Tiêu chuẩn của biệt thự đẹp

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Tiêu chuẩn của biệt thự đẹp

18/04/2015 04:24 PM
607
Nhà biệt thự có những yêu cầu, tiện nghi riêng gắn liền với người sử dụng. Khi xây dựng một căn nhà như vậy, bạn cần phải biết về những “tiêu chuẩn thiết kế” của một không gian sống mới, khác trong nhà ở nói chung và nhà ở biệt thự nói riêng.


Nhà biệt thự thường có sự phân biệt rạch ròi giữa không gian công cộng và riêng tư.

Không gian công cộng

Không gian công cộng được hiểu khái quát là không gian chung phục vụ cho nhiều người gồm sảnh, phòng khách, khu sinh hoạt chung…

Sảnh trong nhà ở biệt thự là không gian không thể thiếu. Một phòng sảnh hợp lý sẽ tạo cảm giác trang trọng cho ngôi nhà và cũng giúp không gian bên trong được kín đáo, ngăn nắp và sạch sẽ hơn rất nhiều. Ngoài chức năng đón khách, phòng sảnh còn là nơi để các đồ sử dụng thường nhật như giày dép, mũ, nón, áo khoác ngoài, đồ che mưa… Một phòng sảnh có diện tích vừa phải, phù hợp với tổng thể chung của nhà sẽ tạo cảm giác gần gũi và ấm cúng cho người sử dụng. Trên thực tế phòng sảnh trong nhà ở biệt thự thường từ 6 đến 10 m2.


65077124-small 82742 Tiêu chuẩn thiết kế nhà biệt thự

Phòng khách cho những căn nhà rộng.


Phòng khách trong nhà ở biệt thự chỉ có chức năng chính là tiếp đón khách. Một phòng khách luôn cần tạo sự sang trọng và lịch sự, không nên bày biện quá nhiều mà nên chọn lọc một số đồ nội thất thiết yếu và một số đồ trưng bày có giá trị thẩm mỹ cao. Phòng khách nên rộng rãi, thoáng và nên có góc nhìn ra vườn hoặc phong cảnh tự nhiên. Phòng khách rộng đến mức nào còn phụ thuộc theo tổng diện tích của ngôi nhà. Thông thường phòng khách nên từ 20 đến 25 m2 cho nhà biệt thự loại nhỏ; từ 25 đến 30 m2 cho nhà biệt thự loại trung bình, từ 30 đến 40 m2 cho nhà biệt thự loại lớn và từ 40 m2 trở lên cho dinh thự.


65077124-small 82744 Tiêu chuẩn thiết kế nhà biệt thự

Bếp là không gian quan trọng trong bất kỳ ngôi nhà nào.


Khu bếp luôn là yếu tố quan trọng trong nhà ở nói chung. Với nhà biệt thự, một khu bếp tiêu chuẩn ngoài những yếu tố cơ bản về công năng sử dụng như tam giác hình học bếp gas – chậu rửa – tủ lạnh không nên vượt quá 5m hay những thiết bị tiện ích khác thì bạn còn phải lưu ý thêm một vài tiêu chuẩn. Một căn bếp tốt sẽ luôn cần một bàn gia công thực phẩm sạch kết hợp làm bàn soạn đồ ăn, một bàn ăn nhanh đa năng cho 2-4 người, kết hợp làm bàn sơ chế cho người nội trợ sử dụng; một tủ bát đĩa riêng và một kho đồ bếp riêng sẽ giúp cho căn bếp của bạn luôn sạch sẽ, ngăn nắp. Có nhiều dạng sơ đồ bố trí một khu bếp như dạng thẳng, chữ U, chữ L hay dạng song song… Bếp nên sáng sủa và cần được thông thoáng tốt. Nên bố trí hệ chậu rửa gần cửa sổ lấy ánh sáng tự nhiên. Bạn nên thiết kế khu bếp sao cho hợp lý nhất về sơ đồ bố trí và cả diện tích sử dụng để giảm tối đa thời gian di chuyển của người nội trợ trong bếp.

Phòng gia đình gắn liền khu phòng ăn chính và khu bếp có lẽ vẫn còn khá “xa xỉ” trong nhà ở hiện nay. Thực chất, phòng gia đình thường được sử dụng nhiều trước và sau bữa ăn. Đây là nơi tụ họp các thành viên trong gia đình khi ở nhà, là nơi giúp mọi người trò chuyện và chia sẻ với nhau nhiều hơn. Trong các ngày thường thì phòng gia đình chỉ được sử dụng nhiều vào buổi tối nên không cần thiết phải có một phòng gia đình quá lớn, chỉ thường từ 20 đến 25m2.

Khu vệ sinh chung chỉ nên thiết kế ở các khu công cộng như gần phòng khách, phòng ăn chính, khu giải trí đa năng bởi trong nhà ở biệt thự thì tính độc lập và riêng tư cho mỗi phòng ngủ là rất quan trọng (thường mỗi phòng đã có vệ sinh riêng rồi). Các phòng vệ sinh chung không cần rộng và không cần có phòng tắm, có diện tích chừng 3-5 m2. Nếu bạn cần một khu tắm đặc biệt cho cả gia đình (xông hơi, xông khô và bồn sục) bạn nên tổ chức thành một khu riêng biệt cho gia đình, nên bố trí ở tầng trên cùng hoặc trong vườn nếu có thể.

Không gian riêng

Trong nhà ở nói chung, không gian riêng tư chủ yếu thuộc về các phòng ngủ riêng cho mỗi cá nhân trong gia đình.


65077124-small 82747 Tiêu chuẩn thiết kế nhà biệt thự

Phòng ngủ tiện nghi và rộng rãi.


Phòng ngủ lớn (thường dành cho chủ nhà) luôn cần bố trí ở nơi ít đi lại nhất trên một tầng. Phòng ngủ vợ chồng luôn đòi hỏi tiêu chuẩn diện tích rất cao và tiện nghi hơn hẳn những nơi khác. Một phòng ngủ vợ chồng tiêu chuẩn trong nhà ở biệt thự luôn cần các không gian đi kèm như phòng sảnh đệm (nơi tiếp xúc trực tiếp với không gian bên ngoài, làm tăng sự kín đáo, cũng có thể kết hợp đặt hệ kệ gương và đồ bày trang trí nhỏ. Nên thiết kế với diện tích vừa đủ và có phong cách tao nhã); phòng thay đồ (nơi để hệ tủ quần áo sạch, bẩn, tủ giày dép, mũ. Phòng đồ còn có thể sử dụng làm hệ tủ kho treo chứa chăn, ga phủ… nên thiết kế phòng đồ dài và có diện tích từ 8 đến 15m2); phòng vệ sinh (thiết kế rộng với hệ tủ lavabo kết hợp bàn trang điểm, phòng tắm đứng, bồn tắm nằm và phòng xí riêng và có thể kết hợp với một số đồ bày, trang trí tự nhiên. Nên thiết kế với diện tích vừa đủ, từ 10 đến 15 m2).

Phòng ngủ chính nên rộng với hệ giường đôi loại lớn (1,8 x 2m; 2 x 2m), nhất thiết không kê giường áp tường. Phòng này nên có hệ tủ TV, sofa nghỉ, tủ đồ bày và hệ bàn viết. Nên thiết kế phòng ngủ chính rộng từ 20-30 m2 và có cửa sổ rộng hướng về phía có cảnh quan đẹp.

Phòng ngủ riêng, chỉ sử dụng cho cá nhân nên không cần diện tích quá lớn; nên dùng giường đơn (1,2 x 2 m hoặc 1,5 x 2 m). Phòng chỉ cần hệ tủ đồ (nên làm âm tường), hệ bàn viết và có thể có tủ TV nếu cần. Phòng này nên có diện tích từ 14 đến 18 m2. Riêng phòng ngủ người giúp việc hoặc phòng ngủ dự phòng chỉ nên có diện tích từ 9 đến 12 m2. Vệ sinh riêng không nên rộng quá, chỉ cần tủ lavabo, bàn cầu, khay tắm đứng. Diện tích hợp lý chỉ trong khoảng 4-6 m2.


Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam hiện nay dựa khá nhiều vào tiêu chuẩn SNIP của Nga. Một số tiêu chuẩn chưa có thì được sử dụng kết hợp với các tiêu chuẩn nước ngoài. Hiện nay, một số tiêu chuẩn dùng để thiết kế nhà cao tầng ở Việt Nam bao gồm:

1. Nguyên tắc và nguyên lý thiết kế

2. Xác định tải trọng

3. Thiết kế cấu kiện

4. Nền móng

5. Thi công


kien_truc_biet_thu_dep
ảnh:Kiến trúc biệt thự đẹp


Tuy biệt thự là một khối kiến trúc không lớn nhưng nó có khả năng tạo nên vẻ đẹp cho đường phố, cho cảnh quan đô thị vì kiến trúc của nó rất độc đáo và mang những phong cách riêng, ngoài ra chủ nhân của nó là người có điều kiện kinh tế nên luôn chăm chút cho ngôi nhà, giữ cho nó vẻ đẹp sang trọng bền lâu. Kiến trúc biệt thự đẹp đầu tiên cần phải hòa nhập với thiên nhiên và hài hòa với cảnh quan xung quanh, nó phải được xử lý hình khối thật tốt. Chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý tổ hợp hình khối cho thiết kế kiến trúc biệt thự.

1. Tạo nên sự gắn bó hài hòa giữa hình khối kiến trúc và thiên nhiên xung quanh

Kiến trúc Biệt thự trên thác do F.L. Wight thiết kế là một ví dụ điển hình cho sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc với thiên nhiên xung quanh. Xây dựng năm 1936 ở bang Pennsylvania-Mỹ được coi là tuyên ngôn của kiến trúc hữu cơ. Đưa ra cấu trúc các toà nhà tháp phỏng theo cấu trúc của cây cối với thân cây là một lõi bê tông bên trong bố trí các giao thông chiều đứng và với các tấm sàn dạng công son, hệt như các cành mọc ra từ thân cây. Công trình được đánh giá hài hòa là với cảnh quan nhờ biết khai thác hợp lí các đặc tính của vật liệu xây dựng như vật liệu đá  và những tấm bê tông thô mộc gần gũi thiên nhiên, và kết cấu công trình. Công trình như được mọc ra từ thiên nhiên, ở bên trong nhà vẫn nghe đuợc tiếng suối reo, tiếng lá rừng và tiếng gió xào xạc vào trong Nội thất.

kien_truc_biet_thu_dep_nhat_sg
ảnh:Kiến trúc biệt thự đẹp chuẩn

Đối với các công trình xây dựng trong đô thị, diện tích đất không được nhiều thì chúng ta nên chọn những hình thức sân vườn, gạch lát sân, các loại cây, các tiểu cảnh vòi phun, tượng... phù hợp với hình khối của công trình biệt thự, làm sao cho công trình không bị khô khan mà như được sinh ra từ thiên nhiên xung quanh.

Biệt thự thường nằm ở cùng ngoại ô thành phố, không khí trong lành yên tĩnh, cảnh quan đẹp. Chính vì vậy, khi chọn mua biệt thự, cần nắm vững mối quan hệ giữa địa hình và môi trường sự kết hợp giữa cảnh quan môi trường và kiến trúc biệt thự thật sự hài hòa.

Thế đất phải bằng phẳng

Việc lựa chọn địa hình đất là một điều quan trọng trong việc xây dựng biệt thư. Các nhà khoa học thường xuất phát từ các yếu tố cần thiết để chọn đất. Bạn nên chọn thế đất bằng phẳng để xây biệt thự bởi nếu xây nhà trên một thế đất bị nghiêng sẽ khiến những người sống trong căn hộ đó cảm giác lo lắng.

Biệt thự đại kỵ thế đất thấp

Biệt thự phần lớn xây trên thế đất cao. Biệt thự ở nơi đất thấp ngoài việc bị lụt lội mùa mưa, còn bị ẩm mốc mùa hè.

Xét từ góc độ khoa học, ngôi nhà được xây trên thế đất bằng phẳng sẽ có khả năng chịu lực tốt và công trình sẽ có tuổi thọ lâu hơn. Nhưng nếu phải xây nhà trên mảnh đất dốc thì lựa chọn cần chú ý quan sát môi trường xung quanh.


1327686847 mau biet thu 2 Thuật phong thủy cho nhà Biệt Thự năm Nhâm Thìn 2012
Biệt thự theo phong thủy


Nếu cửa chính của ngôi nhà đối diện với vách núi dốc thì đấy không phải chỗ ở thích hợp. Trong phong thủy học, thích hợp nhất là khi bạn xây nhà có phần lưng tựa vào núi. Nó tượng trưng cho sự nghiệp và gia đình bạn có chỗ dựa, có lợi đối với vệc phát triển sự nghiệp của gia chủ.

Mảnh đất trước cửa nhà rộng rãi, có nguồn nước trong phong thủy gọi là đường tiền tập thủy. Đây được xem là một nơi lý tưởng để xây nhà.

Nhà phải ở chính hướng

Đó là hướng chính Nam, chính Bắc, chính Đông, chính Tây, chính Tây Bắc- Đông Nam, chính Đông Bắc- Tây Nam. Thực tế có 8 hướng cụ thể tọa đông triều Tây, tọa Tây triều Đông, tọa Tây Bắc triều Đông Nam và tọa Đông Nam triều Tây Bắc, Toa Đông Bắc triều Tây Nam, tọa Tây Nam triều Đông Bắc, tọa Nam triều Bắc và tọa Bắc triều Nam. Nhưng nếu xét cụ thể ý nghĩa thì không có hướng nào là hướng chính Nam chính Bắc vì bản thân trái đất luôn chuyển động tuần hoàn không ngừng.

Sơn bao thủy bọc là biệt thự lý tưởng

Biệt thự nên chọn thế trước có sông bao sau có núi đẹp. Sơn thủy bọc mới khiến mảnh đất cư trú ấm, mát, tụ khí. Nếu không có dòng nước, sông suối cũng có hồ, áo, đầm phía trước. Có như vậy, miếng đất mới đủ tiêu chuẩn xây biệt thư.

Hướng Nam nên để đất trống

Khi xây nhà nên có một chút đất trống ở hướng Nam, điều này sẽ rất tốt đối với gia chủ. Dù cho mảnh đất đó để không hoặc sử dụng làm vườn hoa đều đem lại những điều tốt cho mọi nhà. Nếu mặt phía Nam của ngôi nhà đối diện với một vườn hoa thì càng tốt. Nó sẽ tạo ra một không gian thư thái, thoáng mát để nghỉ ngơi cho nhà bạn và đặc biệt cát lợi về mặt phong thủy.


(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý