Tác dụng của hoa kim ngân

seminoon seminoon @seminoon

Tác dụng của hoa kim ngân

18/04/2015 08:48 PM
3,033

Tìm hiểu thêm về cây Kim ngân hoa Có tác dụng kháng khuẩn,chữa mụn nhọt, lỡ ngứa, ban sởi, đậu mùa, rôm sảy, thấp khớp, viêm mũi dị ứng.


Dược thảo Kim Ngân Hoa cũng có tên Nhẫn Đông vì chịu được khí lạnh của mùa đông. Hoa hái lúc mới chớm nở từ tháng 3 đến tháng 6. Lá hái quanh năm. Phơi hoặc sấy khô để dành pha thay trà uống chống dị ứng, thanh nhiệt, giải độc. Có tác dụng kháng khuẩn,chữa mụn nhọt, lỡ ngứa, ban sởi, đậu mùa, rôm sảy, thấp khớp, viêm mũi dị ứng.

Truyền thuyết hoa kim ngân

 

Truyện kể rằng ngày xưa, rất xưa ở một làng hẻo lánh gần rừng núi có hai vợ chồng nông phu rất phúc hậu. Họ sống nghèo nàn nhưng rất thương yêu quí mến nhau. Và dù phải làm lụng vất vả để sinh sống họ vẫn thấy tràn đầy hạnh phúc.
Nỗi khổ tâm duy nhất là tuy kết hôn đã lâu năm vẫn chưa có con. Hai người ngày đêm cầu nguyện cũng như tìm thầy xin thuốc khắp nơi để mong được hoài thai.

Không biết lời cầu nguyện của vợ chồng nông phu được đáp ứng, hay uống thuốc hữu hiệu, một năm sau sinh đôi được hai gái. Dù sao họ tin tưởng là Trời Phật đã cảm lòng thành nên sung sướng vô cùng, đặt tên cô chị là Kim Hoa, và cô em là Ngân Hoa.

Kim Ngân Hoa được cha mẹ cưng chiều, nhưng rất ngoan và khỏe mạnh quanh năm không hề có bệnh tật gì.

Ngày tháng trôi qua, hai cô càng lớn càng xinh đẹp, làng trên xóm dưới đều nghe danh tiếng. Suốt ngày mối mai tấp nập.

Những người giàu sang quyền quí cũng như bạn bè thân sơ của cha mẹ Kim Ngân Hoa đều muốn cưới một trong hai cô về làm con dâu nhà mình. Vợ chồng nông phu thương con nên không theo phong tục cổ gả chồng sớm cho con. Hai cô càng lớn càng xinh đẹp và càng nhất quyết không sống rời xa nhau, nên cũng từ chối tất cả những lời cầu hôn.

Đến năm 16 tuổi, một hôm khí trời sang thu lạnh, Kim Hoa bỗng sinh bệnh. Ban đầu cô cảm thấy đầu nặng chân nhẹ, toàn thân rất đau đớn khó chịu. Ban ngày tuy nói cười được nhưng ban đêm thì lên cơn sốt nóng như lửa đốt. Miệng và lưỡi đều khô bỏng nức nở, cả thân mình hiện đầy chấm mụn đỏ lở loét.

Vợ chồng nông phu kinh hoảng lo lắng, đón mời thầy thuốc đến thăm bệnh. Thầy nào thăm xong cũng chỉ nhìn, cho vài vị thuốc cầm chừng lắc đầu bảo bệnh nặng quá, chỉ còn nhờ Trời.

Kim Hoa uống thuốc gì cũng không bớt, trái lại bệnh càng nặng thêm. Ngân Hoa săn sóc chị ngày đêm không rời. Kim Hoa bảo em tránh xa mình vì thầy lang bảo bệnh này sẽ bị truyền nhiễm. Ngân Hoa quyết tâm ở lại cạnh chị săn sóc, chỉ tiếc rằng không thay được chị chia sẻ bớt đau khổ. Kim Hoa nhất định đuổi em ra khỏi phòng bệnh, bảo em phải sống để phụng dưỡng cha mẹ già. Ngân Hoa vẫn không vâng lời, ở lại săn sóc chị và nhắc chị lời thề “Sống cùng giường, chết cùng mồ”, mà hai chị em đã hứa với nhau.

Chỉ mấy hôm sau Ngân Hoa bị lây bệnh và cùng chị nói lời trối cuối cùng với bố mẹ: “Chúng con chết rồi nhất định sẽ biến thành một thứ dược thảo, để cứu sống những người mắc bệnh đậu mùa. Chúng con xin bố mẹ tha tội chúng con đi trước, chúng con sẽ đợi bố mẹ ở thế giới bên kia, và xin cảm đội công ơn bố mẹ nuôi dưỡng.”

Vợ chồng nông phu trong sự đau đớn cùng cực, chôn hai con gái chung một mồ để hai cô giữ trọn lời nguyền.

Cách ít lâu, từ trong mộ của Kim Hoa và Ngân Hoa mọc ra một thứ cây leo. Chỉ vài tháng sau, cây trưởng thành, lá màu lục đậm rất sum suê. Đến mùa hạ, cây nở ra thứ hoa đối chiếu nhau màu vàng và màu trắng sóng đôi.

Hoa rất xinh đẹp, rất hòa hợp nở từ cạnh của cành dây leo, và cũng rất dễ bị tổn thương vì hoa quá mong manh.

Người làng đến thăm mộ Kim Ngân Hoa để xem giống hoa lạ, và mách miệng nhau lời thề nguyện của hai chị em: “Chết rồi sẽ biến thành một thứ dược thảo để cứu người” nên đặt tên hoa ấy là Kim Ngân Hoa.

Dược thảo Kim Ngân Hoa

Dược thảo Kim Ngân Hoa cũng có tên Nhẫn Đông vì chịu được khí lạnh của mùa đông. Hoa hái lúc mới chớm nở từ tháng 3 đến tháng 6. Lá hái quanh năm. Phơi hoặc sấy khô để dành pha thay trà uống chống dị ứng, thanh nhiệt, giải độc. Có tác dụng kháng khuẩn,chữa mụn nhọt, lỡ ngứa, ban sởi, đậu mùa, rôm sảy, thấp khớp, viêm mũi dị ứng.

Theo Trung y, Kim Ngân vị ngọt, tính hàn, không độc, đi vào 4 kinh Phế, Vị, Tâm và Tỳ.

Dùng chữa bệnh ngày từ 4 đến 8g hoa, hoặc 10 đến 20g cành có lá, dùng như cách sắc thuốc, cao thuốc hoặc ngâm rượu.

Kim Ngân Hoa tươi hay khô, hoa hay lá đều có thể dùng như trà .

Cháo Kim Ngân Hoa dùng khi muốn thanh nhiệt, giải độc .

Cháo trắng nấu riêng. Kim Ngân Hoa nấu riêng. Khi ăn, hâm cháo sôi lên, pha thêm trà Kim Ngân Hoa đã nầu riêng vào cháo . Ăn ngọt mặn tùy thích. Những người Tỳ Vị hư hàn, không có nhiệt độc không nên dùng.

Cho đến bây giờ, không biết đã qua bao nhiêu trăm năm, vào khoảng tháng 5, tháng 6 lúc Kim Ngân Hoa hàm tiếu, thơm ngát cả một vùng trời, những bà mẹ quê lại kể huyền thoại Kim Ngân Hoa cho các con nghe, để học tính chất một dược thảo và cũng để nhắc nhỡ các con là tình chị em sâu đậm đến chết không phai.

 Kim ngân hoa - vị thuốcTên Khác:

Vị thuốc Kim ngân hoa còn gọi Nhẫn đông hoa (Tân Tu Bản Thảo), Ngân hoa (Ôn Bệnh Điều Biện), Kim Ngân Hoa, Kim Ngân Hoa Lộ, Mật Ngân Hoa, Ngân Hoa Thán, Tế Ngân Hoa, Thổ Ngân Hoa, Tỉnh Ngân Hoa (Đông Dược Học Thiết Yếu),  Song Hoa (Trung Dược Tài Thủ Sách), Song Bào Hoa (Triết Giang Dân Gian Thảo Dược), Nhị Hoa (Thiểm Tây Trung Dược Chí), Nhị Bảo Hoa (Giang Tô Nghiệm Phương Thảo  Dược Tuyển Biên), Kim Đằng Hoa (Hà Bắc Dược Tài).

 Kim ngân hoa - vị thuốcTác Dụng, Chủ Trị:Nhẫn đông hoa (Tân Tu Bản Thảo), Ngân hoa (Ôn Bệnh Điều Biện), Kim Ngân Hoa, Kim Ngân Hoa Lộ, Mật Ngân Hoa, Ngân Hoa Thán, Tế Ngân Hoa, Thổ Ngân Hoa, Tỉnh Ngân Hoa (Đông Dược Học Thiết Yếu),  Song Hoa (Trung Dược Tài Thủ Sách), Song Bào Hoa (Triết Giang Dân Gian Thảo Dược), Nhị Hoa (Thiểm Tây Trung Dược Chí), Nhị Bảo Hoa (Giang Tô Nghiệm Phương Thảo  Dược Tuyển Biên), Kim Đằng Hoa (Hà Bắc Dược Tài), kim ngân hoa , kim ngan hoa, kimnganhoa

+ Thanh nhiệt, giải chư sang (Trấn Nam Bản Thảo).

+ Là thuốc chủ yếu để chỉ tiêu khát (Y Học Nhập Môn).

+ Tiêu thủng, tán độc, bổ hư, liệu phong, uống lâu ngày tăng tuổi thọ (Lôi Công Bào Cês Dược Tính Giải).

+ Khu phong, trừ thấp, tán nhiệt, liệu tý, tiểu thủng, chỉ lỵ (Bản Thảo Hối Ngôn).

+ Thanh nhiệt, giải độc. Trị ôn bệnh phát nhiệt, nhiệt lỵ, rôm sẩy, mụn nhọt, ghẻ lở, hắc lào, giang mai độc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Thanh nhiệt, giải độc (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Thanh nhiệt, giải độc, giải trừ các khí ôn dịch, uế trọc tà. Trị ôn bệnh phát sốt, nhiệt lỵ, rôm sẩy, mụn nhọt, hắc lào, giang mai  (Đông Dược Học Thiết Yếu).

 Kim ngân hoa - vị thuốcLiều Dùng: 12 – 20g.

 Kim ngân hoa - vị thuốcKiêng Kỵ:

+ Tỳ Vị hư hàn, tiêu chảy không phải do nhiệt, mồ hôi ra nhiều: cẩn thận khi dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).

+ Tỳ vị hư hàn, tiêu chảy, mụn nhọt loại âm tính hoặc sau khi vỡ mủ mà khí lực yếu,mủ trong lỏng: không nên dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung D��ợc Thủ Sách).

 Kim ngân hoa - vị thuốcĐơn Thuốc Kinh Nghiệm:

+ Trị thái âm ôn bệnh mới phát, tà khí ở Phế vệ, sốt mà không sợ lạnh, sáng sớm khát nước: Liên kiều 40g, Ngân hoa 40g, Khổ cát cánh 24g, Bạc hà 24g, Trúc diệp 16g, Cam thảo (sống) 20g, Kinh giới tuệ 16g, Đạm đậu xị 20g, Ngưu bàng tử 24g. Tán thành bột. Mỗi lần dùng 24g uống với nước sắc Vi căn tươi (Ngân Kiều Tán – Ôn Bệnh Điều Biện).

+ Trị mụn nhọt sắc đỏ biến  thành đen: Kim ngân hoa (cả cành, lá) 80g, Hoàng kỳ 160g, Cam thảo 40g. cắt nhỏ, dùng 1 cân rượu ngâm, chưng 2-3 giờ, bỏ bã, uống dần (Hồi Sang Kim Ngân Hoa Tán – Hoạt Pháp Cơ yếu).

+ Trị phát bối,  nhọt độc: Kim ngân hoa 160g, Cam thảo (sao) 40g. Tán bột. Mỗi lần dùng 16g, sắc với 1 chén rượu, 1 chén nước, còn 1 chén, bỏ bã, uống nóng (Vệ Sinh Gia Bảo).

+ Trị phát bối, ung nhọt mới phát: Kim ngân hoa nửa cân, nước 10 chén. Sắc còn 2 chén. Thêm Đương quy 80g, sắc còn 1 chén, uống (Động Thiên Áo Chỉ).

+ Trị sữa không xuống, kết lại gây nên vú sưng đau, đau chịu không nổi: Kim ngân hoa, Đương quy, Hoàng kỳ (nướng mật), Cam thảo đều 10g. Sắc, thêm ½ chén rượu, uống (Kim Ngân Hoa Tán – Tế Âm Cương Mục).

+ Trị vú có khối kết, sưng to, đỏ, chảy nước: Kim ngân hoa, Hoàng kỳ (sống) đều 20g, Đương quy 32g, Cam thảo 4g, Lá Ngô đồng 50 lá. Nước ½ chén, rượu ½ chén, sắc uống (Ngân Hoa Thang – Trúc Lâm Nữ Khoa).

+ Trị mụn nhọt, lở ngứa: Hoa kim ngân 20g, Cam thảo 12g, sắc uống. Bên ngoài dùng Hoa kim ngân tươi trộn với rượu đắp chung quanh chỗ đau (Kim Ngân Hoa Tửu - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị ruột dư viêm cấp hoặc phúc mạc viêm: Kim ngân hoa 120g, Mạch môn 40g, Địa du 40g, Hoàng cầm 16g, Cam thảo 12g, Huyền sâm 80g, Ý dĩ nhân 20g, Đương qui 80g, sắc uống (Thanh Trường Ẩm - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị họng đau, quai bị: Kim ngân hoa 16g, Liên kiều 12g, Trúc diệp 12g, Ngưu bàng tử 12g, Cát cánh 8g, Kinh giới tuệ 8g, Bạc hà 4g, Cam thảo 4g, Đậu xị 18g, sắc uống (Ngân Kiều Tán  - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Dự phòng não viêm: Kim ngân hoa 20g, Bồ công anh 20g, Hạ khô thảo 20g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị ung nhọt, dị ứng, mẩn ngứa: Hoa kim ngân 10g, Ké đầu ngựa 4g, nước 200ml. Sắc còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày (Dược Liệu Việt Nam).

+ Trị mụn nhọt, lở ngứa: Kim ngân hoa 6g, Cam thảo 3g, nước 200ml. Sắc còn 100ml, chia 23 lần uống trong ngày (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

+ Trị dị ứng, mụn nhọt, lở ngứa: Kim ngân 6g (hoa) hoặc 12g (lá và cành), nước 100ml, sắc còn 10ml, thêm 4g đường. Cho vào ống hàn kín, hấp tiệt trung để bảo quản. Nếu dùng ngay thì không cần đóng ống, chỉ cần đun sôi, giữ sôi trong 15 phút đến 1/2 giờ là uống được . Người  lớn uống 24 liều trên, trẻ nhỏ 12 liều (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

+ Trị cảm cúm : Hoa kim ngân 6g, Cam thảo 3g, nước 200ml. Sắc còn 100ml, chia 2-3 lần uống trong ngày (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

+ Trị cảm cúm: Kim ngân 4g, Tía tô 3g, Kinh giới 3g, Cam thảo đất 3g, Cúc tần hoặc Sài hồ nam 3g, Mạn kinh 2g, Gừng 3 lát. Sắc uống (Tài Nguyên  Cây Thuốc Việt Nam).

+ Trị sởi: Hoa kim ngân 30g, Cỏ ban 30g. Dùng tươi, gĩa nhỏ, thêm nước, gạn uống. Có thể phơi khô, sắc uống (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam)

 Tìm hiểu thêm

 Kim ngân hoa - vị thuốcTên Khoa Học:

Lonicera japonica Thunb. :

Họ Cơm Cháy (Caprifolianceae).

 Kim ngân hoa - vị thuốcMô Tả:

Loại dây leo, thân có thể dài đến 9-10m, rỗng, có nhiều cành, lúc non mầu xanh, khi gìa mầu đỏ nâu, trên thân có những vạch chạy dọc. Lá mọc đối nhau, hình trứng dài. Phiến lá rộng 1,5 - 5cm, dài 38cm. Lá cây quanh năm xanh tươi, mùa rét không rụng. Hoa khi mới nở có mầu trắng, nở ra lâu chuyển thành mầu vàng. Hoa mọc ở kẽ lá, mỗi kẽ lá có 2 hoa mọc trên 1 cuống chung. Lá bắc giống như lá cây nhưng nhỏ hơn. Tràng hoa cánh hợp, dài từ 2,5-3,5cm, chia làm 2 môi không đều. Môi rộng lại chia thành 4 thùy nhỏ, 5 nhụy dính ở họng tràng, mọc thò dài ra ngoài hoa. Quả hình cầu, màu đen.  Nụ hoa hình gậy, hơi cong queo, dài 25cm, đường kính đạt đến 5mm. Mặt ngoài màu vàng đến vàng nâu, phủ đầy lông ngắn. Mùi thơm nhẹ vị đắng. Mùa hoa: tháng 3-5, mùa quả: tháng 6-8. Mọc hoang ở nhưng vùng rừng núi, ưa ẩm và ưa sáng.

 Kim ngân hoa - vị thuốcThu Hái, Sơ Chế:

Thu hái vào đầu mùa Hạ, lúc nụ sắp nở. Nên hái khoảng 9 - 10 giờ sáng (khi sương đã ráo). Đem thái mỏng, phơi hoặc sấy khô.

 Kim ngân hoa - vị thuốcBộ Phận Dùng:

Hoa mới chớm nở. Lá và dây ít dùng.

 Kim ngân hoa - vị thuốcMô Tả Dược Liệu:

Dây có nhiều lá, cuộn vòng hoặc chặt thành từng đoạn dài 35cm.

Lá mọc đối nhăn nheo, dài 47cm, rộng 24cm, hình trứng. Phiến lá dày, mặt trên màu lục đen, nhẵn hoặc có ít lông, mặt dưới mầu lục nhạt, có nhiều lông ngắn mịn và gân lá hình lông chim lồi lên,  cuống lá dài. Hoa: nụ hoa hình ống dài 0,8-1,6cm, hơi cong, màu vàng nhạt, dưới nhỏ, đường kính 11,25mm, trên phồng to, đường kính 23mm. Lác đác có hoa mới nở, dưới nhỏ, trên loe hình môi. Mặt ngoài có lông trắng nhỏ mịn (soi kính lúp), phía dưới có đài nhỏ hình chén 5 răng, màu nâu vàng, dài khoảng 11,5mm. Chất nhẹ, hơi giòn, mùi thơm, vị hơi đắng (Dược Tài Học).

 Kim ngân hoa - vị thuốcBào Chế:

+ Hoa tươi: gĩa nát, vắt nước, đun sôi, uống.

+ Hoa khô: sắc uống hoặc sấy nhẹ lửa cho khô, tán bột.

+ Hoa tươi hoặc khô đều có thể ngâm với rượu theo tỉ lệ 1/5 để uống (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược). 

 Kim ngân hoa - vị thuốcBảo Quản:

Dễ hút ẩm, mốc, biến màu, mất hương vị. để nơi khô ráo, tránh ẩm, đựng trong hũ có lót vôi sống.

 Kim ngân hoa - vị thuốcThành Phần Hóa Học:

+ Luteolin, Inositol, Tannin (Trung Dược Học).

+ Hoa chứa Scolymozid (Lonicerin), 1 số Carotenoid (S Caroten, Cryptoxantin, Auroxantin). Lá chứa Loganin (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

+ Chlorogenic acid, Isochlorogenic acid (Lý Bá Đình, Trung Thảo Dược 1986, 17 (6): 250).

+ Ginnol, b-Sitosterol, Stigmasterol, b-Sitosterol-D-Glucoside, Stimasteryl-D-Glucoside (Sim K S và cộng sự, C A 1981,  94: 52765p).

 Kim ngân hoa - vị thuốcTác Dụng Dược Lý:

+ Tác Dụng Kháng Khuẩn: nước sắc hoa Kim ngân có tác dụng ức chế mạnh đối với tụ cầu khuẩn, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ Shiga. Nước sắc có tác dụng mạnh hơn các dạng bào chế khác (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

Khi nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn in vitro bằng các phương pháp  khuyếch tán và hệ nồng độ, người ta thấy nước sắc cô đặc 100% của hoa Kim ngân có tác dụng kháng khuẩn mạnh đối với các trực khuẩn lỵ, dịch hạch, thương hàn, cận thương hàn, liên cầu khuẩn tan máu, phẩy khuẩn tả. Tác dụng yếu hơn đối với các trực khuẩn bạch hầu, E.Coli, Phế cầu, Tụ cầu khuẩn vàng. Nước sắc lá Kim ngân với nồng độ 201,2% ức chế trực khuẩn Shiga, với nồng độ 2050% ức chế trực khuẩn cận thương hàn, nồng độ 100% có tác dụng đối với tiêu cầu khuẩn (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

+ Tác Dụng Trên Chuyển Hóa Chất Béo: Kim ngân có tác dụng tăng cường chuyển hóa các chất béo (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

+ Tác Dụng Trên Đường Huyết: nước sắc hoa Kim ngân cho uống có tác dụng ngăn chặn choáng phản vệ chuột lang. Ở chuột lang uống Kim ngân, số lượng và tính chất các dưỡng bào ở mạc treo ruột ít thay đổi. Lượng Histamin ở phổi chuột lang bị choáng phản vệ cao gấp rưỡi so với chuột lang bình thường và chuột lang uống Kim ngân trước khi gây choáng (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

+ Tác Dụng Kháng Khuẩn: Thuốc có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn: tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn, liên cầu khuẩn dung huyết, phế cầu khuẩn, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn ho gà, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn mủ xanh, não cầu khuẩn, trực khuẩn lao... cùng các loại nấm ngoài da, Spirochete, virus cúm (Trung Dược Học).

+ Tác Dụng Kháng Viêm: làm giảm chất xuất tiết, giải nhiệt và làm tăng tác dụng thực bào của bạch cầu (Trung Dược Học).

+ Tác Dụng Hưng Phấn Trung Khu Thần Kinh: cường độ bằng 1/6 của cà phê (Trung Dược Học).

+ Tác dụng chống lao: Nước  sắc Kim ngân hoa in Vitro có tác dụng chống Mycobacterium tuberculosis. Cho chuột uống nước  sắc Kim ngân hoa rồi cho chích  vi khuẩn lao cho thấy ít thay đổi ở phổi hơn lô đối chứng (Chinese Hebral Medicine).

+ Kháng Virus: Nước  sắc Kim ngân hoa  có thể làm giảm sức hoạt động của PR8 ở virus cúm nhưng không có tác dụng ở phôi gà con đã tiêm chủng (Chinese Hebral Medicine).

+ Tác dụng chuyển hóa Lipid: cho chuột béo phì dùng lượng lớn Cholesterol vỗ béo cho chuột đồng thời cho uống nước  sắc Kim ngân hoa, mức Cholesterol trong máu của chúng thấp hơn so với nhóm đối chứng (Chinese Hebral Medicine).

+ Trong nhãn khoa: theo dõi 36 bệnh nhân không chọn trước, nước  sắc Kim ngân hoa được dùng cho những trường hợp kết mạc viêm mạn, giác mạc loét (Chinese Hebral Medicine).

+ Trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn: dùng dịch chiết  Kim ngân hoa chích vào huyệt hoặc  vào bắp có hiệu quả trong điều trị bệnh phổi viêm cấp nặng và lỵ. Cũng dùng trong 1 số trương hợp ruột dư viêm có mủ, quai bị lở ngứa (Chinese Hebral Medicine).

+ Làm hạ Cholesterol trong máu (Trung Dược Học).

+ Tăng bài tiết dịch vị và mật (Trung Dược Học).

+ Tăng tác dụng thu liễm do có chất Tanin (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

+ Có tác dụng lợi tiểu (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

 Kim ngân hoa - vị thuốcĐộc Tính:

Chuột nhắt trắng, sau khi được cho uống nước sắc Kim ngân liên tục 7 ngày với liều gấp 150 lần liều điều trị cho người, vẫn sống bình thường, giải phẫu các bộ phận không thay đổi gì đặc biệt (Tài Nguyên Cây Thuốc Vị Thuốc Việt Nam).

 Kim ngân hoa - vị thuốcTính Vị:

+ Vị đắng, tính hàn (Trấn Nam Bản Thảo).

+ Vị đắng, ngọt, khí bình, tính hơi hàn, không độc (Bản Thảo Dược Tính Đại Toàn).

+ Vị ngọt, tính hàn (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Vị ngọt, tính hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu).

 Kim ngân hoa - vị thuốcQuy Kinh:

+ Vào kinh túc  Dương minh Vị, túc Thái âm Tỳ (Đắc Phối Bản Thảo).

+  Vào kinh Phế (Lôi Công Bào Chích Luận).

+ Vào kinh Phế, Vị (Trung Dược Học).

+ Vào kinh Phế, Vị, Tâm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+Vào kinh Phế, Vị, Tâm Tỳ (Đông Dược Học Thiết Yếu).

 Kim ngân hoa - vị thuốcTham Khảo:

+ Được Đương quy có tác dụng trị nhiệt độc huyết lỵ (Đắc Chân Bản Thảo).

+ Được Hoàng kỳ, Đương quy, Cam thảo, có tác dụng thác ung thủng. Được Phấn thảo có tác dụng giải nhiệt độc hạ lợi (Đắc Phối Bản Thảo).

+ Ông Lý Thời Trân cho rằng Kim ngân người xưa cho là vị thuốc cốt yếu trong việc trị phong, trừ được chứng trướng mãn, trị được lỵ tật mà sau này người ta không ai để ý đến, mãi về sau lại có người bảo là vị thuốc cốt yếu trong các vị thuốc trị những chứng ung nhọt mà người xưa chưa từng nói đến.... Xét trong sách ‘Ngoại Khoa Tinh Yếu’ ông Trần Tử Minh có nói: Rượu Kim ngân trị bệnh ung thư mới phát rất thần hiệu vô biên (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Kim ngân đâu đâu cũng có, ở nhà quê người ta trồng rất nhiều, dây nó leo cuốn vào cây cho nên gọi là Tả triền đằng. Cây và lá của nó qua mùa đông không rụng vì vậy gọi là Nhẫn đông đằng (Kim Chỉ Nam Dược Tính).

+ Hiệu lực giải biểu của Kim ngân hoa kém hơn Cát căn nhưng lại thanh nhiệt hay hơn Cát căn  Ngân hoa sao cháy có thể dùng để trị nhiệt độc huyết lỵ vào phần huyết, thanh huyết nhiệt. Nước cất từ Kim ngân hoa có thể trợ vị, tán thử, thanh nhiệt giải độc. Kim ngân hoa là vị thuốc chủ yếu trị chứng dương đỏ sưng thuộc ngoại khoa, không nên sử dụng đối với chứng âm. Dây Kim ngân hoa còn gọi là Nhẫn đông đằng, có thể thanh phong nhiệt trong kinh lạc và làm yên được đau nhức trong kinh “ (Đông Dược Học Thiết Yếu).

+ Dây Kim ngân còn gọi là Nhẫn đông đằng công dụng giống như hoa nhưng kém hơn, có tác dụng thanh nhiệt ở kinh lạc, giảm đau. Kim ngân hoa sao đen gọi là Kim ngân hoa thán có tác dụng lương huyết, trị lỵ xích lỵ, tiêu ra máu (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

 Kim ngân hoa - vị thuốcPhân biệt:

Ngoài Kim ngân nói trên, người ta còn dùng một số loại Kim ngân sau:

1- Kim Ngân Dại (Lonicera dasystyla Rehd). Lá hình trứng nhọn dài 28cm, rộng 14cm. Mép lá trên nguyên, lá gốc chia thùy. Phiến lá mỏng, mặt trên nhẵn, mặt dưới phủ lông mịn. Hoa ống tràng, thẳng hoặc hơi cong, dài 1,8 - 2,2cm. Bầu nhẵn.

2- Kim Ngân Lông (Lonicera cambodiaha Pierre): Lá hình thuôn hơi dài, dài khoảng 5 - 12cm, rộng 36cm. Mép lá nguyên cuộn xuống dưới mặt lá. Phiến lá khá dày, mặt trên nhẵn, trừ cuối gân giữa, mặt dưới lông xù xì, nhất là ở gân lá. Hoa ống tràng, thẳng hoặc hơi cong, dài 56cm. Bầu có nhiều lông.

3- Lonicera confusa D C. Lá hình thuôn dài, dài 46cm, rộng 1,5 - 3cm. Mép lá nguyên. Phiến lá hơi dầy, mặt trên nhẵn, mặt dưới có nhiều lông ngắn mịn, hoa ống tràng thẳng hoặc hơi cong, dài 3cm. Bầu có lông (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

Thuốc có nhiều tên gọi như Ngân hoa, Kim ngân hoa, Nhẫn đông, Song hoa, Nhị hoa là hoa của cây Kim ngân (Lonicera Japonica Thumb) thuộc họ Cơm cháy (Caprifoliaceae).

Cây Kim ngân cho các vị thuốc: Hoa Kim ngân (Flos Lonicerae) và cành lá Kim ngân (Caulis cumfolium Lonicerae) có tác dụng tương tự nhưng kém hơn.

Thuốc vị ngọt tính hàn, qui kinh phế vị tâm tỳ đại tràng.

Thành phần chủ yếu:

Có glucozit là lonixerin (theo các học giả Nhật) năm 1961, nhiều saponozit (Đỗ tất Lợi), trong Kim ngân hoa có inozit (hay inozitol) chừng 1%.

Tác dụng dược lý:

A.Theo Y học cổ truyền: Kim ngân hoa có tác dụng thanh nhiệt giải độc.

B.Theo kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại chứng minh thuốc có tác dụng:

1.Kháng khuẩn: Thuốc có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn như: tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn dung huyết, phế cầu khuẩn, trực khuẩn lî, trực khuẩn ho gà, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn mủ xanh, não cầu khuẩn, trực khuẩn lao ở người . cùng các loại nấm ngoài da, spirochete, virut cúm.

2.Chống viêm, làm giảm chất xuất tiết, giải nhiệt và làm tăng tác dụng thực bào của bạch cầu.

3.Tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh cường độ bằng 1/6 của cà phê.

4.Làm hạ cholesterol trong máu.

5.Tăng bài tiết dịch vị và mật.

6.Tác dụng thu liễm do có chất tanin.

7.Thuốc có tác dụng lợi tiểu.

Ứng dụng lâm sàng:

1.Trị chứng ngoại cảm phong nhiệt: ( thời kỳ đầu của ôn bệnh) thường kết hợp với Kinh giới, Bạc hà, Liên kiều dùng bài Ngân kiều tán.

2.Trị mụn nhọt lở ngoài da: dùng uống trong và đắp ngoài. Thuốc uống kết hợp với Bồ công anh, Dã cúc hoa, Hoàng cầm . dùng bài Tiên phương hoạt mệnh ẩm, Tứ diệu dũng an thang.

3.Trị lî trực khuẩn: có thể dùng độc vị hoặc kết hợp dùng thêm Hoàng liên, Hoàng cầm, Bạch đầu ông.

Liều thường dùng và chú ý:

  • Liều 12 - 40g, dùng tươi và đắp ngoài lượng nhiều hơn và tùy tình hình bệnh lý.
  • Trường hợp tỳ vị hư hàn dùng thận trọng, nếu dùng thuốc gây tiêu chảy có thể bớt liều.

Công dụng chữa trị của kim ngân hoa

Tên khác: Nhẫn đông, Ngân hoa, Song hoa, Nhị hoa, Boóc kim ngần (Tày), Chừa giang khằm (Thái), Japanese honeysuckle (Anh), Chèvrefeuille du Japon (Pháp)..

Tên khoa học: Lonicera japonica Thunb.; Lonicera dasystyla Rehd.; Lonicera confusa DC.; Lonicera cambodiana Pierre, họ Cơm cháy (Caprifoliaceae).

Mô tả:
Loài loài Lonicera japonica Thunb : Kim ngân là loại dây leo, thân to bằng chiếc đũa dài tới 9-10m, có nhiều cành, lúc non màu xanh, khi già màu đỏ nâu. Lá hình trứng, mọc đối, phiến lá rộng 1,5-5cm dài 3-8cm. Lá cây quanh năm xanh tươi, mùa rét không rụng do đó còn có tên là nhẫn đông (chịu đựng mùa đông). Hoa mẫu 5 mọc thành xim 2 hoa ở kẽ lá. Hoa thơm khi mới nở có màu trắng, về sau chuyển thành vàng. Vì trên cây cùng có hoa trắng và hoa vàng nên mới gọi là kim ngân. Tràng hoa cánh hợp dài 2-3cm chia làm 2 môi dài không đều nhau, một môi rộng lại chia thành 4 thuỳ nhỏ. Năm nhị đính ở họng tràng, mọc thò ra ngoài. Quả mọng hình cầu màu đen.

Đặc điểm hoa của 3 loài:
L. japonica có tràng dài 2-3cm, đường kính ống tràng phía trên 3mm, đường kính phía dưới 1,5mm, nhiều lông. Bầu nhẵn.

L. confusa có tràng dài 1,6-3,5cm, đường kính ống tràng 0,5-2mm, có nhiều lông. Bầu có lông.

L. dasystila có tràng dài 2,5-4cm, đường kính ống tràng 1-2,5cm, không lông. Vòi nhuỵ có nhiều lông dài ở phần dưới.

Bộ phận dùng: Hoa sắp nở (Kim ngân hoa - Flos Lonicerae), cành nhỏ và lá (Kim ngân cuộng - Caulis cum folium Lonicerae).

Phân bố: Cây mọc hoang ở các miền rừng núi như Cao bằng, Hoà bình, Thanh hoá, Lào cai...

Thu hái: Hái hoa khi sắp nở vào mùa hạ, sấy khô hoặc xông sinh rồi phơi khô.

Tác dụng dược lý:

1. Kháng khuẩn: Thuốc có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn như: tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn dung huyết, phế cầu khuẩn, trực khuẩn lî, trực khuẩn ho gà, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn mủ xanh, não cầu khuẩn, trực khuẩn lao ở người . cùng các loại nấm ngoài da, spirochete, virut cúm.

2. Chống viêm, làm giảm chất xuất tiết, giải nhiệt và làm tăng tác dụng thực bào của bạch cầu.

3. Tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh cường độ bằng 1/6 của cà phê.

4. Làm hạ cholesterol trong máu.

5. Tăng bài tiết dịch vị và mật.

6. Tác dụng thu liễm do có chất tanin.

7. Thuốc có tác dụng lợi tiểu.

Thành phần hoá học: flavonoid, saponin.

- Hoa và lá chứa flavonoid, chất chính là luteolin-7-rutinosid (lonicerin= scolymosid).

- Một số chất carotenoid: x-caroten, b-cryptoxanthin, auroxanthin.

- Acid chlorogenic và các đồng phân của nó.

- Lá có loganin và secologanin.

Công năng: Thanh nhiệt, giải độc, tán phong nhiệt.

Công dụng: Ung nhọt, ban sởi, mày đay, lở ngứa, nhiệt huyết độc lỵ, ho do phế nhiệt, đan độc (viêm quầng), cảm mạo phong nhiệt, ôn bệnh phát nhiệt.

Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 12 - 16g. Dạng thuốc sắc, hãm, cao, viên. Dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.

Bài thuốc:

- Trị chứng mẩn ngứa, dị ứng: 20 gr hoa Kim ngân, Thổ phục linh, Quyết minh tử (sao) mỗi vị 6 gr, Sinh địa, Mạch môn, Hoàng đằng mỗi vị 8 gr, Huyền sâm, Liên kiều mỗi vị 10 gr. Cho 800 ml nước, sắc còn 200 ml. Ngày dùng một thang, chia uống làm ba lần.

- Chữa mụn nhọt: Tiên phương hoạt mệnh ẩm gồm Kim ngân hoa 16g, Trần bì 8g, Đương quy 12g, Phòng phong 8g, Bạch chỉ 8g, Cam thảo 4g, Bối mẫu 6g, Nhũ hương 4g, Một dược 4g, Thiên hoa phấn 8g, Tạo giác thích 4g, Xuyên sơn miếng. Ngày uống 3 lần cách xa bữa ăn 30 phút, uống 2 ngày 1 thang.

- Chữa bệnh vảy nến: Ngân kiều tán (chuyển thành thang) gia giảm gồm Kim ngân hoa 16g, Liên kiều 16g, Ngưu bàng tử 8g, Kinh giới 12g, Trúc diệp 8g, Bạc hà 6g, Chi tử 6g, quả Ké 8g, Bồ công anh 12g, Hạ khô thảo 8g, Thổ phục linh 12g. Ngày uống 3 lần cách xa bữa ăn 30 phút, uống 2 ngày 1 thang.

- Chữa bệnh tổ đỉa: Bạch ứng hoàn (chuyển thành thang) gia giảm gồm: Kim ngân hoa 16g, Quy vĩ 16g, Liên kiều 12g, Hoè hoa 8g, Thương truật 12g, quả Ké 12g, Hoàng bá 8g, Đại hoàng 6g, Hạ khô thảo 12g, Thổ phục linh 12g, Sài đất 8g, Bồ kết (đốt tồn tính, bỏ hạt). Ngày uống 3 lần cách xa bữa ăn 30 phút, uống 2 ngày 1 thang.

5. Trị cảm sốt: 40 gr hoa kim ngân, trúc diệp, kinh giới tuệ mỗi vị 16 gr, đạm đậu xị 20 gr, bạc hà, ngưu bàng tử, cát cánh mỗi vị 24 gr, liên kiều 40 gr. Tất cả mang sấy khô, tán bột, hoàn viên. Ngày uống 1- 2 lần, mỗi lần 12 gr.

- Trị viêm tuyến vú: 20 gr Kim ngân hoa, 16 gr Cam thảo đất, 20 gr Bồ công nha, 20 gr Thông thảo, 50 gr Sài đất, sắc uống ngày một thang.

- Chữa cảm cúm: Kim ngân 4g, Tía tô 3g, Kinh giới 3g, Mạn kinh 2g, Gừng 3 lát. Tất cả dùng lá phơi khô, sắc uống.

-  Chữa sởi: Hoa kim ngân 30g, cỏ Ban 30g. Dùng tươi, giã nhỏ, thêm nước, gạn uống. Có thể phơi khô, sắc uống.

- Chữa viêm phổi: Kim ngân hoa, Sinh địa, Huyền sâm, mỗi vị 20g; Địa cốt bì, Sa sâm, Mạch môn, mỗi vị 16g; Hoàng liên 12g, Xương bồ 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Kim ngân, Sinh địa, Huyền sâm, Mạch môn, mỗi vị 20g; Liên kiều, Uất kim, Đan bì, mỗi vị 12g, Hoàng liên, Thạch xương bồ, mỗi vị 6g. Sắc uống, ngày, một thang.

- Chữa áp xe phổi giai đoạn viêm nhiễm, sung huyết khởi phát: Kim ngân, sài đất, bồ công anh, mỗi vị 20g; tang bạch bì, ý dĩ, mỗ vị 16g; kinh giới, hạnh nhân, mỗi vị 12g. Sắc uống, ngày một thang.

-  Chữa áp xe phổi giai đoạn toàn phát: Kim ngân 20g; Hoàng đằng, Ý dĩ, mỗi vị 16g; Liên kiều, Hoàng liên, Đào nhân, mỗi vị 12g; đình lịch tử 8g. Sắc uống ngày một thang.

- Chữa viêm gan virus (Ngũ linh thang gia giảm): Kim ngân 16g; Nhân trần 20g; Xa tiền 16g; Phục linh, ý dĩ, mỗi vị 12g; Trư linh, Trạch tả, đại phúc bì, mỗi vị 8g. Sắc uống, ngày một thang.

- Chữa viêm gan mạn tính (Hoàng cầm hoạt thạch thang gia giảm): Kim ngân 16g; nhân trần 20g; hoàng cầm, hoạt thạch, đại phúc bì, mộc thông, mỗi vị 12g; phục linh, trư  linh, đậu khấu, mỗi vị 8g; cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang.

- Chữa viêm cầu thận cấp tính: Kim ngân, Bồ công anh, mỗi vị 20g; Mã đề 12g; vỏ Quýt, vỏ rễ Dâu, vỏ cau khô, Ngũ gia bì, Quế chi, mỗi vị 8g, vỏ Gừng 6g. Sắc uống ngày một thang.

15. Chữa viêm khớp dạng thấp (Bạch hổ quế chi thang gia vị): Kim ngân 20g; Thạch cao 40g; Tang chi, Ngạnh mễ, Hoàng bá, Phòng kỷ, mỗi vị 12g; Thương truật 8g; Quế chi 6g. Sắc uống ngày một thang.

-  Chữa sốt xuất huyết: Kim ngân hoa, rễ cỏ gianh, mỗi vị 20g; cỏ Nhọ nồi, hoa Hoè, mỗi vi 16g; Liên kiều, Hoàng cầm, mỗi vị 12g; chi tử 8g. Sắc uống gày một thang. Nếu khát nước, thêm Huyền sâm, Sinh địa (mỗi vị 12g); sốt cao, thêm Tri mẫu 8g.

- Chữa đinh râu (Ngũ vị tiêu độc ẩm gia giảm): Kim ngân hoa, bồ công anh, tử hoa địa đinh, mỗi vị 40g; Cúc hoa, Liên kiều, mỗi vị 20g.
Nếu sốt cao, tại chỗ sưng đau nhiều thêm thạch cao 40g; Hoàng cầm, Chi tử sống, Đan bì, mỗi vị 12g; Hoàng liên 8g. Sắc uống ngày một thang.

- Viêm bạch mạch cấp (Giải độc đại thanh thang gia giảm): Kim ngân, Đại thanh diệp, Sinh địa, mỗi vị 40g; Huyền sâm, chi tử sống, mỗi vị 12g; mọc thông 4g. Nếu sốt cao thêm Thạch cao 40g, Hoàng liên 4g. Sắc uống ngày một thang.

- Chữa nhiễm khuẩn huyết (Thanh doanh thang gia giảm): Kim ngân hoa, sinh địa, mỗi vị 40g, huyền sâm, liên kiều, mỗi vị 20g; địa cốt bì, đan bì, tri mẫu, mạch môn, mỗi vị 12g; hoàng liên 6g. Sắc uống ngày một thang.

- Chữa viêm phổi trẻ em: Kim ngân hoa 16g; Thạch cao 20g; Tang bạch bì 8g; Tri mẫu, Hoàng liên, Liên kiều, Hoàng cầm, mỗi vị 6g; Cam thảo 4g. Sắc uống.

- Chữa co giật trẻ em (Hương nhu ẩm gia giảm): Kim ngân hoa 16g, hương nhu, biển đậu, mỗi vị 12g; hậu phác, liên kiều, mỗi vị 8g. Sắc uống.

- Chữa viêm phẩn phụ cấp tính: Kim ngân, Liên kiều, Tỳ giải, Ý dĩ, mỗi vị 16g; Hoàng bá, Hoàng liên, Mã đề, Nga truật, mỗi vị 12g; Uất kim, Tam lăng, mỗi vị 8g, Đại hoàng 4g. Sắc uống ngày một thang.

- Chữa viêm màng tiếp hợp cấp: Kim ngân 16g; Liên kiều,Hoàng cầm, Ngưu bàng tử, mỗi vị 12g; Chi tử 8g; Bạc hà, Cát cánh, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang.

- Trị chứng béo phì kèm cao huyết áp, rối loạn lipid máu thuộc thể vị nhiệt (triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, nặng đầu, mỏi tay chân, khát nước): Lấy hoa Kim ngân, hoa Cúc, Sơn tra mỗi vị 10 gr, hãm khoảng 20 phút với nước sôi uống thay trà trong ngày.

Kiêng kỵ: Tỳ vị hư hàn không thực nhiệt, hoặc mồ hôi ra nhiều không nên dùng.

Kim ngân hay dây Nhẫn đông - Lonicera japonica Thunb., thuộc họ Kim ngân - Caprifoliaceae.

Mô tả: Cây leo bằng thân cuốn. Cành non có lông mịn, thân già xoắn. Lá nguyên, mọc đối. Phiến lá hình trứng dài 4-7cm, rộng 2-4cm, cả hai mặt lá đều có lông mịn. Hoa mọc từng đôi một ở các nách lá gần ngọn. Khi mới nở, cánh hoa màu trắng, sau chuyển sang vàng nhạt, mùi thơm nhẹ 5 cánh hoa dính liền nhau thành ống ở phía dưới, miệng ống có 2 môi, 5 nhị thò ra ngoài cánh hoa. Bầu dưới. Quả hình trứng, dài chừng 5mm, màu đen.

Mùa hoa tháng 3-5, quả tháng 6-8.

Bộ phận dùng: Hoa và thân dây - Flos et Caulis Lonicerae Japonicae; thường gọi là Kim ngân hoa - Nhẫn đông

Nơi sống và thu hái: Loài của miền Đông Á ôn đới (Nhật bản, Triều tiên, Trung quốc), có mọc hoang ở vùng đông bắc của nước ta (Cao bằng, Lạng sơn, Quảng Ninh) và thường được trồng ở miền đồng bằng trung du và miền núi từ Bắc vào Nam. Người ta dùng những hom thân cành trồng vào tháng 9-10 hoặc tháng 2-3. Sau một năm, cây đã ra hoa. Khi hoa sắp chớm nở thì thu hái; nên hái vào khoảng 9-10 giờ sáng (lúc này sương đã ráo), nhặt bỏ tạp chất, đem tãi mỏng phơi trong râm mát hoặc sấy nhẹ đến khô. Dây lá có thể thu hái quanh năm, thái nhỏ, phơi khô, bảo quản nơi khô ráo, tránh ẩm.

Thành phần hoá học: Cây chứa tanin và một saponin. Hoa chứa một flavonoit là scolymosid lonicerin) và một số carotenoid (S. caroten, cryptoxanthin, auroxanthin), ở Ấn độ, người ta cho biết có luteolin và i-inositol. Quả mọng giàu carotenoid mà phần lớn là cryploxanthin. Lá chứa một glucosid gọi là loganin và khoảng 8% tanin.

Tính vị tác dụng: Kim ngân có vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng. Cây có tác dụng hạ nhiệt, lợi tiêu hoá và chống lỵ. Nước sắc Kim ngân có tác dụng kháng khuẩn, tác dụng trêu chuyển hoá chất béo, thêm đường huyết và chống choáng phản vệ, không có độc tính.

Công dụng: Thường dùng trị mụn nhọt, ban sởi, mày đay, lở ngứa, nhiệt độc, lỵ, ho do phế nhiệt. Người ta còn dùng Kim ngân trị dị ứng (viêm mũi dị ứng và các bệnh dị ứng khác) và trị thấp khớp. Ngày dùng 6-15g hoa dạng thuốc sắc hoặc hãm uống. Nếu dùng dây thì lấy lượng nhiều hơn 9-13g. Cũng có thể ngâm rượu hoặc làm thuốc hoàn tán. Có thể chế thành trà uống mát trị ngoại cảm phát sốt, ho, và phòng bệnh viêm nhiễm đường ruột, giải nhiệt, tiêu độc, trừ mẩn ngứa rôm sẩy.

Đơn thuốc:

1. Thuốc tiêu độc: Kim ngân, Sài đất, Thổ phục linh, mỗi vị 20g và Cam thảo đất 12g, sắc uống.

2. Chữa mẩn ngứa, mẩn tịt, mụn nhọt đầu đinh: Kim ngân hoa 10g, Ké đầu ngựa 4g, nước 200ml, sắc còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày.

3. Chữa cảm sốt mới phát, sốt phát ban hay nổi mẩn, lên sởi: Dây Kim ngân 30g, Lá dâu tằm (bánh tẻ) 20g, sắc uống.

4. Chữa nọc sởi: Kim ngân hoa và rau Diếp cá, đều 10g, sao qua, sắc uống. Hoặc Kim ngân hoa 30g, Cỏ ban 30 g, dùng tươi giã nhỏ, thêm nước gạn uống, nếu dùng dược liệu khô thì sắc uống.

Kim ngân là một cây thuốc được dùng trong phòng chữa ung thư của Đông y. Nó đang ngày càng được phát hiện thêm nhiều tác dụng quý, nên ngày càng được dùng nhiều hơn để đương nhiên trở thành cây thuốc quý của cả Đông, Tây.
- Cây kim ngân (Lonicera japonica), theo y học cổ truyền, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn. Hoa kim ngân đã được chứng minh có tác dụng kháng virut cúm, kháng khuẩn và chống dị ứng, được dùng hỗ trợ điều trị cảm cúm, ho do phế nhiệt ( do nhiễm khuẩn, nhiễm virut).
- Cây có tên là Kim ngân vì hoa có hai màu: Màu trắng vào buổi sáng và chuyển sang vàng buổi chiều (không phải cây Kim ngân có hoa hai màu như có sách đã ghi). Tên khoa học Lonicera japonica Thunb, họ Cơm cháy Caprifoliaceae, ngoài ra còn có nhiều loài khác cũng được sử dụng như Kim ngân dại (Lonicera dasystyla Rehd), Kim ngân lẫn (Lonicera confusa DC)… phải chú ý phân biệt khi cần chuẩn hoá. Cây Kim ngân mọc hoang trên diện hẹp (chỉ có ở Cao Bằng, Lạng Sơn); Kim ngân dại phân bố rộng hơn, ở nhiều tỉnh miền Bắc; Kim ngân lẫn có ở Thủ pháp Hà Tây. Kim ngân được trồng làm cảnh vì hoa đẹp, hương thơm. Kim ngân được trồng với số lượng lớn tại Công ty Đông dược Bảo Long (Hà Tây) và Vimedimex II (Công ty XNK y tế II) (LTS) với chủ đích tránh Kim ngân giả, đồng thời tạo điều kiện cho phòng chẩn trị phát huy ưu điểm của phương pháp chữa bệnh bằng thuốc tươi theo trào lưu mới đang được đề cao trong y tế cộng đồng của thế giới.

Phổ biến thong tin gì mà sai choe choét thế này
Kim ngân là một cây thuốc được dùng trong phòng chữa ung thư của Đông y. Nó đang ngày càng được phát hiện thêm nhiều tác dụng quý, nên ngày càng được dùng nhiều hơn để đương nhiên trở thành cây thuốc quý của cả Đông, cái này nhầm rồi , mình là bs yhct đây mà chưa nghe cái tác dụngàTây điều trị ung thư bao giờ cả, thuốc thì quý thật nhưng tác dụng bị thổi phồng quá

- Cây kim ngân (Lonicera japonica), theo y học cổ truyền, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn. Hoa kim ngân đã được chứng minh có tác dụng kháng virut cúm, kháng khuẩn và chống dị ứng, được dùng hỗ trợ tácàđiều trị cảm cúm, ho do phế nhiệt ( do nhiễm khuẩn, nhiễm virut). dụng giải độc, táo thấp.
- Cây có tên là Kim ngân vì hoa có hai màu: Màu trắng vào buổi sáng và chuyển sang vàng buổi chiều (không phải cây Kim ngân có hoa hai màu như cái này cũng sai luôn hoa của nó màu trắng, sau khi nởàcó sách đã ghi). được 1 lúc khoảng 10-20 phút thì bị oxy hóa chuyển thnhf màu vàng chứ không có chuyện sáng với cả chiều gì cả.Tên khoa học Lonicera japonica Thunb,
Sau đây là tác dụng chính của cây:
Trị mụn nhọt dị ứng, viêm vú, ho do phế nhiệt, hạ sốt.
Chữa lỵ trực khuẩn, đại tiểu tiện ra máu, đái buốt đái rắt
Chữa đau khớp ( dung cành lá)
Liều dung 12-16gam khô hoặc 20-50gam tươi sắc uống /ngày
Thực ra dung dược cả cây. Cành lá là kim ngân cuộng còn hoa là kim ngân hoa hay còn gọi là Nhẫn Đông ( Vn không có loại này)

Cây kim ngân (Lonicera japonica), theo y học cổ truyền, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn. Hoa kim ngân đã được chứng minh có tác dụng kháng virut cúm, kháng khuẩn và chống dị ứng, được dùng hỗ trợ điều trị cảm cúm, ho do phế nhiệt ( do nhiễm khuẩn, nhiễm virut).
Đoạn này thì đúng 100% phải ko bác sĩ. Tại vì e đi khám ở phòng khám đông y ( em bị ho lâu ngày, dùng kháng sinh không dỡ) thấy bác sĩ đông y nói thế. Nay thấy trên mạng cũng đăng nhiều về tác dụng loại cây này. nên em post bài lên để xin ý kiến.

moi vai gay Tác dụng cây kim ngân   Cây kim ngân chữa bệnh ngoài da, dị ứng

Kim ngân có tên khoa học là Lonicera japonica Thumb., Họ Kim ngân – Caprifoliaceae hay nhiều người vẫn gọi Kim ngân là Nhẫn đông (có 6 loại Kim ngân khác nhau).

Đặc điểm thực vật, phân bố của Kim ngân: Kim ngân là loại cây mọc leo, thân có thể vươn dài tới 10m hay hơn. Cành lúc còn non màu lục nhạt, có phủ lông mịn. Cành già chuyển màu nâu đỏ nhạt, nhẵn. Lá mọc đối, đôi khi mọc vòng 3 lá một, hình trứng dài. Hoa hình ống xẻ 2 môi, môi lớn lại xẻ thành 3 hay 4 thùy nhỏ, lúc đầu màu trắng, sau khi nở một thời gian chuyển màu vàng. Kim ngân là một loại cây mọc hoang tại nhiều tỉnh vùng núi nước ta, nhiều nhất ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Bắc Thái, Quảng Ninh, Phú Thọ.

Cách trồng Kim ngân: Trồng Kim ngân bằng giâm cành. Cắt những cành bánh tẻ khoanh tròn, chôn xuống đất, để nổi đoạn sau cùng, tưới nước đều thời kỳ đầu. Tốt nhất trồng vào tháng 2 – 3 và 9 – 10. Trồng ở bờ rào làm thuốc và làm cảnh.

Bộ phận dùng, chế biến của Kim ngân: Nụ hoa Kim ngân phơi hay sấy khô, cành và lá phơi hay sấy khô. Hái hoa khi sắp nở hoặc mới nở, màu còn trắng, chưa chuyển vàng là tốt.

Công dụng, chủ trị Kim ngân: Dùng Kim ngân chữa mụn nhọt, các chứng ngứa, lở, dị ứng, rôm sẩy, lên đậu, lên sởi, tả lỵ.

Liều dùng Kim ngân: Dùng 4 -6g hoa hay 10 – 12g lá, dạng thuốc sắc. Có thể dùng dạng thuốc cao hay rượu thuốc.

Chú ý: Cần chú ý phân biệt cây Kim ngân với cây Lá ngón (rất độc) vì có màu dây và lá tương tự.

Đơn thuốc có Kim ngân:

Thuốc tiêu độc trị mẩn ngứa, mụn nhọt, ban sởi: Kim ngân hoa 20g, Ké đầu ngựa 15g, lá Dâu 20g, Nước 600ml sắc còn 200ml uống một lần. Ngày uống 3 lần, uống đến khỏi (nếu là Kim ngân dây dùng liều 30g).

Trị thái âm ôn bệnh mới phát, tà khí ở Phế vệ, sốt mà không sợ lạnh, sáng sớm khát nước: Liên kiều 40g, Ngân hoa 40g, Khổ cát cánh 24g, Bạc hà 24g, Trúc diệp 16g, Cam thảo (sống) 20g, Kinh giới tuệ 16g, Đạm đậu xị 20g, Ngưu bàng tử 24g. Tán thành bột. Mỗi lần dùng 24g uống với nước sắc.

Trị phát bối, nhọt độc: Kim ngân hoa 160g, Cam thảo (sao) 40g. Tán bột, mỗi lần dùng 16g. Sắc với 1 chén rượu, 1 chén nước, còn 1 chén, bỏ bã, uống nóng.

Trị phát bối, ung nhọt mới phát: Kim ngân hoa nửa cân, nước 10 chén. Sắc còn 2 chén. Thêm Đương quy 80g, sắc còn 1 chén, uống.

Trị sữa không xuống, kết lại gây nên vú sưng đau, đau chịu không nổi: Kim ngân hoa, Đương quy, Hoàng kỳ (nướng mật), Cam thảo đều 10g. Sắc, thêm ½ chén rượu, uống.

Trị họng đau, quai bị: Kim ngân hoa 16g, Liên kiều 12g, Trúc diệp 12g, Ngưu bàng tử 12g, Cát cánh 8g, Kinh giới tuệ 8g, Bạc hà 4g, Cam thảo 4g, Đậu xị 18g. Sắc uống.

Dự phòng não viêm: Kim ngân hoa 20g, Bồ công anh 20g, Hạ khô thảo 20g. Sắc uống.

Cả Đông và Tây y (cổ truyền và hiện đại) đều coi trọng việc dùng hoa để chữa bệnh. Một số nước như Azerbaidzan, Tadzhikistan... còn xây dựng các bệnh viện hoa. Trong đó, bệnh nhân được điều trị bằng cách vừa thả hồn trong tiếng nhạc vừa tận hưởng hương thơm và sắc màu quyến rũ của các loài hoa.

Tác dụng chữa bệnh của hoa do nhiều yếu tố tạo thành, chẳng hạn như màu sắc, hương thơm, các hoạt chất trong phấn hoa, cánh hoa...

Một nghiên cứu ở Mỹ được thực hiện trên hàng nghìn người cho thấy, hương hoa có ảnh hưởng to lớn đối với tâm lý và sức khỏe con người. Theo một thống kê ở Pháp, những công nhân tiếp xúc nhiều năm với mùi hương tự nhiên trong các nhà máy sản xuất nước hoa hầu như không bị bệnh về hô hấp. Ở Nhật, một số nhà tư bản đã cho phun hương hoa hồng và hoa tử lan trong công xưởng để kích thích sự hăng hái của công nhân, nâng cao năng suất lao động.

Tại sao hương hoa lại có tác dụng huyền diệu như vậy? Đó là do các chất cồn, xeton và este trong tinh dầu thơm của hoa có tác dụng sát trùng, điều hòa chức năng trung khu thần kinh và hạn chế tác hại của vi sinh vật gây bệnh.

Màu sắc của hoa cũng được các thầy thuốc sử dụng trong điều trị. Hoa màu tím khiến phụ nữ có thai trở nên điềm tĩnh; hoa màu hồng làm bệnh nhân ăn ngon miệng hơn, hoa màu đỏ sẫm có thể làm tăng huyết áp...

Một trong các bộ phận của hoa có tác dụng chữa bệnh là phấn hoa. Thần thoại Hy Lạp có kể: "Thần tiên trên trời không dùng thức ăn bình thường, chỉ ăn phấn hoa". Hơn 2000 năm trước, sách Thần nông bản thảo đã khuyên dùng phấn hoa bồ hoàng làm thuốc bồi bổ cơ thể. Khoa học hiện đại chứng minh, phấn hoa được cấu thành từ gần 100 hợp chất thiên nhiên, rất giàu protein, gluxit, lipid, vitamin, khoáng chất, các loại men và hoóc môn. Do đó, nó có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh rất cao. Phấn hoa có thể hỗ trợ điều trị các bệnh như suy nhược thần kinh hoặc cơ thể, viêm gan, ruột hoặc dạ dày, tiểu đường, bệnh lý mạch máu não, di chứng rối loạn tuần hoàn não, viêm tuyến tiền liệt, hội chứng tiền mãn kinh.

Theo y học cổ truyền phương Đông, các loại hoa có tính vị khác nhau, đi vào những kinh lạc khác nhau trong cơ thể, tạo nên các công dụng chữa bệnh đặc thù như:

- Sơ phong, tán nhiệt (chữa các bệnh vùng đầu, mặt): các hoa cúc, kim ngân, tân di, mật mông, chi tử, cát căn.

- Hóa đàm, chỉ khái (chữa các bệnh đường hô hấp): hoa khoản đông, dương kim, đỗ quyên...

- Thanh nhiệt, lý khí (trị bệnh đường tiêu hóa): hoa tuyền phúc, kim ngân, phù dung, biển đậu, thạch lựu, hoè...

- Hành huyết, chỉ đới (chuyên chữa bệnh phụ khoa): hoa nguyệt lý, linh lăng, hồng, kê quan, biển đậu...

- Lương huyết, giải độc (trị các bệnh da liễu): hoa đào, hạnh, sen, đinh hương, dương kim, kim ngân.

- Giải uất, trấn tĩnh (dùng cho các bệnh thần kinh): hoa dương kim, hoàng nguyên, thiên lý, sen...

Khi dùng hoa chữa bệnh, cần lưu ý:

- Những loại hoa có tính vị đắng lạnh (như chi tử, hòe, nhài) không nên dùng cho những người tỳ vị hư nhược (biểu hiện là sợ lạnh, kém ăn, đau bụng, đại tiện lỏng nát).

- Hoa có tác dụng hoạt huyết, thông kinh, phá huyết, ứ kh�� (như đào, hồng, nguyệt lý, linh lăng, phượng tiên) không được dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh, huyết ra nhiều.

- Các hoa độc (như nguyên hoa, dương kim, thạch lựu, náo dương) chỉ được dùng theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa, bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ.

- Những người có cơ địa dị ứng cần rất thận trọng khi dùng phấn hoa.

Gà tần thuốc bắc

Món ăn chữa đau lưng nhức mỏi

Nấu ăn với hoa Atiso vừa ngon vừa chữa bệnh

Tim lợn hầm atisô giúp mẹ bầu thanh nhiệt

Cách ngâm hoa hibiscus màu đỏ đào cực đẹp

Tác dụng của hoa hibiscus

Các thực phẩm giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa của bạn

Dinh dưỡng từ thiên nhiên

Món ăn bài thuốc

 

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Thế muốn trồng cây kkim ngân hhoa mua giống ở đâu vậy?
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
Nếu ở miền Bắc bạn có thể tham khảo: TRUNG TÂM CÂY GIỐNG CÂY NGUYÊN LIỆU TAM ĐẢO Địa chỉ: Khu 4 Xã Tam Quan – Huyện Tam Đảo – tỉnh Vĩnh Phúc Vườn nhân và lai tao cây giống : Thôn Quẵng – Xã Tam Quan – Huyện Tam Đảo – tỉnh Vĩnh Phúc ( GIAO HÀNG MIỄN PHÍ - KỂ CẢ THỨ 7 - CHỦ NHẬT ) E-mail: info@cayxanhtamdao.com ; Website: www.cayxanhtamdao.com Website: www.cayduoclieu.com Website: www.cayduoclieu.vn Website: www.caysua.net ------------------------------------------ Tư vấn kỹ thuật - Chăm sóc khách hàng: (0211) 2467 567 – 0982 709 709 – 0973 767 718
Anh/chị có thể liên hệ với trạm giống cây trồng ở địa phương hoặc các trường nông nghiệp nhé!
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý