Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé theo từng tháng tuổi

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé theo từng tháng tuổi

18/04/2015 11:06 AM
6,750
 Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé theo từng tháng tuổi. Những thực đơn mẫu và lưu ý khi áp dụng chế độ ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ.

 
I. Chọn thức ăn hợp với tháng tuổi con trong ăn dặm kiểu Nhật
 
Mẹ lưu ý từng đặc điểm của từng giai đoạn nhé
5-6 tháng
Muối không tốt cho thận của bé, vì vậy giai đoạn này không cần nêm muối. Lượng muối cho bé ăn chỉ bằng 1/4 lượng muối cho người lớn. Đối với bé ở giai đoạn này, vị nước dashi và nước rau luộc là đủ.
Những loại cá lưng xanh như cá thu, các loại giáp xác như tôm cua, bạch tuộc, các loại ốc, soba (mì sợi lúa mạch đen), thịt, sữa bò dễ gây dị ứng cho bé. Ở giai đoạn này nên tránh cho bé ăn những thực phẩm trên.

Đối với những bé nhạy cảm, nếu bé không chịu ăn, không nên ép bé ăn. Hãy ngừng khoảng 2 ~ 3 ngày rồi chế biến thức ăn mềm hơn và thử cho bé ăn lại.
7-8 tháng
Giai đoạn này có thể cho bé ăn thịt nạc hoặc cá thịt đỏ. Nên cho thêm từng ít một để đa dạng thực đơn cho bé. Cho bé ăn nhiều loại rau xanh. Những loại rau mềm như rau chân vịt, bé mới chỉ ăn được phần lá.
9-11 tháng

Giai đoạn này, bé có thể ăn được hầu hết các loại rau. Có thể cho bé ăn cả phần cuống rau chân vịt (cắt nhỏ). Bé có thể ăn cả lòng đỏ và lòng trắng trứng. Tuy nhiên, nên cho bé ăn trứng chín hoàn toàn.
Bé có thể ăn hầu hết các món cá, trừ món cá sống, gỏi cá. Nên cho bé ăn thêm gan gà, các loại thịt có màu đỏ, đậu quả, đậu hũ để bổ sung chất sắt.
12 tháng trở lên

Mục tiêu của giai đoạn này là cho bé ăn thức ăn giàu dinh dưỡng để hướng đến việc thôi cho bé uống sữa. Sang giai đoạn này, bé có thể ăn gần như người lớn, vì vậy nên cho bé ăn cân bằng dinh dưỡng bằng nhiều loại thực phẩm.
Cần chú ý ở giai đoạn này thức ăn của bé vẫn được nêm nhạt. Lượng muối nêm cho bé bằng 1/4 muỗng nhỏ (1 muỗng nhỏ bằng 2,5 g).


Từ 12 tháng trở lên, mẹ mới nên cho bé ăn t hịt. Nếu cho bé ăn sớm, bé cũng khó hấp thu chất đạm
Trong phương pháp ăn dặm, người Nhật chia các nhóm thức ăn thành 3 "màu": vàng, xanh, đỏ, tượng trưng cho 3 nhóm dinh dưỡng: tinh bột, chất xơ, chất đạm.
"Bảng" các loại thức ăn dưới đây giúp mẹ dễ chọn các loại thức ăn phù hợp với tuổi của bé trong thời kỳ ăn dặm, kể cả mẹ không áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật. Từ giờ, mẹ không còn lo bé  bị dị ứng thức ăn, "Tào tháo đuổi" hay táo bón nữa nhé!


Độ tuổi của bé
Vàng
Xanh
Đỏ
5 – 6 tháng
cơm, cháo loãng, chuối, khoai tây, khoai lang
táo, cà rốt, cà chua, su hào, rau chân vịt, dâu, súp lơ, bắp cải, ớt đỏ
½ lòng đỏ trứng luộc, sữa chua không đường, bột đậu nành, fomai, bơ, cá cơm, cá trắng, đậu phụ, sữa đậu nành
7 – 8 tháng
tất cả các món của giai đoạn trước và thêm khoai sọ, bún, bánh phở, ngũ cốc ăn sáng, ngô nghiền, yến mạch
tất cả các món của giai đoạn trước và thêm
hành, dưa chuột, đậu bắp, ớt xanh, măng tây, xà lách.
tất cả các món của giai đoạn trước và thêm
đậu đỏ, cá hồi, cá ngừ, trứng, đậu phụ, nội tạng (gan gà), trứng chim cút (từ 8 tháng trở lên)
9 – 11 tháng
tất cả các món của giai đoạn trước  thêm
bánh quy, mỳ Ý
tất cả các món của giai đoạn trước và thêm
nấm, tảo biển, rong biển khô
tất cả các món của giai đoạn trước và thêm
mực, cá, sò điệp, thịt bò, hào, thịt xay, đỗ
12 tháng trở lên
tất cả các món của giai đoạn trước
tất cả các món của giai đoạn trước 
tất cả các món của giai đoạn trước  và thêm tôm, thịt lợn, mực nguyên con, cá ngừ, bạch tuộc, nạc mỡ lẫn lộn,



II. 3 cách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật cực nhanh
 
Mẹ nấu cháo không chỉ từ gạo, mà còn từ cơm và bánh mỳ. Đổi vị lạ miệng, cực nhanh và giúp mẹ tiết kiệm được thời gian và nhiên liệu.
Ăn dặm kiểu Nhật đã trở nên quen thuộc với nhiều bà mẹ Việt Nam, giúp bé ăn ngon miệng và được đổi món thường xuyên.
Từ bài báo này, chúng tôi sẽ chia sẻ với các mẹ những bí quyết, kinh nghiệm, mẹo hay trong việc áp dụng phương pháp ăn dặm này. Hy vọng điều này giúp các mẹ tiết kiệm được thời gian, các con ăn ngon miệng và hay ăn chóng lớn.
1. Nấu cháo từ gạo

Tỉ lệ gạo và nước cho bé:

* 5-6 tháng tuổi : 1 gạo + 10 nước ((cháo chín - rây qua lưới - cho bé ăn)
* 7-8 tháng tuổi : 1 gạo + 7 nước (cháo chín - cho bé ăn cháo nguyên hạt)
* 9-11 tháng tuổi: 1 gạo + 5 nước (cháo chín - cho bé ăn cháo nguyên hạt)
- Vo sạch gạo trước khi nấu. Sau đó cho gạo và nước vào đúng tỉ lệ vào nồi.
- Ngâm gạo trong nồi khoảng 30 - 60 phút.
- Cho nồi lên bếp, đun sôi nhỏ lửa khoảng 40 phút
- Tắt bếp, vẫn đậy kín vung, ủ thêm 15 phút nữa, cháo sẽ ngon hơn.

* Kinh nghiệm nấu cháo bằng bếp gas:

- Ngâm gạo ít nhất 30 phút trước khi nấu, gạo sẽ hút đủ nước, cháo mới ngon.
- Vặn lửa "siêu nhỏ" để khi sôi nước không bị trào ra ngoài.
- Đậy kín nắp để nước bốc hơi ít, cháo không bị thiếu nước.
2. Nấu cháo từ cơm

Tỉ lệ cơm và nước để nấu cháo

* 5-6 tháng tuổi : 1 cơm + 5 nước (cháo chín > rây qua lưới > cho bé ăn)
* 7-8 tháng tuổi : 1 cơm + 3-4 nước (cháo chín > cho bé ăn cháo nguyên hạt)
* 9-11 tháng tuổi: 1 cơm + 2 nước (cháo chín > cho bé ăn cháo nguyên hạt)
- Cho cơm và nước vào nồi theo đúng tỉ lệ:
 - Đun sôi nhỏ lửa cho đến khi cơm nở mềm ra là được.

3. Nấu cháo từ bánh mì

Tỉ lệ: 5-6 tháng tuổi : 1 bánh mì + 5 nước
 - Bánh mỳ cắt phần bỏ, lấy phần ruột, xé nhỏ cho vào nồi.

 
- Cho thêm sữa bột của bé vào khuấy đều (lượng sữa = 2/3 lượng bánh mì)


Mẹ nấu cháo cho các bé đúng thời gian và tỉ lệ (gạo - nước, bánh mỳ - nước, cơm - nước) như trên sẽ giúp mẹ tiết kiệm được cực nhiều thời gian và nhiên liệu.

III. Cho con ăn dặm kiểu Nhật: Vì sao mẹ đã không thành công?


Khi con bắt đầu bước sang tuổi ăn dặm, chị Hiền (Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội) đã tìm hiểu nhiều tài liệu, “cày nát” các diễn đàn và rất tâm đắc với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật.

Phương pháp này mang lại nhiều tiện ích cho mẹ và nhất là cho con. Bởi không quá chú trọng đến lượng ăn mà quan tâm đến sự thích thú của con, nên con không rơi vào tình trạng bị ép ăn, rồi chán ăn, sợ ăn.
      
Chị Hiền đã in đầy đủ các tài liệu hướng dẫn, thực đơn ăn dặm theo từng thời kì với tinh thần hào hứng và niềm tin…chắc thắng . Tuy nhiên, cho đến lúc này, khi bé Phương Anh vừa tròn 1 tuổi, chị phải thừa nhận là mình đã thất bại.
       
Không chỉ chị Hiền mà rất nhiều bà mẹ khác cũng chia sẻ trên các diễn đàn về sự thất bại của mình. Kế hoạch áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật bị... phá sản hoàn toàn hoặc chuyển sang dạng nửa Nhật nửa Việt Nam (cho ăn thô đúng thời kì nhưng vẫn phải đi ăn rông, chơi trò chơi, xem tivi…).

Nguyên nhân là do đâu?

Thiếu kiên nhẫn

Đây được coi như “rào cản” lớn nhất trên đường đi đến thành công. Các bà mẹ thường sốt ruột khi thấy con tăng cân chậm, lượng ăn ít. Và thế là họ cố gắng ép, tìm mọi cách để ép như: vừa ăn vừa chơi, vừa ăn vừa xem TV, đi rông…
 
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ từ 1-5 tuổi sẽ có những giai đoạn biếng ăn sinh lý. Các mẹ phải hết sức kiên nhẫn, bình tĩnh cùng con vượt qua giai đoạn này. Có thể thay đổi thực đơn, đẩy xa khoảng cách bữa ăn hoặc chia nhiều bữa nhỏ, ăn thêm hoa quả, sữa chua, các chế phẩm từ sữa nhiều dinh dưỡng, uống bổ sung vitamin theo chỉ định của bác sĩ nếu trẻ thiếu chất.

Nên cho con ngồi ghế tập ăn đúng thời điểm.
 
 
Chị Xuân (Dịch Vọng, Cầu Giấy) chia sẻ: Bé Duyên biếng ăn đến hơn 3 tuổi, có khi một năm chỉ lên được 3-4 lạng. Nhưng khi sang tuổi thứ 4, cháu ăn uống tốt hẳn lên, cân nặng, chiều cao tương đương, thậm chí còn nhỉnh hơn các bạn cùng trang lứa.

Nói như ông cha xưa, qua “đốt” rồi con sẽ lại ăn tốt. Vì thế không nên quá ép trẻ dẫn đến những hậu quả lớn hơn, không chỉ là sợ ăn mà còn ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của trẻ. Đây cũng là tinh thần cơ bản của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật: tìm mọi cách để trẻ yêu thích bữa ăn, qua đó phát triển cả về tình cảm và trí tuệ của trẻ.

Sử dụng ghế ngồi ăn không đúng thời điểm

Chị Hiền cho rằng một trong những nguyên nhân thất bại của chị là không cho bé ngồi vào ghế ăn ngay từ đầu. Chị mua ghế khi cháu đã sang tháng thứ 10, biết trèo leo nghịch ngợm và đúng vào giai đoạn biếng ăn. Vì thế cháu không hợp tác với mẹ, ngồi được 5-10 phút là đứng dậy, trèo lên đòi ra ngoài.

Các mẹ hãy cho trẻ ngồi vào ghế tập ăn ngay khi trẻ ngồi vững để tạo thói quen ăn uống một chỗ, có kỉ luật, không đi lung tung. Trẻ dần rèn luyện thói quen đến bữa ăn là ngồi ghế, ăn xong mới được đi chơi. Như thế cả mẹ và bé đều khỏe và nhàn.

Mắc bệnh so sánh

Những bậc làm cha mẹ thường  không thoát khỏi thói thường tình là hay so sánh con mình với con người khác để rồi không chịu được áp lực từ chính bản thân và những người xung quanh. Mà nếu theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật thì trẻ thường sẽ không bụ bẫm vì họ không chú trọng cân nặng để bắt con ăn mà quan trọng là con cứ phát triển trong giới hạn cho phép, lanh lợi là được.

Chị Hiền bức xúc vì thường xuyên phải nghe những lời than phiền rằng con còi quá, mẹ không biết chăm. Họ hàng nội ngoại đều bảo phải ép chứ, trẻ con mà, đứa nào chẳng phải ép, cứ học tập cái gì ở đâu đâu, nó ăn được mới có sức, phải ép ăn dạ dạy nó mới to ra, mới “quen dạ” để ăn được nhiều hơn… Bản thân chị nhìn con người ta mập mạp cũng thấy chạnh lòng. Dù con nhanh nhẹn, thông minh,biết nhiều điều hay nhưng mẹ vẫn không thỏa lòng về cái sự ăn của con, thế là lại chặc lưỡi  “thôi thì…cứ ép.”
 

Ăn uống phải là niềm vui thích của trẻ


Bất đồng quan điểm trong gia đình và “phó mặc” cho người giúp việc

Một yếu tố giúp các bậc cha mẹ thực hiện thành công phương pháp này là phải có sự thống nhất về tư tưởng lẫn hành động của những người trong gia đình và cả người giúp việc. Chị Lan (Thanh Xuân Bắc) tâm sự: mình đi làm, bà nội ở nhà cho cháu ăn, nó mà không ăn thì bà sẽ cho đi rông. Bà cứ chủ trương ăn nhiều mới tốt, mới khỏe.

Nhiều gia đình có người giúp việc cũng lâm vào cảnh “trên dưới không thông”.  Cho bé ăn được thì mới hoàn thành nhiệm vụ. Bố mẹ đi làm cũng không thể kiểm soát hết tình hình ở nhà. Có lần chị Mai đi làm về sớm, lúc bác giúp việc đang bế con gái chị ra trước ngõ cho ăn. Nếm thử cháo thấy mặn quá, chị hỏi, bác ấy bảo: tôi cho 1 thìa nước mắm, ăn nhạt thế làm sao ăn được?!!

Trên đây là những trở ngại thường gặp khi áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật. Không có cách nào khác là bố mẹ phải luôn tâm niệm “kiên nhẫn, kiên nhẫn và kiên nhẫn”, ắt rồi sẽ đến ngày được “hái quả ngọt”!
(Nguồn: Afamily.vn)
 (St)
Thực đơn cho bé ăn cơm
Thực đơn cho bé ăn cháo
Thực đơn cho bé ăn bột
Thực đơn cho bé chậm mọc răng
Thực đơn cho trẻ từ 9-11 tháng tuổi
Thực đơn của trẻ từ 12- 23 tháng tuổi
Thực đơn ăn dặm cho bé từ 7-9 tháng tuổi

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Be duoc 5thang thi an luong chao bao nhieu.cho em xin thuc don chi tiet mot ngay
hơn 1 tháng trước - Thích (19) - Trả lời
tôi muốn copy bai viết nay de in ra làm tài liệu tham khảo để chăm con thi lam cach nào, có thể gửi mail lại cho tôi dc không,cảm on
hơn 1 tháng trước - Thích (20) - Trả lời
bạn print acrobat de save lại, sau đó bạn in ra.
Trang này không cho copy hay sao ý bạn ạ
Con gái em được 5tháng rữơi.vậy nên cho cháu ăn bột như thế nào?
hơn 1 tháng trước - Thích (12) - Trả lời
be minh gan duoc 8 thang, ap dụng ăn dặm kiểu nhật từ lúc 5 tháng, giờ bé ăn cũng giỏi lắm, ăn cháo nguyên hạt đặc được rồi. Bé ăn được cơm mềm, cá, rau miếng mềm được. Nếu bạn muốn áp dụng thì đầu tiên cho bé ăn cháo nấu tỷ lệ 1-10, rây qua lưới, sau đó trộn thêm sữa mẹ cho bé ăn nhé. sau khi ăn quen thì đổi món qua bí đỏ, khoai tây, bơ, chuối,...
Con gái tôi đã được gần 10 tháng tuổi thì có thể bắt đầu ăn dặm theo kiểu nhật dc ko? và bắt đầu từ đâu?(bé rất biếng ăn, ko chịu ăn cháo chỉ uống sữa, bé chỉ có 8kg, cả nhà đang cuống cuồng lo bé suy dinh dưỡng)
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý