Cách theo dõi thai máy cho chị em thời kỳ bầu bí

seminoon seminoon @seminoon

Cách theo dõi thai máy cho chị em thời kỳ bầu bí

18/04/2015 06:17 PM
21,159

Cử động của thai nhi trong bụng mẹ hay còn gọi là thai máy, là những cử động tay chân, xoay mình… của em bé mà người mẹ có thể cảm nhận được.

Không chỉ đơn thuần là những chuyển động thông thường, thai máy còn thể hiện tình trạng sức khỏe của thai nhi. Bà mẹ có thể theo dõi hoạt động của thai trong bụng mẹ bằng cách đếm số lần thai máy để biết con mình có khỏe hay không. Nếu số lần thai máy giảm xuống, điều đó chứng tỏ tình trạng sức khỏe của thai nhi có vấn đề gì đó, cần đi siêu âm để biết rõ hơn tình trạng của thai nhi. Khi không thấy thai nhi đạp suốt một ngày, bạn cần đi khám khẩn cấp.

Cảm nhận thai máy khi nào?

Thông thường, các bà bầu sẽ bắt đầu cảm nhận được những cử động của thai nhi khi bước vào tuần 20-22 của thai kỳ. Giai đoạn đầu mới đạp, cử động của thai nhi không đều đặn và hơi yếu, khiến bà mẹ phải để ý rất kỹ mới thấy được. Nhưng khi bước vào tuần 30 – 32 thì bé đạp khỏe hơn và đều đặn hơn.

Khi thai bắt đầu đạp rõ rệt, bà mẹ nên theo dõi lịch trình đạp của bé để biết rõ tình trạng sức khỏe của thai nhi. Các bác sĩ thường đưa ra lời khuyên, bà mẹ nên đếm số lần bé đạp trong mỗi giờ để có định lượng rõ ràng khi theo dõi.

Theo dõi thai máy - 1
Không chỉ đơn thuần là những chuyển động thông thường, thai máy còn thể hiện tình trạng sức khỏe của thai nhi.

Cách theo dõi thai máy

Thai máy có thể là những cử động của thai nhi, chạm vào thành bụng của người mẹ nhưng đôi khi hơi nhẹ, bà mẹ không thể cảm nhận được. Vì vậy, khi quyết định theo dõi tần xuất hoạt động của em bé, bà bầu cần chú ý kỹ hơn và đếm số lần bé đạp qua mỗi giờ.

Cách đếm:

Thai phụ nên đếm số lần thai máy 3 lần trong ngày (sáng, chiều, tối). Mỗi lần đếm trong 1 giờ, nên chọn lúc nghỉ ngơi yên tĩnh để đếm thai máy, tốt nhất là sau các bữa ăn.

Cách ghi nhận kết quả đếm:

- Nếu thai cử động hơn 4 lần trong 1 giờ, ba lần như thế trong một ngày tức là thai còn đang khỏe mạnh.

- Nếu thai cử động ít hơn 4 lần trong 1 giờ, người mẹ cần đếm thêm trong một khoảng thời gian nữa vì thai nhi thường ngủ trong vòng 20 phút đến 2 tiếng. Lúc này, thai ít hoạt động hơn.

- Nếu thai cử động ít hơn 3 lần trong 1 giờ thì đây là dấu hiệu thai nhi yếu. Người mẹ cần theo dõi thêm trước khi quyết định đi khám.

Theo dõi cử động thai

Khoa Sản A - BV Từ Dũ

Cử động thai là gì?

Cử động thai hay gọi là thai máy, là khi thai nhi có những  cử động như xoay trở mình, tay chân hay toàn thân thai nhi có cử động mà người mẹ cảm nhận được.

Tại sao cần theo dõi cử động thai nhi?

Cử động thai là biểu hiện tình trạng sức khoẻ của thai nhi. Khi số lần thai máy giảm đó là dấu hiệu báo động tình trạng sức khoẻ kém của thai nhi. Khi thai nhi không máy hay máy yếu có thể thai suy hay thai đã chết rồi.

Cử động thai như thế nào ?

Các phụ nữ mang thai sẽ bắt đầu cảm nhận được những cử động của thai nhi vào tuần lễ thứ 20 của thai kỳ. Thường trong ba tháng giữa này, cử động của thai nhi thường không đều đặn, nhưng càng về sau càng đều đặn hơn. Thời gian hoạt động rõ nhất là từ cuối tuần thứ 27-32.

Ngoài cảm giác hạnh phúc khi nhận biết những cử động của thai nhi, sản phụ cần học cách theo dõi sức khoẻ thai nhi qua theo dõi cử động thai. Đây là phương thức tích cực nhất để ba mẹ cùng bác sĩ theo dõi thai nhi một cách hoàn chỉnh.

Cách theo dõi cử động thai

Bà mẹ phải rất chú ý, nhạy cảm để nhận biết thai máy. Đó là những cử động như những tiếng gõ nhịp vào thành bụng lệch hay méo một bên. Nhưng không phải dễ dàng nhận biết được điều này. Chính vì thế các bà mẹ phải học cách để nhận biết, đếm và theo dõi cử động thai hàng ngày.

Cách thức đếm

  1. Mỗi ngày đếm số cử động thai vào các buổi sáng, trưa, chiều hay tối, nếu bạn bận thì ít nhất một lần trong ngày.
  2. Đếm số lần cử động thai nhi trong 30 phút, ba lần mỗi ngày.

Chú ý: Khi thai ngủ thường không có cử động thai. Thời gian ngủ trung bình của thai nhi thay đổi từ 20 phút đến 2 giờ.

Sức khoẻ thai nhi như thế nào?

  • Thai nhi khoẻ mạnh khi có hơn 4 lần cử động trong 30 phút. Ba lần trong một ngày.
  • Nếu thai nhi cử động ít hơn 4 lần, sản phụ phải đi nằm và đếm cử động thai trong một giờ, hay từ 2-4 giờ.
  • Nếu trong 1 giờ có trên 4 cử động thai, thai nhi khoẻ mạnh.
  • Nếu trong 4 giờ có nhiều hơn 10 cử động thai, tiếp tục đếm 3 lần trong một ngày như trước(thai nhi vẫn khoẻ mạnh).
  • Nếu trong 4 giờ có ít hơn 10 cử động thai, hay tất cả những cử động thai yếu, bà mẹ cần phải nhập viện để theo dõi tình trạng thai nhi thêm bằng những phương pháp khác.

Những tín hiệu chính là kênh giao tiếp từ thai nhi để bạn nhận biết sinh linh bé bỏng đang phát triển khỏe mạnh. Có những lúc thai cử động như gợn sóng nhẹ nhưng cũng có lúc rất mạnh làm bạn đau thốn ở bụng, nhưng bạn rất vui và yên tâm. Tuy nhiên, nếu một lúc nào đó bạn chờ mãi không thấy dấu hiệu thai máy, phải làm sao?

Khi thai ngày càng lớn, bạn thường xuyên cảm nhận thai máy với những cú đạp, hích của bé vào thành bụng. Đây là lúc dấu hiệu cho biết thai nhi đang phát triển khỏe mạnh. Những cú hích, đạp của bé vào thành bụng làm bạn bật cười và tự hỏi siêu quậy nhí đang tung hoành kiểu gì ở trong đấy.

Những tín hiệu chính là kênh giao tiếp từ thai nhi để bạn nhận biết sinh linh bé bỏng đang phát triển khỏe mạnh. Có những lúc thai cử động như gợn sóng nhẹ nhưng cũng có lúc rất mạnh làm bạn đau thốn ở bụng, nhưng bạn rất vui và yên tâm. Tuy nhiên, nếu một lúc nào đó bạn chờ mãi không thấy dấu hiệu thai máy, phải làm sao?

Dấu hiệu không nên xem thường

Thông thường, thai nhi bắt đầu cử động từ tuần thứ bảy hoặc tám, nhưng bạn chỉ có thể cảm nhận được thai máy từ tuần thứ 16 ± 22 trở đi.

Thai máy là những cử động gần giống như nhịp gõ vào thành bụng hay cảm giác lúng búng trong bụng. Bạn có thể cảm nhận cử động thai giống như cảm giác cánh bướm đập hay bắp rang đang bung. Những tín hiệu đó sẽ trở nên rõ ràng hơn khi bạn ngồi hoặc nằm im. Phụ nữ có thể trạng gầy có thể cảm nhận thai máy sớm và thường xuyên hơn người dư cân.

Khi thai từ 30 ± 38 tuần, cử động thai sẽ đạt đến đỉnh cao, trong một ngày đêm có thể hơn 130 lần.

Nếu thai máy yếu hoặc không máy như bình thường, bạn cần đến bác sỹ ngay vì đó là dấu hiệu báo động sức khỏe thai nhi đang nguy cấp. Những mối nguy bao gồm thai bị thiểu ối, thiếu ô-xy hay vấn đề về nhau thai.

Khi người mẹ nhận thấy thai không máy cùng các triệu chứng như nôn mửa, căng vú cũng giảm đi, xuất huyết âm đạo hay những cơn co thắt tử cung, bạn cần phải gặp ngay bác sỹ sản phụ khoa hay siêu âm để đánh giá hoạt động của tim thai.

Nếu thai không máy là dấu hiệu nguy cơ thai chết lưu. Nguy cơ này là rất lớn nếu mẹ hút thuốc (gây tăng nguy cơ ngưng cung cấp chất dinh dưỡng qua nhau thai đến 50%), uống rượu, mẹ bị tiền sản giật, tiền căn thai chết lưu trong thai kỳ trước, thai quá ngày, song thai cùng ối, tăng huyết áp trong thai kỳ, sa dây rốn... Để phòng tránh, thai phụ nên khám thai đều đặn, đặc biệt sau 36 tuần phải theo dõi mỗi tuần.

Đối với những thai kỳ có nguy cơ cao như thai chậm phát triển trong tử cung, cao huyết áp trong thai kỳ, tiền sản giật, song thai, thai quá ngày, người mẹ cần được theo dõi sức khỏe chặt chẽ. Tuy nhiên, đã có trường hợp thai phụ đến ngày khám thai định kỳ, thậm chí đến lúc vào sinh theo ngày dự sinh, mới phát hiện thai đã chết lưu. Vì thế, người mẹ nên để ý đếm cử động thai.

Cách theo dỗi thai máy

Trong khoảng thời gian đầu của ba tháng giữa thai kỳ, có thể bạn thấy thai máy không thường xuyên, có ngày máy nhiều, có ngày máy ít. Bạn cũng không nên quá lo lắng nếu bạn có cảm giác khác bạn bè, hay người thân có bầu cùng giai đoạn, bởi mỗi em bé có thời gian biểu và cách vận động riêng. Lý do là những cử động đó chưa đủ mạnh để bạn có cảm giác.

Vào khoảng tuần thứ 28 trở đi, cử động thai sẽ mạnh hơn và thường xuyên hơn. Từ lúc này, bạn nên đếm cử động thai. Cách tốt nhất là bạn hãy giành một giờ mỗi ngày đếm (giờ mà bạn thường cảm thấy thai máy nhiều nhất).

Thai nhi khỏe mạnh thường có hơn 4 lần cử động trong một giờ. Nếu thai chỉ có 3 cử động trong một giờ, người mẹ nên đếm thêm một giờ nữa vì thai nhi có thể ngủ. Trong giờ kế tiếp đó, thai vẫn cử động 3 lần hay ít hơn, bạn nên đến gặp bác sỹ. Bạn sẽ được chỉ định siêu âm, đo tim thai và đếm cử động thai Non stress test (NST) để đánh giá tình trạng sức khỏe của thai nhi. Dựa trên kết quả kiểm tra và thăm khám, bác sỹ sẽ có chỉ định tiếp theo dành cho bạn.

Mẹ bầu sẽ cảm nhận được những cú máy thai lần đầu tiên ở tuần 16-20 của thai kỳ. Những người lần đầu mang bầu sẽ khó nhận ra những chuyển động này hơn là những người đã từng sinh con. Thông thường, với bà bầu mang thai tập 1 sẽ cảm nhận được những chuyển động nhẹ của bé vào khoảng tuần 18-20 thai kỳ. Tuy nhiên, những chuyển động này là rất nhẹ. Để nhận ra những cú máy thai đó, bạn nên nằm xuống và nhắm mắt cảm nhận.

Càng lớn dần, thai nhi càng có những chuyển động mạnh hơn và mẹ bầu cũng dễ dàng nhận ra những cú đạp, cú huých, cú lộn nhào này.

Khi thai đã lớn, các bác sĩ thường yêu cầu mẹ bầu phải theo dõi những chuyển động của bé. Tuy nhiên không phải bà bầu nào cũng biết cách đếm những cú máy của thai nhi. Dưới đây là những hướng dẫn giúp chị em biết cách theo dõi những cú máy thai của con yêu nhé!

Khi nào bắt đầu cần đếm số lần thai máy?

Bạn có thể đếm thai máy một lần mỗi ngày, vào lúc bé hiếu động nhất: thường là sau bữa ăn; sau khi mẹ luyện tập hoặc vào buổi tối. Khoảng tuần 24-26 của thai kỳ, bạn cần bắt đầu đếm số lần thai máy mỗi ngày. Một số trường hợp, thai máy chậm, công việc trên có thể bắt đầu từ tuần thứ 28.

Cách đếm số lần thai máy

- Bạn cần đếm các chuyển động của thai hàng ngày. Trước tiên, hãy chọn thời điểm phù hợp cho bạn đồng thời, đó cũng là lúc bé năng động nhất (sau bữa ăn, sau khi mẹ luyện tập hoặc vào buổi tối). Bạn cần cố định khoảng thời gian đếm thai máy mỗi ngày.

- Tiếp đến, bạn cần chọn một vị trí (nằm, ngồi) thoải mái nhất. Sau đó, hãy đặt nhẹ tay của bạn (hoặc của chồng) lên bụng bầu, bắt đầu cảm nhận những chuyển động ở bé. Khả năng nhận biết thai máy sẽ giảm đi đáng kể nếu bụng bầu chứa nhiều mỡ; trục trặc ở nhau thai; thai cử động quá nhẹ đến mức mẹ không cảm nhận được.

- Bạn cần dùng bút, đánh dấu số lần thai chuyển động vào một tờ giấy, thời gian bắt đầu từ chuyển động đầu tiên và kết thúc ở chuyển động thứ 10. Phần lớn các bé chỉ cần khoảng 30 phút là hoàn thành xong 10 chuyển động.

- Nếu bé đang ngủ, bé sẽ không cử động (hoặc cử động ít hơn bình thường), bạn thử uống một cốc nước quả tươi hoặc đi bộ trong vòng 5 phút. Sau đó, bạn sẽ cảm nhận được chuyển động từ bé.

Cách đếm chính xác những chuyển động của bé

Việc đếm cử động của thai nhi bao gồm: những cú đá, sự quay tròn, rướn người, cuộn và thọc mạnh, không tính đến nấc. Các chuyên gia khuyến cáo, người mẹ nên căn thời gian để đếm đủ 10 chuyển động (kể trên) ở bé. Nếu thai khỏe mạnh, người mẹ có thể đếm được 10 cử động của bé trong vòng 2h. Phần lớn các bé hoàn thành 10 cử động trong vòng 30 phút. Nếu 10 lần chuyển động của bé không xuất hiện trong 2h, thai phụ cần đi khám.

Yếu tố ảnh hưởng đến tần suất máy thai

Những yếu tố ảnh hưởng đến tần suất thai máy bao gồm:

- Người mẹ mắc chứng tiểu đường / huyết áp cao / chứng bệnh về thận (hoặc tim mạch).
- Mang song thai / đa thai.
- Trục trặc ở nhau thai.
- Có tiền s�� thai chết non.
- Đa ối / thiểu ối.
- Bào thai phát triển bất thường.

Cuối thai kỳ có cần theo dõi chuyển động thai nhi?

Vào cuối thai kỳ, chuyển động của bé có sự thay đổi, ít những cú đá và tăng cử động cuộn. Lúc này, việc đếm tần suất thai máy vẫn cần được duy trì như ở giai đoạn trước.

Theo dõi số lần thai máy

Thai nhi chuyển động là biểu hiện của bé đang khỏe mạnh và phát triển bình thường trong bụng mẹ. Vì vậy, việc mỗi ngày theo dõi, xác định chuyển động (thai máy) có thể cho biết trước sự an nguy của bé. Phụ nữ có thai nói chung phải đến tháng thứ 4-5 mới có thể cảm thấy thai máy. Càng đủ tháng thì thai máy càng khỏe. Khi chửa quá thai kỳ, hiện tượng thai động sẽ giảm đi chút ít, vì thế phải theo dõi ngay hoặc vào bệnh viện kiểm tra, xác định lại tình trạng của thai để có cách xử trí kịp thời.

Cách theo dõi: Thai máy là những cử động như những nhịp gõ vào thành bụng hay những cử động uốn tròn làm cho thành bụng lệch hay méo một bên, nhưng không phải tất cả các bà mẹ đều có thể dễ dàng nhận biết, cho nên bà mẹ cần phải học cách để biết đếm và theo dõi cử động thai hàng ngày. Cách đếm như sau: Mỗi ngày đếm số lần cử động thai nhi 3 lần: sáng, trưa, chiều (tối thiểu một lần trong ngày). Đếm số lần cử động của thai nhi trong một giờ.

Cách ghi nhận:

1. Thai khỏe mạnh: thai cử động 4 lần trong một giờ.

2. Nếu thai cử động ít hơn hoặc bằng 3 lần trong 1 giờ cần phải đếm thêm một giờ nữa bởi vì thai nhi có thể ngủ, thời gian trung bình thay đổi từ 20 phút đến 2 giờ.

3. Nếu vẫn ít hơn hoặc bằng 3 lần/giờ thì cần đếm liên tục trong 12 giờ (từ 8h sáng đến 8h tối).

Bình thường: hơn 10 cử động/12 giờ

Bất thường: ít hơn 10 cử động/12h. Lúc này mẹ bầu cần nhập viện để đánh giá sức khỏe của thai nhi.

Theo dõi thai qua chiều cao đáy tử cung

Đo chiều cao đáy tử cung phải bắt đầu từ tuần 28 sau khi mang thai. Nếu người phụ nữ mang thai không thể đến bệnh viện kiểm tra theo dõi định kỳ hoặc muốn tự mình theo dõi thai kỳ thì việc đo này càng quan trọng hơn.

Cách đoi: Từ chính giữa bụng dưới (đáy tử cung) xuống đến xương mu là chiều cao đáy tử cung, đo mỗi tuần một lần. Bình thường nó sẽ tăng 0,5-1,5 cm. Nếu đo liên tục ba lần mà chiều cao đáy tử cung không tăng lên thì có khả năng thai nhi phát triển chậm. Nếu trong một tuần mà nó tăng quá 8 cm thì có thể do đa ối, cần đến bệnh viện kiểm tra ngay.

Theo dõi những triệu chứng thường gặp khác:

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể người phụ nữ rất nhạy cảm, nếu thấy các triệu chứng sau đây thì cần phải đề cao cảnh giác, kịp thời đến bệnh viện điều trị:

Nôn ói nhiều lần

Nôn mửa nhẹ là biểu hiện thường thấy nhất trong thời kỳ có thai ở giai đoạn đầu, qua vài tuần thì hết không cần điều trị gì. Nhưng nôn mửa nhiều lần và có tính liên tục, ăn vào thứ gì nôn ra thứ ấy, thậm chí kể cả nước uống thì có thể dẫn tới mất nước và điện giải, nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và con, cần đi khám và điều trị ngay.

Âm đạo chảy ra chất như nước: Cần kiểm tra xem có phải là nước ối không, cần cảnh giác với màng thai bị rách sớm hoặc sinh non.

Âm đạo chảy máu

Nếu âm đạo chảy máu thì là hiện tượng không thể coi thường được. Nếu thấy đau bụng dưới thì có thể nghĩ đến sẩy thai, chửa ngoài dạ con, nhau thai bị rách sớm hoặc sinh non, cần phải đến bệnh viện ngay. Nhưng trong một tháng đầu mang thai, có thể có chút ít kinh nguyệt, nếu không thấy có triệu chứng gì khác thì đó là hiện tượng bình thường, không cần hoảng hốt.

Đau tức bụng dưới

Đau bụng từng cơn, có cảm giác đau đẻ, kèm theo mỏi lưng, nhất là có hiện tượng chảy máu âm đạo có thể là dấu hiệu báo trước của sẩy thai hoặc sinh non, rau tiền đạo.

Sưng phù nặng

Thời kỳ giữa và cuối của thời kỳ mang thai, người phụ nữ có thể bị xuống máu chân gây phù nhưng không khó chịu gì, đó là hiện tượng bình thường. Nhưng nếu phù nghiêm trọng có kèm tăng huyết áp phải nghĩ đến nhiễm độc thai nghén.

Cân nặng tăng quá nhanh

Nếu mỗi tuần lên cân quá 400 g thì có khả năng sinh đôi, đa ối hoặc nhiễm độc thai nghén, cần đi khám ngay.

Bị cảm, cúm, sởi

Trong ba bốn tháng đầu thai nghén nếu bị nhiễm sởi hoặc cúm thì rất dễ gây nguy hại cho thai nhi. Vì vậy, nếu xác định bị cúm hoặc sởi, nên đến khám tại khoa sản, bác sĩ có các biện pháp xử lý kịp thời.

Tiểu tiện khác thường

Nếu tiểu có cảm giác rát đau hoặc có đau bụng, bị lạnh và sốt, có khả năng bị viêm nhiễm hệ tiết niệu.

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
em bi thay luu 1 lan,va dieu hoa kinh nguyet 1 lan vay co mang thay nua duoc khong.
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý