Thai 38 tuần tuổi

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Thai 38 tuần tuổi

18/04/2015 10:40 AM
4,015

Kích thước thai nhi lớn cỡ nào?

Vào thời điểm này, thai nhi nặng khoảng 3,1kg. Chiều dài tính từ đỉnh đầu đến chóp mông không thay đổi nhiều, vẫn là khoảng 35 cm. Tổng chiêu dài từ đầu đến chân khoảng 47cm.

Cơ thể bạn lớn cỡ nào?

Nhiều phụ nữ trong vài tuần cuối của thai kỳ, cơ thể không phình to thêm nhưng lại có cảm giác rất khó chịu. Khoảng cách giữa tử cung và khớp dính là khoảng 36 đến 38cm. Khoảng cách rốn đến đỉnh tử cung là khoảng 16 đến 18cm.

Thai nhi sinh trưởng và phát triển như thế nào?

Theo dõi thai nhi trong quá trình đau đẻ.

Bạn có thể thắc mắc làm sao bác sĩ có thể nói chính xác mọi điều về thai nhi, đặc biệt trong quá trình đau đẻ. Ở nhiều bệnh viện, nhịp tim thai được theo dõi trong suốt quá trình đau đẻ nhằm phát hiện sớm những bất thường và giải quyết một cách kịp thời.

Trong suốt quá trình đau đẻ, mỗi khi tử cung co thắt, lượng máu vận chuyển từ người mẹ sang nhau thai càng chứa ít ô xy hơn. Hầu hết các thai nhi đều có thể chống chịu được với tình trạng này mà không có vấn đề gì. Tuy nhiên, một số thai nhi lại bị tác động bởi tình trạng này gân ra hiện tượng suy nhược ở thai nhi.

Có hai cách để theo dõi nhịp tim của thai nhi trong quá trình đau đẻ. Cách thứ nhất theo dõi bên ngoài thai nhi trước khi vỡ ối bằng cách dùng một ống nghe gắn trên bụng của người mẹ. Nguyên tắc hoạt động của ống nghe này tương tự như phương pháp siêu âm nhằm xác định nhịp tim thai.

Theo dõi bên trong thai nhi cho kết quả nhịp tim thai chính xác hơn. Đặt một điệm cực lên da đầu của thai nhi, nối điện cực này với một thiết bị ghi nhịp tim bằng một dây nối. Phương pháp theo dõi bên trong này chỉ áp dụng được với những sản phụ đã vỡ ối hoặc tử cung đã mở ít nhất 1 cm.

Lấy mẫu máu thai nhi. Các bác sĩ cũng có thể xét nghiệm độ PH trong máu thai nhi để xác định xem thai nhi có thể chịu đựng như thế nào với áp lực đau đẻ và rặn đẻ. Phương pháp này chỉ được tiến hành sau khi sản phụ đã vỡ ối và tử cung mở ít nhất 2 cm.

Một thiết bị được đưa vào da đầu của thai và khía một vết nhỏ trên đó. Máu thai nhi sẽ được hút vào trong một ống nhỏ, sau đó được đưa vào xét nghiệm độ PH (axít ). Dựa vào độ PH có thể xác định được những trục trặc của thai nhi trong việc chống chịu với áp lực đau đẻ và rặn đẻ. Việc xét nghiệm máu thai nhi có thể giúp bác sĩ quyết đinh có cho tiếp tục đau đẻ hay phải mổ đẻ.

Những thay đổi trong bạn.

Hội chứng suy nhược sau khi sinh.

Sau khi đứa bé chào đời, bạ có thể sẽ rất xúc động. Bạn còn băn khoăn không biết sinh con có phải là ý kiến hay không nữa. Tình trạng này gọi là hội chứng suy nhược sau khi sinh. Nhiều phụ nữ trải qua một mức độ nào đó của hội chứng này. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia y tế lại cho đây là hiên tượng bình thường.

Có tới 80% trong số tất cả các phụ nữ mắc hội chứng suy nhược sau khi sinh. (Xem phần thảo luận bên dưới). Hội chứng này thường xuất hiện trong khoảng thời gian từ 2 ngày đến 2 tuần sau khi sinh. Hội chứng này chỉ là tạm thời và nó đến nhanh thế nào thì cũng biến nhanh như thế.

Tuy nhiên, các triệu chứng của tình trạng này cũng có thể xuất hiện sau khi sinh vài tháng sau khi phụ nữ bắt đầu thấy kinh nguyệt trở lại và có những thay đổi về hoóc môn trong cơ thể.

Hội chứng suy nhược sau khi sinh có thể tự biến mất nhưng cũng phải mất đến một năm. Nếu bị suy nhược trầm trọng, có thể áp dụng các phương pháp điều trị để giảm nhẹ các triệu chứng trong vòng vài tuần, nhưng tình trạng chỉ được cải thiện thực sự sau 6 đến 8 tháng. Điều trị thường xuyên là rất cần thiết để phục hồi hoàn toàn.

Các mức độ suy nhược. Mức độ suy nhược nhẹ nhất kéo dài chỉ khoảng 2 tuần. Tình trạng này chỉ kéo dài khoảng 2 tuần và các triệu chứng không có xu hướng nặng thêm. Tham khảo các cách điều trị mức độ suy nhược nhẹ nhất ở trang bên. Mức độ nghiêm trọng hơn hội chứng này được gọi là trầm cảm sau khi sinh. Khoảng 10% trong số tất cả các bà mẹ mới sinh mắc hội chứng ở mức độ này. Sự khác nhau giữa hội chứng cấp độ nhẹ nhất và trầm cảm sau khi sinh thể hiện ở tần số, cường độ và thời gian kéo dài của các triệu chứng. Cấp độ này có thể xảy ra từ 2 tuần cho đến 1 năm sau khi sinh. Bà mẹ có thể có những cảm giác như giận dữ, bối rối, sợ sệt và thất vọng, cũng có thể có những thay đổi trong chế độ ăn uống, ngủ ngỉ.Họ sợ làm tổn thương đến thai nhi hoặc cảm thấy như đang điên lên. Mệt mỏi cũng là một trong những triệu chứng chính của trầm cảm sau khi sinh.

Mức độ trầm trọng nhất của hội chứng suy nhược sau khi sinh là chứng loạn thần kinh. Sản phụ thường có những ảo giác, họ nghĩ đến việc tự tử hoặc làm tổn hại đến thai nhi. Nhiều phụ nữ bị loạn thần kinh sau khi sinh còn có thể có những dấu hiệu rối loạn tính khí theo hai thái cực trái nhau không liên quan gì đến việc sinh đẻ. Hãy trao đổi tình huống này với bác sĩ nếu bạn cảm thấy lo lắng.

Sau khi sinh, nếu bạn cho rằng minh đã mắc hội chứng suy nhược ở một mức độ nào đó, hãy liên hệ với bác sĩ. Bất kỳ một mức độ nào của hội chứng suy nhược sau khi sinh (dù là nặng hay nhẹ) đều chỉ là nhất thời và có thể chữa trị được.

Ngoài ra, nếu 2 tuần sau khi sinh, bạn vẫn cảm thấy kiệt sức như ngay sau khi sinh, bạn có thể có nguy cơ bị trầm cảm ( suy nhược cấp độ 2). Cực kỳ mệt mỏi, đặc biệt là sau quá trình vật lộn với đau đẻ và sinh nở, đồng thời phải thích ứng bản thân với yêu cầu của một người mẹ mới là tình trạng bình thường ở phụ nữ sau khi sinh, tình trạng này không cải thiện, hãy gọi cho bác sĩ.

Nguyên nhân dẫn tới hội chứng suy nhược sau khi sinh. Một người mẹ mới cần phải thích ứng với rất nhiều thứ, hơn nữa nhiều yêu cầu đặt lên vai họ. Một trong 2 hoặc cả 2 tình huống này đều có thể gây suy nhược. Chúng tôi không chắc chắn về nguyên nhân dẫn đến suy nhược vì không phải phụ nữ với những thay đổi hoóc môn, sự suy giảm hoóc môn buồng trứng và hoóc môn tử cung sau khi sinh cũng là một nguyên nhân dẫn đến hội chứng này.

Các nhân tố khác gây ra hội chứng này là tiền sử tình trạng trầm cảm trong gia đình, thiếu sự giúp đỡ từ phía gia đình sau khi sinh, sự cô độc và mệt mỏi triền miên. Bạn cũng có nguy cơ mắc hội chứng suy nhược sau khi sinh cao hơn nếu:

Mẹ hoặc chị gái bạn từng mắc hội chứng này – nó có thể di truyền trong gia đình.

Bạn từng mắc hội chứng này ở lần mang thai trước, vì thế có nguy cơ tái mắc hội chứng này.

Bạn đã sử dụng phương pháp nào đó can thiệp vào lần mang thai này dẫn tới những biến động về hoóc môn nghiêm trọng hơn gây ra trầm cảm sau khi sinh.

Nếu bạn bị PMS trầm trọng trước khi mang thai thì sau khi sinh tình trạng mất cân bằng hoóc môn sẽ nghiêm trọng hơn.

Có tiền sử hội chứng trầm cảm.

Gần thời điểm sinh con, cuộc sống của bạn có những biến động lớn gây ra sự suy giảm hoóc môn sau khi sinh.

Điều trị mức độ nhẹ nhất của hội chứng suy nhược sau khi sinh. Một trong những phương pháp quan trọng để đối phó với hội chứng suy nhược mức độ này là có được một hệ thống hỗ trợ tốt. Hãy nhờ gia đình hoặc bạn bè giúp đỡ, nhờ mẹ hoặc mẹ chồng ở bên cạnh chăm sóc bạn một thời gian, hãy bảo chồng bạn tam thời dừng một số việc nào đó để giúp bạn hoặc thuê người đến giúp bạn hàng ngày.

Có một số phương pháp làm giảm nhẹ các triệu chứng. Bạn có thể thử bất kỳ một phương pháp nào đó trong số các phương pháp dưới đây:

Nghỉ ngơi khi bé ngủ.

Giao lưu với những bà mẹ có triệu chứng tương tự để chia sẻ những suy nghĩ và kinh nghiệm.

Đừng cố gắng làm bản thân hoàn hảo.

Tập một vài động tác thể dục điều hòa mỗi ngay.

Ăn đủ chất và uốn nhiều nước.

Đi ra ngoài chơi hàng ngày.

Hãy nhớ bác sĩ tư vấn về việc sử dụng thuốc an thần tạm thời nếu sử dụng các phương pháp trên không hiệu quả. Khoảng gần 85% phụ nữ bị trầm cảm sau khi sinh cần được điều trị trong thời gian đến gần một năm.

Điều trị các mức độ trầm trọng hơn hội chứng trầm cảm sau khi sinh. Bên cạnh nhưng biểu hiện nhỏ của mức độ nhẹ nhất là khi hội chứng suy nhược sau khi sinh có 2 nhóm triệu chứng rõ rệt. Một nhóm phụ nữ bị trầm cảm cấp tính kéo dai trong khoảng vài tuần đến vài tháng, họ không ngủ được cũng không ăn được, họ cảm thấy mình vô dụng và cô độc, họ buồn rầu và khóc rất nhiều. Nhóm phụ nữ khác lại có cảm giác cực kỳ lo lắng, bát an và bi kích động, nhịp tim cũng tăng. Có những phụ nữ không may còn bị cả 2 nhóm triệu chứng trên.

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong số các triệu chứng trên, hãy gọi cho các bác sĩ ngay lập tức. Có thể bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đến phòng khám để kiểm tra và theo dõi, đồng thời kê đơn điều trị cho bạn. Hãy điều trị vì chính bạn và vì những người thân trong gia đình.

Các hoạt động của bạn ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển cảu thai nhi?

Thai ngược.

Như chúng tôi đã đề cập, vào giai đoạn đầu của thai kỳ, tình trạng thai nằm ngược rất phổ biến. Tuy nhiên, khi bắt đầu đau đẻ, chỉ có 3 đến 5% trường hợp thai (không kể các thai sinh đôi, sinh ba hoặc nhiêu hơn) nằm ngược. Các hoạt động của bạn có quyết định tư thế nằm của thai nhi?

Một số nhân tố nhất định có thể gây ra tình trạng thai ngược. Một trong số nhân tố chính là thai nhi chưa hoàn thiện. Gần cuối giai đoạn 2 của thai kỳ (cuối tháng thứ 6), thai có thể nằm ngược. Bằng việc chú ý chăm sóc bản thân, bạn có thể tránh được tình trạng đau đẻ sớm (đẻ non). Điều này tạo cơ hội tốt nhất cho thai nhi chuyển đổi tư thế nằm một cách tự nhiên.

Mặc dù chúng tôi chưa đưa ra được chính xác những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai ngược trong mọi trường hợp nhưng dưới đây là một số nguyên nhân thường thấy:

Sản phụ đã từng mang thai trước đó.

Mang thai sinh đôi, sinh ba hoặc nhiều hơn.

Quá nhiều hoặc quá ít nước ối.

Tử cung có hình dạng không bình thường.

Tử cung xuất hiện các tổ chức bất thường như u xơ.

Sản phụ bị nhau thai trước.

Thai nhi bị tràn dịch não.

Có một số tư thế thai ngược khác nhau. Thai ngược cục bộ xảy ra khi 2 chân của thai gấp cong tại mông, nhưng 2 đầu gỗi duỗi thẳng. Đây là kiểu thai ngược phổ biến nhất ở giai đoạn cuối thai kỳ hoặc khi gần chạm tới mặt và đầu nó.

Đẻ ngược. Trong khoa học sinh sản vẫn còn tồn tại nhiều tranh cãi về phương pháp đẻ tốt nhất cho các trường hợp đẻ ngược. Trong nhiêu năm, các ca đẻ tốt nhất cho các trường hợp đẻ ngược. Trong nhiều năm, các ca dẻ ngược vẫn được tiến hành cho đẻ qua đường âm đạo. Thời gian sau đó, người ta lại cho rằng phương pháp an toàn nhất là mổ đẻ, đặc biệt nếu đó là lần mang thai đầu tiên của sản phụ. Ngày nay, hầu hết các bác sĩ tin rằng, đối với các trường hợp thai ngược, để đứa bé chào đời một cách an toàn nhất, nên tiến hành mổ đẻ lúc mới bắt đầu đau đẻ hoặc trước khi đau đẻ.

Một số bác sĩ tin rằng, phụ nữ vẫn có thể đẻ ngược tự nhiên một cách an toàn. Điều này thường xảy ra đối với các ca đẻ ngược cục bộ nhưng thai đã đủ tháng tuổi và sản phụ đã từng sinh đẻ một vài lần trước đó. Một bác sĩ lại cho rằng các trường hợp thai ngược ở tư thế một chân duỗi, một chân gấp đầu gối nên được cho đẻ bằng phương pháp mổ.

Hình minh họa thai ngược hoàn toàn – thai nằm trong khoang chậu ở tư thế mông ra trước và 2 đầu gối gấp lại.

Nếu đứa bé trong bụng bạn nằm ngược, hãy trao đổi với bác sĩ – việc này rất cần thiết. Khi đến bệnh viện biết tình trạng thai ngược của bạn. Nếu bạn có thắc mắc về đau đẻ và đẻ ngược, hãy đề cập luôn những thông tin này.

Xoay thai. Trước khi sản phụ vỡ ối, trước khi đau đẻ hoặc khi mới bắt đầu đau đẻ, các bác sĩ có thể tiến hành xoay thai từ tư thế thai ngược sang thai xuôi (đẻ thuận – đầu thai ra trước ). Bác sĩ sẽ dùng tay để xoay thai cho đầu ra trước. Quá trình này được gọi là xoay đầu thai bên ngoài.

Việc tiến hành xoay đầu thai bên ngoài về tư thế đẻ xuôi cũng có thể xảy ra một số rủi ro. Bạn cần tìm hiểu và nắm bắt được những rủi ro này. Hãy trao đổi với bác sĩ về khả năng và sự cần thiết phải tiến hành xoay thai. Các rủi ro có thể là:

Rách màng ối.

Thoát vị nhau thai.

Tác động xấu đến nhịp tim thai.

Gây đau đẻ dữ dội.

Tỉ lệ thành công của việc xoay thai bên ngoài về tư thế đẻ xuôi là hơn 50%. Một số thai cứng đầu sau khi được xoay lại chuyển ngay về tư thế ngược như cũ. Việc xoay thai có thể phải được thực hiện lại, nhưng việc này có thể sẽ khó khăn hơn khi thai gần ngày sinh.

Các tư thế bất thường khác. Một tư thế thai bất thường khác là (đẻ) mặt ra trước. Do đầu thai gần như nằm ngang, mặt thai nhi chui xuống đường sinh trước. Nếu thai nằm ở tư thế này mà trong quá trình đau đẻ không chuyển về tư thế bình thường, các bác sĩ thường phải tiến hành mổ đẻ cho sản phụ.

Tư thế ngược vai. Ở tư thế này, khi đẻ, vai của thai nhi sẽ ra trước. Trường hợp này còn gọi là thai nằm ngang, vì tư thế nằm của thai nhi gần giống một cái nôi đặt trong khoang chậu. Đầu và mông cua thai nhi nằm trên hai thành đối diện của bụng người mẹ. Phương pháp duy nhất để sinh những đứa trẻ ở tư thế này là mổ đẻ.

Mách nhỏ cho các ông bố.

Hãy hỏi vợ bạn xem cô ấy cần mang theo những gì đến bệnh viện, như băng cát sét, đĩa CD hoặc máy nghe nhạc. Hãy trao đổi trước với cô ấy những vấn đề này và chuẩn bị trước mọi thứ sẵn sàng. Nếu bạn trực tiếp đến bệnh viện hoặc trung tâm phụ sản để tìm hiểu, bạn sẽ biết thêm nhiều cách để tạo môi trường tốt cho em bé mới sinh.

Dinh dưỡng của bạn.

Thời điểm này, có thể bạn cảm thấy không muốn ăn lắm, nhưng việc duy trì chế độ ăn uống đầy đủ vẫn rất quan trọng. Bạn có thể ăn vặt. Thay vì ăn các bữa chính, hãy chia thành nhiều bữa ăn vặt nhỏ trong ngày để duy trì năng lượng và tránh bị ợ nóng. Bạn có thể cảm thấy chán ngấy những thức ăn vẫn ăn từ trước tới giờ. Dưới đây là một số đồ ăn vặt giàu dinh dưỡng:

Ăn chuối, nho khô, trái cây khô và xoài để thỏa mán nhu câu ăn uống đồ ngọt của bạn, đồng thời cung cấp cho cơ thể chất sắt, kali và magiê.

Một ít trái cây tươi ăn kèm với sữa đã gạn kem, sữa chua, sữa để lạnh hoặc kem để bổ sung canxi, các vitamin và khoáng chất.

Bánh quy giòn giàu chất xơ, ăn với một ít bơ lạc rất ngon miệng và cung cấp chất đạm rất tốt.

Phó mát mềm màu trắng và trái cây, cho thêm ít đường và quế sẽ tạo thành món sữa lẫn trái cây rất thơm ngon.

Khoai tây rán không ngâm muối hoặc bánh ngô ăn kết hợp với salsa hoặc đậu quả nhúng sẽ rất ngon miệng và là nguồn cung cấp chất xơ tốt.

Ăn rau ngót kết hợp với tôm rất ngon, đồng thời có tác dụng bổ sung chất xơ.

Cà chua tươi ăn với dầu ô liu và húng quế tươi kết hợp với một vài lát phó mát Pác ma mỏng làm thành một bữa ăn cung cấp rau và sản phẩm từ sữa.

Thịt gà hoặc sa lát cá ngừ (phải làm từ thịt gà tươi hoặc cá ngừ bảo quản trong nước ) ăn với bánh quy giòn hoặc bánh ngô để bổ sung đạm và chất xơ.

Những điều bạn nên biết thêm.

Thế nào là hiện tượng sót nhau?

Trong phần lớn các trường hợp, 30 phút sau khi đứa bé chào đời, nhau thai được đẩy hết ra ngoài và đây là một bước mang tính thủ tục trong các ca sinh đẻ. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, một phần nhau thai không được đẩyhết ra ngoài mà vẫn còn sót lại trong tử cung. Khi hiện tượng này xảy ra, tử cung không thể co bóp một cách bình thường dẫn đến chảy máu âm đạo, có thể là nặng.

Một số trường hợp khác, nhau thai không tách ra vì nó vẫn dính với thành tử cung. Tình trạng này cực kỳ nguy hiểm, tuy nhiên cũng rất hiếm xảy ra.

Sau khi sinh, sản phụ thường bị chảy máu rất nhiều, và có thể cần phải tiến hành phẫu thuật để làm ngưng chảy máu. Ngoài ra, còn phải nạo hút nhau ra ngoài.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những tình trạng bất thường của nhau thai. Người ta cho rằng nhau thai có thể dính vào một vết sẹo do lân mổ đẻ trước để lại hoặc một vết rạch nào đó ở tử cung. Nhau thai cũng có thể dính vào chỗ đã từng bị nạo thai hoặc chỗ bị viêm nhiễm ở tử cung.

Lúc đẻ, trong khi bạn chú ý đến sự chào đời của đứa bé thì các bác sĩ lại lưu ý đến sự tống đẩy nhau thia ra ngoài. Một số sản phụ yêu cầu được nhìn thấy nhau thai sau khi sinh, khi đó có thể yêu cầu bác sĩ cho xem.

Bạn có cần phải cạo lông mu trước khi sinh?

Nhiều phụ nữ muốn biết liệu họ có phải cạo lông mu trước khi sinh đẻ. Lâu nay, việc cạo lông mu không còn là yêu cầu bắt buộc. Nhiều phụ nữ không phải cạo lông mu trong những ngày này. Tuy nhiên, những phụ nữ đã không cạo lông mu cho biết họ cảm thấy khó chịu khi lông mu mắc vào quần lót do dịch âm đạo tiết ra bình thường sau khi sinh. Vì thế,bạn nên nghĩ về vấn đề này và trao đổi trước với bác sĩ.

(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Co nen an chao me den truoc khi de dê duoc de de dang hon khong
hơn 1 tháng trước - Thích (8) - Trả lời
dung vay an chao me den truoc ngay sinh se giup sinh e be de rang va co nhieu sua de e bu nua day
thai nhi 38 tuan nang 2,7kg co phai qua nho k?
hơn 1 tháng trước - Thích (7) - Trả lời
nguyen thi kim hang thai em duoc 38 w chau thay dau hieu shuau ong bung nhieu ma sao chua thay dauhieu sanh gi ca
Thai 38 tuần bé đã "cao" khoảng 49,8 cm và nặng chừng 3080 g. Như vậy bé nhà bạn cũng hơi nhỏ nhắn đấy. Bạn cố gắng tới ngày sinh bé lên được 3kg là đẹp nhất
Thai 38 tuan bi tran dich 2ben .vay tran dich 2ben la nhu the nao?
hơn 1 tháng trước - Thích (19) - Trả lời
Dau bung de la Nhu the nao?no dau Nhu dau bung gio hay la Nhu Minh bi quang bung Nhu tao thao ruot(xin loi em khong biet dien ta Nhu the nao) giup em voi em cung 38tuan ,gan Sanh roi
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
dau bung de lµ dau tu ron thuc xuong nhin chung la rat dau
minh mang thai duoc 38w roi . nhung minh ko thay sut xuong ti nao . cho minh hopi co phai di nhieu la bung se tut va de sinh nua phai ko ? gan toi ngay sinh minh cam thay rat lo lang ko biet se nhu the nao ? neu co chi nao biet lam on cho minh biet voi
hơn 1 tháng trước - Thích (8) - Trả lời
Nếu là bé trai thì sẽ đẩy lên trên và rất tức ngực, còn bé gái mới thục xuống dưới nhé
Rthai nhi cua e da buoc sang tuan 38 nhung chi duoc 2,8kg lieu luc sinh con e co be qua khong
hơn 1 tháng trước - Thích (22) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý