Triệu chứng khi viêm nhiễm phụ khoa

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Triệu chứng khi viêm nhiễm phụ khoa

19/04/2015 01:28 AM
7,118

Bệnh phụ khoa là các bệnh viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục nữ bao gồm cơ quan sinh dục dưới (âm hộ, âm đạo, cổ tử cung) và cơ quan sinh dục trên (tử cung, vòi trứng, buồng trứng). Trong cuộc đời của người phụ nữ không ai tránh được viêm nhiễm phụ khoa, chỉ có bị ít hay nhiều.


TRIỆU CHỨNG KHI BỊ VIÊM NHIỄM PHỤ KHOA

Ra khí hư trong suốt kỳ kinh, âm đạo ngứa rát, tiểu buốt, đau khi giao hợp, chảy máu bất thường… đều là những biểu hiện của viêm nhiễm phụ khoa.

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ, thậm chí còn có nguy cơ cao gây vô sinh và ung thư cổ tử cung.
 

Gần 90% phụ nữ bị viêm nhiễm đường sinh dục. Đó là con số mà Trung tâm Giải phẫu Tế bào học - Bệnh viện Bạch Mai đưa ra sau khi khám trên 70.000 bà mẹ ở hơn 300 cộng đồng dân cư sinh sống tại cả ba miền đất nước. Điều đáng nói là nhóm phụ nữ có thu nhập cao, kiến thức như giáo viên, nữ cán bộ công chức, tỷ lệ viêm nhiễm là 70%.

Với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, tỷ lệ bị viêm nhiễm phụ khoa rất cao. Đa số các tác nhân gây bệnh phụ khoa đều lây truyền qua đường tình dục. Vệ sinh cá nhân không đúng cách: không vệ sinh thường xuyên hoặc quá sạch cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa. Các tác nhân gây bệnh như nấm Candida, ký sinh trùng roi (Trichononas), vi khuẩn… xâm nhập gây viêm âm hộ, âm đạo. Khi viêm âm đạo lây lan đến lớp tế bào tuyến trong cổ tử cung, sẽ gây viêm tử cung và vòi trứng. Nguy hiểm hơn, nó sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm vùng chậu và tắc vòi trứng gây vô sinh. Tình trạng viêm nhiễm tái đi tái lại nhiều lần có thể gây ung thư cổ tử cung.

Các thủ thuật phụ khoa không an toàn (dụng cụ đặt tránh thai, nạo hút thai…) cũng dễ làm tổn thương, gây viêm nhiễm phụ khoa. Ngoài ra, mất cân bằng nội tiết do stress, căng thẳng, thay đổi môi trường đột ngột… đều là những nguyên nhân gây viêm nhiễm phụ khoa.

Với phụ nữ ở tuổi mãn kinh, sự sụt giảm hoạt động nội tiết estrogen của buồng trứng, môi trường âm đạo trở nên khô và trung tính, thiếu đi các chất dịch và axit lactic diệt khuẩn, vi khuẩn khiến nấm và tạp trùng dễ dàng tấn công âm hộ, âm đạo gây viêm nhiễm. Tình trạng viêm nhiễm mạn tính lâu ngày dẫn đến ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng.

Các triệu chứng khi mắc viêm nhiễm phụ khoa:

- Âm đạo có tiết dịch bất thường (có khí hư, có máu, có mùi khó chịu…)

- Cơ quan sinh dục ngứa, rát, đau đỏ, có các nốt, vết loét.

- Khi đi tiểu thấy đau, buốt.

- Đau bụng dưới hoặc đau trong khi giao hợp.

- Chảy máu bất thường ngoài chu kỳ kinh nguyệt hoặc chảy máu sau khi giao hợp...

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH PHỤ KHOA


Cơ quan sinh dục nữ có những khả năng kỳ diệu tạo nên thiên chức làm mẹ, nhưng đồng thời cũng là nơi rất nhạy cảm với nhiều mầm bệnh như: viêm nhiễm do tạp trùng, do nấm, do ký sinh trùng…

Từ độ tuổi trưởng thành, người phụ nữ nào cũng có dịch tiết âm đạo, thường xuất hiện nhiều hơn trước khi rụng trứng, trước kinh nguyệt, trong sinh hoạt tình dục.

Tuy nhiên khi dịch tiết có những biểu hiện bất thường về cả số lượng và tính chất là dấu hiệu chắc chắn của sự viêm nhiễm. Với mỗi bệnh phụ khoa, khí hư thường có những biểu hiện đặc trưng khác nhau. Có thể dựa vào tính chất của khí hư để đoán ra một số bệnh phụ khoa thường gặp.

Bệnh phụ khoa biểu hiện qua khí hư:

Viêm âm hộ - âm đạo:

Hiện tượng khí hư có màu xanh nhạt, loãng, có bọt, với số lượng nhiều, kèm theo triệu chứng ngứa rát âm hộ là biểu hiện của viêm âm hộ - âm đạo do trichomonas vaginalis, loại này chiếm 20% số viêm âm đạo. Có khoảng 10% người bệnh không có triệu chứng.

Khí hư là huyết trắng sánh đặc, màu trắng lợn cợn, đóng thành mảng, gây ngứa, rát nhiều, giao hợp đau, âm hộ viêm đỏ, nề, âm đạo viêm đỏ, ứ đọng huyết trắng, pH âm đạo < 4,5. Đây là biểu hiện của viêm âm hộ âm đạo do nấm candida, một bệnh phụ khoa thường gặp. Ngoài lây truyền qua đường tình dục bệnh còn lây qua: nước, quần áo…

Dịch tiết âm đạo nhiều, có mầu trắng xám, bạch đới hơi loãng, có mùi rất hôi và tanh là biểu hiện của viêm âm đạo do nhiễm tạp khuẩn. Các loại vi khuẩn thường là những vi khuẩn yếm khí hỗn hợp.

Viêm cổ tử cung:

Viêm cổ tử cung do lậu cầu. Lậu ở nữ có 97% không có triệu chứng. Có khoảng 3% là bệnh nhân có tiểu buốt, tiểu gắt, khí hư vàng rất hay gặp. Bệnh thường được chẩn đoán qua xét nghiệm vi khuẩn.

Viêm cổ tử cung do chlamydia trachomatic. Qua nghiên cứu, người ta thấy rằng có khoảng 20 - 25% người bệnh không có triệu chứng. Có 30 - 60% trường hợp khí hư giống như mủ. Ngoài ra có thể có ra máu, tiểu khó.

Viêm cổ tử cung cấp tính. Thường gặp thời kỳ sau sinh, sau sảy thai, rách cổ tử cung làm niêm mạc cổ trong bị lộn vào âm đạo và bị nhiễm khuẩn. Hình thái nhiễm khuẩn này của cổ tử cung gây ra viêm bạch mạch ở nền dây chằng rộng; biểu hiện khí hư như chất nhầy, có mủ, cổ tử cung sung huyết phù nề.

Viêm cổ tử cung mạn tính, là tình trạng viêm cổ tử cung bị kéo dài, khí hư là chất nhày ra từ cổ tử cung đặc sánh có mủ, không ngứa, giao hợp không đau, nhưng đôi khi bị ra máu khi giao hợp.

Nguy cơ của bệnh phụ khoa

Viêm nhiễm phụ khoa nếu để lâu không chữa hoặc chữa không đến nơi đến chốn sẽ gây viêm nhiễm ngược dòng như lan xa lên vòi trứng, làm viêm tắc vòi trứng dẫn đến thụ thai khó và có thể vô sinh hoặc chửa ngoài dạ con.

Phụ nữ mang thai mắc bệnh phụ khoa, hệ lụy là sinh khó, dễ xảy thai, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, nặng nề nhất có thể dẫn tới tử vong.

Ung thư cổ tử cung (UTCTC) thường tấn công vào phụ nữ 35 - 40 tuổi trở đi. UTCTC là một trong những bệnh ung thư phụ khoa rất phổ biến và gây tử vong cao hàng đầu ở phụ nữ hiện nay.

Các bệnh phụ khoa như viêm nhiễm, u nang buồng trứng, u xơ tử cung,… ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của chị em.

Biện pháp khắc phục

Khi có những biểu hiện ra khí hư bất thường, chị em nên đi khám phụ khoa để được phát hiện và điều trị kịp thờị. Cần chú ý vệ sinh sạch sẽ , tuy nhiên rửa vệ sinh bên ngoài chỉ có tác dụng phòng chứ không có tác dụng điều trị viêm nhiễm.Các phương pháp điều trị tây y hiện nay thường khó điều trị dứt điểm bệnh phụ khoa do những tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc tây cũng như do cấu tạo mở của bộ phận sinh dục nữ.


VÌ SAO DỄ VIÊM NHIỄM PHỤ KHOA

Viêm nhiễm sinh dục nữ có 3 loại chính: viêm đường sinh dục dưới: viêm âm hộ, âm đạo, cổ tử cung; viêm đường sinh dục trên: viêm niêm mạc thân tử cung, viêm vòi trứng và phần phụ; viêm vùng chậu cấp: viêm phúc mạc vùng chậu do viêm tai vòi, buồng trứng cấp tính.

Mầm bệnh do vi khuẩn: Chlamydia trachomatis, song cầu khuẩn lậu, xoắn khẩu giang mai, trực khuẩn Ducrey (bệnh da cam); do virus: mụn rộp sinh dục, viêm gan B, HPV (sùi mào gà); do nấm: Candida albicans hoặc do ký sinh trùng: rập mu.

Vì sao viêm nhiễm?

Nguyên nhân viêm nhiễm sinh dục có thể bắt nguồn từ những yếu tố sau đây:

- Không vệ sinh: không vệ sinh bộ phận sinh dục hằng ngày, không vệ sinh trước và sau quan hệ tình dục (kể cả nam và nữ) hoặc không có điều kiện vệ sinh kinh nguyệt hoặc vệ sinh kinh nguyệt không đúng cách.

- Vệ sinh không đúng: vì thiếu các kiến thức thông thường nhất về vệ sinh cơ thể; do hiểu sai về sinh lý phụ khoa, huyết trắng nên có những cách vệ sinh hằng ngày, vệ sinh tình dục và vệ sinh kinh nguyệt sai; do không có điều kiện môi trường tốt để vệ sinh (thiếu nước sạch, nhà vệ sinh) nên vệ sinh không đảm bảo; dùng chung chậu, khăn tắm, quần áo lót.

- Quan hệ tình dục không an toàn đưa đến nhiễm bệnh

- Sức khỏe giảm sút: sức đề kháng của cơ thể giảm có thể do tuổi, do bệnh tật, do thiếu dinh dưỡng.

- Do mãn kinh: nội tiết tố trong cơ thể giảm, giảm sức đề kháng dẫn đến thay đổi môi trường âm đạo và khô dễ dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa.

- Do các thủ thuật y tế: biến chứng sau sẩy thai, đẻ, nạo hút thai hoặc đặt dụng cụ tử cung không an toàn, không sát khuẩn tốt sẽ gây lây nhiễm.

Ở phụ nữ rất dễ bị viêm nhiễm sinh dục nhiều hơn nam là vì:

- Đặc điểm về tổ chức cơ quan sinh dục của phụ nữ: Cấu tạo giải phẫu cơ quan sinh dục nữ nằm sâu và là cơ quan duy nhất thông thương với bên ngoài (qua lỗ âm đạo) vào trong ổ bụng (qua lỗ vòi trứng) do vậy bệnh không phát hiện kịp thời; diện tích bề mặt của âm hộ, âm hộ lớn nên dễ tiếp xúc với mầm bệnh; lỗ niệu đạo, âm đạo và hậu môn rất gần nhau nên nước tiểu, phân, giun sán dễ xâm nhập vào âm hộ, âm đạo.
 
Thêm nữa, âm hộ, âm đạo có nhiều nếp da gấp lại tạo những khe kẽ dễ lắng đọng các chất tiết, do đó thuận lợi cho vi khuẩn ẩn nấp, phát triển và khó điều trị. Ngoài ra do chức năng sinh lý nên vùng âm đạo, âm hộ có nhiều tuyến luôn tiết dịch nên luôn ẩm ướt, điều kiện tốt cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.

- Hàng tháng phụ nữ hành kinh, máu kinh là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển.

- Chức năng của người phụ nữ là mang thai, sinh sản nên thường dễ bị viêm nhiễm hơn nam giới.

Vì sao phụ nữ dễ viêm nhiễm phụ khoa? - 1

Nên đi khám phụ khoa ngay khi nghi ngờ viêm nhiễm vùng kín. (Ảnh minh họa)

Cần điều trị triệt để
 
Người bệnh phải điều trị đến khi khỏi bệnh vì nếu không viêm nhiễm đi ngược lên vào sâu trong ổ bụng gây viêm nhiễm vùng chậu hoặc có thể gây rối loạn kinh nguyệt; gây khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày: tiết dịch, mùi khó chịu; ảnh hưởng sinh hoạt tình dục: đau đớn, sợ hãi, chảy máu bất thường. Cũng có thể là tiền đề của ung thư cổ tử cung; vô sinh do tắc nghẽn ống dẫn trứng; chửa ngoài dạ con.

Làm sao phát hiện?

Cần lưu ý những biểu hiện đặc trưng sau:

- Toàn thân: Trong thời kỳ cấp tính, cơ thể có một hoặc nhiều triệu chứng: tại chỗ sưng, nóng, đỏ, đau; toàn thân: sốt, nhức đầu, chán ăn, mạch nhanh. Ở thời kỳ mãn tính: các triệu chứng không rầm rộ…

- Tại cơ quan sinh dục: Dịch tiết âm đạo khác thường: nhiều, có dạng bọt màu vàng hoặc xanh, dạng miếng như sữa đặc, có máu hoặc mủ, có mùi hôi; ngứa hoặc nóng rát âm đạo; kinh nguyệt rối loạn: rong kinh, rong huyết; đau bụng: đau khi quan hệ tình dục hoặc đau bụng dưới, đau hố chậu.

Cách phòng ngừa

Để phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa, các chị em nên vệ sinh hằng ngày đúng cách, không đưa ngón tay vào trong âm đạo gây xây xát, viêm nhiễm; không ngâm mình dưới nước ao; làm tốt vệ sinh kinh nguyệt, sau sẩy, nạo hút thai và sinh đẻ; thay băng vệ sinh đúng cách, khoảng 2giờ/lần; vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục ở cả nam và nữ; không quan hệ tình dục khi đang hành kinh hoặc ra huyết bất thường; lau chùi khi đi vệ sinh theo hướng từ trước ra sau và phải vệ sinh, rửa tay sau khi đi vệ sinh và sổ lãi định kỳ…

Cần nhớ không dùng chung khăn tắm, không lạm dụng thuốc rửa phụ khoa. Một khi mắc bệnh phải điều trị tích cực để khống chế bệnh cho cả hai, bản thân và chồng.

Lưu ý: Biểu hiện của viêm âm đạo thường phản ánh bằng khí hư qua đường âm đạo. Vì vậy chị em cũng cần biết phân biệt dịch tiết bình thường (dịch âm đạo) và khí hư (huyết trắng bệnh lý). Dịch tiết bình thường có đặc điểm: chất dịch ra ít, thường gặp ở ngày rụng trứng và ngày sắp có kinh nguyệt, màu trắng trong, không có mùi hôi, không gây khó chịu như ngứa, rát, bong âm hộ, âm đạo.
 
Khí hư thường dùng để chỉ khi dịch ở âm đạo có những đặc điểm bất thường như: ra nhiều, ra liên tục, màu trắng đục, hoặc vàng, xanh như mủ có khi lẫn máu, hoặc như bọt xà phòng, hoặc đặc như bột gạo, có mùi hôi, gây khó chịu, ngứa, rất bỏng, có khi đau bụng dưới, kèm theo đái buốt, đái rắt… Tùy theo nguyên nhân gây viêm âm đạo mà tính chất khí hư cũng như việc chữa trị sẽ khác nhau.

PHÒNG TRÁNH VIÊM NHIỄM PHỤ KHOA Ở PHỤ NỮ

Vùng kín có mùi hôi, đi kèm các triệu chứng như ngứa rát, khí hư… là dấu hiệu cho thấy bạn đã bị bệnh phụ khoa, trong đó, hay gặp nhất là viêm nhiễm phụ khoa.

Phụ nữ khi đến tuổi dậy thì sẽ có dịch tiết âm đạo được tiết ra từ đường sinh dục. Dịch tiết âm đạo thường có màu trắng trong như lòng trắng trứng, dai có thể kéo thành sợi, không có mùi hoặc hơi tanh. Từ độ tuổi trưởng thành, bất cứ một người phụ nữ nào cũng có dịch tiết âm đạo, thường xuất hiện nhiều hơn vào thời điểm trước khi rụng trứng, kinh nguyệt, trong sinh hoạt tình dục.

Dịch tiết âm đạo ra nhiều hay ít tùy vào từng người, tùy vào chu kỳ kinh nguyệt, có đang mang thai hay không, hoặc có dùng viên tránh thai không tức là phụ thuộc vào hàm lượng nội tiết tố oestrogen trong cơ thể người phụ nữ.

Dịch tiết âm đạo có vai trò bôi trơn, giữ ẩm, ổn định môi trường sinh dục nhằm hạn chế sự phát triển của các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, nhiều khi sự tấn công của mầm bệnh vượt quá khả năng bảo vệ của loại dịch này, dẫn đến viêm nhiễm.



Khí hư là danh từ chuyên môn chỉ chất dịch tiết âm đạo khi có bệnh, thường do viêm nhiễm gây ra. Nhiều khi, khí hư không phải do viêm nhiễm như trong trường hợp lộ tuyến cổ tử cung, u xơ cổ tử cung….

Khí hư là chất dịch bệnh lý nên được bài tiết liên tục, hàng ngày. Bệnh càng nặng thì khí hư càng nhiều và liên tục. Khí hư chỉ hết khi thương tổn bệnh lý đã được điều trị khỏi. Nó có thể đặc hay loãng, có nhiều màu sắc khác nhau (vàng, trắng, xám, nâu hoặc đỏ hồng do lẫn máu).

Đặc biệt, khí hư do bất kỳ nguyên nhân viêm nhiễm nào (vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm…) cũng đều ít nhiều có mùi hôi rất khó chịu. Ở bạn nữ chưa có quan hệ tình dục, tỷ lệ viêm nhiễm sinh dục và mắc các bệnh phụ khoa gây khí hư rất thấp.

Nếu bạn thấy khí hư và vùng kín có mùi hôi, nên đi khám phụ khoa và điều trị dứt điểm các bệnh phụ khoa đang mắc phải. Bác sĩ sẽ khám để phát hiện các bất thường của đường sinh dục như tình trạng viêm nhiễm, lộ tuyến cổ tử cung, khối u khôn… Đồng thời, bác sĩ sẽ soi tươi khí hư để tìm tác nhân gây viêm. Các tác nhân gây viêm thường gặp là nấm, trùng roi âm đạo, tạp khuẩn, Chlamydia hoặc các tác nhân lây qua đường tình dục khác.

Bạn nên vừa điều trị các viêm nhiễm phụ khoa bằng các thuốc đặc trị do bác sĩ chỉ định. Ngoài ra, chị em phụ nữ cũng nên chú ý vệ sinh phụ khoa đúng cách để loại bỏ mùi hôi và phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa:

- Vệ sinh vùng kín mỗi ngày một lần bằng dung dịch vệ sinh có tính chất dịu nhẹ và diệt được vi khuẩn gây hại. Nguồn nước dùng để vệ sinh cần đảm bảo sạch. Chị em không nên tự thụt rửa, vệ sinh vùng kín nhiều lần trong ngày bằng các dung dịch vệ sinh hoặc dùng xà bông, sữa tắm hay các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín, vì như vậy sẽ làm mất cân bằng PH âm đạo và giảm khả năng tự bảo vệ của hệ sinh dục. Đó là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây viêm nhiễm phụ khoa xâm nhập và gây bệnh

- Vệ sinh sạch sẽ thường xuyên trong thời kỳ kinh nguyệt, thai nghén, hậu sản, những ngày ra nhiều huyết trắng; trước và sau khi quan hệ tình dục, cho cả bạn và bạn tình.

- Giữ cho vùng kín luôn khô ráo. Mặc đồ lót cũng như quần áo thông thoáng bằng chất liệu thoáng mát dệt từ sợi cotton, giúp dễ dàng thấm hút.

Chế độ ăn uống khoẻ mạnh với nhiều rau xanh, quả tươi, sữa chua cũng có thể giúp bạn hạn chế được mùi khó chịu và bệnh viêm nhiễm mà không cần dùng thuốc. Việc sinh hoạt điều độ, tránh stress cũng sẽ giúp cho sức khỏe sinh dục tốt hơn.


VIÊM PHỤ KHOA - CÁCH PHÒNG BỆNH VÀ CHỮA TRỊ


Gần 90% phụ nữ bị viêm nhiễm đường sinh dục - Đó là con số mà Trung tâm Giải phẫu tế bào học - Bệnh viện Bạch Mai đưa ra sau khi khám trên 70.000 bà mẹ ở hơn 300 cộng đồng dân cư sinh sống tại ba miền đất nước. Điều đáng nói là nhóm phụ nữ có thu nhập cao, có kiến thức như giáo viên, nữ cán bộ công chức, tỷ lệ viêm nhiễm là 70%.

Viêm nhiễm phụ khoa đôi khi chỉ có những triệu chứng rất “nhẹ nhàng” như ra khí hư trong suốt kỳ kinh, hơi ngứa rát khi đi tiểu tiện…, nhưng nếu không để ý và chữa trị, sẽ dễ dẫn đến viêm nhiễm mãn tính, và để lại những hậu quả đáng lo ngại cho sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ.

Các tác nhân gây bệnh như nấm Candida, kí sinh trùng roi (Trichononas), vi khuẩn… xâm nhập gây viêm âm hộ, âm đạo. Khi viêm âm đạo lây lan đến lớp tế bào tuyến trong cổ tử cung, sẽ gây viêm tử cung và vòi trứng. Nguy hiểm hơn sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm vùng chậu và tắc vòi trứng gây vô sinh.



Điều đáng nói là, viêm nhiễm phụ khoa là bệnh rất dễ tái nhiễm hoặc tái phát. (Ước tính viêm âm đạo có thể tái phát đến 4 lần trong 1 năm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sức khỏe sinh sản của người phụ nữ). Dùng các thuốc bôi, đặt âm đạo, thuốc kháng sinh có thể điều trị được những đợt cấp tính. Nhưng về lâu dài, khó lòng tránh được bệnh hay tái phát.

Viêm nhiễm phụ khoa, căn bệnh làm khổ 70-80% phụ nữ ở cả mọi lứa tuổi. Với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, tỷ lệ bị viêm nhiễm phụ khoa là rất cao. Đa số các tác nhân gây bệnh phụ khoa như nấm Candida, trùng roi Trichomonas, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, lậu cầu khuẩn… đều lây truyền qua đường tình dục. Vệ sinh cá nhân không đúng cách cũng là nguyên nhân hàng đầu gây viêm phụ khoa: không vệ sinh thường xuyên gây nhiễm bẩn, hoặc “quá sạch” như sử dụng các loại xà bông làm tiêu diệt hệ vi khuẩn có ích và mất đi độ acid tự nhiên của âm đạo, tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn có hại phát triển. Các thủ thuật phụ khoa không an toàn (dụng cụ đặt tránh thai, nạo hút thai…) cũng dễ làm tổn thương, gây viêm nhiễm phụ khoa. Mất cân bằng nội tiết do stress, căng thẳng, thay đổi môi trường đột ngột… đều là những nguyên nhân gây viêm nhiễm phụ khoa.

Với phụ nữ ở tuổi mãn kinh, do sự sụt giảm hoạt động nội tiết estrogen của buồng trứng, môi trường âm đạo trở nên khô và trung tính, thiếu đi các chất dịch và axit lactic diệt khuẩn, vi khuẩn, nấm và tạp trùng dễ dàng tấn công âm hộ, âm đạo gây viêm nhiễm. Tình trạng viêm nhiễm mạn tính lâu ngày sẽ dẫn đến ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng.

Không chỉ các chị em ở tuổi trưởng thành mới bị viêm nhiễm phụ khoa, mà căn bệnh này còn xuất hiện không ít ở các bé gái chưa đến tuổi dậy thì. Nguyên nhân là do cơ quan sinh dục nữ của bé gái chưa phát triển hoàn thiện, hoạt động nội tiết của buồng trứng chưa nhiều, bé gái chưa có những “hàng rào sinh lý” để ngăn chặn các tác nhân xâm nhập từ môi trường: chưa có lông mu, hai môi lớn, môi nhỏ chưa phát triển, màng trinh và biểu mô âm đạo mỏng, trực tràng lại gần âm đạo nên phân dễ gây nhiễm khuẩn âm đạo, bên cạnh đó, môi trường âm đạo trung tính (chưa có axit lactic để ức chế sự phát triển của vi khuẩn). Tất cả những nguyên nhân trên kết hợp với vệ sinh kém sẽ làm cho bé gái bị viêm âm hộ, âm đạo. Tâm lý ít quan tâm và do ngại ngùng vấn đề tế nhị, các bé có thể không được chữa trị kịp thời, để lại những di chứng nặng nề khi đến tuổi trưởng thành.

Triệu trứng của viêm nhiễm phụ khoa

- Âm đạo có tiết dịch bất thường (có khí hư, có máu, có mùi khó chịu…)

- Cơ quan sinh dục ngứa, rát, đau đỏ, có các nốt, các vết loét

- Khi đi tiểu thấy đau, buốt

- Đau bụng dưới hoặc đau trong khi giao hợp

- Chảy máu bất thường ngoài chu kỳ kinh nguyệt hoặc chảy máu sau khi giao hợp


Phòng ngừa điều trị bệnh viêm phụ khoa

Thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh vùng kín là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Vệ sinh không tốt sẽ là môi trường lý tưởng để vi khuẩn gây hại phát triển. Nhưng cũng cần lưu ý rằng, môi trường âm đạo không phải là môi trường vô trùng. Trái lại, trung bình có khoảng 6 loại vi trùng khác nhau, trong đó đáng kể là nhóm Lactobacillus. Nhóm vi khuẩn này sinh ra acid lactic, tạo môi trường axit trong âm đạo để bảo vệ âm đạo và ức chế, tiêu diệt những vi khuẩn gây bệnh. Vì vậy, nếu quá lạm dụng các sản phẩm sát khuẩn, thụt rửa vệ sinh âm đạo, và các loại kháng sinh sẽ làm mất đi hệ lợi khuẩn trong âm đạo, tạo điều kiện cho vi nấm, vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào âm hộ âm đạo gây viêm nhiễm. Do vậy, cần vệ sinh đúng cách bằng nước sạch và dung dịch vệ sinh phụ nữ chuyên dụng.

Khi gặp các triệu trứng trên chị em cần đến các trung tâm, phòng khám, cơ sở y tế có uy tín về sản, phụ khoa để xét nghiệm sớm và điều trị kịp thời.




Tìm hiểu về bệnh viêm nhiễm phụ khoa
Chè xanh chữa bệnh phụ khoa
Phòng bệnh ngứa phụ khoa
Chuẩn đoán bệnh qua khí hư
Bệnh gây vô sinh ở phụ nữ
Nấm âm đạo



(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
cho em hỏi ở ngay chỗ âm đạo em có 1 cái cục nổi lên như cái mụn vậymàu dỏ nhạt cho em hỏi đem bị sao ạ?
hơn 1 tháng trước - Thích (19) - Trả lời
Khi quan he ban k quan he theo kieu an toan no cung dan den trieu chung ke nhu tren theo toi ban len di kham cang som cang tot
Có thể bạn bị nấm, viêm.Nếu thấy thêm các hiện tượng ngứa rát, ra nhiều khí hư hơn bình thường, lại có mùi hôi tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ nhé
khong hieu tai sao chua toi thang ma em lai ra mau va ra nhieu chat nhay hoi va kho chiu lam.lieu em co bi viem nhiem phu khoa khong ạ. Em lo qua. Kiêu co nguy hiem khong ạ. Xin BS giai dap thac mac nay giup em nhé. Em xin kam on
hơn 1 tháng trước - Thích (15) - Trả lời
khí hư ra màu trắng ,dạng bột,có sao không bác sĩ?
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
Minh cuoi nhau duoc 4 thang ruj.nhug mjh chua mag thaj.lieu mjh co nen dj kham xem the nao ko
hơn 1 tháng trước - Thích (19) - Trả lời
E bi nổi mụn liti o xung quanh vùng kin mun nổi theo vong tron va rat ngua e co bi lam sao k ạ
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Cho cháu hỏi bs. Cháu đang có bầu 4 tháng. Thỉnh thoảng cháu cứ thấy đau bụng trái gần cổ tử cung lên. Khí hư ra cũng rất nhiều. Và cháu thấy có nhiều cái không bình thường. Xin hỏi bs trong khi điều trị viêm phụ khoa có ảnh hưởng đến thai kg ạ ?
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý