Thai 32 tuần tuổi

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Thai 32 tuần tuổi

18/04/2015 10:40 AM
1,150

Kích thước con bạn lớn cớ nào?

Vào tuần này, bào thai đã nặng gần 1,8kg. Chiều dài tính từ đỉnh đầu đến chóp mông là khoảng 29 cm. Tổng chiều dài tính từ đầu đến chân khoảng 42 cm.

Cơ thể bạn lớn cỡ nào?

So với khớp dính, đỉnh tử cung cách khớp dính 32 cm. Tử cung nhô lên trên rốn khoảng 12 cm.

Con bạn sinh trưởng và phát triển như thế nào?

Thai sinh đôi? Sinh ba? Hay nhiều hơn?

Khi đề cập đến việc mang thai nhiều hơn 1, trong hầy hết các trường hợp, chúng ta quy về hiện tượng sinh đôi. Khả năng sinh đôi là nhiều hơn so với sinh ba, sinh tư, sinh năm hoặc thậm chí là nhiều hơn.

Bạn và chồng bạn có thể cảm thấy sốc bếu biết mình đang mang hơn 1 bào thai trong bụng. Đó là phản ứng rất bình thường. Cuối cùng thì cảm giác mong chờ hơn 1 đứa trẻ chào đời sẽ giúp loại bỏ cảm giác e sợ và trách nhiệm. Nếu bạn đang mang 2 hoặc hơn 2 đứa bé trong bụng, hãy đi khám bác sĩ thường xuyên hơn. Bạn cũng cần phải lập kế hoạch sinh vởi và chăm sóc chúng thật cẩn thận sau khi sinh. Hãy tham khảo những thông tin dưới đây về rất nhều vấn đề khác nhau xung quanh việc mang thai sinh đôi, sinh ba hoặc nhiêu hơn.

Sinh đôi cùng trứng và sinh đôi khác trứng. Hơn 65% các bào thai sinh đôi cho tới này đều do sự thụ tinh và phát triển của 2 trứng riêng biệt. Hiện tượng này được gọi là sinh đôi hai hợp tử hay sinh đôi anh em (sinh đôi khác trứng). Tuy nhiên, những đứa trẻ giống hệt nhau. Thông thường thì sinh đôi cùng trứng phổ biến hơn sinh đôi khác trứng.

Khi có hiện tượng mang thai nhiều hơn 1 bào thai, thì chắc chắn xảy ra một trong 2 trường hợp: từ một trứng tự phân chia hoặc từ các trứng khác nhau. Ví dụ, thai nhi 4 có thể bắt nguồn từ 1, 2, 3 hoặc 4 trứng đã được thụ tinh.

Sự phân chia cử các trứng đã được thụ tinh có thể diễn ra từ một vài ngày đầu cho tới ngày thứ 8 sau khi thụ tinh. Trong cuốn sách này, chúng thôi bàn về hiện tượng này ở tuần thai thứ 3. Nếu sự phân chia của trứng diễn ra sau khi thụ tinh 8 ngày có thể tạo ra thai nhi đôi dính nhau. (thai sinh đôi dính nhau hay còn gọi là sinh đôi Thái Lan). Trong trường hợp này, những đứa trẻ sinh đôi sẽ có chung một cơ quan quan trọng nào đó như tim, phổi hoặc gan. Nhưng may mắn là trường hợp này rất hiêm xảy ra.

Tần số xảy ra thai nhi. Tần số mang thai sinh đôi dựa trên loại sinh đôi. Sinh đôi cùng trứng xảy ra với tỉ lệ 1 trên 250 ca trên toàn thế giới. Việc hình thành loại thai sinh đôi này không chịu ảnh hưởng củ tuổi tác, chủng tộc, di truyền và số lần mang thai hay con số các biện pháp đã được áp dụng điều trị vô sinh (thuốc điều trị vô sinh). Tuy nhiên, sinh đôi khác trứng lại chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố chủng tộc, di truyền, tuổi người mẹ, số lần mang thai trước và việc sử dụng thuốc điều trị vô sinh.

Tần số mang thai nhiều hơn 1 bào thai ở những chủng tộc khác nhau cũng khác nhau. Tỉ lệ sinh đôi ở phụ nữ da trắng là 1/100 trong khi ở phụ nữ da đen, tỉ lệ này là 1/79. Một số khu vực nhất định ở châu Phi có tỉ lệ sinh đôi cao đáng ngạc nhiên. Trong đó, có những nơi tỉ lệ sinh đôi là 1/20 ca. Phụ nữ La Tinh cũng có tỉ lệ sinh đôi cao hơn phụ nữ da trắng. Tỉ lệ sinh đôi ở châu Á ít phổ biến hơn, chỉ là 1/150 ca.

Di truyền cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến tỉ lệ sinh đôi.Trong một nghiên cứu về sinh đôi khác trứng, tỉ lệ sinh đôi của những bà mẹ bản thân đã là con sinh đôi là 1/58 trường hợp.

Hiện tượng sinh đôi có lẽ xảy ra phổ biến hơn so với những gì chúng ta biết. Các cuộc khám siêu âm sớm thường cho thấy có 2 bọc ối hoặc 2 bào thai. Thời gian sau đó, cũng tiến hành siêu âm trên chính phụ nữ đó lại cho kết quả chỉ có một bọc ối (một bào thai đã biến mất) trong khi bào thai còn lại vẫn tiếp tục sinh trưởng và phát triển bình thường. Một số nhà nghiên cứu cho rằng không nên siêu âm trong khoảng từ 8 đến 10 tuần thai đầu tiên. Các ông bố bà mẹ được thông báo từ kết quả siêu âm trong giai đoạn này là sinh đôi sẽ không thể chịu được việc cuối cùng lại chỉ có một đứa bé ra đời.

Tỉ lệ sinh ba là 1/8000 ca. Nhiều bác sĩ không bao giờ được chứng kiến câc ca sinh ba trong suốt cuộc đời làm bác sĩ của họ (bác sĩ Curtis may mắn hơn là đã được chứng kiến và thực hiện 2 ca sinh ba).

Một gia đình may mắn hơn những gia đình khác. Trong một số trường hợp mà cá nhân chúng tôi biết, một phụ nữ sinh đẻ 3 lần với 3 đứa con. Lần thứ 4, sinh đôi, lần thứ 5 (chỉ một năm sau đó), cô lại sinh 3. Cô và chồng cô quyết định sinh thêm một lần nữa, nhưng ở lần sinh thứ 6 này họ rất ngạc nhiên (và cũng thấy nhẹ nhõm) khi họ chỉ cho ra đời thêm 1 đứa bé.

Phương phápđiều trị vô sinh, thụ tinh nhân tạo và mang thai nhiều con. Từ lâu chúng ta đã biết rằng các loại thuốc điều trị vô sinh làm tăng tỉ lệ mang thai nhiều con. Có một số phương pháp đã được áp dụng để điều trị vô sinh. Mỗi một phương pháp ảnh hưởng đến việc mang thai sinh đôi, sinh ba hoặc nhiêu hơn ở phụ nữ với mỗi mức độ khác nhau. Một trong số những phương pháp điều trị vô sinh là dùng thuốc clommiphene. Sử dụng thuốc này ít nhất gây nguy cơ sinh đôi sinh ba so với cá phương pháp điều trị khác.

Sinh đôi là trường hợp mang thai phổ biến xảy ra do việc dùng thuốc điều trị vô sinh hoặc do nuôi cấy hơn 1 hợp từ bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Tỉ lệ mang thai giời tính nam trong những ca sinh đôi, sinh ba này giảm nếu số lượng bào thai tăng. Điều này có nghĩa trong những ca sinh đôi, sinh ba này thì phần lớn đứa trẻ sinh ra sẽ là con gái.

Phát hiện bạn đang mang thai sinh đôi (sinh ba hoặc nhiều hơn). Trước khi phát minh ra siêu âm, việc chẩn đoán mang thai sinh đôi là rất khó khăn. Hình minh họa trang 578 cho thấy hình ảnh siêu âm thai sinh đôi. Bạn có thể nhìn thấy các bộ phận của 2 bào thai này.

Thường không thể chỉ bằng cách nghe nhịp tim thai mà đoán biết được mang thai sinh đôi. Nhiều người cho rằng, nếu chỉ nghe thấy một nhịp tim thì không thể có khả năng sinh đôi. Nhưng không phải như vậy. Hai nhip tim rất nhanh có thể tỉ lệ tương tự hoặc giống nhau hoàn toàn. Điều này khiến cho việc xác định thai sinh đôi trở nên khó khăn.

Việc đo và khám bụng dưới mẹ trong suốt thai kỳ mang thai cũng rất quan trọng. Thông thường, bằng cách này có thể phát hiện được thai sinh đôi ở 3 tháng giữa của thai kỳ do bụng người mẹ to lên rất nhanh so với những phụ nữ mang thai đơn.

Khám siêu âm là phương pháp tốt nhất để xác định thai sinh đôi. Cũng có thể sử dụng phương pháp chụp X- quang sau 16 đến 18 tuần thai khi khung xương của thai nhi đã hình thành để chẩn đoán. Tuy nhiên, ngày nay, phương pháp này ít được áp dụng.

Việc mang thai sinh đôi (sinh ba hoặc nhiều hơn) có nguy hiểm gì không? Mang thai sinh đôi làm tăng các nguy cơ có hại. Các nguy cơ có thể xảy ra thường là:

Tăng nguy cơ sảy thai.

Tử vong thai nhi ( trẻ sơ sinh).

Tăng nguy cơ dị dạng bẩm sinh ở thai nhi.

Trẻ sinh ra có trọng lượng và kích thước quá nhỏ.

Chứng tiền kinh giật ở bà mẹ.

Những bất thường ở nhau thai bao gồm rách nhau hoặc nhau trước.

Thiếu máu ở bà mẹ.

Chảy máu hoặc băng huyết ở bà mẹ.

Những trục trặc ở dây rốn như quấn dây rốn, hoặc dính các dây rốn.

Hiện tượng đa ối.

Những biến chứng xảy ra trong khi đau đẻ và sinh nở như đẻ ngược hoặc thai nằm ngang.

Đẻ non.

Một trongnhững vấn đề nguy hiểm nhất mà thai sinh đôi gây là là đẻ non. Khi số lượng bào thai tăng thì thời gian nghén và trọng lượng của mỗi bào thai giảm, mặc dù kết luận này không phải lúc nào cũng đúng với mọi trường hợp.

Thời gian mang thai trung bình đối với thai sinh đôi là 37 tuần. Với thai sinh ba là 35 tuần. Bất kỳ tuần nào, các bào thai cũng nằm trong tử cung, trọng lượng của chúng tăng lên cùng với sẹ hoàn thiện dần các hệ cơ quan.

Những dị dạng bẩm sinh lớn thường xảy ra ở những thai sinh đôi ( sinh ba hoặc nhiều hơn) phổ biến hơn so với thai đơn. Trong khi đó, các dị dạng nhỏ thì nhiều gấp đôi. Dị dạng bẩm sinh thường gặp ở những thai sinh đôi cùng trứng hơn so vơi thai sinh đôi khác trứng.

Một trong nhữn mục tiêu chính của việc đối phó với hiện tượng sinh đôi (hoặc nhiều hơn) là duy trì thời gian thai nằm trong tử cung để tránh đẻ non. Để thực hiện tố điều này, cách tốt nhất là nằm nghỉ. Có thể ạn sẽ không thể tiến hành các hoạt động như bình thường trong suốt thời gian mang thai. Nếu bác sĩ khuyên bạn nên nằm nghỉ, bạn hãy làm theo.

Việc tăng cân khá quan trọng khi bạn mang thai nhiều hơn 1. Nếu mang thai sinh đôi (hoặc nhiều hơn), bạn sẽ tăng cân nhiều hơn bình thường khoảng từ 10 đến 12 kg, tùy thuộc vào số lượng bào thai trong tử cung. Việc ăn uống bổ sung chất sắt cũng là việc thiết yếu.

Một số nhà nghiên cứu tin rằng việc sử dụng các chất tocolytic (chất ngăn cơn đau đẻ) như ritodrine là phương pháp đặc thù để ngăn chặn tình trạng đẻ non ( xem phần 29). Các chất này giúp thả lỏng tử cung và tránh cho bạn bị đẻ non.

Hãy tuân theo những chỉ dẫn của bác sĩ một cách chặt chẽ. Nếu bạn có thể giữ thai nhi trong tử cung thêm ngày nào, thêm tuần nào khi nó đang trong quá trình sinh trưởng phát triển và hoàn thiện, bạn sẽ không phải thấy con mình trong phòng chăm sóc đặc biệt sau khi sinh ngày ấy, tuần ấy.

Đẻ nhiều hơn một đứa trẻ. Có bao nhiêu bào thai được sinh ra tùy thuộc vào tư thế các bào thai nằm trong tử cung. Ngoài đẻ non, các biến chứng có thể xảy ra khi đau đẻ và sinh nở bao gồm:

Đẻ ngược hoặc thai nằm ngang.

Sa dây rốn ( dây rốn ra trước đứa trẻ).

Rách nhau thai.

Nguy kịch cho thai nhi.

Chảy máu sau khi sinh.

Do mang thai sinh đôi (hoặc nhiều hơn) có nguy cơ rủi ro cao hơn khi sinh nên cần phải có những biện pháp đề phòng trước và trong khi sinh. Có thể cần phải sử dụng đến dụng cụ bơm hút để đẻ và cần đến sự hỗ trợ sẵn sàngcủa các bác sĩ sản khoa, nhi khoa và các nhân viên y tế.

Trong trường hợp sinh đôi, mọi sự kết hợp về các vị trí của các bào thai đều có thể xảy ra. Cả hai thai đều có thể đầu ra trước. Chúng cũng có thể cùng ở tư thế ngược nghĩa là mông hoặc bàn chân ra trước. Cũng có thể chúng bị đẻ chéo, nghĩa là một phần nào đó ra trước mà không phải đẻ thuận cũng không phải đẻ ngược. Hoặc cũng có thể chúng chào đời trong điều kiện kết hợp tất cả các tư thế trên (xem thêm phần các tư thế chào đời của thai nhi ở tuần 38).

Khi cả hai thai nhi đều đầu ra trước, âm đạo có thể nỗ lực hoàn thành việc sinh đẻ an toàn. Một thai nhi có thể được sinh ra theo đường âm đạo. Thai thứ 2 có thể phải mổ đẻ nếu dây rốn ra trước hoặc đứa trẻ bị kiệt sức sau khi đứa thứ nhất đã chào đời. Một số bss cho rằng, cần mổ đẻ trong trường hợp sinh đôi hoặc nhiều hơn.

Sau khi sinh hiai hoặc hơn hai đứa con, do những thay đôi quá lớn và quá nhanh ở kich thước tử cung, bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ xem có hiện tượng ra máu ở bà mẹ hay không. Khi chứa nhiều hơn một thai nhi, tử cung sẽ phải giãn nở rất lơn. Phương pháp điều trị thường là dùng oxytocin (hoóc môn tuyến yên) kết hợp với các dụng cụ hơm hút giúp tử cung thả lỏng và làm ngưng chảy máu. Nhờ vậy, người mẹ sẽ không mất quá nhiều máu. Nếu bị mất nhiều máu, người mẹ có thể bị thiếu máu, phải truyền máu hoặc điều trị lâu dài bằng cách bổ sung các chất sắt.

Những thay đổi trong bạn.

Cho tới tuần này, bạn đã đều đặn đi khám bác sĩ hàng tháng nếu bạn không có những biến chứng bất thường hoặc không mắc phải căn bệnh gì. Từ tuần 32, hâu hết các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đến khám 2 tuần một lần. Chu kỳ khám này sẽ tiếp tục được duy trì cho đến tháng cuối cùng của thai kỳ. Khi đó, bạn sẽ phải đến khám mỗi tuần một lần.

Đến lúc này, bạn có thể đã hiểu khá rõ về bác sĩ của bạn và cảm thấy thoải mái hơn khi bay tỏ những điều bạn lo lắng với bác sĩ. Đây là thời điểm thích hợp cho bạn để hỏi bác sĩ giải đáp những thắc mắc và trao đồi với bác sĩ những lo lắng của bạn về vấn đề đau đẻ và sinh nở.

Nếu có những biến chứng hoặc bất thường gì xảy ra ở cuối thai kỳ nhiều hơn nữa để biết tình trạng của mính và thai nhi. Bạn cảm thấy dễ chịu hơn với sự chăm sóc mà bạn nhận được từ bác sĩ.

Bác sĩ có thể lên kế hoạch những cuộc nói chuyện, trao đổi trực tiếp với bạn về nhiều vấn đề tront những tuần sắp tới nhưng không phải lúc nào bạn cũng chỉ dựa trên những ý kiến từ bác sĩ. Bạn nên tham gia các lớp học về sơ sinh để nghe giảng về những vấn đề khác liên quan đến việc đau đr và sinh nở như các câu chuyện về thuật bơm hút thai, mổ đẻ và các biến chứng khác xảy ra trong thời kỳ mang thai cũng như tại thời điểm đau đẻ, sinh nở và thời kỳ sau khi sinh. Đừng ngại hỏi bác sĩ nếu bạn có những thắc mắc. Hầu hết câc bác sĩ và y tá đều sẵn sàng giải đáp những thắc mắc của bạn. Họ muốn bạn cùng trao đổi về những vấn đề bạn lo ngại thay vì khiến bạn lo lắng về chúng một cách không cần thiết.

Mách nhỏ cho các ông bố.

Cùng vơi các bà mẹ, các ông bố cũng nên lập một danh sách liệt kê các số điện thoại quan trọng và giữ chúng.Một trong các số điện thoại nên ghi lại là: điện thoại nơi làm việc của cả hai vợ chồng, số điện thoại bệnh viện, lái xe hỗ trợ, người dỗ trẻ và các số điện thoại quan trọng khác. Các ông bố cũng cần liệt kê danh sách những người cần gọi sau khi đứa trẻ chào đời. Hãy mang theo những danh sách này đến bệnh viện nơi sinh.

Các hoạt động cảu bạn ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của thai nhi?

Duy trì bổ sung các vitamin tiền sinh sản.

Các vitamin và sắt chứa trong vitamin tiền sinh sản rất cần thiết đối với sự phát triển của thai nhi (hoặc thai nhi). Nếu người mẹ bị thiếu máu lúc sinh thì có thể dẫn đến nguy hiểm cho cả mẹ và con (hoặc các con). Nguy cơ người mẹ phải truyền máu cũng cao hơn, vì thế hãy duy trì uống các vitamin tiền sinh sản.

Dinh dưỡng của bạn – Mách nhỏ cho tuần 32.

Nếu bạn mang đa thai (sinh đôi, sinh ba, hoặc nhiều hơn), nhu cầu của cơ thể bạn về năng lượng, đạm, vitamin và các chất khoáng cũng tăng lên. Bạn cần phải nạp thêm khoảng 300 kalo mỗi ngày cho mỗi thai nhi so với mang đơn thai (một thai nhi trong tử cung) bình thượng. Để biết thêm bạn nên nạp thếm 300 kalo này như thế nào, hãy tham khảo ở tuần 15.

Nếu bạn đang chờ đón nhiều hơn một đứa trẻ chào đời, vấn đề dinh dưỡng và sự tăng cân của bạn trong thời gian mang thai là vô cùng quan trọng. Thức ăn là nguồn cung cấp dinh dưỡng và kalo tốt nhất nhưng một yếu tố khác cũng rất quan trọng là uống bổ sung các vitamin tiền sinh sản hàng ngày. Nếu trong giai đoạn đầu của thai kỳ, bạn không lên cân, bạn sẽ có nguy cơ mắc chứng bệnh tiền kinh giật. Nếu bạn đang mang thai sinh đôi, mức tăng cân (đối vơi phụ nữ có trọng lượng trung bình ) mà bạn phải đạt được là 18kg. Đừng ngạc nhiên nếu bác sĩ của bạn nói với bạn họ muốn bạn phải tăng thêm bao nhiêu cân. Các cuộc nghiên cứu cho thấy, nếu phụ nữ tăng cân đạt mức yêu cầu khi mang đa thai, các thai nhi sẽ khỏe manh gấp 10 lần.

Làm thế nào để tăng được số cân bạn cần? Nếu chỉ bổ sung nguồn kalo phụ thôi thì không có lợ gì cho bạn và các thai nhi đang phát triển trong tử cung. Bạn không nên ăn các loại đồ ăn vặt vì chúng chẳng cung cấp cho bạn một chút năng lượng nào. Hãy nạp năng lượng bằng các cách như: ăn thêm một bữa phụ các sản phẩm từ sữa và một bữa phụ bổ sung đạm mỗi ngày. Hai bữa phụ này sẽ cung cấp cho bạn nguồn canxi, đạm, sắ bổ sung mà bạn cần để đáp ứng nhu cầu phát triển thai nhi trong bụng. Hãy trao đôi vấn đề dinh dưỡng với bác sĩ của bạn, rất có thể bác sĩ của bạn sẽ giới thiệu cho bạn một bác sĩ tư vấn riêng về dinh dưỡng.

Những điều bạn nên biết thêm

Ra máu và xuất huyết sau khi sinh.

Ra máu khi đau đẻ và sinh nở là chuyện bình thường. Tuy nhiên, xuất huyết sau khi sinh lại là một chuyện khác và rất nguy hiểm. Xuất huyết sau khi sinh là hiện tượng mất khoảng từ trên 500ml máu trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến xuất huyết sau khi sinh. Các nguyên nhân phổ biến nhất là lúc đẻ tử cung không thể giãn nở và phải rách âm đạo hoặc cổ tử cung.

Có nguyênnhân khác có thể là do tổn thương ở đường sinh dục như chảy máu ở tầng sinh môn, thoát vị, rách hoặc có lỗ ở tử cung. Xuất huyết cũng có thể là do các mạch máu không thể tự đông máu bên trong tử cung, chỗ dính với nhau thai. Hiện tượng này xảy ra khi tử cung không điều tiết giãn nở kịp với việc đau đẻ quá nhanh, quá lâu hoặc đã từng đẻ nhiều con trước đó, hoặc bị viêm nhiễm tử cung, tử cung bị căng phồng quá mức (khi mang đa thai) hoặc do tác động của các chất nhất định đã dùng để gây mê khi đẻ. Hiện tượng xuất huyết nghiêm trọng cũng có thể đo các mô nhau thai còn sót trong tử cung gây nên. Khi đó, hầu hết các nhau thai đã được đẩy ra ngoài sau khi đứa trẻ ra đời nhưng vẫn còn một phần nhau sót lại trong tử cung. Sót nhau có thể gây chảy máu ngay lập tức hoặc hàng tuần, thậm chí là hàng tháng sau đó.

Những trục trặc trong cơ chế đông máu là nguyên nhân dẫn đến chảy máu. Hiện tượng này có thể chịu ảnh hưởng của việc mang thai hoặc do bẩm sinh. Chảy máu sau khi sinh phải được theo dõi chặt chẽ thường xuyên bởi các bác sĩ chăm sóc cho bạn.

(St)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Thai duoc 32tuan ma bac si noiem be chi duoc 1kg7thoi em hoi bac si vay em be co nho qua ko zay
hơn 1 tháng trước - Thích (20) - Trả lời
Tuần thứ 32 Con bạn đã nặng gần 1,7 kg. Chiều dài của bé khoảng 42 cm. Bé đã có thể sử dụng cả 5 giác quan. Các móng tay và móng chân đã mọc dài. Lông mi, lông mày và tóc bé đã mọc rất nhiều. Những sợi lông tơ đã bao phủ làn da bé suốt từ mấy tháng đầu đang bắt đầu rụng dần đi, chỉ còn lại một ít ở vai và lưng. Mỗi tuần bạn tăng khoảng gần 5 lạng, hơn một nửa trọng lượng đấy tăng vào con bạn. Trong vòng khoảng 7 tuần tới, bé có thể đạt đến khoảng 1/3 hoặc một nửa trọng lượng lúc sinh. Da bé trở nên mềm mại và mịn màng cho đến khi bé chào đời. Như vậy cân nặng của bé là hoàn toàn bình thường bạn không có gì phải lo lắng. Chúc mừng bà mẹ trẻ nhé
Em mang thai duoc 32tuan di sieu am thi bac si noi em be chi duoc1kg7 nhu vay em be co nho qua khong bac si
hơn 1 tháng trước - Thích (6) - Trả lời
chào c, thế những tuần từ tuần 32 trở đi bao lâu lại đi siêu âm tiếp b nhỉ?
Như vậy là bình thường đấy bạn. Chúc mừng nhé
thai duoc 30t e be duoc 1kg5 co be ko bac si
hơn 1 tháng trước - Thích (8) - Trả lời
Không bạn nhé, 30 tháng tuổi thai sẽ vào khoảng 1319g
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý