Thai 33 tuần tuổi

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Thai 33 tuần tuổi

18/04/2015 10:40 AM
3,250

Kích thước thai nhi lớn cỡ nào?

Vào tuần này, thai nhi đã nặng khoảng 2 kg. Chiều dai tính từ đỉnh đầu đến chóp mông là khoảng 30cm. Tổng chiều dài từ đầu đến chận khoảng 43cm.

Cơ thể bạn lớn cõ nào?

So với khớp dính, đỉnh tử cung cách khớp dính 33 cm. Tử cung nhô lên trên rốn khoảng 13cm. Tổng trọng lượng tăng thêm của cơ thể bạn khoảng 9,9kg đến 12,6kg.

Thai nhi sinh trưởng và phát triển như thế nào?

Thoát vị nhau thai.

Hình minh họa trang sau cho thấy sự thoái vị nhau thai. Đây là hiện tượng nhau thai sớm tách khỏi thành tử cung.

Thông thường, nhau thai không tách khỏi tử cung trước khi sinh vô cùng nguy hiểm. Tỉ lệ thoát vị nhau thai ước tính khoảng 1/80 trường hợp mang thai. Chúng tôi chưa có một số liệu chính xác hơn vì thời điểm nhau thai tách khỏi tử cung trong các trường hợp khác nhau là khác nhau, điều này khiến nguy hiểm cho thai nhi cũng khác nhau. Nếu nhau thai tách khỏi tử cung đúng lúc sinh đẻ, đứa trẻ có thể vẫn chào hỏi mà không gặp sự cố gì. Hiện tượng này còn không nghiêm trọng bằng việc nhau thai thoát vị ngay trong thời gian mang thai. Nguyên nhân dẫn đến thoát vị nhau thai đến nay vẫn chưa được tìm ra. Một số nhân tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ thoát vị nhau thai.

Tổn thương thể chất ờ người mẹ do tai nạn ô tô hoặc ngã nặng.

Ngắn dây rốn ở thai nhi.

Thay đổi đột ngột kích thích tử cung do vỡ màng ối.

Cao huyết áp.

Ăn uống thiếu chất.

Dị tật ở tử cung người mẹ như có một dải mô ở vị trí trùng với chỗ dính giữa nhau thai và thành tử cung khiến nhau thai không thể dính với tử cung hợp lý.

Đã từng phẫu thuật tử cung để cắt bỏ u xơ hoặc từng nạo thai, sẩy thai.

Các nghiên cứu cho thấy thiếu axít folic cũng là một nguên nhân dẫn đến thoát vị nhau thai. Một số cuộc nghiên cứu khác lại kết luận việc hút thuốc cũng có thể dẫn đến thoát vị nhau thai.

Nếu một phụ nữ trước đó bị thoát vị nhau thai, thì nguy cơ tái thoát vị nhau thai càng lớn. Tỉ lệ tái thoát vị nhau thai ước tính đến 10%. Điều này làm tăng mức độ nguy hiểm cho những lần sinh nở tiếp theo.

Thoát vị nhau thai có thể xảy ra ở hai dạng: nhau thai tách một phần hoặc toàn bộ ra khỏi thành tử cung. Trường hợp nguy hiểm nhất là nhau thai thoát vị toàn bộ khỏi thành tử cung. Thai nhi dựa hoàn toàn vào sự tuàn hoàn máu từ nhau thai để phát triển. Khi nhau thai tách ra khỏi thành tử cung, thai nhi khổng thể nhận được máu từ dây rốn – bộ phận dính với nhau thai.

Triệu chứng thoát vị nhau tahi. Có rất nhiều các triệu chứng thoát vị nhau thai, có thể là chảy máu âm đạo với một lượng lớn hoặc cũng có thể không chảy máu chút nào. Minh họa trang 593 cho thấy có hiện tượng chảy máu từ mặt sau của nhau tahi khi nhau bị thoát vị toàn bộ. Siêu âm có thể giuớ chẩn đoán tình trạng này mặc dù không phải lúc nào siêu âm cũng cho kết quả chính xác tuyệt đối, nhất là khinhau nằm ở bề mặt sau của tử cung, nơi siêu âm cũng không cho thấy rõ hình ảnh.

Các triệu chứng khác có thể là đau lưng dưới, t�� cung và bụng mềm, có hiện tượng co bóp tử cung. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến nhất của thoát vị nhau thai:

Chảy máu âm đạo – xảy ra ở khoảng 75% các trường hợp thoát vị nhau thai.

Tử cung (bụng) mềm – 60%.

Thai nhi suy kiệt hoặc các vấn đề về nhịp tim thai – xảy ra ở khoảng 80% trong số tất cả các trường hợp.

Co bóp tử cung (co hoặc giãn ) 34%.

Đẻ non – 20%.

Các vấn đề nghiêm trọng khác có thể xảy ra khi bị thoát vị nhau tahi như bị sốc. Tình trạng này xuất hiện khi bị mất một lượng máu quá lớn trong khoảng thời gian rất ngắn. Thoát vị nhau thai cũng có thể dẫn đến hiện tượng đóng mạch, làm phát sinhcacs cục máu lớn. Các nhân tố gây đông máu có thể bị sử dụng hết, dẫn đến chảy máu nhiều hơn.

Có thể điều trị được thoát vị nhau thai hay không?

Việc điều trị thoát vị nhau thai có nhiều phương pháp khác nhau dựa trên khả năng chẩn đoán và tình trạng của người mẹ và thai nhi. Nếu bị chảy quá nhiều máu, phương án cần thiết là phải đẻ ngay.

Nếu thoát vị nhau thai không gây chảy nhiều máu thì tình trạng này có thể được điều trị bằng phương pháp truyền thống, và phải dựa trên tình trạng của thai nhi – thai nhi chỉ bị ảnh hưởng hay đã nguy kịch.

Thoát vị nhau thai là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất xảy ra ở 3 tháng giữa và bà tháng cuối của thai kỳ. Nếu bạn có những triệu chứng này, hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức.

Những thay đổi trong bạn.

Làm thế nào để biết mình đã vỡ ối? Bạn sẽ biết khi bạn vỡ ối thật sự. Thường không chỉ xuất hiện một luồng nước tứa ra từ âm đạo mà còn kèm theo lượng nước rỉ ra dần dần sau đó. Thông thường có một luồng nước ối tứa ra trước, sau đó, nước ối sẻ rỉ ra từng tí một. Phụ nữ có thể nhận thông thườngấy sự ẩm ướt thường xuyên hoặc có nước chảy xuống chân. Nước ối tiếp tục rỉ ra là minh chứng cho thông thườngấy bạn đã bị vớ ối.

Nước ối trong và gần như nước. Nó có thể có màu đỏ như máu vàng hay xanh lá cây. Không có gì đáng lo ngại khi dịch âm đạo tiết ra ngày càng nhiều hoặc đi tiểu ít khi mang thai tạo sức ép lên bàng quang. Bác sĩ có nhiều cách để kiểm tra bạn đã vỡ ối hay chưa. Có thể áp dụng 2 cách kiểm tra nước ối sau đây.

Một là kiểm tra bằng quỳ. Khi cho nước ối vào một mảnh giấy quỳ, nó sẽ làm chuyển màu giấy.Cách kiểm tra này dựa trê nồng độ axít và nồng độ PH của nước ối. Tuy nhiên, máu cũng có thể làm chuyển màu quỳ, ngay cả khi bạn không bị vỡ ối (không có nước ối rỉ ra).

Cách thứ 2 là kiểm tra kiểu “cây dương xỉ”. Dùng một miếng giấy bạc lấy một nước ối từ mặt sau của âm đạo. Cho nước ối lên tiêu bản kính hiển vi và soi dưới kính hiển vi. Nước ôi khô tao thành hình ống như cây dương xỉ hoăc các cành, nhánh của cây thông. Phương pháp này thường hiệu quả hơn trong công việc chẩn đoán thoát vị màng ối so với phương pháp quan sát sự chuyển màu của giấy quỳ.

Bạn phải làm gì khi bị vỡ ối? ối có thể bị vỡ bất kỳ lúc nào trong thời gian mang thai, chứ không phải chỉ trong lúc đau đẻ và sinh nở như nhiều người nghĩ.

Nếu bạn nghĩ mình đã vỡ ối, hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức. Tránh quan hệ tình dục vào thời điểm nàu vì quan hệ tình dục sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm tử cung và gây nguy hiểm cho thai nhi.

Các hoạt động của bạn ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của thai nhi.

Tiếp tục tăng cân.

Bạn sẽ vẫn tiếp tục tăng cân. Đây là thời điểm có thể tăng cân nhanh hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, phần lớn trọng lượng tăng thêm không phải do bạn mà do thai nhi. Thai nhi đang ở thai kỳ sinh trưởng nhanh nhất và có thể tăng được 224kg hoặc nhiều hơn sau mỗi tuần.

Hãy tiếp tục giữ chế độ ăn uống hợp lý. Chứng ợ nóng có thể xuất hiện thường xuyên hơn do thai nhi ngày càng lớn chiếm khoảng trống của dạ dày. Hãy chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn so với ăn 3 bữa chính như trước.

Dinh dưỡng của bạn.

Có lẽ bạn đã hiểu được tầm quan trọng của một chế độ ăn cân bằng về dinh dưỡng trong thời gian mang thai. Ăn nhiều rau quả tươi, các sản phẩm từ sữa, bột ngũ cốc nguyên chất và đạm sẽ góp phần giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. Có thể bạn đang băn khoăng không biết loại thức ăn nào nên tránh. Một số loại thức ăn an toàn trong thai kỳ mang thai, một số loại lại không an toàn và bạn cần phải tránh.

Mách nhỏ cho tuần 33.

Đừng bỏ ăn hoặc bỏ bữa khi bạn bị tăng cân. Cả bạn và thai nhi đều cần nguồn dinh dưỡng do các bữa ăn mang lại.

Nếu có thể, bạn hãy tránh ăn các gia vị. Chúng tôi không chắc chắn gia vị có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi đang phát triển nhưng nếu bạn có thể tránh, hãy tránh. Cũng nên cảnh giác với các loại thuốc trừ sâu. Rửa sạch và để ráo nước tất cả các loại rau qur trước khi ăn hoặc trước khi nấu ngay cả khi bạn không ăn vỏ chúng. Các chất độc (chất ô nhiễm) có thể bám vào tay nếu bạn không rửa sạch. Hãy gọt vỏ rau quả sau khi rửa nếu đó là cách bạn vẫn thường ăn. Điều này cũng giúp bạn loại bỏ được những quả có khả năng nhiễm độc.

Tránh ăn các loại cá bị nhiễm độc PCB (xem tuần 26 để biết thêm thông tin)

Chỉ nên mua các ở những chợ có uy tín hoặc ăn cá bắt từ những khu vực không ô nhiễm. Hãy cảnh giác với những thứ bạn ăn vào để bảo vệ cho đứa trẻ trong bụng.

Những điều bạn nên biết thêm.

Liệu có phải tiến hành cắt tần sinh môn?

Cắt tầng sinh môn là rạch một đường từ âm đạo đến trực tràng trong lúc đẻ để tránh bị rách không đúng chỗ các bộ phận khác khi đầu thai nhi chui qua đường sinh. Nó cũng có thể là vết cắt trực tiếp ở giữa hướng lên trực tràng hoặc vết rạch sang bên cạnh. Sau khi đứa trẻ ra đời, các tầng được đóng lại một cách riêng rẽ bằng cách khâu bằng chỉ tự tiêu mà không phải tháo bỏ sau khi vết cắt lành.

Bạn gần như không thể làm gì được gì nếu bạn cần phải cắt tầng sinh non. Nhiêu người tin rằng luyện tập kéo dài đường sinh sản lúc đau đẻ và sinh nở có thể tránh phải cắt tầng sinh môn. Điều này chỉ đúng với một số trường hợp, không đúng với mọi phụ nữ. Một số người khác lại tin rằng, việc cắt tầng sinh môn có thể tránh tình trạng sa âm đạo, bàng quang và trực tràng. Sa âm đạo có thể dẫn tới mất khả năng điều tiết tiểu tiện và đại tiện, đồng thời làm thay đổi cảm giác trong sinh hoạt tình dục.

Mách nhỏ.

Nhà bạn có an toàn cho bé không? Khi tính đến sự an toàn cho con, bạn phải chú ý đến những thứ sau đây: các vật nuôi trong nhà, đồ đạc, khói thuốc lá, cánh cửa sổ và bất cứ thứ gì trong nhà có thể gây nguy hiểm cho đưa con bé bỏng của bạn. Ngay từ bây giờ, hãy kiểm tra xem liệu có thứ gì trong nhà bạn có thể gây nguy hiểm cho con bạn hay không. Nhờ vậy, bạn sẽ có thời gian để sắp xếp bố trí lại chúng trước khi con bạn chào đời.

Bạn sẽ biết nguyên nhân vì sao bạn phải cắt tâng sinh môn lúc đẻ khi đầu thai nhi nằm trong âm đạo. Cắt tầng sinh môn là một vết cắt thẳng, an toàn và được điều chỉnh. Cắt tầng sinh môn tốt hơn so với để rách tự nhiên theo nhiều hướng khác nhau như rách đến bàng quang, các mạch máu lớn hoặc trực tràng. Vết cắt tầng sinh môn nhanh lành hơn là các vết rách tự nhiên rời rạc.

Hãy hỏi bác sĩ xem bạn có cần phải cắt tầng sinh môn hay không. Trao đổi vớ bác sĩ về sự cần thiết phải cắt tầng sinh môn.Tìm hiểu xem bạn sẽ phải cắt ở điểm giữa hay mặt bên âm đạo. Bạn cũng thử hỏi bác sĩ xem liệu có phải chuẩn bị gì thêm nếu bạn có khả năng phải cắt tầng sinh môn như phải bơm hút hoặc kéo dài âm đạo. Nếu sử dụng máy kẹp thai hoặc dụng cụ cặp thai chân không khi đẻ thì có thể tiến hành cắt tầng sinh môn khi các thiết bị này đã được gắn vào đầu của đứa trẻ.

Cắt tầng sinh môn có thể được mô tả như một vết rạch sâu và theo các cấp độ sau:

Cắt tầng sinh môn cấp độ 1 – vết cắt chỉ ở trên da.

Cắt tâng sinh môn cấp độ 2 – vết cắt từ da sâu xuống mô.

Cắt tầng sinh môn cấp độ 3 – vết cắt từ da sâu xuống mô và cơ vòng trực tràng – mô xung quanh lỗ hậu môn.

Cắt tầng sinh môn cấp độ 4 – cắt qua 3 tầng và qua cả trực tràng.

Cảm giác đau đớn nhất sau một ca sinh đẻ hoàn chỉnh có lẽ là khi phải cắt tầng sinh môn. Việc cắt tầng sinh môn còn tiếp tục gây khó chịu trong quá trình lành vết thương. Có thể sử dụng nhiều loại thuốc giảm đau an toàn, kể cả trong thời kỳ cho con bú. Một trong số các loại thuốc đó là acetaminophen. Acetaminophen có chứa cô đê in. Một số loại thuốc khác cũng được dùng làm giảm đau.

(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Thai nhi 33 tuần tuổi sao vẫn chua xoay đầu
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
minh dang mang thai o tuan thu 32 di kham bsi noi thai chua thuan k biet la nhu the nao
K sao dau.tu gio dem luc sinh ban di bo nhieu vào.va cu 2tuan ban di kiem tra 1lan.chuc me tron con vuong.
vị trí rau bám mặt trươc, cãni hoá độ I co phải thiếu canxi?
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
em moi di sieu am thai nhi 33 tuan bac si noi em be can nang dc 2,5kg. em len dc 10kg .hoi nhu vay thai co binh thuong?
hơn 1 tháng trước - Thích (6) - Trả lời
Thai 33 tuan can nang 2,3kg co du khong
cho em hỏi thai của em được 33 tuần, canxi hóa độ 2,3,cân nặng 1905g, như vậy có sao không ạ,em lo lắm. Vì mới 33 tuần mà vôi hóa bánh rau độ 2,3 rồi?
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
cho em hoi thai nhi 31 tuan nặng 2kg nhung bị thoát vị nhau thai nhưng khg bị chảy máu và tôi có đi khám tổng quát tất cả đều bình thường nhưng bsi bảo nhau phát triên nhanh hơn thai và đã 1 tuần nhưng thai nhi khg tăng thêm lạng nào nhưng thai vẫn đạp bình thường và tim thai vẫn tốt .bsi điều trị bắt nằm yên 1 chỗ và cho uống thuốc ,vậy bsi cho em hỏi xem như thế thai nhi có bám chặt lại được khg ? em lo sợ quá
hơn 1 tháng trước - Thích (14) - Trả lời
Bạn đừng lo lắng quá, cứ làm theo chỉ dẫn của bác sĩ, bạn càng lo lắng càng ảnh hưởng đó.
Tôi mang thai 32 tuần tuôi.cân năng thai nhi đươc 1827g thi có bé không?
hơn 1 tháng trước - Thích (3) - Trả lời
cho em hoi thai nhi 33 tuan 4 ngay roi ma xuong canh tay moi co 52mm vay em be co van de bi di tat khong? be nang 2050kg
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
Bạn đừng lo lắng. Việc đo chiều dài thai nhi, tay, chân em bé không chính xác 100% đâu. Với trường hợp của con chị chắc là do máy, chắc lúc chọn góc độ đo khác nhau. Thêm nữa, chiều cao cơ thể, độ dài tay chân của bé sau này lại liên quan đến chế độ ăn uống, tập thể thao, mặc dù chiều cao cũng có bị ảnh hưởng do di truyền nhưng chế độ ăn uống, tập thể thao hợp lý sẽ giai quyết được phần này. Chúc chị vui khỏe để con sinh ra được tốt ạ.
can an nhung gi de co the me khoe
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý