Hướng dẫn học đan, móc len

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Hướng dẫn học đan, móc len

19/04/2015 01:28 PM
2,022
Cùng tham khảo những hướng dẫn học đan, móc len cơ bản nhé.  Móc len cũng như đan, là kỹ thuật làm ra các sản phẩm len chỉ bằng một kim móc. Bạn có thể trở thành người phụ nữ đảm đang, khéo léo chỉ trong vòng vài giờ mỗi ngày. Cùng học cách móc len để mùa đông sắp tới thêm ấm áp nhé.


Kỹ thuật móc len cơ bản
 

Steel Hook được sử dụng với các loại sợi bông (cotton), lanh hoặc tơ và đôi khi là sợi cỏ sợi nhỏ bện lại. Chiều dài 13cm và các cỡ có sẵn xếp trong khoảng từ 0,6mm đến 1,6mm.

kim moc

Số 1: 1.6 mm
Số 2: 1.5mm
Số 3: 1.3mm
Số 4: 1.2mm
Số 5: 1.1 mm
Số 6: 1.0 mm
Số 7: 0.95mm
Số 8: 0.9 mm
Số 9: 0.85mm
Số 10: 0.75mm
Số 11: 0.7 mm
Số 12: 0.6mm

Aluminum Hook được dùng để đan các loại len hay tổng hợp từ nhẹ đến nặng. Độ dài 15cm và có sẵn các cỡ từ 1,75mm đến 5mm. Số càng lớn thì kích thước càng to.

kim moc 2 dau   kim móc 2 đầu

1/0 = 1.75mm
2/0 = 2mm
3/0 = 2.2mm
4/0 = 2.5mm
5/0 = 3.0mm
6/0 = 3.5mm
7/0 = 4.0mm
8/0 = 5.0mm

Tunisian Crochet Hook sẽ tạo thành một mặt vải tương tự như hàng đan.Các mũi được đan lên, móc trên một hàng và lại bỏ trên một hàng kế tiếp, móc này có núm ở một đầu để ngăn cho các mũi đan khỏi tuột ra. Móc được làm bằng nhôm, hoặc đôi khi làm bằng gỗ, chiều dài 30cm và có sẵn các cỡ từ 2mm đến 5mm.

Tunisian Crochet Hook


Hairpin Tool được dùng cho đan móc cặp tóc, tạo ra một mặt nhẹ thoáng. Kích thước thay đổi theo chiều rộng.

hairpin tool

Móc nhựa hoặc gỗ được sử dụng với sợi làm thàm hoặc các mảnh vải để làm các loại thảm. Móc nhựa thường rỗng, dài 13cm và có sẵn cỡ 10mm.

kim mócGiáo trình móc căn bản

Móc (Crochet) là một kiểu móc sợi bằng một que để tạo thành sản phẩm. Có 2 loại chart : chart chữ và chart hình.

Với chart chữ, có thể được trình bày theo kiểu : hàng 1, vòng sợi qua kim, móc 3 bính, vòng sợi qua kim, kéo xuyên qua... Với loại chart này, các chị em có thể sẽ gặp khó khăn khi thực hiện các sản phẩm phức tạp, nhiều hàng.

Với chart hình, sau khi quen với các ký hiệu, chúng ta có thể nhìn vào chart của bất kỳ một sản phẩm nào để thực hiện một cách dễ dàng. Chart hình được trình bày theo hình đính kèm.

Vì vậy, khởi đầu cho giáo trình móc cơ bản này là phần ký hiệu và cách đọc chart, cách thực hiện mũi cơ bản theo chart.

Cách cầm kim móc:

cách cầm kim móc

Khởi đầu là mũi bính - Ký hiệu O


hướng dẫn đan móc


Mũi móc đơn :
Ký hiệu : X . Trong một số trường hợp, có thể quay đứng như dấu +


Cách thực hiện : luồn kim móc vào chân bính, sợi vòng quanh kim và kéo nó qua để có 2 vòng trên kim móc. Sợi vòng quanh kim, kéo nó qua 2 vòng tròn trên kim. Lặp lại 2 bước này vào từng chân bính.
mui moc don

Mũi móc kép : đây là mũi cơ bản nhất, chủ lực nhất và hay được ứng dụng nhất trong việc thực hiện các sản phẩm.

Ký hiệu : (phần trên trong hình minh họa)

Cách thực hiện : Sợi vòng quanh kim, luồn kim móc vào phía trên mũi có sẵn, sợi vòng quanh kim và kéo xuyên qua một vòng tròn, sợi vòng quanh kim và kéo xuyên qua 2 vòng tròn đầu trên kim.
Sợi vòng quanh kim lần nữa và kéo xuyên qua 2 vòng tròn sau trên kim móc, hoàn thành mũi kép.
crochet

Mũi móc kép thấp. Mũi này có chiều cao gấp đôi mũi đơn. Mũi này hay ứng dụng để làm cho sản phẩm có vẻ chặt chẽ, hay dùng trong móc giỏ.

Ký hiệu : T

Cách thực hiện : Luồn kim móc vào phía trên của mũi có sẵn, sợi vòng quanh kim và kéo qua 1 vòng tròn, sợi vòng quanh kim và kéo xuyên qua 3 vòng tròn trên kim.

Mui chu T



Mũi móc ba (hay còn gọi là mũi móc kép đôi) : mũi này có tác dụng kéo cao sản phẩm, hay được dùng trong móc khăn choàng, khăn trải bàn ....

Cách thực hiện : Quấn sợi vòng quanh kim 2 lần rồi luồn kim vào phía trên mũi có sẵn. Sợi vòng quanh kim và kéo xuyên qua 2 vòng tròn đầu trên kim. Lặp lại 2 lần sợi vòng quanh kim như vậy để hoàn tất mũi móc.


hướng dẫn đan móc
Mũi khăn lông

hướng dẫn đan móc

Mũi kép luồn trước : cùng với mũi kép luồn sau, chúng tạo nên những đường sọc nổi trên bề mặt sản phẩm.

Mũi kép luồn sau : tương tự mũi kép luồn trước, mũi kép luồn sau có tác dụng đẩy bề mặt của sản phẩm gồ lên, khi thực hiện, mũi kim để phía sau (mặt trái) sản phẩm và móc luồn. Trong một số trường hợp, chúng ta có thể lật mặt sau lên và dùng mũi kép luồn trước để thay thế. Có nghĩa là : kép luồn sau = kép luồn trước (với điều kiện phải quay bề trái sản phẩm lại thực hiện).


mũi kép luồn trước

mũi kép

Mũi đơn luồn trước và mũi đơn luồn sau


mũi đơn luồn trước sau
 
Mũi móc kép chéo nhau (hay còn gọi là mũi chéo).

Kí hiệu :


mũi móc kep


hướng dẫn đan móc

hướng dẫn đan móc
Mũi hạt ngô : mũi này hay sử dụng để tạo những hạt gồ, nổi bật trên nền sản phẩm.

Kí hiệu :

mũi hạt ngô

Mũi đơn xoắn : mũi này hay sử dụng khi kết thúc sản phẩm, làm viền các sản phẩm cần viền cứng như rổ, túi, ví

Mũi dời có tác dụng di dời mũi đến nơi mình muốn mà không làm tăng chiều cao sản phẩm. Mũi này hay ứng dụng khi chiết nách, cổ áo....


mũi i lùi

Mũi đơn lùi: mũi này hay sử dụng khi kết thúc sản phẩm, làm viền các sản phẩm cần viền cứng như rổ, túi, ví


mũi lùi


2- 3 mũi chập 1 :

2 mũi chập 1

2 mũi chập 1

Mũi rẻ quạt :

mũi rẻ quạt

Các mũi khác : vì đây là gọi theo chủ quan nên có khi các bạn sẽ thấy có 1 vài tên gọi khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chart các bạn sẽ không thể nhầm lẫn.

hướng dẫn đan móc

hướng dẫn đan móc


hướng dẫn đan mócCách đọc chart chữ

Đa số các chart chữ chúng ta thường gặp là bằng tiếng Anh, do đó để đọc chart chữ thì đòi hỏi phải có một trình độ Anh ngữ nhất định.

- Slip stitch (sl st): mũi kết
- Chain (ch): mũi bính
- Single crochet (sc): mũi móc đơn (còn gọi là mũi chữ X)
- Half double crochet (hdc): 1/2 mũi móc kép
- Double crochet (dc): mũi móc kép đơn
- Treble crochet (tr): mũi móc kép đôi
- Double treble crochet (dtr): mũi móc kép ba
- Front Post double crochet (FPdc): mũi móc kép ngược về phía trước
- Back Post double crochet (BPdc): mũi móc kép ngược về phía sau
- Popcorn (pop): mũi chùm 7, gồm 7 mũi móc kép chung 1 chân

Common Abbreviations - Một số chữ viết tắt thường dùng trong chart chữ

beg: beginning = bắt đầu 1 hàng/ 1 mũi
bet: between = giữa (2 hàng/ 2 mũi)
ch sp: chain space = khoảng trống bằng 1 mũi bính
cont: continue = tiếp tục
dc2tog: double crochet two stitches together = móc 2 mũi kép đơn vào cùng 1 chân
dec: decrease = giảm mũi
foll: follow = móc theo hướng dẫn
inc: increase = tăng mũi
lp(s): loop(s) = vòng chỉ
motif = mẫu hoa
patt: pattern = mẫu
prev: previous = trước đó
rem: remain = còn lại
rep(s): repeat(s) = lặp lại
row = hàng
rnd(s): round(s) = vòng tròn
RS: right side = mặt phải
sc2tog: single crochet two together = móc 2 mũi móc đơn vào cùng 1 chân
sk: skip = bỏ mũi
st(s): stitch(es) = mũi
st ch: starting chain = bắt đầu móc mũi bính
turn = xoay
tbl: through back loop = móc xuyên qua vòng chỉ về phía sau
tfl: through front loop = móc xuyên qua vòng chỉ về phía trước
tog: together = chung
WS: wrong side = mặt trái
yo: yarn over = kéo 1 vòng chỉ qua kim


1. Các loại sợi:

Hầu như bất kỳ loại sợi nào cũng có thể sử dụng để móc, thiên nhiên hay nhân tạo, mỏng hay dày, từ cotton mảnh cho đến len, dây, len làm thảm hoặc ngay cả vải cotton được xé thành sợi. Tuy nhiên, một số loại sợi thích hợp hơn các loại khác đối với các kiểu móc nào đó. 

Kiểu móc lưới thường dùng cho các đường viền hoặc màn cửa được móc bằng sợi cotton là đẹp nhất. Các loại sợi chỉ xoắn và sần sùi thường dùng cho áo quần được móc theo kiểu mũi đơn giản. Ngược lại, sợi cotton được dùng để thể hiện các mũi móc gồ ghề là đẹp hơn cả. 

2. Kim móc:

Kim móc theo chuẩn quốc tế thường có 2 bộ: bộ nhỏ để móc chỉ và bộ lớn để móc len, mỗi bộ có tất cả 12 cây được đánh số theo thứ tự từ 1 đến 12 hoặc theo bảng chữ cái. Số lượng kim trong bộ và cách xếp thứ tự từ nhỏ tới lớn hay từ lớn tới nhỏ tùy vào mỗi quốc gia. Chất liệu làm kim cũng khác nhau, inox, thép, nhôm, gỗ... Thường các chuyên gia về đan móc thích dùng kim gỗ vì nó trơn láng, nhẹ, dễ cầm và không bị rỉ sét. 

Đa số kim móc chỉ có 1 đầu kim. Sau này người ta chế tạo thêm loại kim 2 đầu để tiện sử dụng.

( Hiện tại mèo móc lót ly bằng sợi cotton trắng, kim số 8)

 

Hướng dẫn học đan khăn len

Mình rất thích đan khăn và mình có tìm được vài tài liệu tham khảo các bạn xem nhé:

* Kiểu 1


Để đan khăn theo kiểu trên bạn hãy làm theo hướng dẫn sau nhé:

CÁCH ĐAN: bắt 54 mũi (hoặc chia hết cho 18)
dòng 1 (mặt phải) :21mũi xuống, 3mũi lên, 3mũi xuống, 3mũi lên, 3mũi xuống, 3mũi lên, 18mũi xuống
dòng 2 (mặt trái) :18mũi lên, 3mũi xuống, 3mũi lên, 3mũi xuống, 3mũi lên, 3mũi xuống, 21mũi lên
dòng 3 :giống dòng 1
dòng 4 (mặt trái) :18mũi xuống, 3mũi lên, 3mũi xuống, 3mũi lên, 3mũi xuống, 3mũi lên, 21mũi xuống
dòng 5 (mặt phải) :21mũi lên, 3mũi xuống, 3mũi lên, 3mũi xuống, 3mũi lên, 3mũi xuống, 18mũi lên
dòng 6 :giống dòng 4
lặp lại 6 dòng này 2 lần --> tổng cộng là 12 dòng.
dòng 13 (mặt phải) :3mũi xuống, 3mũi lên, 3mũi xuống, 3mũi lên, 3mũi xuống, 3mũi lên, 21mũi xuống, 3mũi lên, 3mũi xuống, 3mũi lên, 3mũi xuống, 3mũi lên,
dòng 14 (mặt trái) :3mũi xuống, 3mũi lên, 3mũi xuống, 3mũi lên, 3mũi xuống, 21mũi lên, 3mũi xuống, 3mũi lên, 3mũi xuống, 3mũi lên, 3mũi xuống, 3mũi lên
dòng 15 :giống dòng 13
dòng 16 (mặt phải) :3mũi xuống, 3mũi lên, 3mũi xuống, 3mũi lên, 3mũi xuống, 3mũi lên, 21mũi xuống, 3mũi lên, 3mũi xuống, 3mũi lên, 3mũi xuống, 3mũi lên
dòng 17 (mặt trái) :3mũi xuống, 3mũi lên, 3mũi xuống, 3mũi lên, 3mũi xuống, 21mũi lên, 3mũi xuống, 3mũi lên, 3mũi xuống, 3mũi lên, 3mũi xuống, 3mũi lên
dòng 18 :giống dòng 16
lặp lại 6 dòng này 2 lần nữa --> tổng cộng là 12 dòng.
như vậy 1 đoạn khăn này là 24 dòng.
----------------

Kiểu 2: Mẫu đan hoa cúc


Nguyên liệu chính:
- Que đan số 3.
- Len Vĩnh Thịnh 2 sợi. (Dùng len Vĩnh Thịnh trông sẽ mềm khăn hơn dùng len Tàu, cho dù độ bóng không bằng).

Cách đan:
- Vì len sợi nhỏ nên phải bắt nhiều mũi. Công thức chung để tính số mũi: 5*X+2. Của mình là X=10 (tức số mũi sẽ bằng 52), các bạn nên chọn X=12 (số mũi bằng 62) sẽ đẹp hơn.
- Thứ tự: (trường hợp 52 mũi)
+ Bắt mũi bằng tay trái, dùng 1 que cho chặt.
+ Hàng 1: Đan xuống cả hàng.
+ Hàng 2: Đan xuống mũi 1; từ mũi 2 đến mũi 51 cũng đan xuống nhưng phải vắt 3 vòng ngược chiều kim đồng hồ cho mỗi mũi; đan xuống mũi 52.
+ Hàng 3: Đan xuống mũi 1; dùng que phải nhấc 5 mũi (mũi 2->mũi 6) ra, nhóm thành 1 nhóm, chuyển sang que trái, rồi đan xuống bình thường, sau đó vắt dây từ dưới lên trên, đan xuống 1 lần nữa, vắt lại dây từ dưới lên trên, lặp lại việc đan xuống (step này tạo ra 5 mũi mới thay thế cho 5 mũi cũ bị nhóm lại ở trên); lặp lại tương tự với các nhóm 5 mũi tiếp theo, đến hết mũi 51 thì ta được 10 nhóm mũi; đan xuống mũi 52.
+ Hàng 4: Đan xuống cả hàng.
+ Hàng 5: Đan xuống cả hàng.
+ Hàng 6: Bắt đầu lại từ hàng 2.

Hướng dẫn đan len

“Tác phẩm” đan đầu tay phổ biến nhất là một cái khăn choàng. Túi tiền hay bao đựng laptop cũng là những tác phẩm đầu tay thú vị. Nếu bạn đan khăn với len có chất nỉ, bạn có thể dừng lại giữa chừng, gập khăn lên, may nối 2 mép 2 bên của khăn để có một chiếc túi xinh xắn. Bạn cũng có thể đan tác phẩm đầu tiên là một cái nón bằng kim đan vòng. Dù sự lựa chọn của bạn là gì đi chăng nữa bạn cũng nên chuẩn bị đối mặt với những khó khăn cũng như những khuyết điểm khi lần đầu học đan. Nếu muốn giấu đi những khuyết điểm đó bạn nên dùng len xù. Len xù sẽ giấu đi những lỗi khi đan tốt hơn các loại len mịn và mượt.

Chú ý: Nếu bạn đan một chiếc khăn bằng cách đan một hàng mũi lên và một hàng mũi xuống thì phần mép khăn sẽ bị xoăn. Chính vì vậy chúng ta ko nên đan khăn bằng cách đó. Thay vào đó bạn nên đan chỉ mũi lên ở cả 2 mặt của sản phẩm hoặc tìm kiếm các chart đan đơn giản khác.

Len và kim đan:

Trong lần đan đầu tiên bạn nên dùng các loại len mượt và phổ biến. Nó giúp cho việc đan dễ dàng hơn và bạn cũng dễ nhận ra các lỗi khi đan để rút kinh nghiệm.

Nếu bạn nhìn vào nhãn của các cuộn len nhập từ các nước phương tây bạn sẽ thấy kích cỡ kim nên dùng cho loại len đó (nhìn vào biểu tượng 2 cây kim đan bắt chéo nhau và số được ghi bên dưới nó). Hãy “tránh xa” bất kỳ loại len nào sử dụng kim đan nhỏ hơn kim đan số 8 ( cỡ của US hoặc 5mm cỡ của các loại kim khác) bởi vì nó sẽ làm tiêu tốn hàng đống thời gian để đan, điều đó dễ làm bạn nản lòng. Cỡ kim số 10 ½ của US(tức kim 6.5mm) sẽ giúp bạn tập đan dễ dàng hơn.

Bạn có thể đan bằng bộ kim đan thường bao gồm 2 que đan riêng lẻ hoặc đan bằng que đan vòng (bao gồm 2 que đan ngắn được nối với nhau bằng 1 sợi dây).Một cặp que đan vòng sẽ được sử dụng như một cặp que đan thường hoặc đan thành vòng tròn như đan mũ.

Tôi không khuyến khích dùng kim trơn (các loại kim đan mạ kền hoặc kim đan kim loại) để đan các loại sợi có độ trơn mịn. Sự kết hợp này yêu cầu bạn đan phải chặt tay để có các mũi đan đẹp. Đan chặt tay với người mới bắt đầu sẽ rất khó khăn (việc giảm mũi cũng khó làm), chắc chắn không ai muốn công việc của mình trở nên khó khăn hơn. Với người mới bắt đầu, tôi nghĩ tốt nhất nên sử dụng các loại kim không quá trơn như kim Denise ( khó tìm tại Việt Nam), kim đan gỗ hoặc bất kì loại kim nào không quá trơn láng hoặc quá rít tay.

Làm gì tiếp theo khi đã chọn được kim đan và len phù hợp?

Continental và English là như thế nào?

Ở Mỹ đa số mọi người khi đan sẽ đan theo kiểu Anh (English). Đôi khi một người khi bắt đầu thì đan theo kiểu của Anh còn sau đó thì đan theo kiểu Continental (phổ biến ở phương tây và Nam Châu Âu). 2 cách đan đều cho kết quả như nhau. Điều quan trọng là bạn quen với cách nào. Bạn nên thử cả 2 trước khi chọn cho mình một kiểu đan nhất định. Dù sao thì học cả 2 cách cũng không phải là thừa (xem cách đan 2 màu trong phần kĩ năng nâng cao)

Nếu bạn không muốn thử cả 2 cách thì đây là một số đề nghị: Bạn đã từng móc và giữ len bằng tay trái? Hoặc bạn cảm thấy việc cử động tay nhiều không có ảnh hưởng đến bạn thì bạn nên thử kiểu Continental. Còn nếu bạn muốn một phương pháp chắc chắn hơn cùng với việc cử động tay ít hơn gì bạn nên thử kiểu đan của Anh.


Tiếp theo là cách đọc chart

Các chart này có thể chia làm 2 loại, mình sẽ lấy ví dụ 2 loại cho mọi người dễ hình dung:

1. Mặt hoàn thành của sản phẩm gồm toàn mũi knit (hay đan lên, theo cách hiểu của em, hehe)
2. Gồm cả mũi knit và purl (mũi đan lên và đan xuống)

1: Ví dụ loại 1 nhé



Chart của loại này sẽ gồm các dòng có ký hiệu đan xen với các dòng trống.
Dòng có ký hiệu (vd: dòng 1) là dòng đan các mũi knit. Số ô trong 1 dòng là số mũi.
Bắt đầu với dòng 1 nhé
(mọi người bỏ cái ô đầu tiên đánh số đi nhé)
Đan 4 mũi đầu, đan chập về bên phải mũi thứ 5+6 (chập vào thành mũi thứ 5 trên dòng 1)
Mũi ký hiệu O là mũi vắt len lên que trước khi đan để tạo thêm 1 mũi mới, đống thời tạo 1 lỗ trên mặt sản phẩm. Khi đan mũi này sẽ tương đương với 2 ô trên 1 dòng, tức là sau khi đan bạn đã đc 2 ô thứ 6 + 7 trên dòng 1.
- Tiếp theo ô thứ 8+9 là ký hiệu O liền kề ký hiệu chập, tức là bạn vắt len lên que trước, sau đó đan chập về bên trái 2 mũi. Kết quả sẽ đc 1 lỗ + 1 mũi chập
Nói chung nguyên tắc là khi đan mũi O ta sẽ đc ngay 2 ô trên dòng. Cái ô ngay sau (bên trái) ký hiệu O sẽ cho biết phải đan mũi gì sau khi vắt len, nếu là mũi chập thì vắt len rồi đan chập, nếu là ô trống thì vắt len rồi đan mũi knit bình thường. Chỉ khó nhất đoạn đấy thôi ah

- Dòng 2 thì chỉ đan purl thôi
- Dòng 3 ta lại tiếp tục đọc chart
...
__________________
2. Loại 2 là trên 1 mặt có lẫn lộn các mũi knit và purl



Chart của loại này thì detail hơn loại kia 1 tí vì các dòng chẵn, tương đương với mặt sau của sản phẩm cũng có ký hiệu.



Kỹ thuật đan len cơ bản
Cách làm khăn len không cần đan đơn giản cực kì
Các kiểu khăn len cho nam cực hot năm 2012
Kỹ thuật móc len cơ bản
Cách móc áo khoác len đơn giản

(ST).
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
mình muon tai bai nay ve may tinh de tien học ma khong được
hơn 1 tháng trước - Thích (21) - Trả lời
chụp màn hình hoặc lên phiên bản mobile nhé,tớ thấy được đó
Mình muốn mua dụng cụ đan móc nên mua ở đâu.
hơn 1 tháng trước - Thích (15) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý