật, điều trị bằng phương pháp hóa học hoặc bức xạ,hoặc kết hợp tất cả các phương pháp điều trị này.

Một dạng ung thư vú bạn cần biết là ung thư vú viêm. Mặc dù dạng ung thư này rất hiếm nhưng vẫn có những trường hợp xảy ra trong thai kỳ mang thai hoặc sau khi sinh và có thể bị nhầm lẫn với tình trạng viêm sưng bầu vú đơn thuần. Các triệu chứng của ung thư vú viêm gồm: sưng hoặc đau bầu vú, tấy đỏ, có dích tiết ra ở đầu vú hoặc sưng phù các đốt bạch huyết trên xương đòn hoặc dưới cánh tay. Bạ cũng có thể thấy xuất hiện các cục u nhưng triệu chứng này không phổ biến lắm.

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào tương tự, đừng sợ. Hầu hết tất cả các viêm nhiễm ở bầu vú đều có liên quan đến việc nuôi con bằng sữa.Tuy nhiên, nếu bạn thấy lo lắng, hãy liên hẹ với bác sĩ để được trợ giúp. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sinh học ở bạn để chẩn đoán bệnh.

Ung thư cổ tử cung và ung thư vùng chậu. Các nghiên cứu cho thấy cứ 10 000 trường hợp mang thai thì có 1 người bị ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, trong số các trường hợp ung thư đó lại có tới 1% được phát hiện ung thư khi đang mang thai. Ung thư cổ tử cung có thể chữa trị được, nhất là khi nó được phát hiện và điều trị sớm.

Các khối u ác tính ở âm hộ và các mô bao quanh lỗ âm đạo cũng có thể chuyển thành ung thư trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, đây là một loại biến chứng rất hiếm, chỉ xảy ra ở một vài trường hợp.

Các dạng ung thư khác trong thời gian mang thai. Bênh Hodgkin (một dạng ung thư ở gan và lá lách do nhà bác học người Hodgkin phát hiện ra) thường gặp ở những người trẻ tuổi.Đến nay, bệnh này cũng đã được khống chế một thời gian dài bằng phương pháp điều trị hóa học và bức xạ, Bệnh này xảy ra với tỉ lệ 1 trên 6000 phụ nữ mang thai. Bệnh Hodgkin cũng được xem như không gây hậu quả tiêu cực cho thai nhi.

Phụ nữ mang thai bị bệnh bạch cầu (ung thư máu) thường có nguy cơ đau đẻ sớm cao.Họ cũng thường bị ra máu nhiêu khi sinh.Bệnh bạch cầu thường được điều trị bằng phương pháp hóa học hoặc bức xạ.

Ung thư da là dạng ung thư có thể xảy ra trong thời gian mang thai. Bệnh này phát sinh do các tế bào da săn sinh các hắc tố. Một khối u hắc tố có thể di căn khắp cơ thể. Việc mang thai có thể khiến các triệu chứng hoặc tình trạng bệnh ung thư da càng tồi tệ hơn. Ung thư da cũng có thể truyền từ người mẹ sang nhau thai, rồi truyền đến thai nhi.

Các khối u xương rất hiếm khi xảy ra trong thai kỳ mang thai. Tuy nhiên, 2 loại khối u xương lành tính cũng có thể ảnh hưởng đến việc mang thai và sinh nở. Những khối u này có thể xuất hiện ở xương chậu và từ đó, gây ảnh hưởng đến việc đau đẻ. Nếu bị u xương khi mang thai, phụ nữ có khả năng phải mổ đẻ.

(St)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý