Trẻ bị nói lắp

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Trẻ bị nói lắp

18/04/2015 03:22 PM
495
Tật nói lắp ở trẻ. Nguyên nhân khiến trẻ bị nói lắp. Chữa nói lắp cho trẻ như thế nào?


Chữa tật nói lắp cho bé




Mỗi ngày dành 40 - 60 phút cho trẻ tập đọc và tập nói. Tập đọc một bài văn ngắn, đọc thong thả, rõ từng chữ nhưng phải thật lưu loát.

Nói lắp xuất hiện ở các trẻ trai nhiều hơn trẻ gái gấp 3 lần. Dạng bất thường này thường phát triển trong giai đoạn bắt đầu tập nói. Khoảng 5-10% trường hợp mắc tật nói lắp khi mới nhập học và 1% sau tuổi dậy thì.

Nguyên nhân gây bệnh chưa rõ, các yếu tố hay được nhắc đến là:

- Chấn thương ở trẻ sơ sinh: Một số người cho rằng việc dùng forceps khi sinh nở hoặc trẻ bị va đầu vào vật cứng có thể gây tổn thương vùng Broca trong não (vùng phân tích vận động của lời nói), dẫn đến nói lắp.

- Do có bệnh: Có ý kiến cho rằng một bệnh nào đó của thai phụ có thể truyền cho con và gây tổn thương não thai nhi, trong đó có trung tâm ngôn ngữ. Hoặc trẻ nhỏ bị "tì vết" ở trung tâm này sau khi mắc bệnh ở não, màng não.

- Khủng hoảng tình cảm: Theo một số nhà khoa học, khủng hoảng tình cảm, chẳng hạn một cú sốc, có thể khiến trẻ nói lắp. Những dị tật tâm lý xã hội này theo thời gian sẽ trở thành thói quen.

Gần đây nhất, một nhóm nhà khoa học Đức đã chụp cộng hưởng từ não của 15 người bị tật nói lắp, so sánh 15 người nói bình thường và rút ra nhận xét: Ở người nói lắp có những đoạn tách rời vỏ não, cản trở lưu thông tín hiệu bình thường giữa các khu vực trong vùng kiểm soát ngôn ngữ.

Khắc phục như thế nào?

- Phương pháp cổ điển: Mỗi ngày để 40 - 60 phút cho trẻ tập đọc và tập nói. Tập đọc một bài văn (mới đầu chọn bài ngắn), đọc thong thả, rõ từng chữ, nhưng phải lưu loát. Nếu trẻ lắp bắp, ngắc ngứ thì cho đọc lại. Cứ thế cho đến khi cả bài văn được đọc trơn tru. Đọc đi đọc lại cho tới khi trẻ thuộc lòng, gập sách vẫn đọc được. Mỗi ngày chỉ cần một bài. Sau một thời gian thì cho trẻ tập đọc bài dài hơn, rồi dần dần đọc bài dài hơn nữa.

Mỗi buổi đặt ra cho trẻ một câu hỏi ngắn và luyện trả lời cho lưu loát. Nếu trẻ nói lắp khi trả lời, yêu cầu nói lại cho tới khi lưu loát mới thôi, và lại tiếp tục câu hỏi khác.

Các bài tập đọc và câu hỏi thoạt đầu phải ngắn và đơn giản, không làm trẻ mệt óc. Để các buổi rèn luyện khỏi buồn chán, thỉnh thoảng cho trẻ tập đọc các mẩu chuyện cười và đặt các câu hỏi vui.

- Phương pháp hiện đại: Một số nhà khoa học Đức đã lập một chương trình máy tính đặt tên là "bác sĩ lưu loát" để chữa tật nói lắp. Phương pháp này dựa trên nguyên tắc: Dù không thể chữa được nguyên nhân nói lắp, bệnh nhân vẫn hoàn thiện tốt khả năng nói lưu loát nhờ tập luyện liên tục.

Bệnh nhân nói các cụm từ đặc biệt vào micro nối với máy vi tính, tăng giảm giọng nói trong giới hạn thời gian quy định. "Bác sĩ lưu loát" sẽ ghi nhận các lỗi sai trong phần phát âm, nhấn giọng, hơi thở của người đọc và lập hồ sơ. Điều này cho phép mỗi bệnh nhân tự chứng kiến sai sót của mình, làm lại lần nữa ... Kết quả thử nghiệm cho thấy, ngay cả những người nói lắp nghiêm trọng vẫn có tiến bộ đáng kể.

Nguồn: Sức khỏe và đời sống

Bé bị nói lắp

Câu trả lời từ Ivillages.

Theo thống kê, khoảng 5% các bé mắc chứng nói lắp trong vòng vài tháng liên tục hoặc thỉnh thoảng lại bị tái phát nói lắp. Khoảng 80% các bé nói lắp sẽ tự nhiên “khỏi bệnh” khi lớn hơn.

Nói lắp là hiện tượng bị lặp lại từ, cụm từ khi các bé phát âm. Các bé trong giai đoạn học nói (2-4 tuổi) thường mắc tật này hơn cả. Một số trường hợp ít, bé bắt đầu bị nói lắp ở tuổi lên 5.

Bạn nên kiên nhẫn lắng nghe tất cả những ý bé muốn trình bày

Nguyên nhân

- Do các bé nôn nóng muốn trình bày ý kiến hoặc bé vẫn chưa đủ vốn từ vựng để diễn đạt.

- Nói lắp cũng có liên quan đến tiền sử gia đình: Nếu anh (chị) hoặc một người thân trong gia đình bị nói lắp, bé có thể dễ dàng bắt chước theo tật này.

Do đó, tật nói lắp rất thường gặp ở các bé, với từng mức độ nhiều – ít khác nhau.

Bạn có thể tham khảo cách một số mẹ chữa tật nói lắp cho bé như sau

- Bạn nên kiên nhẫn lắng nghe tất cả những ý bé muốn trình bày. Sau đó, bạn có thể gợi ý bé nhắc lại những từ (cụm từ) bé vừa bị nói lắp.

- Bạn nên để cho bé trình bày hết câu chứ không nên ngắt lời bé.

- Bạn nên nhìn bé thật tự nhiên khi bé trình bày. Bạn nên tránh cau mày, nhăn mặt hoặc khó chịu vì tật nói lắp của bé.

- Bạn không nhất thiết phải gợi ý trước cho bé cách dùng từ thế nào là chuẩn. Bạn cứ để bé tự tìm từ khi diễn đạt.

- Sau khi bé nói xong, bạn có thể chậm rãi nhắc lại toàn bộ ý kiến của bé. Bạn có thể nhấn mạnh thêm rằng: “Con muốn ăn táo phải không?”. Sau đó, bạn nên dạy bé nói thật chậm câu yêu cầu trên thay vì: “Con… con... muốn ăn táo”.

- Bạn nên đợi bé nghỉ một chút mới nên yêu cầu bé nhắc lại ý kiến. Điều này sẽ giúp cả bạn và bé bình tĩnh hơn - việc diễn đạt ngôn ngữ của bé cũng hiệu quả hơn.

- Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý, ở độ tuổi lên 2, các bé có vốn từ ít nên thường phải suy nghĩ rất lâu mới hoàn thành được một câu. Nhiều khi, bé nói đứt đoạn nên nghe hơi giống như bé bị nói lắp.

Đây là giai đoạn mà các bé đều phải trải qua để xây dựng kỹ năng ngôn ngữ hoàn thiện hơn. Vì vậy, bạn không nên quá lo lắng vì tật nói lắp có thể được cải thiện khi bé lớn hơn. Tuy nhiên, nếu việc nói lắp ở bé ngày một nghiêm trọng, bạn nên thảo luận vấn đề này với một chuyên gia.


Chữa chứng nói lắp từ nhỏ

Cứ 12 đứa trẻ thì có một trẻ nói lắp, tuy nhiên việc điều trị sớm có khả năng giảm nguy cơ nói lắp kéo dài đến tuổi trưởng thành.



Chứng nói lắp gây ra những trở ngại giao tiếp cho những trẻ mắc phải. Trẻ nói lắp có thể tự nhận thấy và tình trạng xấu nhất là làm cho trẻ không thể giao tiếp hiệu quả.

Triệu chứng thường xuất hiện ở khoảng 2 đến 6 tuổi, hoặc ở những trẻ đã phát triển về thể trạng. Các bé nam có nguy cơ mắc phải cao gấp 3 lần các bé gái và nguyên nhân cũng chưa được hiểu rõ.

Những người nói lắp biết rõ họ muốn nói gì nhưng cảm thấy việc nói ra rất khó khăn vì mạch nói bị đứt quãng, nên thường bị lập lại các từ (vd: T T T oi muốn), các âm hoặc bị kéo dài các từ, các âm (vd: Chị tôi đâ âu âu?).

Nguyên nhân của chứng nói lắp chưa được hiểu rõ, mặc dù đã có vài nghiên cứu cho rằng vấn đề nằm ở cách não bộ điều khiển việc nói. Chúng ta đã biết rõ là chứng nói lắp không liên quan đến tính thiếu kiên nhẫn hay các vấn đề chịu căng thẳng của trẻ. Chứng này có tính di truyền và xảy ra với mọi đứa trẻ bất kể điều kiện được chăm sóc và loại ngôn ngữ nào mà chúng nói. Mức độ nói lắp tăng lên khi trẻ đang phấn khích, mệt mỏi hoặc khi nói chuyện với một người lạ.

Mức độ ảnh hưởng cũng khác nhau đối với mỗi người.

Những đứa trẻ mắc chứng nói lắp thường tự ti, cảm giác xấu hổ và lo lắng khi phải phát biểu trong lớp. Chứng nói lắp ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của những người trưởng thành khi họ làm việc.

Những chuyên gia từ Trung tâm nghiên cứu chứng nói lắp của Úc (ASRC) ở Đại học Sydney cho rằng chứng này phổ biến hơn người ta thường nghĩ. Đã có những kết quả nghiên cứu được công bố trên the journal Pediatrics của các trường cao đẳng thuộc Đại học Melbourne trên 1.600 trẻ từ 8 tháng tuổi đến 3 tuổi. Kết quả cho thấy, trong nhóm nghiên cứu, số trẻ ở độ tuổi là 3 bắt đầu có những dấu hiệu nói lắp chiếm tỷ lệ 8,5% so với những ước lượng chung cho độ tuổi này là 5%. 

Nghiên cứu cũng cho thấy chứng nói lắp thường xảy ra ở các đứa bé nam, các cặp song sinh, các trẻ ở 2 tuổi có khả năng học từ ngữ nhanh. Các dấu hiệu xuất hiện rất nhanh chóng. Một nửa nhóm có dấu hiệu nói lắp là có dấu hiệu tăng mức độ ít nhất là trong 3 ngày.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy những trẻ nói lắp cũng không mặc cảm, tự ti hơn những trẻ khác.

Giải pháp là chữa trị hay không chữa trị?

Rất may mắn là chứng nói lắp không kéo dài đến tuổi trưởng thành. Khoảng 3/4 những đứa trẻ bị mắc chứng nói lắp cuối cùng cũng vượt qua mà không cần điều trị. Việc này dẫn đến một số ý kiến cho rằng các bậc cha mẹ không cần phải lo lắng gì và việc điều trị là không cần thiết. Khó khăn đến cho 25% những người còn lại, những người vẫn còn mang chứng này khi đã trưởng thành. Và vấn đề là, ở giai đoạn này thì chứng nói lắp rất khó chữa trị mà hậu quả của nó là những lo lắng và ám ảnh khi sống trong cộng đồng.

Bởi vì sự không thể xác định được những đứa trẻ nào có khả năng tự qua khỏi hay không nên các chuyên gia khuyến cáo rằng việc điều trì trị từ đầu là cần thiết cho tất cả, mà đặc biệt là ở thời kỳ trước tuổi đi học, vì hiệu quả chữa trị sẽ kém dần theo tuổi của trẻ.

Hầu hết các phương pháp điều trị hiệu quả tập trung vào việc chuẩn hóa lời nói của trẻ. Một trong những chương trình điều trị được áp dụng cho trẻ là chương trình Lidcombe và có khoảng 80% các chuyên gia nghiên cứu về việc điều trị chứng nói lắp áp dụng chương trình này. Chương trình này bao gồm việc cha mẹ, hằng ngày, đưa ra các phản hồi tích cực khi trẻ nói lưu loát.

Tổ chức ASRC đã mở ra một cuộc nghiên cứu trên 54 đứa trẻ mắc chứng nói lắp và so sánh kết quả của việc áp dụng phương pháp điều trị Lidcombe với việc không thực hiện điều trị. Kết quả được công bố trên tạp chí Y khoa Anh năm 2005, cho thấy, sau 9 tháng, có 77% trong nhóm thực hiện điều trị thể hiện sự tiến bộ; trong khi đó ở nhóm không điều trị tỉ lệ trẻ tự tiến bộ là 43%.

Cũng có những phương pháp điều trị thành công được áp dụng cho những người lớn bị mắc chứng nói lắp. Có thể lấy ví dụ như phương pháp Camperdown (cũng từ tổ chức ASRC), trong đó hướng dẫn những kỹ thuật gọi là “Kéo dài lời nói” bằng cách nói dài từ ra. Phương pháp này giúp cho người ta có thể vượt qua việc nói lắp bằng cách giảm những căng thẳng gây khó khăn khi nói. Đáng tiếc là phương pháp này không xóa bỏ được những mặc cảm khi giao tiếp vốn có trong 50-60% những người nói lắp.

Những yếu tố nào đã đưa đến những hiệu quả cho phương pháp CBT- phương pháp đưa ra những kinh nghiệm ứng xử- giúp cho những người nói lắp thay đổi suy nghĩ và cách ứng xử trước những tình huống có vấn đề. Kết quả nghiên cứu công bố vào tháng 12 ở tạp chí về ngôn ngữ và lời nói cho thấy những người được áp dụng phương pháp CBT có những tiến bộ rõ rệt và không còn những mặc cảm khi giao tiếp sau 12 tháng được điều trị.

Ngoài ra, còn có những nhóm tự giúp đỡ, như là Speak Easy, đã tổ chức các buổi họp mặt hàng tuần ở Úc để giúp những người nói lắp có thể nói lưu loát hơn và tự tin hơn.

Tuy nhiên, dù việc điều trị dành cho những người lớn nói lắp những mặc cảm giao tiếp đạt hiệu quả đến đâu thì ở đây vẫn được khuyến cáo là nên áp dụng điều trị từ nhỏ. Do đó thay vì trong chờ vào những hiệu quả từ các phương pháp điều trị dành cho người lớn nói lắp hoặc hy vọng rằng những đứa trẻ nói lắp sẽ tự khỏi, chúng ta nên tham khảo những ý kiến kinh nghiệm của các chuyên gia nghiên cứu về chứng nói lắp để có những cách nhìn nhận vấn đề nói lắp của con em một cách đúng đắn ngay khi còn nhỏ.

 (Theo ABCHealth)
(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
tôi bị nói lắp . xin hãy cho tôi ý kiến để tham khoả
hơn 1 tháng trước - Thích (2) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý