Cách trị bệnh tiêu chảy ở hamster đơn giản hiệu quả

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cách trị bệnh tiêu chảy ở hamster đơn giản hiệu quả

19/04/2015 06:00 AM
5,068

Cách trị bệnh tiêu chảy ở hamster đơn giản hiệu quả. Nói chung Hamster là một loài động vãt khá mạnh khỏe và ít bị bệnh tật trong tự nhiên. Tuy nhiên chúng lại rất dể nhiễm các bệnh truyền nhiễm của các loài vật khác, nhất là con người. Sau đây là cách trị bệnh tiêu chảy ở hamster.






CÁCH TRỊ BỆNH TIÊU CHẢY CHO HAMSTER





Nhiều vấn đề liên quan và các bệnh của hamster hiện nay là kết quả của môi trừơng nuôi nhốt lâu dài. Bởi vì có khích thước quá nhỏ nên đôi khi một căn bệnh nhẹ thông thường sẽ có thể cướp đi mạng sống của Hams nếu không được chữa trị kịp thời. Thêm nữa Hamster lại là động vật sống vể đêm nên nhiều dấu hiệu sớm của bệnh có thể người nuôi không chú ý đến. Đế bảo đảm hamster của bạn luôn khỏe mạnh, chúng ta phải thường xuyên theo dỏi và kiểm tra sức khỏe của chúng bằng cách quan sát thói quen ăn uống hằng ngày, tình trạng sức khỏe, các biểu hiện bất thường hoặc các vết thương lạ xuất hiện. Thường thì một chú hams bệnh sẽ rất khó chịu và hay cắn, đôi khi chúng cũng có thể ngù mê man trong một góc chuồng, hoặc đi lại rất khó khăn và ngồi đừ tại một chổ. Khi bệnh chúng thường bỏ ăn và kết quả là sụt cân nhanh làm sức khỏe thêm kém.

Mình nuôi khá nhiều hamster vì yêu thích chung nên trong suốt thời gian nuôi hamster ( hơn 2 năm mấy 3 năm) mình cũng đã từng thấy khá nhiều bệnh ở hams và bọ
Bệnh nặng thì như : lòi phần phụ ra phía hậu môn, tiêu chảy nặng, nhiểm trùng nặng, suy dinh dưỡng nặng và u bướu..
Bệnh nhẹ : cảm , sổ mũi, tiêu chảy, bón, vết thương, nhiễm trùng..

Mình có kết hợp 1 số thuốc trị bệnh ở trẻ em và trẻ sơ sinh để dùng cho hamster và thấy hiệu quả khá ổn (Mình làm việc trong bệnh viện nên có chút kiến thức về thuốc chứ không dùng bừa để thí nghiệm)

Sau đây là 1 số loại thuốc có thể mua ở bất kỳ nhà thuốc nào gần nhà bạn nhất và cách dùng :
Lưu ý : Không dùng quá liều và nếu chưa có kinh nghiệm chăm sóc thì nên tư vấn thêm các bạn có kinh nghiệm khác hoặc liên hệ yahoo nick: endy_hamster hay đến trực tiếp bên endy shop để được chữa trị và tư vấn miễn phí


+ Nước muối sinh lý (Natri Clorid 0,9%)
+ Cách dùng : nhỏ mắt khi các bé bị viêm nhẹ hoặc dính bụi hay cát lót vào mắt, dùng nhỏ mũi giúp thông mũi cho các bé bị sỗ mũi và nghẹt mũi, ngoài ra còn dùng rửa các vết thương cho các bé ( rửa bằng Oxy già sẽ lâu lành vết thương hơn dùng nước muối)
+ Liều dùng : 1 ngày 2-3 lần tùy độ nặng nhẹ của bé nhé

+ Povidine 5% (Dung dịch sát khuẩn)
+ Cách dùng : pha loãng với ít dung dịch nước muối để rửa vết thương hoặc bôi trực tiếp vào vết thương sau khi rửa bằng nước muối. Các bé có liếm cũng không sao. Trừ những bé mang bầu hay cho con nhỏ bú nhé bà con
+ Liều dùng : 1 ngày 2-3 lần

+ Toramycine ( Kháng sinh nhỏ mắt)
+ Cách dùng : dùng nhỏ mắt cho các bé bị viêm nhiễm hay có mủ tại vùng mắt, hoặc ghèn nhiều. Tránh dùng cho bé mang bầu và cho con nhỏ bú vì đây là kháng sinh
+ Liều dùng : 1 ngày 1-2 lần thôi nhé

+ Hidrasec 10mg ( Thuốc Tiêu Chảy)
+ Cách dùng : điều trị tiêu chảy thôi nhé. Khi cho bé uống nhớ theo dõi sát, nếu bé đã hết tiêu chảy hoặc khô phần đuôi thì ngưng ngay vì dùng nhiều sẽ dẫn đến bón ^^
+ Liều dùng : 1 ngày 1-3 lần, mỗi lần 1/4 gói pha nước và bơm trực tiếp cho bé tùy độ nặng nhẹ.

+ Motilium M Sirô ( Tiêu Chảy - Tiêu Hóa - Bón )
+ Cách dùng : điều trị các bệnh tiêu chảy, bón và tiêu hóa kém. Dạng sirô này ngọt và dễ uống.
+ Liều dùng : 1 ngày 1-3 lần, mỗi lần từ 1ml-3ml tùy tháng tuổi và độ nặng nhẹ.

+ Atussin Sirô (Cảm - Sổ Mũi)
+ Cách dùng : điều trị cảm và sổ mũi ở các bé khi thấy bé bị ướt mũi và kê bé lên sát tai thì nghe âm thanh khịt khịt
+ Liều dùng : 1 ngày 1-3 lần, mỗi lần 1ml-2ml tùy tháng tuổi và độ nặng nhẹ

+ Phenergan Sirô (Sổ Mũi - Ngứa)
+ Cách dùng : điều trị sổ mũi và nếu các vết thương nhiễm trùng nặng có thể gây ngứa cho bé. Chú ý : sau khi dùng pé sẽ ngũ gật gù vì thuốc trên gây bùn ngũ.. Chú ý là không để nhiệt độ chuồng quá nóng và quá lạnh..
+ Liều dùng : 1 ngày 1 lần duy nhất. mỗi lần 1ml - 2ml tùy tháng tuổi và thể trạng. Thuốc này khá mạnh nên chú ý cẩn thận khi sử dụng

+ Vitamin Tổng Hợp : Kiddi Phamarton, Coxplus
+ Cách dùng : chỉ đơn giản là vitamin tổng hợp bổ sung cho các bé suy dinh dưỡng + kích thích ăn, hay đơn giản hơn là để bổ sung dinh dưỡng
+ Liều dùng : bơm 1ml vitamin vào 1/3 bình 80ml cho bé uống trong ngày, hoặc bơm trực tiếp cho bé 0.5ml/ ngày.


MỘT SỐ CHỨNG BỆNH THƯỜNG GẶP KHÁC Ở HAMSTER


Máu trong nước tiểu: Nhiễm trùng bàng quang & thận, nhiễm nấm Aspergillus
Tiêu chảy: Wet Tail, lồng ruột, Nấm Aspergillus
Thở nặng: Cảm cúm, Nấm Aspergillus
Gãy xưong
Phồng hậu môn: Táo bón, lồng ruột, sa trực tràng
Mắt nhắm : Tổn thương mắt do dị vật hoặc bị thương, dị ứng, nhiễm trùng mắt
Táo bón liên tục kéo dài : Nhiễm ký sinh đường ruột
Tổn thương biểu bì ở tai, mặt, bàn chân: Ve tai
Vết thương hở : Abscesses (áp xe), bị cắn.
Tiểu đường : tiểu đường
Kéo lê chân : Gãy xương, Cage Paralysis (tê liệt do thiếu vận động), liệt chân
Vảy da khô: Ghẽ lỡ( xà mâu), ghẽ, chấy rận, ve.
Ăn con non : Cannibalism (ăn thịt đồng loại)
Trứng trong Phân: Nhiễm ký sinh đường ruột
Uống quá nhiều: Nhiễm trùng bàng quang & thận, Bệnh tiểu đường
Tiêu chảy cấp: Nhiễm cầu khuẩn ( Tyzzer's Disease ) Wet Tail
Lồi mắt : tổn thương mắt
Sưng mặt: sâu răng, viêm túi má
Rụng lông : rụng lông, ghẽ, ve, mạt, chấy rận.
Niễng đầu: Nhiễm trùng tai, đột quỵ
Vô sinh :Vô sinh
Hôn mê: Cảm cúm, Tyzzer's Disease, Wet Tail, nhiễm nấm Aspergillus
Chết giấc: Hibernation ( ngủ đông), Heat Stroke (sốc nhiệt), đột quỵ, shock.
Overgrown Nails :Overgrown Nails
Phân lỏng: Tiêu chãy, tiêu chãy do tác dụng phụ của kháng sinh
Mất cân bằng: Nhiễm trùng tai, đột quỵ
Có khối u: abscesses (áp xe), Ung thư, khối u
Overgrown Teeth : Overgrown Teeth
Tê liệt: Cage Paralysis, đột quỵ
Chảy nước mũi: Cảm cúm
Tiết nhiều nước bọt: sâu răng
Gãi nhiều: Dị ứng, bọ chét, ve, ghẻ
Người run rẩy: Tiểu đường, Heat Stroke • Hibernation • Đột quỵ
Hắt hơi: Dị ứng, Cảm cúm
Bụng sưng: Táo bón,Nhiễm ký sinh đường ruột
Sưng mắt: tăng nhãn áp
Toàn thân mềm nhũn : Đột quỵ
Khó sinh con : Dystocia
Chảy nước mắt: Dị ứng, Cảm & cúm, Mắt bị tác nhân bên ngoài kích thích
Mắt bị mờ trắng đục: Đục thủy tinh thể
Giảm cân: Tiểu đường, Nhiễm ký sinh đường ruột, Tyzzer's Disease
Ướt ở phần đuôi: Tiêu chảy, Wet Tail, tiêu chãy do tác dụng phụ của kháng sinh
Thở khò khè: Dị ứng, Cảm cúm
Chảy máu âm đạo : U nang buồng trứng, Dystocia

Các bệnh, tổn thương và các vấn đề thường thấy

Tuyến xạ hương :
Syrian hamster có hai tuyến xạ hương nằm hai bên sườn, còn Dwarf hamster thì nó thường nằm dưới bụng. Đó là một vùng da xẫm màu, có thể có chất nhờn trên đó. Bình thường thì ta có thể thấy nó dể dàng nhất là trong mùa sinh sản thì các tuyến này sẽ rất rỏ. Rắc rối là khi đó Hamster thường liếm tuyến xạ hương của nó, làm nó bị ẩm và rụng lông. Thường thì không có gì và chỉ cần xữ lý khi có dấu hiệu viêm hoặc sưng tấy. Các điều trị bao gồm vệ sinh sạch bằng các chất sát trùng sau đó thoa một lớp kem Dermisol chống viêm, thuốc kháng sinh có thể dùng nếu cần thiết. Biện pháp mổ cắt bỏ có thể thực hiện nếu tình trạng nghiêm trọng.
Các khối u ở tuyến xạ hương thường xuất hiện trên các hamster già, các khối u này thường là u ác tính hoặc bứu máu. Không có cách điều trị.
Nếu các con đực Syrian nhốt chung với nhau nó có thể sẽ cắn và ăn tuyến xạ của con khác.
[COLOR=Blue]
[COLOR=RoyalBlue]Dị ứng : cũng như con người, Hamster có thể bị dị ứng với mùn cưa (nhất là mùn cây cây họ tùng), một số loại thức ăn, khói thuốc lá, nước hoa, vẹt-ni...v.v Ngừơi ta cũng cho rằng một số dị ứng trên là do di truyền. Gãi nhiều, hắt hơi, chảy nước mắt, bàn chân sưng lên,thở mạnh hoặc khò khè hoặc trắng quanh mắt và tai sau khi mới cho thức ăn hay một thứ đồ chơi mới thì đó chắc chắn là biểu hiện của hiện tượng dị ứng. Bạn hãi bỏ hết các thứ mới đó ra, để chúng yên và xem xem chúng có phản ứng khỏe hơn không. Nếu tình trạng kéo dài không có sự cải thiện sau vài ngày thì đó có thể là kết quả của việc bị nhiểm trùng, hãy đến để nhận tư vấn từ bác sĩ thú y là điều cần thiết.

Tiêu chãy do tác dụng phụ của Kháng Sinh : nếu hamster của bạn đang dùng kháng sinh thì xin báo rằng erythromycin, penicillin, lincomycin, cephalosporin và streptomycin có thể gây ra tiêu chảy. Triệu chứng và cách điều trị tương tự như bị tiêu chãy bình thường.

Nhiễm nấm Aspergillis : Các loại nấm Aspergillis thường mọc trên lót nền trong lồng, hồ của chuột hamster ở nơi chúng thường đi tiểu. Lúc mới phát triển chúng sẽ có màu trắng, một thời gian sau chúng sẽ già đi và chuyển sang màu đen. Ở giai đoạn này, các loại nấm sẽ thả các bào tử nấm vào trong không khí, vào chính môi trường sống của hamster. Nó có thể gây hại sức khỏe Hamster bởi nguy cơ gây tử vong cao khi hít phải các bào tử nấm gây chết người này.
Một khi các triệu chứng xãy ra ta phải đưa hamster đến bác sĩ thú y gấp để có thể cứu chữa.Các triệu chứng như bỏ ăn, bơ phờ, khó thở, thở khò khè, có máu trong nước tiểu, viêm da, tiêu chảy mãn tính. Nếu bạn thấy bất cứ triệu chứng gì trên đặc biệt là sau khi phát hiện nấm trong chuồng hams thì chắc chắn là nấm Aspergillis chính là nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khỏe cho chú hams của bạn. Hãy đến bác sĩ thú y để nấm được loại bỏ bằng thuốc kháng sinh và thuốc chống nấm.
Xin lưu ý thêm, lót chuồng bằng Corn cob, cùi bắp sẽ tạo môi trường tốt cho nấm phát triển nhanh hơn các loại lót chuồng khác. Các hamster đẵ bị tiểu đường hoặc nhiểm trùng bàng quang sẽ dể bị nhiễm nấm hơn khi tiếp xúc. Các Nấm Aspergillis cũng phát triển trên các loại rau và trái cây thối còn sót lại trong chuồng, lồng hamster. Các để tránh bị nhiễm nấm này là hãy vệ sinh nơi chuột tè mổi ngày, dọn sạch và khử trùng chuồng mổi tuần với các chất tẩy rữa mạnh, vứt bỏ hết các rau và trái cây còn sót lại trong chuồng để nấm không còn có môi trường để phát triển.

Nhiểm trùng bàng quang - thận : một trong nhửng dấu hiệu đầu tiên là uống quá nhiều nước và tiểu nhiều. Đôi khi có máu trong nước tiểu. Hãy đến BSTY để có thể chữa trị nhanh nhất.

Một phương pháp dân gian là cho Hamster uống nước ép Cranberry (nam việt quất) pha loảng ra với nước, nó có thể làm giảm nhiễm trùng tiết niệu rất hiệu quả.

Khối u và Ung thư: Ung thư có thể phát triển cả phần bên trong và phần ngoài cảu cơ thể, Các khối u bên ngoài thường dể dàng nhìn thấy và phát triển khá nhanh, BSTY có thể loại bỏ chúng khá dể dàng. Tuy nhiên các khối u bên trong thì cnầ phải được chẩn đoán sớm để có thể phẩu thuật kịp thời trước khi nó quá lớn. Các triệu chứng thường là giảm cân và có vẻ như là đang bệnh nhẹ.
Cage Paralysis (tê liệt do thiếu vận động) : đây là một rối loạn do hamster phải sống trong một nơi quá tù túng chật chội để có thể hoạt động. Triệu chứng thường là hamster như bị liệt nữa nữa người sau và kéo lê nó trên sàn. Tuy nhiên thì còn một lý do khác là do khẩu phần ăn thiếu vitamin E và D trầm trọng cũng sẽ có thể gây nên hiện tượng này.Cách chữa và phòng ngừa rất đơn giản, chỉ cần cho chúng sống trong một cái chuồng rộng rãi và có wheel tập thể dục, đồng thời cung cấp một phần ăn tốt và bổ sung thêm vitamin cho chúng.
Cannibalism : đây không phải là một căn bệnh mà là một hiện tượng tự nhiên khi Hamster mẹ đang trong thời kỳ cho con bú nhưng gặp một số vấn đề như đánh nhau, thiếu sức khỏe, con non bệnh hoặc quá yếu. Thường những bà mẹ trẻ giết và ăn con của chúng khi không có đủ thực phẩm để sản xuất sữa cho cả bầt con nhỏ. Trong trường hợp đó, nó giết những con yếu nhất và ăn chúng để lấy các chất dinh dưỡng cần để tiếp tục chăm sóc cho các con còn lại. Đơn giản là hãy cung cấp cho con mẹ đủ lượng thức ăn dinh dưởng nó cần. Khi con non lớn lên, nếu không có dư thức ăn hoặc nước con mẹ cũng có thể giết chết chúng để không để chúng chết đói hay khát. Hoặc cũng có khả năng là các Hamster mẹ giết bầy con như là cách duy nhất để bảo vệ chúng khi có nguy hiểm. Có những trường hợp mà chuột mẹ chỉ giết chết một hoặc hai con trong số những chuột con. Trong trường hợp này thường thì các chuột con đó bị bệnh,bị thương hoặc bị thay đổi. Điều cần thiết là lấy hết xác các con chuột con bị chết ra để giữ vệ sinh cho chuồng. Trái ngược với suy nghỉ của một số người, cho hamster ăn thịt hay côn trùng không hề khiến chúng ăn thịt con mà còn giúp chúng có đủ dinh dưởng để nuôi bây con nhỏ.

Đục thủy tinh thể ( cataracts) : cũng tương tự như ở con người, đục thủy tinh tinh thể thường xảy ra ở các hamster lớn tuổi và chủ yếu là do di truyền. Đôi khi thì đây lại là hậu quả của bệnh tiểu đường gây nên. Hầu như không có cách để phẩu thuật cho hamster. Nhưng thật sự thì chúng không nhìn thấy được nhiều lắm mà chủ yếu dựa vào khứu và thính giác nên chúng vẩn sống bình thường. Điều cần thiết nên làm là đừng nên thay đổi vị trí các đồ dùng trong lồng.

Cảm cúm : vi khuẩn cảm cúm có thể dể dàng truyền từ người sang Hamster nếu ta không cẩn thận. Hamster rất yếu và cảm lạnh có thể nhanh chóng chuyển thành viêm phổi và từ vong. Các triệu chứng bao gồm hắt hơi, chãy nước mũi, đôi khi chảy cả nước mắt và bị nóng, thường thì nó cũng có thể ngủ mê man. Thêm nữa là nêu Hamster bị gảm cân, run rẩy và viêm kết mạc thì nó có thể là Pasteur Ella Pneumotropica, một bệnh nhiễm trùng phổi. Tất cả đều cần điều trị bằng thuốc kháng sinh theo chỉ định bởi một bac sĩ thú y.
Một cách trị truyền thống cho bệnh cảm cúm là pha sữa ấm với mật ong cho hamster uống, nếu tình trạng còn kéo dài trong hai ngày mà không có tiến triển tốt thì nên mang đến thú y.


Táo bón : thông thường thi gây ra bởi sự tắc nghẽn ở ruột do lông hoặc do lượng nước uống không đủ, nhất là đối với các con còn nhỏ. Nguyên nhân khác bao gồm thiếu vận động, chế độ ăn uống quá nghèo nàn, mang thai hoặc dystocia. Một vài trường hợp hiếm hoi có khả năng là do sán dây Hymenolepis trong ruột non gây nên. Triệu chứng là bụng sưng, thường xuyên bị đổi màu và hậu môn bị phồng lên. Ngay lập tức đến để được điều trị của bác sĩ thú y là điều cần thiết để cứu sống Hamster của bạn.

Ghẽ lỡ (Demodicosis) :
bệnh này gây nên bởi sự kết hợp giữa hay loài ve ký sinh là Demodex criceti và D. aurati. Chúng có thể gây ra ghẽ lỡ, bong da và rụng lông. Các con đực thường dể bị mắc bệnh này hơn. Chúng có thể được loại bỏ dể dàng bằng các loại thuốc xức ghẻ. Tuy nhiên bệnh có thể quay trở lại ngay sau khi điều trị khỏi, do đó cần phải có biện pháp giử vệ sinh chuồng nuôi tốt và cho hamster một chế độ ăn tốt.

Sâu răng : Sâu răng rất dể xãy ra với các hamster khi chúng được cho quá nhiề đồ ngọt. Một chế độ ăn nhiều carbohydrate và acid cũng có thể gây sâu răng. Sâu răng có thể ăn sâu vào chân răng và gây áp-xe. Các triệu chứng bao gồm tiết nhiều nước bọt, sưng mặt và chán ăn. Các bác sĩ thú y có thể nhổ răng sâu đó ra rất dể dàng.

Bệnh tiểu đường: là một căn bệnh phổ biến ở tất cả các loài vật. Tiểu đường thường gặp nhất là đối với Campbells và người ta nói rằng đây là một bệnh di truyền. Nó thường phát triển trong giai đoạn từ 7 đến 9 tháng tuổi và nguyên nhân có thể do chế độ ăn uống, căng thẳng hoặc lồng nuôi quá bẩn. Các triệu chứng bao gồm uống quá nhiều nước và đi tiểu nhiều, có thể run rẩy và lạnh. Những trường hợp nặng cũng có thể dẫn đến hôn mê. Mặc dù không có cách chữa bệnh tiểu đường nhưng ta có thể nâng cao chất lượng sống cho chú hams bệnh bằng cách cho chúng ăn khẩu phần ăn ít đường gồm: hổn hợp hạt trộn, cỏ alfalfa, cà rốt, khoai tây và trứng luột. Không nên cho chúng ăn các thức ăn tổng hợp vì nó chứa quá nhiều bột đường cũng như sy-rô bắp.

Tiêu chảy: Đừng nhầm lẫn với bệnh tiêu chảy ướt đuôi. Tiêu chảy thường là kết quả của việc cho ăn quá nhiều các loại rau tươi và trái cây, một chế độ ăn uống thay đổi đột ngột hoặc stress nhẹ. Các loại tảo xanh trong bình nước uống của hams nếu không được làm sạch cũng có thể gây tiêu chảy. Triệu chứng bao gồm phân lỏng có màu sáng hơn so với bình thường.Đầu tiên bạn hảy bỏ tất cả các loại trái cây và rau tươi và chỉ cho chúng ăn các loại ngũ cốc khô, bánh mì nướng bị và uống nhiều nước. Rau quả tươi có thể cho ăn sau khi các biểu hiện tiêu chãy đã giảm xuống sau hai hoặc ba ngày. Nếu tiêu chảy không cải thiện trong vòng vài ngày, lời khuyên là hãy đến của bác sĩ thú y.


Dystocia : đây là một tình trạng nghiêm trọng khi con cái không thể sinh ra các con non. Các nguyên nhân có thể là do con cái quá mập, béo phì hoặc các con non trong bụng quá lớn đến mức con mẹ không thể sinh ra được. Các triệu chứng sớm bao gồm hôn mê và đôi khi chảy máu âm đạo. Mang đến bác sĩ thú y ngay lập tức để còn có thể cứu được chuột mẹ và chuột con.

Viêm Tai : mất thăng bằng và đầu nghiêng sang một bên là biểu hiện bình thường của bệnh viêm tai. Dùng thuốc kháng sinh nhỏ tai theo chỉ định của BSTY sau một vài ngày sẽ có kết quả tốt.

Ear Mites : đây là một loài mạt chuyên làm tổn thương biểu bì trong tai, trên mặt và chân của hamster. Điều trị bằng cách tiêm Ivermectin theo chỉ dẩn của thú y hoặc có thể dùng ở dạng uống.

Endoparasites : tức là Nội Ký sinh trùng hay thường là nhiễm ký sinh đường ruột, thường thì có hai loại :
- Sán dây nhỏ : Hamster bị nhiểm sán thường không có triệu chứng, thỉ thoảnh sẽ có những dấu hiện của sụt cân và táo bón. Thông thường thì rỏ nhất là sự xuất hiện của trứng sán trong phân của Hamster. Sán có thể bị loại bỏ bằng niclosamide theo chỉ định của bác sĩ. Vệ sinh chuồng sạch sẽ và giữ nó khô thoáng là cách phòng ngừa tốt nhất.
-Giun kim : thường thì chúng vô hại. Các trứng hình quà chuối của chúng có thể thấy được trong phân của Hamster. Điều trị đơn giản bằng thiabendazole hoặc citrate piperazine.

Lồi mắt :
thường là do chấn thương sau các cuộc đánh nhau.Chúng sẽ tự khô và lành. Phẩu thuật cắt bỏ là không cần thiết. Nên dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sỉ để tránh bị nhiễm trùng.

Bọ chét, ve, mạt :
Chó và mèo có thể truyền bọ chét cho Hamster khi chúng gãi. Còn ve mạt có thể bị lây từ các hamster hoặc từ lót chuồng. Cách xữ lý là rắc bột hoặc xịt Pyrethrin lên cả Hamster và chuồng để diệt bọn chúng. Nếu chúng vẫn còn gãi nhiều, rụng lông hoặc nhiễm trùng da thì hãy đến bác sĩ để có thể kiễm tra kỷ hơn.

Tăng nhãn áp cầu : đầy là một bệnh thường thấy ở Campbell và có thể là do di truyền. Các cầu mắt chịu áp lực lớn có thể lồi ra ngòai và việc phẩu thuật là có thể.

Rụng lông :
thường được xem là chứng bệnh do hiện tựơng suy thận đối với các con chuột già. Đối với các con còn trẻ thì có thể là do chế độ ăn uống quá nghèo nàng. Khắc phục bằng cách bổ sung các thức ăn giàu vitamin cho chúng.

Heat Stroke( Sốc nhiệt) :
Trong nhiệt độ khắc nghiệt, Hamster không có khả năng tự làm mát và có thể đi vào trạng thái ngủ mê. Các con chuột cứng nhắc và thiếu sức sống có thể run rẫy hoặc lắc lư đầu và lông ướt bê bết. Nó có thể được làm mát bằng nước mát và đặt vào một nơi mát mẽ, có thể cho nó uống nước sau khi tỉnh để tránh suy thận. Chúng sẽ bình thường trong khoảng 10 phút. Nếu không bạn cần đến sự giúp đở của bác sĩ.


Ngủ đông:
Mặc dù ngủ đông không phải là một bệnh nhưng Hamster ngủ đông thường bị nhầm lẫn với bị bệnh. Syria là dễ bị ngủ đông nhất nếu nhiệt độ giảm đột ngột.Di chuyển hams đến một nơi ấm hơn và để cho nó tỉnh dậy từ từ theo cách riêng của nó. Hoặc bạn có thể giữ nó trên tay để làm ấm cho đến khi nó bắt đầu tỉnh.

Bại liệt các chi:
Một Syria khoảng 6 tháng tuổi bắt đầu tê liệt chân sau có thể là một dấu hiệu của một khiếm khuyết di truyền. Các nguyên nhân khác có thể do té ngã, táo bón, dystocia hoặc do ở lồng quá nhỏ. Tư vấn thú y được khuyến khích ở tất cả các trường hợp.


Vô sinh
: Béo phì là một trong những yếu tố góp phần chính trong vô sinh của cả đực và cái. Thông thường chúng sẽ có thể sinh sản sau khi giảm béo. Nên giảm lượng đồ ngọt và ngũ cốc trong khẩu phần ăn của chúng, bên cạnh đó nên tăng lượng rau quả để có nhiều vitamin hơn. Con đực thường trở thành vô sinh nếu lạm dụng quá nhiều.

Lồng ruột:
là một trường hợp nghiêm trọng của tiêu chảy, đuôi ướt hoặc ăn quá nhiều cây thuốc nhuận tràng ( lá bồ công anh, rau diếp). Nó cũng có thể xảy ra sau khi một trường hợp táo bón. Các triệu chứng bao gồm tiêu chảy ra máu, co thắt bụng và đôi khi sa đại tràng và trực tràng. Phẫu thuật là một lựa chọn, nhưng hiếm khi thành công.

Ghẽ :
Một nhiễm trùng da rất dễ lây gây ra bởi mạt. Các triệu chứng bao gồm da trầy xước và khô bong ra từng mảng nhỏ. Triệu chứng khác gồm rụng tóc và có vảy xung quanh bộ phận sinh dục, mũi và tai. Bởi vì bệnh này có khả năng lây nhiễm nên cách ly là việc cần thiết để tránh lây cho các vật nuôi khác. Dùng các thuốc xức ghẽ chữa trị theo hướng dẩn của bác sĩ.

[/COLOR][/COLOR]Ringworm ( bệnh ghẽ do nấm)
Thường do các loại nấm ký sinh gây ra như Microsporum canis, Microsporum gypseum và Trichophyton mentagrophytes. Thuật ngữ “ bệnh ghẽ” đôi khi gây nhẫm lẫn với các bệnh tương tự do các động vật ký sinh gây nên. Bệnh nấm này thường xuất hiện trong các chuồng nuôi hoặc thùng ít thông thoáng. Vì môi trường kính mịt này có thể làm cho mùn cưa hay lót chuồng tăng độ ẩm nhanh và tạo điều kiện cho các loài nấm ký sinh phát triển
Triệu chứng bao gồm rụng lông, da khô với các vẩy nhờn vàng. Thường bị ở người và trên vành tai, một vài trường hợp kèm theo biểu hiện ngứa.
Xữ lý bằng thuốc chống nấm uống hoặc dùng ngoài theo chỉ định của BSTY

Overgrown nail :
một hiện tượng bình thường đối với các hamster già, nó có thể xữ lý dể dàng với một đồ cắt móng.

Overgrown teeth :
Giống như các loài gặm nhấm khắc, hamster sinh ra với đôi răng cửa luôn mọc dài liên tục trong suốt cuộc đời. Thông thường chúng gặm nhấm các thứ trong chuồng để mài mòn cặp răng nhưng nếu không đủ thì răng của chúng sẽ mọc dài quá mức làm cho chúng không thể ăn uống được, tệ hơn là dài qua và đâm thủng hàm của chúng. Một lý do khác nữa là do chế độ ăn quá nhiều canxi cũng làm răng mọc dài nhanh hơn. Đôi khi thì là do một nguyên nhân khác mà một trong số những chiếc răng cửa bị gãy làm cho răng đối diện không thể mài được, nó sẽ dài lên rất nhanh. Bạn có thể tự xữ lý những răng mọc quá dài bằng cách cắt ngắn nó đi bằng một đồ cắt móng tay. Một biện pháp giúp hạn chế việc này là cho hamster ăn thức ăn chứa ít canxi và cung cấp cho chúng nhiều đồ gặm mài răng hơn như cành khô, đá mài...


U nang buồng trứng:
U nang là khá phổ biến ở các con cái lớn tuổi mà chưa bao giờ sinh. Các triệu chứng bao gồm bụng sưng và một chãy máu âm đạo. Hãy đưa nó đến bác sĩ thú y để người ta có thể phẩu thuật lấy các u này ra.

Sa trực tràng:
Nói chung đây kết quả nghiêm trọng của tiêu chảy thường xuyên hoặc sau lồng ruột. Phẫu thuật thay thế là rất hiếm khi thành công. Đây là một tình trạng hiếm khi thấy ở Campbells

Shock :
Đôi khi một con chuột có thể bị sốc từ một cú té. Các triệu chứng bao gồm run, đờ đẩn và hơi thở nặng nề. Chà xát nhẹ nhàng để tăng lưu thông máu và đặt nó trở lại trong lồng, để lồng nơi yên tĩnh. Nếu tình trạng không tốt hơn sau một giờ thì nên đến để hỏi ý kiến bác sĩ.

Đột quỵ :
thường xãy ra ở các con chuột lớn tuổi tuy nhiên đổi khi cũng có thễ với các con còn trẻ. Triệu chứng thường là chúng nằm bất động, mềm nhũn. Điều đầu tiên nên làm là mang lồng hams đến nơi yên tĩnh và ấm áp. Để con vật từ từ tỉnh lại và có thể sẽ cần phải chăm cho chúng ăn uống bằng tay vì chúng không thể đi được. Thường phải mất khoảng một tuần để chú hams có thể đi lại bình thường.Thông thường sau khi bị đột quỵ hamster có thể bị liệt nữa người, mất cân bằng và đôi khi nghiên đầu về một bên

Các khối u tinh hoàn:
biểu hiện là xuất hiện các nốt và khối u nhỏ trên tinh hoàn. Thường xảy ra ở các con đực lớn tuổi. Cách giải quyết vấn đề là mang đến BSTY để cắt bỏ tinh hoàn.

Tyzzer's Disease ( nhiễm cầu khuẩn):
bệnh gây nên bởi các vi khuẩn Bacillus piliformis, được lây lan bởi các con chuột nhà. Nó thường ảnh hưởng đến hamster con cai sữa mới và hamster bị stress. Nó rất dễ lây và thường gây tử vong. Các triệu chứng bao gồm lừ đừ, chán ăn, tiêu chảy nặng, mất nước và giảm cân. Điều trị hiếm khi thành công nhưng việc cần làm là giữ ấm cho hamster, khử trùng chuồng, cho uống nhiều nước tăng điện giải, điều trị bằng oxtetracycline hoặc các loại kháng sinh khác theo chỉ định của bác sĩ thú y.

Wet Tail :
chắc chắn là một bệnh phổ biến nhất trong những bệnh nghiêm trọng nhất của hamster. Nó thường được tạo nên bởi sự căng thẳng liên quan đến cai sữa, thay đổi môi trường, suy dinh dưỡng, lồng nuôi quá bẩn, và tình trạng quá đông đúc. Nó được thường được gọi là "bệnh vẩn chuyển" bởi vì các hộp vận chuyển quá chật chội dể dàng khiến cho các hamster nhỏ căng thằng tột độ. May mắn là hiện nay có các sản phẩm làm giảm độ pH của dạ dày làm giảm căng thẳng cho Hamster khi vận chuyển. Ướt đuôi, trong thực tế, một trường hợp nghiêm trọng của tiêu chảy có thể dẫn đến tử vong do mất nước trong vòng hai ngày nếu không được điều trị. Trường hợp nặng có thể gây ra sa trực tràng. Điều cần thiết phải làm là giữ cho hams bệnh trong một cái lồng sạch sẽ, ấm và thông thoáng. Có thể cho chúng uống Pedialyte unflavored để làm giảm sự mất nước. Dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ thú y, có thể bao gồm neomycin hoặc metronidazole. Tiêm vitamin tổng hợp, đặc biệt là vitamin B có thể hữu ích.

Viêm vú :
Đây là một vấn đề thường xảy ra sau khi sinh con. Thường xuất hiện khi con non được 7~10ngày tuổi. Các tuyến vú bị viêm sẽ nóng và sưng lên với các nốt xuất huyết. Con mẹ thường sẽ ăn con của nó. Bệnh này thường có nguyên nhân liên quan tới các nhiểm các cầu khuẩn (beta-hemolytic streptococcal). Điều trị bằng các kháng sinh


Các tổn thương bên ngoài thường thấy

Loét dưới lòng bàn chân :
Là một tổn thương thường thấy khi cho hamster sử dụng các whell lưới hoặc thanh. Hamster có thể bị trầy, mất lông hoặc tệ hơn là gãy chân. Cần phải đổi whell cho chúng hoặc lót whell cũ bằng bìa cứng. Các vết loét này có thể được vệ sinh và xữ lý với một ít kem xức vết thương cho pet như Dermisol chẳng hạn.

Abscesses (áp xe) :
Hamster với một áp xe thông thường kết quả của một viết thương hay vết cắn được bỏ qua hoặc chưa được làm sạch đúng cách. Một khi áp-xe (một khối u chứa đầy mũ) đã phát triển ta nên mang nó đến bác sĩ thú y để có thể mổ và lấy nó ra. Sau khi làm phẩu thuật các bác sĩ thú y có thể sẽ kê kháng sinh trong một thời gian để chờ cho vết thương lành.

Gãy xương :
nguyên nhân có thể là do té ngã hay bị kẹt gãy. Thông thường thì người ta sẽ để cho vết thương tự lành mặc dù chân gãy không thể lành thẳng bình thường được.Tuy nhiên nếu cái chân gãy bị kéo lê và có dấu hiệu bị nhiễm trùng thì nên nhờ đến sự giúp đở của bác sĩ. Điều ta cần làm khi hamster bị chân là mang chúng để riêng vào một cái hồ, với lót chuồng, thức ăn và nước uống đầy đủ. Cất tất cả các đồ chơi gỗ và wheel để hamster không chạy hay leo làm cho vết thương thêm nghiêm trọng.

Vết thương do bị cắn : Nếu đó chỉ là một vết thương nhỏ hãy để chúng tự lành. Nếu nó lớn và sâu hơn thì đầu tiên hãy cắt bớt lông xung quanh vết thương, sau đó rữa sạch bằng dung dịch nước sát trùng và sau cùng là dùng thuốc mỡ bôi lên vết thương. Nếu vết thương có hiện tượng nhiễm trùng hoặc abscess thì hãy mang đến bác sĩ thú y để có hướng chữa trị tốt nhất.

Các kích ứng mắt : Đôi mắt của chúng có thể bị thương khi đánh nhau hoặc có thể là do bụi bẩn, vụn mùn cưa... Nếu mắt chúng bị đóng ghèn thì hãy dùng một chiếc khăn nhỏ nhún vào một ít nước ấm và lau nhiều lần đến khi mắt chúng mở ra được. Sau đó có thể vệ sinh mắt bằng dung dịch ngâm rữa kính áp tròng. Thông thường chúng sẽ bình phục rất nhanh. Nếu chúng không có biểu hiện gì tốt hơn sau vài ngày thì hãy mang con hamster của bạn đến BSTY để xin ý kiến và giúp đở chữa trị.
Tổn thương túi má :
Túi má của Hamster bên trong khô ráo và thường bị tổn thương bởi các vật sắc nhọn. Hai trường hợp thường xãy ra nhất là rách cơ và tắt nghẽn túi má.
-Tét cơ thường gặp ở Dwarf hamster do chúng nhồi nhét quá nhiều thức ăn hoặc do tác động bên ngoài làm các cơ bị rách. Nếu vết rách lớn sẽ có thể dể dàng dẩn đến nhiễm trùng, hoại tử

 
-Tắt nghẽn túi má có thể gây nên do các thức ăn mềm có độ dính cao như bánh kẹo. Chúng sẽ làm nhiễm trùng và tạo thành áp xe. Triệu chứng bao gồm chãy nước dãi, mặt sưng và bỏ ăn.
Điều trị: nên dùng nước ấm hoặc các dung dịch sát trùng nhẹ bơm để vệ sinh và đấy hết các chất dư thừa trong túi má ra. Thuốc kháng sinh nên dùng để xữ lý các vết nhiểm trùng.





Món ăn trị bệnh tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy
Bé bị tiêu chảy
Mẹo cực hay chữa tiêu chảy cho bà bầu
Khi bà bầu bị tiêu chảy nên ứng phó thế nào
Em bé bị tiêu chảy và những cách xử lý
Bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ
Chế độ ăn cho trẻ bị tiêu chảy cấp
Làm sao để hết đau bụng tiêu chảy nhanh nhất





(ST


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Bài viết trị tiêu chảy cho hamster rất hay , nhưng cách dùng này có áp dụng đc vs chuột lang k bạn . Chuột lang khi bị tiêu chảy nặng , ra máu thì có chữa đc k bạn , mà có trường hợp nào bị lòi ruột k ? Nếu bị lòi ruột vì bị tiêu chảy thì có chữa đc k , và trường hợp tiêu chảy mà chuột k ăn uống đc , ng thiếu chất gầy tụt đi , k dậy đc thì ngoài đem đến bs thú y thì tự điều trị có đc k .
hơn 1 tháng trước - Thích (20) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý