Công thức làm mứt gừng cực ngon

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Công thức làm mứt gừng cực ngon

18/04/2015 10:31 PM
2,812

Mứt gừng dẻo vừa bớt cay, vừa thơm ngon hơn mứt gừng lát. Bí kíp khi làm món này là cho thêm một chút trái thơm bằm nhỏ, món mứt sẽ thơm dậy mùi vị, thêm độ chua nhẹ khiến người già, trẻ nhỏ đều muốn nhâm nhi.


Cách 1: Làm mứt gừng khô



Nguyên liệu:

1kg gừng non; 2 muỗng canh bột năng; 1 muỗng nhỏ muối; 800g đường + 100ml nước; 1 muỗng canh nước cốt chanh + 1 chút vani (nếu có); 1 trái thơm bằm nhỏ vắt bớt nước.


Cách làm:

Bước 1: Gừng non rửa sạch, thái sợi. Ngâm gừng với nước muối, sau đó xả lại hai lần nước cho bớt cay, vắt ráo, phơi một nắng (khoảng vài ba giờ nếu nắng to). Sau đó trộn gừng sợi với bột năng và một muỗng nhỏ muối. Bột năng có tác dụng làm mứt dẻo mà không bị chảy nước.

Bước 2: Hòa đường với 100ml nước, cho lên bếp vừa đun vừa quấy đều cho tan đường.

Cho gừng và thơm bằm nhỏ vào, trộn đều, xên lửa riu riu. Lưu ý: công đoạn này phải đảo mứt liên tục để mứt thấm đều. Khi thấy đường bám quánh lại trên đũa, tức là mứt đã tới.

Bước 3: Nhấc xuống, cho một muỗng canh nước cốt chanh pha thêm chút vani để có hương thơm, trộn đều để không bị lại đường.

Bước 4: Để mứt thật nguội, dùng muỗng xúc từng chút mứt gói vào giấy bóng kính, lăn tròn thành từng thanh mứt, gỡ ra xếp vào khay thuỷ tinh đậy kín.

Mứt gừng có vị thanh ngọt và cay nhẹ, không những ngon miệng mà còn có tác dụng làm ấm bụng, dịu cơn ho và giảm say tàu xe nữa đấy.

Mách nhỏ: Gừng làm mứt nên chọn gừng non sẽ không bị quá cay, không bị xơ khó ăn như gừng già

Hoặc:


Nguyên Liệu:

- Gừng: 1kg
- Rượu Trắng: 1 thìa canh
- Đường: 1kg
- Dầu ăn: 2 muỗng cà phê
- Muối: 1 thìa canh
- Chanh: 5 trái
- Phèn chua: 1/2 muỗng cà phê
- Vani: 1 viên



Cách Làm:

Cạo vỏ gừng, xắt lát mỏng, ngâm nước muối nửa ngày rồi rửa nhiều nước cho sạch. Vắt chanh vô chậu nước, ngâm gừng vào rồi đem phơi nắng.
Rửa gừng rồi cho vào nồi nước đun sôi 10 phút với phèn chua
Vớt ra xả nước phèn. Cho vào nồi nước đun sôi với rượu trắng, sau đó vớt ra vắt cho ráọ
Cân bao nhiêu gừng là chừng nấy đường. Trộn chung, đem phơi nắng 1 ngày cho đường chảy rạ
Gắp gừng rạ Bắc nước đường lên lò sên cho đặt lại, đổ dầu ăn và vani vàọ Cho gừng vào, đảo liền taỵ Lửa nhỏ.
Đến khi đường bám trắng chung quanh miếng gừng, nhấc chảo mứt xuống, đảo hoàị Gần nguội lại đặt lên bếp, mở lửa âm ấm. Đảo đều đến khi gừng khộ.

Cách làm mứt gừng thơm dẻo

Mứt gừng dẻo dẻo, bên ngoài khô với lớp đường mỏng phủ bên ngoài. Vị cay nhè nhè, thơm và ấm.

Nguyên liệu:

Gừng; Đường trắng.

Cách làm:


Gừng tươi mua về rửa sạch, gọt vỏ. Nếu chọn gừng non thì mứt sẽ mềm, ít xơ và đỡ cay.

Gừng thái lát và độ dày đồng đều nhau, như vậy khi nấu các miếng gừng sẽ chín cùng lúc, ngon hơn. Ngâm gừng trong nước có pha chút muối trong khoảng 1 giờ.


Cho gừng vào nồi, thêm nước ngập. Đậy vung đun sôi. Nếu muốn mứt gừng trắng thì cho thêm nước cốt 1 quả chanh trong quá trình đun.


Đun sôi rồi nhỏ lửa âm ỉ chừng 5 – 7 phút thì đổ nước đi, xả lại nước lạnh. Rồi lại tiếp tục cho gừng lên bếp luộc với nước , làm 2 lần như vậy cho gừng bớt cay. Có thể luộc thêm đến khi nào đạt độ cay mong muốn thì thôi.

Vớt gừng ra để ráo rồi đem trộn với đường tỉ lệ 1:1. Để gừng trộn đường khoảng 4 giờ cho ngấm hoặc có thể để qua đêm.

Đặt nồi gừng lên bếp đun, để nhỏ lửa, thỉnh thoảng đảo nhẹ, đường sẽ chảy ra, tiếp tục đun đến khi đường sánh đặc bám quanh miếng mứt.

Đảo đều thêm 3 phút nữa cho đường khô hơn rồi tắt bếp .
 
Để mứt nguội, có thể gắp ra rải lên giá cho nhanh khô, để các miếng mứt đẹp bạn dùng tay gỡ các miếng quăn queo ra. Mứt khô cho vào lọ ăn dần.


So với mứt gừng lát, mứt gừng dẻo dễ làm hơn, lại dễ ăn. Bạn hãy thử trổ tài để chuẩn bị cho T���t này nhé.

Chuẩn bị

Gừng non rửa sạch gọt vỏ, thái sợi cỡ cây tăm. Đừng chọn gừng già vì độ cay quá đ���m, lại có nhiều xơ, rất khó ăn.

Ngâm gừng với 50 gr muối, sau đó xả lại hai lần nước cho bớt cay, vắt ráo, phơi một nắng (khoảng ba giờ).

Món mứt gừng dẻo.


Thực hiện 

 
1 kg gừng đã phơi nắng trộn với 50 gr bột năng và 10 gr muối. Bột năng có tác dụng làm mứt dẻo mà không bị chảy nước.

Lấy 800 gr đường và 100 gr nước cho lên bếp để hòa tan đường. Tiếp đến, cho gừng vào trộn đều, sên lửa riu riu. Đảo liên tục để mứt ngấm đều. Khi thấy đường bám đầy trên đũa tức là mứt đã tới. Nhấc xuống, cho chanh vào (một trái, đã vắt lấy nước cốt), pha thêm chút vani để có hương thơm, trộn đều để không bị lại đường.

Đợi mứt thật nguội mới cho vào lọ thủy tinh sạch hoặc gói vào giấy bóng. Ngoài ra, có thể cho thêm lạc hoặc mè đã rang (đâm nhỏ), cho vào mứt ở công đoạn mứt còn ướt, để có mùi thơm và vị béo. 
 
Mứt gừng giúp làm ấm bụng, dịu cơn ho. Người lớn tuổi trước khi ngủ, dùng một ít mứt gừng cho dễ tiêu hóa. Mứt gừng còn được dùng như một liệu pháp để chống say tàu xe.


Tham khảo thêm một số món mứt khác hấp dẫn không kém:

Mứt dừa:

Mứt dừa được làm từ cơm dừa (cùi dừa). Với nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm và dễ thực hiện, mứt dừa rất được ưa thích vì có hương vị đặc sắc

Mứt dừa được sản xuất nhiều ở Bến Tre. Cứ mỗi mùa mứt (từ đầu tháng 11 Âm lịch đến cuối tháng 12 Âm lịch hằng năm), người dân Bến Tre sản xuất được khoảng 2.000 tấn mứt dừa. Mứt dừa non hay còn gọi là mứt dừa sữa, mứt dừa dẻo được xên với ít đường, ăn vừa dẻo vừa thơm.

Dừa non thì cơm mỏng, mềm và nước ngọt, thường được dùng để giải khát. Dừa "già” có lớp vỏ ngoài cứng, màu nâu sậm, cơm dày và cứng, thường được dùng làm nước cốt dừa . Dừa "trung niên" nhìn gần giống dừa "già”, nhưng vỏ có màu sáng hơn. Loại này dùng làm mứt là ngon nhất.

Thông thường, nên chọn quả dừa to để có thể cắt được sợi mứt dài và đẹp.

Thực hiện

Dừa sau khi tách bỏ lớp vỏ xơ bên ngoài, đập vỡ lớp vỏ cứng (gáo dừa) để lấy phần cơm, có thể hơ qua lửa cho cơm dừa dễ tróc ra khỏi vỏ. Lấy cơm dừa ra, gọt sạch lớp vỏ lụa màu nâu đen, rồi xắt sợi. Bề dài có thể vài centimet đến 1-2m, bề dày khoảng 1mm. Mang phần cơm dừa đã bào rửa sạch hoặc trụng sơ để tách bớt độ nhờn do dầu thoát ra khi bào (dừa già thường có nhiều dầu), sau đó để trên rổ khoảng 15 đến 30 phút cho ráo nước.

Cân dừa để xác định lượng đường cần dùng: Đường = 1/2 dừa. Ví dụ: 1kg dừa thì cần 400g - 600g đường cát trắng. Trộn đường với dừa, có thể thêm màu thực phẩm nếu thích. Nếu thích dùng màu lá dứa thì rửa sạch lá dứa tươi, giã nhuyễn, cho ít nước vào hòa tan và dùng khăn vắt lấy nước màu để trộn chung với dừa.

Chờ đến khi đường tan hết (ngâm khoảng 3-5 giờ) thì mang phần hỗn hợp này xên trên lửa nhỏ, cứ khoảng 10 phút thì đảo dừa một lần, đến lúc dừa gần khô thì trộn đều tay để đường bao đều miếng dừa, có thể cho thêm ít vani cho thơm. Khi nước đường cô lại sền sệt rồi khô thì nhấc xuống, trải rộng ra mâm, hong gió cho dừa thật nguội là có thể ăn được. Trong lúc sên, cần chú ý không để mứt bị khét hoặc ngả màu không theo ý muốn, trộn nhẹ tay để sợi mứt không bị đứt vụn.


Cách làm mứt cam thơm ngon

Món mứt cam cùng với bơ và bánh mì có thể cho bạn một bữa ăn sáng gọn nhẹ, ngon lành và đầy đủ chất dinh dưỡng.

Bạn có thể tự tay làm món mứt cam thơm ngon theo chỉ dẫn dưới đây.


Cam là loại trái cây giàu vitamin C, giúp tăng cường sức khỏe cho hệ miễn dịch trong những tháng mùa đông lạnh giá, đồng thời còn có khả năng kháng viêm, ngăn ngừa chứng cảm lạnh…


Thông thường, chúng ta chỉ sử dụng phần múi và nước cam rồi vứt bỏ phần vỏ. Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng của cam lại nằm chủ yếu ở lớp vỏ và phần cùi màu trắng.

Để tận dụng lớp vỏ cam giàu dưỡng chất này, bạn có thể chế biến món mứt cam thơm ngon và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Sau đây là những bí quyết giúp bạn thực hiện thành công món mứt này.

1. Chuẩn bị dụng cụ


Những dụng cụ cần thiết cho món mứt cam bao gồm: một chiếc nồi lớn dùng để nấu mứt có độ sâu và rộng, 1 cái phễu, 1 cái vá lớn, 1 miếng vải mùng, dây buộc, 3 hoặc 4 dĩa nhỏ, 1 cái muỗng gỗ, 5 chiếc lọ đựng mứt dung tích 500ml có nắp đậy kín, sáp ong.

2. Nguyên liệu


Nguyên liệu cho món mứt cam rất đơn giản, chỉ cần khoảng 1kg cam tươi (loại cam vàng), 2 quả chanh và 1,5kg đường, bạn sẽ làm được khoảng 2,5kg mứt cam thành phẩm.

3. Cách thực hiện

Qui trình chế biến mứt cam được thực hiên theo các bước sau:


- Cắt đôi quả cam và chanh. Vắt lấy phần nước cam và rót vào xoong, lấy luôn cả hạt cam, phần lõi cam vừa vắt nước.


- Cho tất cả hạt và phần lõi cam vào một miếng vải hình vuông, dùng dây buộc chặt, chú ý độ dài của dây buộc để bạn có thể rút đầu dây vào tay cầm của nồi. Điều này giúp bạn dễ rút gói hạt cam ra ngoài sau khi nấu.


- Dùng dao thái lát phần vỏ cam, độ dày, mỏng tùy thuộc vào ý thích của bạn. Sau khi thái xong, cho hết vào nồi nước cam và rót thêm 2,8 lít nước. Cho gói hạt và lõi cam vào nồi và buộc chặt dây vào tay cầm của nồi.


- Đun sôi hỗn hợp nước và vỏ cam, sau đó giảm lửa và để hỗn hợp này sôi riu riu trong khoảng 2 giờ cho đến khi vỏ cam mềm và trong. Lúc này, bạn hãy cho đường vào, dùng muỗng gỗ khuấy đều nồi mứt và để cho chúng sôi chậm trở lại. Khi đường đã tan, điều chỉnh lửa để hỗn hợp mứt sôi thật nhanh cho đến khi chúng bắt đầu cô đặc lại (khoảng từ 10 đến 20 phút hoặc khi nhiệt độ của nồi mứt lên tới 1050C).


- Để kiểm tra món mứt, bạn hãy lấy một chiếc dĩa nhỏ (để lạnh sẵn trong tủ đông), múc một ít mứt cho lên dĩa và để chúng trở lại vào tủ đông. Sau đó, dùng ngón tay chạm nhẹ vào chỗ mứt lạnh. Nếu chúng đặc và bắt đầu có nếp nhăn, là mứt đã cô đặc hoàn toàn. Ngược lại, nếu mứt chưa đông, bạn cần phải nấu tiếp và tiếp tục kiểm tra lại cho đến khi đạt yêu cầu.


- Sau khi đã hoàn tất công đoạn nấu mứt, nên để nồi mứt nguội trong khoảng 20 phút rồi dùng phễu để rót mứt vào những chiếc lọ đựng đã được tiệt trùng. Cho thêm một lớp sáp ong lên trên lớp mứt, đậy kín nắp và để chúng ở những nơi thoáng, mát, tránh ánh nắng.

4. Một số bí quyết nhỏ


- Chiếc nồi lớn, có độ sâu và rộng sẽ giúp nước bốc hơi nhanh hơn và tránh cho mứt không bị tràn ra ngoài khi chúng đang sôi. Hỗn hợp mứt không nên nhiều hơn ½ thành nồi. Chất pectin có công dụng cô đặc mứt nằm trong phần hạt và cùi của quả cam, do đó, bạn không nên bỏ hạt mà cần đun sôi chúng cùng với mứt.


- Loại đường hạt to sẽ phù hợp với món mứt này vì những tinh thể đường phân hủy chậm hơn và không lắng xuống đáy xoong. Nhờ đó, đường hòa tan đều hơn trong quá trình khuấy và hớt bọt, đồng thời giúp hạn chế việc mứt bị cháy.


- Sau khi đã nấu xong, cần để mứt nguội trong khoảng 20 phút rồi mới cho vào lọ. Bí quyết này giúp món mứt của bạn dậy mùi thơm nhiều hơn. Ngoài ra, nếu muốn bảo quản mứt được lâu, cần phải tiệt trùng lọ đựng mứt.

Cách tiệt trùng như sau: rửa lọ đựng bằng nước xà bông ấm, sau đó tiếp tục rửa lại bằng nước sạch và lau khô, tiếp tục cho lọ vào nồi nước đang sôi trong vòng 10 phút rồi vớt ra và để khô hoàn toàn.


Cách làm mứt dâu tây

Lưu

Chia sẻ

Mail

Nguyên liệu: 

Dâu tây tươi: 1kg

Đường cát trắng: 0,6-1kg 

Cách làm mứt dâu tây

Một chút lưu ý nhỏ: Khi chọn mua dâu tây, các bạn nhớ chọn những quả dâu chín mọng, đều, căng, không dập nát, còn nguyên cuống xanh. Chọn được những quả dâu như vậy, lọ mứt của bạn sẽ giữ được lâu, quả dâu sau khi thành mứt sẽ còn nguyên hình, mứt thơm dẻo.  

Cách làm: 

Làm mứt dâu tây không cầu kỳ và khá đơn giản, tuy nhiên đòi hỏi nơi bạn sự nhẹ nhàng, chút kiên nhẫn và chút thời gian. 

Bước 1 - Rửa dâu: Đây là công đoạn đòi hỏi sự cẩn thận và chút tỉ mẩn. Dâu tây rất dễ nát vì vậy bạn không thể rửa thứ quả mọng đỏ này một cách vội vàng.  

Cách làm mứt dâu tây

Trước tiên, ngâm dâu tây vào chậu nước trong vòng từ 5-10 phút. Sau đó cẩn thận rửa nhẹ từng quả dưới vòi nước chảy khẽ.

Rửa xong, bạn tiếp tục ngâm chúng trong chậu nước muối pha loãng từ 10-15 phút.

Cách làm mứt dâu tây

Vớt ra, để ráo, bỏ cuống xanh, và tráng qua dâu tây đã bỏ cuống bằng một lượt nước sôi. Để ráo, cho dâu vào bát.  

Bước 2 – Ngào đường:  

Cách làm mứt dâu tây

Cho dâu vào bát to, đổ đường cát trắng vào theo tỉ lệ: cứ 1 kg dâu ngào với từ 600gr đến 1kg đường (tùy theo khẩu vị của bạn muốn mứt có vị chua nhẹ hay ngọt đậm). 

Cách làm mứt dâu tây

Xóc đều dâu với đường. Để dễ trộn đều, bạn nên trải 1 lớp dâu – 1 lớp đường. Chú ý không được dùng bất cứ loại vật dụng nào (như thìa, đũa hay nĩa…) để trộn hỗn hợp đường-dâu, bới làm vậy dâu tây sẽ bị nát. 

Cách làm mứt dâu tây

Để hỗn hợp này ở nơi thoáng mát trong vòng từ 4-5 tiếng (nếu có thể, tốt nhất bạn nên bắt đầu ngào đường vào tối và để hỗn hợp này qua 1 đêm) cho tới khi nước trong quả dâu và đường tan chảy, hòa quyện vào với nhau. 

Bước 3 - Nấu mứt: 

Sau khi hoàn thiện công đoạn 2, bạn đổ hỗn hợp vào nồi. Tuyệt vời nhất nếu mứt dâu được đun trong nồi có đáy 2-3 lớp hoặc nồi thủy tinh.  

Cách làm mứt dâu tây

Đặt nồi hỗn hợp lên bếp, vặn lửa ở mức vừa. Lưu ý: hỗn hợp sôi rất nhanh và mau cạn nên đòi hỏi bạn phải luôn có mặt khi đun mứt. Khi hỗn hợp bắt đầu sôi, bạn nhớ hạ ngay lửa xuống mức nhỏ nhất, chỉ để liu riu.

Thỉnh thoảng dùng tay lắc nồi để cho những quả dâu được xoay đều, ngấm đều. Chú ý không được đậy nắp nồi và cũng không được dùng bất cứ vật dụng nào để nguấy.  

Cách làm mứt dâu tây

Đun hỗn hợp với lửa liu riu trong vòng 5 -8 phút, sau đó tắt bếp, bắc nồi và để nguội hỗn hợp.  

Sau khoảng 4-5 tiếng để nguội hỗn hợp, bạn lại tiếp tục bắc bếp và lặp lại công đoạn: đun sôi-để lửa liu riu trong vòng 5-8 phút, rồi lại để nguội

Cứ lặp lại  công đoạn đun-để nguội như vậy khoảng 4-6 lần, cho tới khi bạn thấy hỗn hợp đặc sánh lại. Lúc đó, món mứt của bạn đã được hoàn thành.  

Cách làm mứt dâu tây

Quá trình đun mứt có vẻ cầu kỳ và đòi hỏi thời gian, tuy nhiên, kết quả thu được chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng. Món mứt này rất dễ dùng, bạn có thể ăn mứt không, hoặc phết mứt lên bánh quy giòn, bánh mỳ bơ hay uống cùng cốc trà đen nóng để xua tan giá lạnh ngày đông.  

Chúc các bạn có một mùa đông ngọt ấm.



Cách làm mứt cam

Cách làm mứt bí

Các loại mứt dễ làm để bạn tha hồ nhâm nhi

Cách làm quất ngâm mật ong chữa ho cực hiệu quả

Cách làm bánh su kem


(st)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
nbvgh
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
lam mut gung lat, khi luoc xong ,ta can tron bot nep, de mieng mut xop va ngon hon ?
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý