Thai 39 tuần tuổi

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Thai 39 tuần tuổi

18/04/2015 10:40 AM
1,803

Thai nhi lớn cỡ nào?

Đến tuần này, thai nhi nặng hơn 3,25kg một chút. Chiều dài từ đỉnh đầu đến chóp mông khoảng 36cm. Tổng chiều dài từ đầu đến chân khoảng 48cm.

Cơ thể bạn lớn cỡ nào?

Hình minh họa trang sau vẽ một phụ nữ mang thai nhìn nghiêng với tử cung lớn và thai nhi bên trong. Cơ thể đã to tới mức gần như tối đa.Bạn cũng có thể ở mức như vậy.

Nếu đo từ khớp dính đến đỉnh tử cung, khoảng cách là từ 36 đến 40cm. Trong khi đó, khoảng cách từ rốn đến tử cung là từ 16 đến 20cm.

Bạn gần như đang ở những ngày mang thai cuối cùng. Từ thời điểm này cho đến lúc sinh, trọng lượng cơ thể sẽ không tăng nhiều mà vẫn duy trì ở mức từ 11,4 đến 15,9 kh cho tới lúc sinh.

Thai nhi sinh trưởng và phát triển như thế nào?

Thai nhi tiếp tục tăng trọng lượng, thậm chí đến 1 hoặc 2 tuần thai cuối cùng còn tăng. Nó không có nhiều khoảng trống để di chuyển trong tử cung. Và thời gian này, tất cả các hệ cơ quan trong cơ thể thai nhi đã phát triển hoàn thiện ở đúng vị trí. Cơ quan cuối cùng cần được hoàn thiện hơn nữa là 2 lá phổi.

Liệu thai nhi có bị mắc vào dây rốn?

Có lẽ bạn cũng được bạn bè nói về chuyện không nên giơ cao tay qua đầu hoặc với lên lấy thứ gì đó ở trên cao vì nó có thể khiến dây rốn cuốn quanh cổ thai nhi. Câu chuyện này dường như chẳng đúng chút nào. Một số trường hợp thai nhi có thể bị mắc vào dây rốn, làm dây rốn thắt nút hoặc cuốn quanh cổ. Tuy nhiên, không có bất kỳ hoạt động nào của bạn trong thời gian mang thai gây ra hoặc có thể ngăn chặn tình trạng này.

Hiện tượng thai nhi mắc vào dây rốn không phải lúc nào cũng là vấn đề nghiêm trọng trong quá trình đau đẻ. Nó chỉ thực sự gây nguy hiểm khi dây rốn bị thắt nút hoặc bị kéo dài và buộc chặt lấy cổ thai nhi.

Những thay đổi trong bạn.

Thai kỳ này hiển nhiên bạn có cảm giác cơ thể đồ sộ và rất khó chịu. Tử cung chiếm hết chỗ trong khoang chậu và gần hết khoang bụng. Nó đã ép tất cả cơ quan khác khỏi vị trí bình thường.

Vào giai đoạn này của thai kỳ mang thai, có thể bạn nghĩ mình sẽ không bao giờ mang thai thêm một lần nữa vì cảm thấy khó chịu hoặc thấy như vậy là quá đủ. Lúc này, một số phụ nữ có thể nghĩ đến việc triệt sản vĩnh viễn, như thắt ống dẫn trứng.

Thắt ống dẫn trứng sau khi sinh?

Nhiều phụ nữ chọn giải pháp thắt ống dẫn trứng sau khi sinh ngay khi vẫn còn nằm trong bệnh viện. Đây không phải là lúc đưa ra quyết định về việc này nếu trước đó, bạn không suy nghĩ một cách thực sự nghiêm túc.

Triệt sản sau khi sinh có một ưu điểm nhất định. Bạn đang trong thai kỳ nằm viện và sẽ không phải mất thêm đợt nằm viện nào cho việc này. Tuy nhiên, cũng có một số bất lợi khi triệt sản vào thời điểm này. Nếu bạn thắt ống dẫn trứng sau 1 vai giờ hoặc 1 ngày sau khi sinh, sau đó, bạn lại thay đổi ý, bạn sẽ cảm thấy nuối tiếc việc đã thắt ống dẫn trứng sớm.

Nếu bạn phải gây tê ngoài màng cứng khi đẻ, bạn cũng có thể dùng cách này khi thắt ống dẫn trứng. Nếu bạn không phải gây tê ngoài màng cứng khi đẻ, bạn cần phải được gây mê trước khi tiến hành thắt ống dẫn trứng. Công việc này thường được thực hiện vào buổi sáng ngày hôm sau (sau khi đứa bé đã chào đời). Việc thắt ống dẫn trứng không làm kéo dài thời gian nằm viện của bạn.

Có rất nhiều cách tiến hành triệt sản vĩnh viễn. Cách phổ biến nhất là rạch một vết nhỏ dưới rốn, từ vết rạch này có thể nhìn thấy ống dẫn trứng.

Có thể cắt bỏ một phần ống dẫn trứng hoặc đặt vòng hoặc nẹp ở ống dẫn trứng để ngăn chặn việc dẫn trứng qua ống này. Phương pháp này cần tiến hành trong khoảng từ 30 đến 45 phút.

Nếu bạn cần suy nghĩ thật kỹ hoặc không chắc chắn về việc thắt ống dẫn trứng, không nên làm phẫu thuật ngay. Có thể tháo được ống dẫn trứng sau khi đã thắt, song việc thắt ống dẫn trứng co chi phí rất đắt và cần phải nằm viện từ 3 đến 4 ngày. Tỉ lệ thành công của việc tháo ống dẫn trứng sau khi thắt chỉ là 50% và không đảm bảo có thể tiếp tục mang thai hay không.

Các hoạt động của bạn ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của thai nhi?

Cho con bú có tốt cho bạn và bé?

Phần trình bày ở các trang sau sẽ đề cập đến các hoạt động của bạn sau khi con bạn chào đời – việc bạn có nên cho con bú hay không. Cho con bú làm một quyết định mang tính cá nhân. Một trong số những điều kiện bắt buộc để cho con bú là sự gắn kết giữa mẹ và con. Mối quan hệ mật thiết này có thể bắt đầu ngay sau khi đứa bé chào đời – một số phụ nữ cho con bú ngay trên bàn đẻ. Việc cho con bú sẽ kích tử cung co bóp, tránh chảy máu.

Cho con bú khích lệ tình máu mủ thân thiết tự nhiên giữa mẹ với con và giữa con với mẹ. Những lúc cho con bú sẽ là thời điểm cho bạn thư giãn. Nó cho bạn thời gian tuyệt vời bên con bạn. Tuy nhiên, cho con bú cũng phải tuân theo những công thức nhất định.

Lợi ích của việc cho con bú. Việc cho con bú có lợi cho cả bạn và bé. Sữa mẹ tốt cho trẻ vì nó chứa tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ trong những tháng đầu tiên của cuộc đời. Các loại dinh dưỡng khác dù được pha trộn tuyệt vời giữa các vitamin, đam, chất béo, đường và các chất khoáng cũng không thể bằng sữa mẹ.

Một ích lợi khác của việc nuôi con bằng sữa mẹ là bạn đã tự bảo vệ con mình chống lại các viêm nhiễm, bệnh tật thông qua việc truyền kháng thể từ sữa mẹ sang bé khi cho con bú. Nhiều người tin rằng trẻ con sơ sinh được nuôi bằng sữa mẹ có ít nguy cơ bị cảm lạnh và mắc các chứng bệnh khác hơn so với trẻ được nuôi băng các loại sữa làm khác.

Cho con bú cũng tốt cho bé vì khi đó, nó sẽ phải bú mạnh mẽ hơn khi bú núm ở đầu chai sữa. Điều này kích thích sự phát triển của răng và hàm. Cho con bú cũng có thể giúp phòng tránh hội chứng tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh. Một cuộc nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh được cho bú hoàn toàn trong 4 tháng đầu hoặc lâu hơn sau khi sinh có tỉ lệ tử vong đột ngột thấp hơn so với trẻ chỉ được cho bú ít nhất một tháng sau khi sinh.

Cho con bú giúp trẻ tránh tình trạng hàm lượng choresterol cao khi trưởng thành. Mặc dù một đứa trẻ được cho con bú sữa mẹ có thể có hàm lượng choresterol cao hơn khi mới sinh ra, tuy nhiên, khi trưởng thành, hàm lượng này lại thấp hơn những người không được co bú băng sữa mẹ. Ngoài ra, một cuộc nghiên cứu khác cũng cho thây việc cho con bú có những ảnh hưởng tích cực đến trí thông minh của trẻ khi trưởng thành sau này – nó sẽ thông minh nhanh nhạy hơn những người khác nếu được cho con bú ít nhất 7 tháng.

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra một lý do quan trọng để cho con bú nếu đứa bé bị sinh non. Phần lớn chất kháng thể bảo vệ trẻ sơ sinh đẻ non có trong sữa mẹ. Gần đây, sự bùng nổ dịch bệnh sakazakii đã được các nhà nghiên cứu tìm ra nguyên nhân là từ các thành phần chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh liên quan đến cá công thức bột. Dựa vào các kết quả này, các nhà nghiên cứu đã đưa ra cảnh báo trẻ sơ sinh đẻ non không nên cho ăn sữa bột.

Một lợi ích nữa của việc cho con bú là vệ sinh thái, cho con bú là sự lựa chọn tốt hơn cho thế giới. Vì việc sản xuất các loại sữa cho trẻ làm tiêu hao nguồn nguyên liệu, đồng thời, các bao bì đóng gói sữa sau khi sử dụng lại tạo ra một lượng phế thải khổng lồ trong môi trường.

Các ưu điểm của việc cho con bú đối với các bà mẹ là giảm được chi phí so với việc mua sữa ngoài. Cho con bú cũng rất thuận tiện, vì các bà mẹ sẽ không phải mang theo các hộp sữa và bình sữa nhân tạo. Một phụ nữ còn cảm thấy việc cho con bú giúp họ lấy lại vóc dáng dễ dàng hơn.

Trong thai kỳ mang thai, ban có thể nhận thấy bầu vú to hơn và có thể mềm đi vào những thời điểm nào đó. Hiện tượng này xảy ra là do có sự tăng cường hoạt động cảu các hoóc môn khiến các túi sữa trong bầu vú to ra. Sữa trong các bầu vú được trữ lại các bọc nhỏ bên trong các túi này.

Sữa non là sữa tiết ra đầu tiên từ 2 bầu vú, thông thườngsau khi sinh 2 đến 3 ngày. Sữa được tiết ra là do bé ngậm đầu vú và gây kích thích tuyến sữa. Việc bé ngậm đầu vú mẹ sẽ truyền thông tin lên não yêu cầu sản xuất hoóc môn tiết sữa loại hoóc môn kích thích sản xuất sữa trong các túi sữa.

Học cách cho con bú. Bạn sẽ muốn học cách cho con bú ngay trong thời gian nằm viện chăm sóc phục hồi sau khi sinh. Hãy chờ các y tá mách cho bạn một số bí quyết họ biết về việc cho con bú. Hãy nhờ họ giải đáp những thắc mắc của bạn nếu có. Những điều bạn học được có thể sẽ tạo ra sự khác biệt trong việc cho con bú, giúp con bạn bú sữa ngon lành và hiệu quả hơn.

Cho con bú đòi hỏi bạn phải lên kế hoạch ăn uống giàu dinh dưỡng như trong thời gian mang thai. Bạn sẽ cần nạp thêm ít nhất 500 kalo mỗi ngày (so với con số 300 kalo trong thai kỳ mang thai). Một số bác sĩ sẽ khuyên bạn nên tiếp tục uống bổ sung các vitamin tiền sinh sản trong thai kỳ cho con bú.

Hãy cảnh giác với những thứ bạn ăn và uống vào vì tất cả chúng đều có thể truyền sang tuyến sữa. Một số thức ăn nhất định không tốt cho bạn và bé. Ăn các loại thức ăn nhiêu gia vị hoặc sô cô la có thể gây đau bụng cho bé. Cà phê in cũng có thể truyền sang bé. Tất cả các chất cồn và rượu bạn uống vào đều truyền sang bé. Tất cả các chất cồn và rượu bạn uống vào đều truyền sang bé qua tuyến sữa, vì thế hãy cảnh giác với các đồ uống chứa cồn. Thời gian cho con bú càng dài, bạn càng nhận thức rõ bạn nên và không nên ăn, uống gì.

Có những lúc bạn không ở cạnh con nhưng vẫn muốn cho con bú. Bạn vẫn có thể cho con bú sữa mẹ bằng cách dùng một ống bơm sữa mẹ từ bầu vú và tích sữa lại . Ống bơm sữa này có thể hoạt động bằng pin, điện hoặc dùng tay. Hãy hỏi bác sĩ về vấn đề này trước khi ra viện.

Trong thời gian mang thai, hãy trao đổi với bác sĩ vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ. Học hỏi kinh nghiệm và những điều thú vị từ bạn bè về việc cho con bú.

Sự ứ sữa. Tình trạng phổ biến ở phụ nữ cho con bú là bị ứ sữa – hai bầu vú căng, mềm và ứ đầy sữa. Bạn có thể làm gì để giảm bớt tình trạng này?

Cách tốt nhất là thông sữa ở 2 bầu vú như cách bạn vẫn làm khi cho con bú nếu có thể. Một phụ nữ tắm nước nóng và vắt sạch sữa trong nước âm.

Chườm đá cũng có thể giúp bạn dễ chịu hơn.

Mỗi lần cho con bú, hãy cho con bú ở cả 2 bầu vú. Không nên chỉ cho bú một bên.

Khi bạn không ở bên cạnh bé, hãy cố gắng vắt ra một ít sữa để sữa được lưu thông và các ống dẫn sữa mở. Nhờ đó, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

Sử dngj các loại thuốc giảm đau nhẹ như acetaminophen trong trường hợp đau tức bầu vú. Acetaminophen được viện Nhi khoa Mỹ khuyên dùng và chứng nhận an toàn trong thai kỳ cho con bú.

Nếu tình trạng căng tức bầu vú nặng do ứa quá nhiều sữa, có thể tiến hành các phương pháp điều trị sâu hơn nữa như dùng acetaminophen kết hợp với cô đê in.

Hãy gọi co bác sĩ nếu tình trạng ứ sữa gây đau tức quá mức. Bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị cho bạn.

Viêm nhiễm tuyến vú. Trong thai kỳ chocon bú, phụ nữ có thể bị viêm nhiễm tuyến vú. Nếu bạn cho là mình đã bị viêm tuyến vú, hãy gọi cho bác sĩ. Sự viêm nhiễm có thể gây đau, làm tấy đỏ và sưng bầu vú, cũng có thể thấy xuất hiện những vệt đỏ trên bầu vú hoặc có những cảm giác khó chịu như đang cúm.

Viêm loét tức núm vú. Hầu hết các bà mẹ đang cho con bú có hiện tượng viêm loét núm vú vào những thời điểm nào đó, nhất là thai kỳ đâu. Bạn có thể thử các phương pháp dưới đây để giảm bớt cá triệu chứng này:

Giữ 2 bầu vú khô ráo và sạch sẽ.

Đừng sấy (hoặc hơ) khô đầu vú, nó sẽ kích thích đóng vảy đầu vú, và phải mất một thời gian khá dài để vết viêm loét lành trở lại.

Chữa lành vết viêm loét bằng thuốc mỡ là tốt nhất. Dùng một miếng dây bằng vải chứa thuốc mỡ Lansinoh (thuốc này không chứa các chất diệt côn trùng hoặc chất gây dị ứng) bọc kín vùng đầu vú sau mỗi lần cho con bú.

Tin tốt lành! Trước khi quá muộn, chỉ một vài ngày hoặc 1 vài tuần sau, bầu vú bạn sẽ quen dần với việc cho con bú, và tình trạng căng tức do ứ sữa hoặc viêm loét núm vú sẽ mất dần đi.

Các núm vú tụt vào bên trong. Một số phụ nữ gặp khó khăn trong việc cho con bú do các núm vú thay vì vào bên trong, bạn vẫn có thể cho con bú bằng cách đeo một miếng độn ngực bằng nhựa bên trong để giúp đầu vú trồi ra ngoài.

Một số bác sĩ cho rằng nên kéo núm ví bị tụt vào trong ra và lăn nó giữa ngón tay cái và ngón trỏ. Hãy trao đổi với bác sĩ về vấn đề này vào những lần khám trước khi sinh.

Áo lót hỗ trợ. Một số phụ nữ nhận thấy việc mặc áo lót hỗ trợ rất có ích trong một vài tuần cuối của thai kỳ và trong thời gian cho con bú. Nhiều bác sĩ khuyên sản phụ nên mặc loại áo lót này mọi lúc, kể cả khi ngủ sẽ cảm thấy thoải mái dễ chịu hơn. Tuy nhiên, để chuẩn bị 2 bầu vú sẵn sàng cho việc cho con bú, hãy để chúng tiếp xúc với không khí một cách thường xuyên. Lúc này không nên mặc áo ngực và sau đó, khi mặc quần áo, bạn nên để cho đầu vú nhẹ nhàng rắn chắc lại khi chúng cọ sát vào lớp vải của quần áo.

Nuôi con bằng sữa ngoài. Việc nuôi con bằng sữa ngoài không có hai gì cho con bạn. Các bà mẹ không nên cảm thấy có lỗi nếu nuôi con bằng sữa ngoài thay vì cho con bú sữa mẹ. Các số liệu cho thấy, nhiều phụ nữ nuôi con bằng sữa ngoài hơn so với số phụ nữ cho con bú bằng sữa mẹ. Chúng tôi cũng biết rằng, với công thức bổ sung chất sắt của các loại sữa ngoài, trẻ được nuôi bằng sữa ngoài có thể nhận được nguồn dinh dưỡng tốt.

Một số nguyên nhân khiến bạn không thể cho con bú bằng sữa mẹ. Bạn sẽ không thể cho con bú nếu bạn gặp một số vấn đề như: quá gây sau khi sinh hoặc mắc các triệu chứng bệnh như thiếu hoóc môn tiết sữa, bệnh tim, thận, lao hoặc HIV/ AIDS. Một số trẻ sơ sinh cũng không thể bú sữa mẹ nếu chúng bị dị tật khe hở môi hoặc vòm miệng. Không điều tiết được lactoza cũng gây cản trở việc cho con bú sữa mẹ. Ngoài ra, một số phụ nữ không thể cho con bú do các trục trặc về thể chất.

Một số phụ nữ rất muốn cho con bú và cố gắng để cho con bú nhưng không thực hiện được. Nếu bạn không thể cho con bú, đừng lo lắng vì con bạn sẽ vẫn phát triển rất tốt.

Các ưu điểm của việc con nuôi con bằng sữa ngoài. Nuôi con bằng sữa ngoài có rất nhiều tiện lợi:

Một số phụ nữ thấy thích thú với sự tự do khi nuôi con bằng sữa ngoài vì họ có thể nhờ người khác chăm sóc con.

Cách nuôi con bằng sữa ngoài rất đơn giản, nó cũng không làm bà mẹ cảm thấy khó chịu nếu làm sai công thức.

Các ông bố cũng có thể tham gia nhiều hơn vào công việc chăm sóc trẻ nếu nuôi con bằng sữa ngoài.

Trẻ được nuôi băng sữa ngoài sẽ ít phải cho ăn hơn vì sữa ngoài tiêu hóa chậm hơn so với sữa mẹ.

Sữa cung cấp cho trẻ trong cả ngày có thể đươc pha chế cùng một lúc, vì thế tiết kiệm được công và thời gian.

Bạn không phải lo ngại về việc cho con bú trước đông người.

Việc nuôi con bằng sữa ngoài sẽ dễ dàng hơn cho bạn nếu bạn muốn quay lại làm việc sớm sau ki sinh con.

Nếu bạn nuôi con bằng các loại sữa có chứa chất sắt, bé sẽ không cần phải uống bổ sung chất sắt.

Nếu bạn dùng nước có chứa florua để pha sữa cho con, con bạn sẽ không phải bổ sung florua.

Dinh dưỡng của bạn.

Nếu bạn cho con bú.

Nếu bạn chọn cho con bú, bạn nên bắt đầu nghĩ đến nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho thời kỳ cho con bú. Trong thời kỳ này, bác sĩ sẽ khuyên bạn nạp thêm khoảng 500 kalo mỗi ngày. Một bà mẹ đang cho con bú tiêu thụ từ 425 đến 700 kalo mỗi ngày. Lượng kalo nạp thêm sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe tốt. Tuy nhiên, lượng kalo này cũng phải được nạp từ các nguồn thức ăn sạch và giàu dinh dưỡng như những thứ bạn đã ăn trong thời kỳ mang thai. Hãy ăn chín bữa với bánh mỳ, ngũ cốc, mỳ sợi hoặc cơm, 3 bữa với nhóm các sản phẩm từ sữa. Cũng nên ăn 4 bữa trái cây và 5 bữa rau mỗi ngày. Hãy đặc biệt cảnh giác với các loại chất béo, dầu và đường, khống chế ăn khoảng 4 thìa mỗi ngày.

Như đã đề cập ở phần trên, bạn có thể phải tránh ăn một số loại thức ăn nhất định vì nó có thể truyền sang con bạn thông qua việc cho con bú và gây đau bụng cho bé. Tránh ăn sô cô la, các loại thức ăn gây đầy bụng như giá đỗ và xúp lơ, các loại thức ăn nhiều gia vị và một số loại không tố cho bạn. Hãy trao đổi với bác sĩ và bác sĩ nhi khoa về những thắc mắc và lo ngại của bạn.

Ngoài việc chú trọng đến các thức ăn ăn vào bạn nên tiếp tục uống nhiều nước. Bạn cần uống ít nhất hơn 2 kít nước mỗi ngày để đủ nước và sản xuất đủ nuôi con. Trong những ngày nóng, bạn cần uống nhiều nước hơn nữa. Tránh các loại thức ăn và đồ uống chứa cà phê in vì cà phê in có thể đóng vai trò như một chất lợi tiểu. Nó có thể truyền sang con bạn trong thời gian từ 3 đến 5 giờ đồng hồ nhưng lại có thể tồn tại trong máu trẻ sơ sinh đến 96 giờ đồng hồ.

Duy trì hấp thu canxi vào cơ thể rất quan trọng trong thai kỳ cho con bú. Bạn cũng nên hỏi bác sĩ xem cần uống bổ sung thêm vitamin gì. Một số bà mẹ vẫn uống các vitamin tiểu sinh sản trong suốt thai kỳ cho con bú.

Nếu nuôi con bằng sữa ngoài.

Ngay cả khi bạn nuôi con bằng sữa ngoài, bạn vẫn phải tuân theo chế độ dinh dưỡng như trong thời kỳ mang thai vì điều này có ý nghĩa rất quan trọng. Hãy tiếp tục ăn các loại thức ăn giàu các bon hydrat phức hợp như các sẳn phẩm từ ngũ cốc và rau quả. Thịt lợn nạc, thịt gà, và cá cũng là những nguồn thức ăn giàu đạm. Khi ăn sản phẩm từ sữa, hãy chọn loại ít béo hoặc đã gạn kem

Nếu bạn nuôi con bằng sữa ngoài, bạn cần ít năng lượng hơn khi cho con bú. Tuy nhiên, đừng giảm cắt giảm quá nhiều năng lượng hấp thu hàng ngày với mục đích giảm cân nhanh chóng. Bãn vẫn phải ăn đủ chất để duy trì năng lượng của cơ thể nhưng phải đảm bảo lượng kalo hấp thu được không phải từ các loại đồ ăn vặt.

Hãy liệt kê các loại thức ăn và số lượng mỗi loại bạn cần ăn vào mỗi ngày, cố gắng tuân theo bản liệt kê đó. Hãy ăn 6 bữa với các thức ăn như bánh mì, ngũ cốc, mì ống, cơm và 3 cộng với 6 ao xơ đạm mỗi ngày. Bạn vẫn nên hạn chế ăn các chất béo, dầu và đường, mỗi ngày chỉ nên khoảng 3 thìa cà phê. Và đừng nên duy trì uống nước hàng ngày. Bạn cũng có thể tham khảo chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ mang thai. Xem tuần 6.

Những điều bạn nên biết.

Giảm đau trong quá trình đau đẻ.

Quá trình đau đẻ gây đau đớn thực sự kích thước tử cung thay đổi quá lớn để tạo điều kiện cho đứa trẻ chào đời. Bạn có thể cần được trợ giúp bằng các phương pháp giảm đau. Có rất nhiều cách giảm đau trong quá trình đau đẻ. Khi sử dụng các phương pháp giảm đau, phải lưu ý đến sự an toàn của cả bạn và đứa con trong bụng.

Mộtphần quan trọng giúp đau đẻ và sinh nở thành công chính là sự chuẩn bị trước. Chuẩn bị trước là tìm hiểu và nhận thưc được điều gì sẽ đến, căn nguyên của vấn đề xảy ra và không lo sợ về nỗi đau đớn khi đau đẻ và sinh nở. Hãy tin tưởng vào những người sẽ chăm sóc cho bạn, trong đó có các bác sĩ và đội ngũ nhân viên y tế tại bệnh viện.

Gây mê là cách giảm đau hoàn hảo làm tan biến tất cả mọi cảm giác đau và chặn đứng sự giao động của các cơ. Trong khi đó, thuốc giảm đau có thể chỉ làm giảm đau một phân hoặc toàn phần. Dùng các chất ma túy làm thuốc giảm đau có thể khiến các chất này truyền sang thai nhi qua nhau thai. Hậu quả là làm suy giảm chức năng hô hấp của trẻ sơ sinh. Chúng cũng có thể ảnh hưởng đến các chỉ số Apgar của trẻ sơ sinh (thang điểm Apgar một phương pháp để tránh giá nhanh tình trạng chung của một em bé ngay sau khi sinh. Cho tối đa 2 điểm chomoix dấu hiệu sau: kiểu thở, nhịp tim, màu sắc, trương lực cơ, và đáp ứng với kích thích. Như vậy một đứa trẻ có 10 điểm vào 60 phút sau khi sinh là ở tình trạng tốt nhất. Khi điểm số thấp, lặp lại thử nghiệm nhiều lần để đánh giá tiến bộ. Vì thế, không nên dùng chất ma túy làm giảm đau gần thời kỳ sinh nở.

Ở nhiều bệnh viện, gây mê lúc đẻ thường được thực hiện bằng cách tiêm thuốc gây mê vào một phần nhất định của cơ thể ví dụ gây mê cơ quan sinh dục, gây mê ngoài màng cứng hoặc gây mê cổ tử cung. Phương pháp này cũng tương tự như cách làm giảm đau khi trồng răng. Các chất gây mê thường được sử dụng là xylocaine và các chất thuộc nhóm xylocaine.

Có những trường hợp gây mê để đẻ, thường là trong tình trạng nguy cấp khi phải mổ đẻ và phải cần đến sự hỗ trợ của bác sĩ nhi khoa vì rất có thể đứa trẻ ngủ ngay trong lúc đẻ.

Gây mê ngoài màng cứng là gì? Đó là một trong các phương pháp gây mê phổ biến nhất và được áp dụng thường xuyên nhất hiện naytrong quá trình đau đẻ và sinh nở. Nó giúp giải tỏa những cảm giác đau đớn do tử cung co thắt lúc đau đẻ sinh nở. Phương pháp này phải được thực hiện bởi các bác sĩ có trình độ và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực gây mê. Một số bác sĩ khoa sản cũng có thể thực hiện được việc gây mê này nhưng ở hầu hết các bệnh viện, bác sĩ hoặc y tá chuyên về gây mê sẽ đảm nhận việc này.

Gây mê ngoài màng cứng liên tiếp được tiến hành khi bạn ngồi dậy hoặc nằm nghiêng. Các bác sĩ gây mê sẽ làm tê các vùng da trên lưng dưới giữa xương cột sống. Sau đó, bác sĩ sẽ chọc một mũi kim qua vùng da vừa được gây tê. Nhờ đó, thuốc gây mê sẽ được đưa tới quanh khu vực cột sống, nhưng không tiêm vào ống tủy sống. Một ống thông đường tiểu cũng được đặt ra.

Giảm đau bằng phương pháp gây mê ngoài màng cứng cũng có thể được tiến hành trong lúc đau đẻ bằng cách sử dụng một kim tiêm. Các chuyên gia gây mê sẽ dùng kim tiêm này để tiêm một lượng thuốc mê vào cơ thể sản phụ khi cần thiết hoặc trong những khoảng thời gian giữa các cơn đau đẻ. Gây mê ngoài màng cứng là cách giảm đau cực kỳ hiệu quả chống lại các cơn đau đẻ.

Phương pháp gây mê ngoài màng cứng kết hợp ở khu vực cột sống là cách gây mê giảm đau dựa trên các kỹ thuật về gây mê ngoài màng cứng và đặc điểm cấu tạo và chức năng của tủy sống. Cách này hạn chế sự tê liệt, vì thế, sản phụ có thể đi lại dễ dàng hơn.

Khi bạn chọn phương pháp giảm đau bằng cách gây mê ngoài màng cứng, bạn có thể nghe thấy những thông tin sai lệch về thời điểm tiến hành gây mê. Phần lớn các bác sĩ cho rằng việc gây mê nên được tiến hành vào thời điểm đau đẻ và phải dựa trên cường độ của những cơn đau. Cũng không nhất thiết tử cung phải mở cụ thể bao nhiêu phân trước khi tiến hành gây mê ngoài màng cứng.

Nhược điểm của gây mê ngoài màng cứng là làm tụt huyết áp. Huyết áp thấp sẽ giảm lưu lượng máu cung cấp cho thai nhi. Tuy nhiên, rất may là nước được bơm vào qua phương pháp này cũng giúp giảm nguy cơ tụt huyết áp. Bạn cũng có thể gặp phải các trục trặc trong quá trình rặn đẻ. Tuy nhiên, các cuộc nghiên cứu không cho thấy mối liên hệ nào giữa gây mê ngoài màng cứng khi đau đẻ và tình trạng đau lưng sau khi sinh.

Các phương pháp giảm đau khác. Khi các cơn đau xảy ra đều đặn hơn và cổ tử cung bắt đầu mở, các co thắt ở tử cung có thể trở nên dễ chịu hơn. Để đối phó với các cơn đau ở giai đoạn đầu của quá trình đau đẻ, nhiều bệnh viện sẽ sử dụng hỗn hợp các chất ma túy có tác dụng giảm đau hiệu quả như meperidine (demerol) và một loại thuốc an thần như promethazine (phenergen). Hỗn hợp này có tác dụng làm giảm đau đồng thời gây buồn ngủ hoặc làm dịu thần kinh. Hỗn hợp sẽ được tiêm trực tiếp vào các cơ hoặc đưa vào thông qua các dụng cụ bơm hút.

Gây mê tủy sống có thể áp dụng khi mổ đẻ. Cách gây mê này chặn đứng cảm giác đau đớn trong thời gian đủ lâu để tiến hành ca mổ. Ngày nay, phương pháp này không được sử dụng phổ biến gây mê ngoài màng cứng.

Một phương pháp giảm đau khác đôi khi cũng được áp dụng là gây mê giảm đau cơ quan sinh đôi. Các chất gây mê giảm đau được đưa vào ống âm đạo và sẽ có tác dụng giảm đau đường sinh (ống sinh sản). Tuy nhiên, bạn vẫn cảm nhận được sự đau đớn do tử cung co thắt. Một số bệnh viện còn dùng phương pháp gây mê ở cổ tử cung. Cách này giúp giảm đau do giãn nở cổ tử cung gây nên nhưng không làm giảm đau do những co thắt đẩy thai nhi ra.

Không có một phương pháp giảm đau nào thực sự hoàn hảo trong việc chống lại các cơn đau đẻ. Hãy trao đổi và tham khảo ý kiến các bác sĩ về tất cả các phương pháp giảm, và đừng quên đề cập những mối quan tâm và lo lắng của bạn. Hãy tìm hiểu xem hiện nay có những phương pháp gây mê nào, ưu điểm và nhược điểm của mỗi phương pháp.

Các biến chứng xảy ra do sử dụng phương pháp gây mê. Các phương pháp gây mê cot làm phát sinh một số biến chứng khi sử dụng. Một trong số đó là khiến thai nhi ngày càng trơ với cá loại chất ma túy giảm đau như Demerol. Đứa trẻ sinh ra thường có chỉ số Apgar thấp và suy giảm về hô hấp. Nó cần được làm tỉnh lại hoặc cần tiếp một loại thuốc khác như naloxone (narcan) để phản lại tác dụng của thuốc gây mê sử dụng trước đó.

Nếu người mẹ được gây mê toàn bộ, đứa bé sinh ra sẽ có các triệu chứng ngày càng trơ thuốc, nhịp thở yếu và nhịp tim chậm hơn. Người mẹ cũng thường không thể tỉnh lại sau đó, và tất nhiên sẽ không thể nhìn thấy con mình chào đời cho tớ hơn 1 giờ đồng hồ sau đó.

Nếu sử dụng phương pháp gây mê ngoài màng cứng hoặc gây mê tủy sống trong lúc sinh, rất có thể sẽ để lạinhiều tác dụng phụ sau khi sinh. Dưới đây là một phương pháp giúp đối phó với những tác dụng phụ này:

Nếu bị dị ứng, hãy ép lên vùng da bị di ứng bằng một cái khăn mặt hoặc một cái chăn. Làm giảm ngứa bằng cách bô nhiều thuốc mỡ hoặc thuốc dạng sữa lên vùng da dị ứng.

Nếu bị đau đầu, hãy uống các loại đồ uống có chứa cà phê in như cà phê, trà, nước sô đa chứa cà phên in.

Nếu có cảm giác buồn nôn, hãy thở sâu, hít vào qua mũi và thở ra qua miệng.

Gần như không thể xác định được phương pháp gây mê nào tốt nhất cho bạn trước khi đau đẻ. Nhưng nếu sẽ rất có lợi nếu bạn biết trước hiện nay có những phương pháp gây mê nào đáng tin cậy trong quá trình đau đẻ và sinh.

Co thắt tử cung sau khi sinh.

Sau khi đứa trẻ chào đời, tử cung thu nhỏ lại ngay lập tức tà kích cỡ của một quả dưa sang kích cỡ một quả bóng chuyền. Khi hiện tượng này xảy ra, nhau thai sẽ tách khỏi thành tử cung.Thời điểm này có thể xuất hiện một dòng máu tứa ra từ tử cung, đó là dấu hiệu cho thấy nhau thai đã được đẩy ra ngoài.

Sau khi nhau thai thoát ra ngoài, sản phụ sẽ được tiêm thuốc oxytocin. Thuốc này giúp tử cung co lại và xẹp xuống, nhờ đó sẽ làm ngừng chảy máu.

Chảy máu quá nhiều sau khi đứa trẻ chào đời qua đường âm đạođược gọi là xuất huyết hậu sinh. Biểu hiện của tình trạng này là ra máu hơn 500ml. Tình trạng này có thể được ngăn chặn bằng mát xa tử cung và dùng thuốc để hỗ trợ tử cung co thắt lại bình thường.

Nguyên nhân chính dẫn đến chảy máu quá nhiều sau khi sinh là tử cung không co lại – còn gọi là mất trương lực tử cung. Các bác sĩ, người cùng đi chăm sóc sản phụ hoặc y tá tham gia hỗ trợ ca đẻ cần phải mát xa tử cung xản phu sau khi sinh. Điều này sẽ giúp tử cung co về trạng thái cố định, nhờ đó, sản phụ sẽ không bị mất nhiều máu dẫn đến thiếu máu.

Giữ lại máu từ dây rốn.

Bạn và chồng bạn có nghĩ tớ việc giữ lại máu từ dây rốn của thai nhi? Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các tế bào gốc có trong máu ở dây rốn thai nhi có thể dùng để chữa trị hiệu quả một số bệnh. Máu dây rốn là máu còn sót lại trong dây rốn và nhau thai khi đứa trẻ ra đời. Trước đây, nhau thai và dây rốn thường được vứt bỏ đi sau khi sinh.

Giữ lại máu từ dây rốn và nhau thai có vô số ích lợi. Máu dây rốn có thể được dùng để chữa trị ungthư và các bệnh về di truyền mà hiện nay vẫn đang được điều trị bằng phương pháp cấy ghép tủy xương. Người ta đã chứng minh máu dây rốn chữa trị hiệu quả bệnh bạch cầu ở trẻ em, một số bệnh về miễn dịch và một số bệnh về máu khác. Hiện nay, tại châu Âu và Mỹ, các nhà khoa học đang tiến hành nghiên cứu sử dụng máu dây rốn để xây dựng phương pháp gien nhằm điều trị một số bệnh như thiếu máu do thiếu hông huyết cầu hình lưỡi liềm, tiểu đường và bệnh AIDS.

Máu dây rốn có chứa các tế bào có tác dụng tương tự như các tế bào có trong tủy xương. Các tế bào gốc chính là thành tố cấu tạo máu và hệ miễn dịch. Các tế bào này không sinh sản trong dây rốn. Do vậy, khi truyền máu, máu dây rốn không nhất thiết phải được truyền cho một loại máu cùng nhóm, trong khi máu sinh ra từ tủy xương lại bắt buộc phải được truyền sang máu cùng nhóm. Đặc điểm này đặc biệt quan trọng đối với những người thuộc nhóm dân tộc thiểu số hoặc những người có nhóm máu lạ. Hai nhóm người này trước đây thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm người cho máu có cùng nhóm máu.

Trước khi sinh con, các bậc cha mẹ có thể yêu cầu lấy và giữ lại máu dây rốn đề phòng khả năng phải dùng đến sau này. Máu dây rốn của một đứa trẻ có thể được dùng cho chính đứa trẻ đó, cho anh chị em hoặc cha mẹ của đứa trẻ đó.

Máu phải được lấy từ dây rốn ngay sau khi đứa trẻ chào đời. Việc lấy máu này không gây đau chút nào cũng như không gây bất kỳ nguy hiểm gì cho người mẹ và trẻ sơ sinh. Máu này sẽ được chuyển đến các thiết bị và dụng cụ lưu trữ. Tại đó, máu sẽ được bảo quản lạnh.

Hãy trao đổi với bác sĩ của bạn về vấn đề này ngay từ những lần khám thai – nhất là khi gia đình bạn có tiền sử mắc một số bệnh nhất định. Hãy hỏi bác sĩ nơi bảo quản, phương pháp và chi phí bảo quản máu dây rốn. Đây là một quyết định bạn nên tham khảo ý kiến từ chồng mình nhưng trước hết, bạn cần thu thập những thông tin có ích, như các số liệu liên quan tại thời điểm này. Bảo quản máu thường không được bảo hiểm.

Nếu bạn không muốn lãng phí máu dây rốn của con mình, hãy nghĩ đến việc hiến máu từ thiện. Một ngây hàng máu dây rốn phi lợi nhuận có thể phân phối máu tời những người cần máu. Hãy hỏi bác sĩ những thông tin về dịch vụ bảo quản máu hoặc các chương trình hiến máu nhân đạo nơi bạn sinh sống.

Mách nhỏ

Bạn và chồng bạn muốn ai sẽ có mặt trong phòng hộ sinh? Sinh con là một trải nghiệm tuyệt vời và vô cùng ý nghĩa. Một cặp vợ chồng thích sự riêng tư và thân mật hai người lúc sinh con. Một số cặp khác lại muốn sự có mặt của nhiều thành viên trong gia đình và bạn bè để chia sẻ kinh nghiệm với họ. Nếu hai vợ chồng bạn bàn trước về vấn đề này, các bạn sẽ chọn người mình mong muôn. Sau đó, chờ đợi sẵn sàng cho đứa bé chào đời.

(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Xin cho tôi hỏi : Tôi mang thai ở tuần 39 ,đi khám thì dự kiến là 4/7 sinh nhưng tôi bị rối loạn nhịp tim vậy tôi có đẻ thường được không ?
hơn 1 tháng trước - Thích (15) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý