Cách đi giày cao gót

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách đi giày cao gót

18/04/2015 05:28 PM
1,181
Để giảm tác hại cho sức khỏe, giày cao gót nhất thiết phải vừa với chân. Nên đi thử nhiều vòng trong cửa hàng. Giày càng cao thì sải chân của bạn khi bước đi càng nên ngắn lại.


Giày cao gót, đặc biệt là giày gót nhọn, chẳng bao giờ lỗi mốt. Nhưng trong trường hợp này, thời trang không có nghĩa là thoải mái. Nếu là nô lệ của giày cao gót, bạn có thể sẽ bị chai chân, viêm tấy ở kẽ ngón chân, và nguy cơ bị té trật chân cũng rất cao.

Sau đây là một số cách làm giảm nguy hại cho đôi gót hồng của bạn:

Giày gót nhọn chỉ hợp với người có dáng thanh mảnh, gọn gàng. Nếu bạn hơi đẫy đà, nên chọn giày đế bục để trông cân đối hơn.

Chú ý sự hòa hợp giữa trang phục và giày.

Nhất thiết phải mang giày vừa chân. Khi mua, nhớ đi thử nhiều vòng trong cửa hàng. Một cách thử giày cao gót là mang giày vào, đứng trên sàn, đầu gối thẳng, đứng trên ngón chân và vươn người lên sao cho gót giày cách mặt đất khoảng 2,5 cm. Nếu bạn không làm được điều này nghĩa là đôi giày quá cao so với bạn và bạn nên chọn một đôi khác phù hợp hơn.

Cố gắng giảm thiểu thời gian sử dụng giày gót nhọn, đặc biệt khi bạn phải đi bộ nhiều. Sau khi dùng giày xong, bạn nên dành ít thời gian để massage chân.


Giày cao gót giúp phụ nữ chúng ta có dáng đi uyển chuyển, trở nên gợi cảm hơn nhưng cũng là “kẻ thù” cho sức khỏe. Hãy tìm hiểu những nguy hại từ những chiếc giày xinh này và cách để hạn chế.

Mặc dù các chuyên gia y tế xác nhận rằng giày cao gót có liên quan đến các bệnh ở cổ tử cung, các tĩnh mạch giãn, viêm khớp và các bệnh khác, nhưng phụ nữ hoàn toàn có thể khắc phục được những bệnh đó nếu tự biết chăm sóc cho bản thân.

Marilyn Monroe đã có “tuyên bố giày cao gót”: ngay cả khi nó làm chân tôi bị thương, tôi cũng yêu nó như yêu một người đàn ông! Victoria Beckham dù từng phải phẫu thuật ngón chân vì đi giày cao gót siêu cao nhưng cũng không từ bỏ thói quen này. Xem ra phụ nữ rất có duyên với giày cao gót, làm thế nào để giảm thiểu được những ảnh hưởng không tốt của giày cao gót đối với sức khỏe là điều rất cần thiết.





Khi đi giày cao gót trọng lượng của cơ thể tự nhiên chuyển sang các ngón chân, áp lực từ các ngón chân dễ dàng dẫn đến đau chân. Khi đi bộ trên một đôi giày cao gót, trọng tâm của các bộ phận ở phần dưới cơ thể hướng về phía trước, các bộ phận phía trên cơ thể sẽ phải duy trì sự cân bằng, cuối cùng sẽ dẫn đến đau lưng. Ngoài ra, gót chân và mắt cá chân luôn trong tình trạng bị thắt chặt lại khi mang giày cao gót có thể dẫn đến tình trạng viêm và đau chân.

Kết quả một cuộc nghiên cứu được đăng trên tạp chí uy tín Lancet cho biết, những phụ nữ thường xuyên mang giày cao gót có thể bị bệnh viêm khớp gối mãn tính. Theo thống kê, phụ nữ bị mắc chứng viêm khớp gối mãn tính nhiều gấp hai lần đàn ông, và có khuynh hướng xảy ra ở cả hai khớp gối. Tuy nhiên, chưa có ai đánh giá một cách khoa học về mối ảnh hưởng của việc mang giày cao gót đối với khớp gối và hông, nhằm tìm hiểu xem chúng có phải là nguyên nhân gây nên bệnh viêm khớp gối mãn tính hay không, các nhà nghiên cứu thuộc Trường Đại học Y Harvard cho biết.





Trong cuộc nghiên cứu, các nhà khoa học đã kiểm tra 20 phụ nữ khỏe mạnh - những người cảm thấy hoàn toàn thoải mái khi mang những đôi giày có đế cao ít nhất 5cm. Kết quả, họ phát hiện rằng, các đôi giày cao gót đã làm biến đổi một cách đáng kể chức năng bình thường của mắt cá chân của số người tham gia nghiên cứu, đồng thời tạo áp lực lớn lên hông và đầu gối trong việc nhằm duy trì trạng thái vững chãi cho cơ thể khi di chuyển. Thông thường, hầu hết mọi áp lực đều dồn lên hai đầu gối, và chúng phải gánh chịu thêm 23% lực tạo chuyển động của cơ thể.

Những người đi giày cao gót trên 5 tiếng mỗi ngày có nguy cơ mắc các bệnh về cột sống cao gấp 3 lần so với những người bình thường khác do cơ thể không giữ được trạng thái thăng bằng khi mang giày cao gót, đồng nghĩa với việc cột sống trở nên yếu, dễ bị lão hóa, đau nhức, lâu ngày sẽ dẫn đến vẹo cột sống.   

Bạn cũng có thể bị lãnh cảm khi kết thân với những “người bạn lênh khênh” này quá lâu. Nghe thì có vẻ chẳng liên quan, nhưng một nghiên cứu do các chuyên gia châu Âu thực hiện cho thấy giày cao gót gây nên những ảnh hưởng xấu đến khung xương chậu, chi phối những hoạt động của hệ thống niệu sinh dục, dẫn đến việc có thể bị lãnh cảm vì máu lưu thông không đều đến khu vực này. Một khả năng khác là, giày cao gót khiến khung xương chậu bị nghiêng sang một bên, dẫn tới rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh và giảm khả năng thụ thai.





Vậy làm thế nào để có được một đôi chân khỏe mạnh khi mang giày cao gót? Điều này đòi hỏi bạn phải có kỹ năng nhiều hơn. Xin vui lòng làm theo các bước dưới đây để mỗi bước đi của bạn sẽ giúp bạn bảo vệ mình:

1. Bước những bước đi nhỏ hơn và cho các ngón chân trỏ về phía trước

2. Khi đi bộ hai chân càng gần nhau càng tốt, để gót chân chạm vào mặt đất trước, sau đó từ từ truyền lực cho các ngón chân.

3. Sau khi về nhà nên tháo giày ra và đi bằng chân trần sẽ giúp mắt chân hoạt động tự do, đồng thời cũng có thể kích thích sự phản xạ của chân.

4. Tự mình xoa bóp bàn chân. Vì bạn đã đi dày cao gót sau một ngày dài do vậy buổi tối về nhà nên ngâm chân trong nước nóng từ 10 - 15 phút. Sau đó dùng 2 tay massage nhẹ nhàng từ dưới bàn chân lên đến đầu gối để thúc đẩy lưu thông máu.


- Trước hết, bạn phải chọn cho mình một đôi giày vừa khít. Việc đi giày quá rộng hay quá chật đều gây rất nhiều bất lợi cho đôi chân của bạn.

- Với một đôi giày cao gót, tốt nhất là bạn nên đi lại khoan thai, từ tốn. Lưu ý tiếp theo là bạn nên đi hai chân trên một đường thẳng.

- Ngoài những chiếc giày đế xuồng cao dễ đi lại vì độ chắc chân, bạn cũng có thể chọn những đôi cao gót đế dày và có phần đai ở mắt cá chân. Với những đôi giày cao kín mũi, bạn cần đảm bảo rằng bạn sẽ không bị nhấc gót mỗi khi đi.

- Và cho dù là giày hở mũi hay kín mũi, hãy nhớ rằng cách đi đúng với một đôi giày cao gót là không nhấc chân cao mà chỉ hơi nhấc một chút so với mặt đường/ mặt sàn. Giày rất dễ rơi ra ngoài, dáng không đẹp lại dễ gây áp lực lên cho bàn chân cũng như đôi giày nếu bạn đi nhấc chân cao.





- Cách đi điệu đà, hơi uốn éo bàn chân cũng không nên. Hãy đi một cách thoải mái, tự tin và sải bước ngắn. Khi bạn sải bước dài, bạn sẽ dễ bị trật chân cũng như gây áp lực có thể làm gãy đế giày.

- Chúng tôi vẫn nhấn mạnh rằng, để có một dáng đi đẹp như người mẫu, bạn có thể tập đi để hai chân đi cùng trên một đường thẳng. Dáng đi này sẽ giúp bạn trông rất duyên dáng. Nhưng tránh đi 2 chân chéo nhau quá mức, trông sẽ rất kỳ cục.

- Hãy chọn cho mình những đôi giày thật chắc chân và bước đi tự tin, thoải mái. Đừng tự biến mình thành trò hề khi đi không đúng cách và vấp ngã. Nếu thích đi giày cao gót, bạn cũng nên chọn thêm đế xuồng, đế dày chứ đừng nhăm nhăm chọn đế nhọn và diện chúng quanh năm suốt tháng. Hãy để cho đôi chân có thời gian nghỉ ngơi.

- Hãy cẩn thận khi đi giày cao gót ở những chỗ đất mềm, đế nhọn rất dễ bị lún xuống dưới.

- Khi đi cầu thang bộ với giày cao gót, tay hãy bám vào thành cầu thang để khỏi trượt ngã. Cuối cùng, hãy đi thật khoan thai.


Bước 1: Chọn đôi giày thích hợp

Có thể điều này nghe rất quen thuộc nhưng vẫn cần nhắc lại rằng chọn một đôi giày thích hợp giúp bạn chiến thắng được 50% trong việc có một dáng đi quyến rũ. Bạn nên mua những đôi giày vừa hợp thời trang vừa đem lại sự thoải mái bởi nếu chúng khiến bạn đau chân thì khả năng chúng bị xếp xuống đáy tủ là rất cao.

Bạn nên đi lại quanh cửa hàng trước khi quyết định mua đôi giày nào đó. Mũi giày và phần bao lấy gót bàn chân không được chật. Kích cỡ gót giày cần đủ to để có thể nâng đỡ trọng lượng của bạn khi bạn đi lại.

Bước 2: Tự tin

Bạn đã chọn được một đôi giày đẹp nhưng nếu nghĩ mình sẽ không thể đi được giày cao gót hoặc không hợp với chúng thì bạn sẽ đúng như vậy. Vì thế, hãy tự tin và để mọi thứ diễn ra tự nhiên, đừng lo lắng gì cả.

Bước 3: Tư thế

Điều then chốt cần nhớ ở đây là kiểm soát được mình trong khi đi lại. Tư thế rất quan trọng khi bạn đi giày cao gót vì nếu không tạo đúng tư thế, bạn sẽ có nguy cơ bị ngã dập mặt hoặc trông giống như thằng gù ở nhà thờ đức bà hay đánh mất dáng vẻ quyến rũ của đối giày cũng như của chính bạn.

Để có tư thế đúng, hãy ưỡn thẳng ngực về phía trước hoặc ưỡn vai ngược ra phía sau. Điều này giúp bạn mở rộng vùng ngực và cổ trông thon dài hơn. Tiếp theo, hãy tưởng tượng có một sợi dây đang chạy dọc sống lưng bạn đi qua não và giật nhẹ bạn về phía trần nhà. Sau đó, ngẩng cằm lên để mắt bạn hướng thẳng về phía trước. Thực hiện được những điều này, bạn đã bước đầu có tư thế đúng.

Bước 4: Tâm lý

Bạn nên đi giày cao gót như sau: đặt gót xuống đất trước rồi mới đến mũi; sải chân thoải mái. Nhiều phụ nữ cho rằng đặt gót giày xuống trước sẽ dễ bị ngã. Nhưng bạn cần biết rằng gót giày nhỏ không có nghĩa chúng sẽ gãy. Việc đặt gót giày chạm đất trước sẽ giúp bạn giữ thăng bằng đồng thời trút bỏ bớt gánh nặng cho đôi bàn chân.

Bước 5: Lực đẩy

Khi đặt gót giày xuống đất rồi mới đến mũi, bạn phải dồn một ít trọng lượng ra phía sau. Nhiều phụ nữ nhấc cả đầu gối khi đi giày cao gót, khiến họ bước đi nặng nề hoặc như sắp đánh rơi giày ra khỏi chân. Cả hai điều này đều làm họ kém hấp dẫn đi rất nhiều.

Thay vao đó, bạn nên đưa hông đi trước và bắp chân cùng bàn chân nhún nhảy theo. Điều này giúp bạn chuyển trọng lượng từ gót xuống chân một cách suôn sẻ khi bước đi và giúp tạo ra lực đẩy đưa bạn tiến về phía trước. Nhớ thả lỏng mắt cá chân và đầu gối.

Một khi đã thực hiện trơn tru điều trên, bạn có thể lắc hông như một số nghệ sỹ làm (xem chương trình biểu diễn thời trang hoặc Beyoncé biểu diễn để tham khảo). Nhưng đừng lắc quá mạnh nếu không sẽ khó giữ thăng bằng.

Bước 6: Thư giãn

Điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là hãy thư giãn. Gót giày càng cao, bước chân của bạn sẽ càng dễ bị rung. Do đó, hãy đảm bảo vai và cổ không rụt lại. Thả lỏng vai, giữ cho hông hơi lắc và nhún nhẩy một chút khi bước đi.

Tập đi giày cao gót đúng cách nghe có thể hơi mất chút thời gian nhưng nó đáng để làm. Bước đi trên đôi giày cao gót với tư thế đúng đem lại cho bạn vẻ đẹp rất quyến rũ.


Chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn từng bước một cách đi giày cao gót thật đẹp mà không bị đau chân với ảnh minh họa...



Siêu mẫu vàng - Ngọc Bích - ảnh minh họa



1. Các bộ phận của đôi giày: Hiểu để xử trí tốt hơn

 
Thân giày (The Body): Nếu giày cứng, gây đau chân, bạn hãy phun ít nước vào vùng thân này và sử dụng ngón tay để nắn lớp da mềm theo hình dáng chân của bạn.

Phần vòm (The Breast): Đây là phần uốn cong của gót giày mà ảnh hưởng đến việc bạn có di chuyển vững vàng trên đôi giày đó hay không. Phần này càng thấp thì bạn sẽ càng ít cảm thấy mất thăng bằng.

Đế (Sole): Nếu bạn hay bị trượt ngã khi đi trên sàn trơn, hãy mua một đôi bảo vệ gót giày hoặc dùng chìa khóa cọ vào đế để tạo độ ma sát.

Mũi giày (The toe box): Nếu ngón chân cái của bạn bị co quặp, hãy đến hiệu giày để kéo giãn phần này ra.
Bên trong (The inside): Với phần này, bạn có thể sử dụng các lớp lót để bảo vệ đôi chân của mình.







2. Tập đi giày cao gót như thế nào?

Tư thế: Gót giày sẽ đẩy trọng lượng cơ thể của bạn dồn về phía trước. Vì thế, để giữ thăng bằng, hãy ngẩng cao đầu và đẩy vai về phía sau.

Bước đi: Đi giày cao gót mà sải bước dài, bạn sẽ dễ bị trật khớp cá chân hoặc làm gãy gót giày. Do đó, hãy chuyển sang những bước ngắn và đều nhau nếu có thể.






Trọng lượng cơ thể:
Khi trọng lượng cơ thể đã dồn hẳn lên một bàn chân, bên trong giày bạn hãy duỗi ngón chân cái một chút. Điều này sẽ giúp bạn đứng vững hơn.

Hông: Khi bước đi, để tạo ra sự quyến rũ và đồng thời giúp giữ thăng bằng, bạn hãy lắc hông một chút. Khi chân trái là chân trụ, bạn hãy đánh nhẹ hông sang phía chân đó. Tương tự với chân phải.

3. Sử dụng miếng lót phù hợp

Lớp lót toàn phần: Đây là lớp lót đem lại cảm giác thoải mái cho toàn bộ bàn chân, có hình dáng thu nhỏ dần về phía mũi giày, điều này giúp phần mũi giày không bị kích.

Lớp lót chuyển trọng lượng: Lớp lót này được đặt ở phần vòm của đôi giày, giúp chuyển trọng  lượng ra khỏi phần nửa đầu của gót chân sang phần nửa sau.

Lót mũi giày: Lớp lót này được đặt ở phần nửa đầu của bàn chân, vốn là khu vực mà trọng lượng của bạn dồn lên, giúp mũi chân của bạn cảm thấy dễ chịu hơn.






Lớp lót cho giày hở mũi:
Lớp lót này ngắn hơn lớp lót toàn phần và có tác dụng tạo cảm giác thoải mái cho bạn chân mà  không bị lồi ra bên ngoài mũi giày.

Lót hỗ trợ phần vòm: Nếu phần uốn cong thấp hoặc bạn muốn boost, những miếng lót này sẽ giúp giảm áp lực lên phần đầu của bàn chân.

Miếng dán gót: Đây là những miếng lót giữ cho chân của bạn không bịt trượt  lên trượt xuống bên trong giày.

  (ST).


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
cho em hoc co lop hoc nao dai di duoc giay cao goc tai viet nam khong ?
hơn 1 tháng trước - Thích (20) - Trả lời
Những lớp huấn luyện người mẫu chính là nơi dạy bạn cách đi bằng giầy cao gót như thế nào. Nếu có nhu cầu bạn nên đăng kí một khóa học nhé
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý