Cấp cứu sản khoa

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cấp cứu sản khoa

18/04/2015 10:39 AM
461

NHAU BONG

Xuất huyết có thể bắt nguồn từ ổ nhau, do tróc nhau 1 phần hoặc toàn phần, sau đó máu đóng lại trong các khoang trống, và cuối cùng chảy thoát ra xung quanh màng ối, qua cổ tử cung ra ngoài âm đạo, y học gọi là nhau bong non (abruptio placentae) xảy ra theo tỷ lệ 1/200 bào thai. Nguyên nhân không được xác định nhưng có khuynh hướng xảy ra thường hơn ở các thai phụ đã sinh từ hai con trở lên. Các bác sĩ khoa sản chia chứng nhau bong non thành ba loại tuỳ theo mức độ nặng nhẹ của nó:

Nhẹ: Việc xuất huyết có thể rất ít. Cách chữa trị hay nhất là nằm nghỉ, và siêu âm để theo dõi tình trạng. Nếu xảy ra cuối thai kỳ, bác sĩ sẽ giục sinh.

Trung bình: 1/4 lá nhau tách ra, máu chảy từ 0,5 đến 1 lít. Thai phụ cần được tiếp máu và nếu như đã đến hoặc gần đến ngày sinh, cần mổ bắt con.

Nặng: Đây là một trường hợp cần được cấp cứu, tối thiếu 2/3 lá nhau đã tách rời khỏi thành tử cung và lượng máu bị mất có thể lên đến 2 lít. Thai phụ bị choáng nặng, có rối loạn đông máu, thận hoàn toàn không hoạt động. Thai phụ cần được tiếp máu ngay và nếu gần đến ngày sinh, bác sĩ sẽ giải phẩu để cố gắng cứu lấy thai nhi. Nếu nhau bong trước tam cá nguyệt thứ 3, thai nhi tử vong là điều không thể tránh khỏi.

NHAU TIỀN ĐẠO

Điều này xảy đến khi lá nhau bám vào phần dưới của vách tử cung thay vì phí trên. Do đó, nó sẽ nằm chắn phía trước thai nhi lúc thai nhi di chuyển thấp xuống đường sinh vào thời điểm chuyển dạ. Thai nhi không thể di chuyển xuống đường sinh mà không đẩy lá nhau, vì thế ngăn chặn nguồn máu cấp cho thai nhi. Nhau tiền đạo là nguyên nhân chính gây chảy máu nhiều lần sau tuần thứ 20 và sẽ làm xuất huyết vào hai tháng cuối thai kỳ. Chứng này thường xảy ra hơn ở các thai phụ đã sinh từ hai, ba lần trở lên. Nguyên nhân chưa được rõ.

Phần nhau đóng thấp ở dạ con càng lớn bao nhiêu thì sẽ có nhiều trục trặc hơn trong lúc sinh bấy nhiêu. Sau tuần lễ thứ 30 của thai kỳ, dù nhau chậm tăng trưởng hơn về khích cỡ và trọng lượng, phần dưới tử cung vẫn dài ra một cách nhanh chóng. Chính vì thể, các sự căng kéo giữa lá nhau và vách tử cung sẽ xảy ra, đưa đến nhiều đợt xuất huyết.

Tình trạng cực kỳ nguy nhiểm này cần được chuẩn đoán bằng siêu âm cẩn thận trước lúc sinh. Các triệu trứng sớm gồm có nhiều đợt ra máu màu đỏ tuơi sau khi giao hợp. Nếu việc này xảy ra, người bệnh cần nhập viện để siêu âm rồi nằm tĩnh dưỡng và tiếp máu nếu cần. Nếu có thể được, người bệnh nên tiếp tục nằm tĩnh dưỡng cho đến tuần thứ 37. Vào thời điểm này, thường phải mổ bắt con.

Xuất huyết hậu sản xảy ra sau khi sinh và thường có thể đoán trước. Sản phụ cần dùng thuốc để ngừa xuất huyết ngay sau khi bé ra đời. Trong một số rất ít trường hợp, xuất huyết vẫn tiếp tục dù đã điều trị và có khi phải tính đến chuyện cắt tử cung. Vì các nguyên nhân nêu trên, nhau tiền đạo cần được các bác sĩ sản khoa giới điều trị để xử lý thích hợp và kịp thời. Điều thiết yếu là phải sinh tại bệnh viện có đầy đủ trang thiết bị và có sẵn phương tiện truyền máu.

SUY NHAU

Trong suốt thai kỳ, bào thai nhận dưỡng khí, chất bổ dưỡng và thải ra khí CO2 và các chất thải thông qua lá nhau và các mạch máu của dây rốn. Lá nhau khoẻ mạnh khi nó có khả năng hoạt động như một cơ quan vận chuyển hiệu quả, do đó rất quan trọng trong việc giữ gìn sức khoẻ của bào thai.

Lượng giá và điều trị

Không có một xét nghiệm nào đáng tin cậy để lượng giá chức năng của lá nhau. Tuy nhiên, nếu nhau bị suy yếu thì thai phụ sẽ thấy lên cân ít hơn bình thường, thấy tử cung lớn chậm hoặc thai nhi phát triển dưới mức bình thường.

Siêu âm là một phương pháp đáng tin cậy nhất để ước lượng mức tăng trưởng của thai nhi. Nếu có dấu hiệu bé đang phát triển không bình thường, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm đo lường nội tiết tố của lá nhau và các mức enzym trong máu. Cần làm một bản trắc đồ sinh lý cho biết nhịp thở, số lần cử động của thai nhi, màu cùng số lượng của nước ối và có thể làm thêm thí nghiệm "non stress", là ghi lại nhịp tim thai nhi trong điều kiện vắng mặt các cơn co tử cung. Tuy nhiên, vì dấu hiệu xác đáng nhất vào các tháng cuối cùng là mức độ hoạt động của thai nhi, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn ghi lại một biểu đồ số lần thai máy. Suy chức năng nhau có thể khiến phải giục sinh hoặc mổ bắt con.

CỔ TỬ CUNG KHÔNG KÍN

May thay, tình trạng này rất hiếm, ngoại trừ trường hợp cổ tử cung bị tổn thương trong các lần có thai hoặc giải phẫu trước đây. Trong suốt thai kỳ, cổ tử cung thường khép chặt và được đóng kín bằng một nút nhầy. Điều này có nghĩa là thai nhi được bảo vệ an toàn trong tử cung cho đến lúc con chuyển dạ bắt đầu, khi đó cổ tử cung khởi sự giãn nở.

Tuy vậy, đôi khi ống cổ tử cung không khép chặt và bắt đầu mở trước thời đểm sinh, thường xảy ra vào tháng thứ ba hoặc tháng thứ tư của thai kỳ. Điều này làm túi nước ối chứa thai nhi tuột xuống đường âm đạo, vỡ ra và nước ối chảy ra đột xuất rồi sau đó là sảy thai. Tuy nhiên, thường có một điều không may rằng hở cổ tử cung thường chỉ được chuẩn đoán sau khi đã sảy thai lần đầu tiên. Nếu hở tử cung là nguyên nhân của kỳ sảy thai trước, bác sĩ sẽ đưa vào sợi chỉ mềm không thẩm thấu quấn chung quanh cổ tử cung của thai phụ để siết cho nó kín lại.

Sau khi đã nằm tĩnh dưỡng tại bệnh viện, thai phụ có thể được phép về nhà, nhưng cần nghỉ ngơi thật đầy đủ trong suốt thời gian còn lại của thai kỳ. Sợi chỉ quấn quanh tử cung đó sẽ được cắt bỏ cách ngày sinh khoảng một tuần lễ và bé sẽ được sinh qua đường âm đạo như thông thường

TIỀN SẢN GIẬT

Là một bệnh nghiêm trọng tiềm ẩn, chưa có xuất độ chính xác cho người Việt Nam. Tiền sản giật chỉ xảy ra ở thai phụ, đặc biệt là người có thai lần đầu hoặc mang đa thai. Bệnh này xảy ra ở nhau thai và cũng là nguyên nhân khiến thai chậm phát triển. Nguyên nhân bệnh chưa được biết chính xác và đầy đủ nhưng có thể có mang yếu tố di truyền.

Triệu chứng

Thật ra, tiền sản giật không có triệu chứng, nhưng nữ hộ sinh hay bác sĩ có thể nghi bạn bị tiền sản giật nếu thấy bạn có huyết áp cao một cách rõ rệt và có đạm trong nước tiểu. Đây là một trong các lý do tại sao phải đo huyết áp và thử nước tiểu vào mỗi lần khám tiền sản. Bạn cũng có thể bị phù ở cổ tay hoặc cổ chân.

Chứng tiền sản giật hiếm khi xảy ra trước tuần thứ 20 của thai kỳ, nhưng huyết áp của bạn có thể bắt đầu tăng dần từ trước thời điểm trên. Bệnh sẽ kéo dài trong suốt thai kỳ và chỉ kết thúc khi sinh con và thoát nhau.

Điều trị

Thai phụ sẽ được cho nhập viện và tĩnh dưỡng để làm dịu bớt cơn đau. Theo dõi chặt chẽ huyết áp, chức năng của thận và gan, chức năng đông máu. Nếu huyết áp không trở lại bình thường thì nguồn oxy và lượng máu cung cấp bị giảm có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Hiếm khi tiền sản giật có thể biến thành sản giật, gồm có co giật và hôn mê. Tuy nhiên, sản giật hầu như luôn luôn có tiền sản giật đi trước như dấu hiệu cảnh báo sớm.

SẢN GIẬT

Từ "eclampsia" phát nguồn từ Hy Lạp có nghĩa là "giống như một tia chớp", bởi vì người bệnh dường như đột ngột bị tấn công từ bên ngoài, lên cơn động kinh rồi hôn mê. Chứng sản giật gây tử vong cho cả thai nhi lẫn người mẹ. Hiện nay chứng bệnh này rất hiếm xảy ra ở các nước phương Tây, do được chuẩn đoán sớm từ giai đoạn đầu và cũng bởi vì thường xuyên cảnh giác với các dấu hiệu báo trước của nó. Khi sản giật xảy ra, đó là một trường hợp cấp cứu nội khoa.

Các triệu chứng

Sản giật là một trường hợp cần cấp cứu bởi vì các mạch máu trong dạ con bị co, ngăn lượng máu lưu thông vào bào thai làm cho mô bị thiếu oxy.

Mạng sống của chính thai phụ bị đe doạ vì co mạch, đưa đến suy thận. Lượng oxy ở não giảm xuống thấp làm cho não tăng mức độ nhạy cảm, gây ra động kinh. Mô bị ứ nước, xuất huyết có thể xảy ra trong các cơ quan nội tạng như gan. Các dấu hiệu sớm nhất là choáng váng, nhức đầu, hoa mắt, huyết áp tăng, bị phù và có đạm trong nước tiểu.

Cách điều trị

Khi sản giật xảy ra, việc điều trị phải nhằm làm tăng lượng máu lưu thông trong não, an thần, hạ huyết áp và chấm dứt thai kỳ, thường bằng cách mổ bắt con. Ngay lúc bé chào đời, bệnh giảm hẳn mặc dù các cơn co giật có thể kéo dài hơn 5 ngày sau khi sinh.

CÓ THAI NGOÀI TỬ CUNG

Đây là hiện tượng noãn đã thụ tinh làm tổ một nơi nào đó không phải trong tử cung, thường là trong ống dẫn trứng. Bào thai phát triển nhanh làm ống dẫn trứng căng ra. Nhau lớn dần làm suy yếu vách của ống dẫn trứng, gây ra xuất huyết. Cuối cùng ống dẫn trứng bị vỡ.

Tuy nhiên, trước khi ống dẫn trứng bị vỡ, một vài triệu chứng cho thấy có điều gì đó bất ổn thường xảy ra vào tuần thứ 6 của thai kỳ. Bạn phải báo cho bác sĩ biết ngay lập tức. Có thai ngoài tử cung được chia thành 2 dạng:

Thể bán cấp

Sau khi được chuẩn đoán đã có thai, nên nghi ngời thai ngoài tử cung khi đau ở vùng bụng, thông thường chỉ đau một bên, kèm theo thỉnh thoảng xuất huyết âm đạo, người mệt mỏi, nhức vai (cũng đau cùng một bên như ở bụng). Có khi siêu âm, do âm đạo bị rỉ máu sớm lúc mới mang thai, cũng có thể tìm ra có thai ngoài tử cung. Mặc dù ra huyết, nhưng ống dẫn trứng vẫn chưa vỡ và không chuẩn đoán được mãi đến 8 - 10 tuần tuổi thai. Đôi khi thể này được điều trị bằng cách tiêm thuốc vào trong bào thai cho thai chết và tự tiêu. Làm như vậy có thể cấp cứu được ống dẫn trứng của người mẹ.

Thể cấp tính

Xảy ra khi ống dẫn trứng bị vỡ, khiến bị đau và choáng dữ dội, đồng thời da xám xanh, mạch nhanh và yếu, huyết áp tụt. Thể cấp tính này đòi hỏi phải đưa thai phụ nhập viện ngay để mổ khẩn cấp, cắt bỏ bào thai và nhau khỏi ống dẫn trứng. Nếu ống dẫn trứng chưa bị vỡ, có thể phẫu thuật nội soi. Tuỳ mức độ ống dẫn trứng bị hư ra sao, có phải cắt bỏ. Đôi khi cần được tiếp máu.

Có thai ngoài tử cung ngày càng trở nên phổ biến hơn ở các nước phát triển. Nguyên do vẫn chưa được rõ, mặc dù một số bác sĩ cho rằng có liên quan đến việc gia tăng bệnh viêm vùng chậu gây tắc nghẽn và để lại sẹo trên ống dẫn trứng. Tuy nhiên, sự gia tăng rõ rệt các trường hợp có thai ngoài tử cung có thể do việc chuẩn đoán bệnh được cải thiện nhờ máy siêu âm.

Triển vọng

Hầu như 60% phụ nữ có thai ngoài tử cung đều có thai trở lại, khoảng 30% tự nguyện tránh có thai lại, phần còn lại thì bị vô sinh. Nếu trước đây bạn có thai ngoài tử cung, hãy nói với bác sĩ về việc này vì bạn sẽ cần được chăm sóc kỹ lưỡng suốt thai kỳ hiện tại.

NHIỄM TRÙNG HẬU SẢN

Từng được biết đến là một chứng sốt sau khi sinh, hiện nay chứng này rất hiếm gặp. Trước khi xuất hiện thuốc kháng sinh, đó một trong những nguyên nhân tử vong chính của sản phụ.

Nhiễm trùng hậu sản thường do bị sót nhau. Các triệu chứng ban đầu là sốt cao, đau bụng cấp tính và dịch âm đạo có mùi hôi.

Nếu thấy bất kỳ triệu chứng nào trong số này, phải đến báo gấp với bác sĩ để nhanh chóng gắp ra phần nhau bị sót và được cấp thuốc kháng sinh

(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Toi dang dong BHYT o daklak nhung muon sinh con o tinh Phu Yen thi can nhung thu tuc gi de duoc thanh toan tien bao hiem. Noi sinh trong tinh trang cap cuu moi duoc thanh toan, nhu the nao la sinh trong ti`nh trang cap cuu? nho chuong trinh giai thich giup minh voi!
hơn 1 tháng trước - Thích (4) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý