Món ăn truyền thống của người miền Bắc Việt Nam

seminoon seminoon @seminoon

Món ăn truyền thống của người miền Bắc Việt Nam

19/04/2015 09:21 AM
2,242

Món ăn truyền thống của người miền Bắc Việt Nam. Cùng tham khảo những món ăn truyền thống vào các ngày đặc biệt ở miền Bắc nhé



Những món chè truyền thống của miền Bắc


 Với nhiều thế hệ người miền Bắc mỗi khi nhắc đến món chè kho, chè bà cốt hay chè con ong đã trở thành món ăn thân thiết và có một số món chè được hiện diện trong mâm cỗ cúng gia tiên mỗi đêm giao thừa. Và cũng có những món chè không thể thiếu mỗi độ hè sang hay thu về. Cho dù là món chè cúng hay món chè giải khát thì chè miền Bắc vẫn có những nét riêng phảng phất bởi vẻ đẹp đằm thắm, nhẹ nhàng mà thanh tao của người con gái đất Bắc.

Vietnamnay xin gửi tới bạn đọc một số món chè truyền thống của miền Bắc

vietnamnay.com nhung-mon-che-truyen-thong-cua-mien-bac-default 

Chè con ong

Ngày Tết, mỗi gia đình thường có một món chè trên mâm cúng, tùy truyền thống gia đình cũng như tục lệ vùng miền. Món chè con ong khá phổ biến ở miền Bắc bởi vị cay thơm của gừng, rất hợp với tiết trời giá rét trong những ngày đầu năm.

Món chè này thường dẻo dẻo, ngọt vừa với vị đặc trưng của  mật và thơm mùi gừng nên rất ngon và hợp khi ăn vào mùa đông. Gọi là chè nhưng món chè con ong lại có hình thức và vị dẻo như xôi, chỉ mềm hơn xôi... Ăn từng miếng chè, uống hớp trà bạn sẽ thấy ấm người, đầy năng lượng.

vietnamnay.com nhung-mon-che-truyen-thong-cua-mien-bac-default 

Chè bà cốt

Chè bà cốt là món ăn dân gian được nhiều người ưa thích. Trong những ngày trời se lạnh, ăn chè bà cốt kèm với xôi vò, xôi đậu xanh nóng thì thật tuyệt.

Chè từ lâu đã trở thành một nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực của người Việt. Cái tên “chè bà cốt” bắt nguồn từ đâu không ai biết rõ, nhưng từ xa xưa chè bà cốt đã trở thành món ăn quen thuộc với nhiều người trong những ngày đầu đông.

vietnamnay.com nhung-mon-che-truyen-thong-cua-mien-bac-default

Nguyên liệu chế biến món chè bà cốt rất đơn giản chỉ gồm: gạo nếp, đường hoa mai và gừng nguy ên liệu không thể thiếu trong món chè này. Gạo nếp chọn loại nếp thơm, dẻo đem ngâm với nước chừng 1-2 giờ cho gạo nở, sau đó vớt ra để ráo nước. Tiếp đó cho gạo vào nồi nấu như nấu cháo. Trong quá trình nấu để lửa liu riu để gạo chín từ từ, hạt gạo không bị nứt. Gừng chọn những nhánh già thì chè mới thơm lừng, và có vị tê rân. Gừng cạo sạch vỏ, giã nhỏ, vắt lấy nước. Hòa đường cùng một bát nước lọc, đun sôi lên,  sau đó lọc bỏ cặn, sạn rồi đổ vào nấu cùng khi thấy gạo vừa nở. Có thể cho trực tiếp đường vào nồi gạo và khuấy đều để đường tan. Khi thấy chè sánh, gạo ngấm đường thì đổ  nước gừng vào, quấy nhẹ tay. Múc chè ra bát, ăn nguội hoặc nóng đều được.

 vietnamnay.com nhung-mon-che-truyen-thong-cua-mien-bac-default

Chè lam

Chè lam là món chè đặc sản của khu vực huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Trước đây, món ăn này thường được làm vào các dịp lễ tết để cúng tổ tiên vàn mừng đầu xuân năm mới. Ngày nay, chè lam được sử dụng như một món quà, ăn quanh năm.

 vietnamnay.com nhung-mon-che-truyen-thong-cua-mien-bac-default

Chè đỗ đen

Chè đỗ đen là món chè được yêu thích của rất nhiều người dù trong những ngày hè nóng với cốc chè đá mát lạnh tạo cảm giác thoải mái, hay vào mùa đông một cốc chè nóng tạo sự ấm áp của tình người đất Bắc.

vietnamnay.com nhung-mon-che-truyen-thong-cua-mien-bac-default

Một cốc chè đỗ đen ngon tuyệt trong ngày hè bạn có thể cảm nhận thấy những hạt đậu mềm bùi, thấm cái ngọt của đường, bao nhiêu cái nóng bức của mùa hè dường như tan biến hết. Hay vào những ngày nóng, ăn một cốc chè đỗ đen mềm mà không nát, hạt đậu ngọt nhưng không quá sắc, thêm vài viên đá và thạch đen, dừa sợi… giải khát và thanh nhiệt rất tốt.

 vietnamnay.com nhung-mon-che-truyen-thong-cua-mien-bac-default

Chè sấu

Ai đã từng sống nhiều năm ở Hà Nội đều có những kỷ niệm vương vấn với quả sấu. Món quà đặc trưng này đã níu chân biết bao người. Sấu hiện diện ở khắp nơi, từ lọ ô mai góc phố đến mâm cơm gia đình hay món chè giải khát ngày hè. Chè sấu vị chua chua ngọt ngọt sẽ giúp bạn giải khát và thanh nhiệt.

 vietnamnay.com nhung-mon-che-truyen-thong-cua-mien-bac-default

Chè cốm

Mùa thu cũng là lúc Hà Nội bước vào mùa cốm. Người Hà Nội sành ăn chuộng nhất là cốm làng Vòng. Cái dẻo dẻo, béo béo của cốm sữa quyện với mùi thơm của lá sen... thật khó mà quên được với những ai đã một lần thưởng thức... Và cứ như thế, cốm trở thành một món ăn đơn giản, bình dị được nhiều người ưa thích. Ngoài cách ăn tươi, những món cốm đặc sản của đất Hà Thành còn có: Cốm xào, Bánh cốm, Chả cốm, Kem cốm... và cả món Chè cốm.

 vietnamnay.com nhung-mon-che-truyen-thong-cua-mien-bac-default



Những món bánh ngon truyền thống miền Bắc


Bánh cuốn được làm rất công phu. Bột làm bánh phải làm từ thứ gạo ngon, được xay thật nhuyễn thì bánh mới không nồng, sắc bánh mới trắng.

Nồi tráng bánh phải rửa thật sạch, thường giống như chiếc nồi đồ xôi, bên dưới đựng nước, bên trên để tráng bánh. Tráng bánh phải mỏng như tờ giấy, mướt như mạ non, mỡ thoa phải đều tay cho mướt mặt bánh để khi nếm vào thì thanh nhẹ, mát rượi. Phết nhân bánh cũng đòi hỏi sự khéo léo sao cho bánh không thô, nhân đều từng cái.

Sau khi xếp lần lượt hết vào đĩa, một ít ruốc tôm sẽ được rắc lên trên các miếng bánh cuốn và trên cùng điểm vài cọng rau thơm như rau bạc hà, rau mùi...

Nước chấm được pha đủ vị chua, cay, ngọt… (có pha thêm chút nước sôi nên bao giờ cũng nóng). Chả ăn kèm với bánh cuốn cũng có vị rất đặc biệt, không giống với bất kỳ loại chả phổ thông nào bày bán ngoài thị trường, bởi nó vừa beo béo, vừa giòn, ngọn lịm, lại thơm phưng phức. Khi ăn bánh cuốn sẽ kèm theo 1 đĩa nhỏ rau thơm bày ra bàn ăn.

Bánh cuốn Thanh Trì

Bánh cuốn Thanh Trì được làm từ gạo gié cánh, tám thơm, tráng mỏng như tờ giấy. Món ăn ấy đã trở thành đặc sản được yêu thích nhất của vùng ngoại thành này.

Gọi là bánh cuốn mà chẳng cuốn thứ gì hết, ấy là bánh cuốn Thanh Trì. Đó chỉ thuần là những lá bánh được tráng mỏng như tờ giấy, mướt như mạ non, xếp gọn gàng ngay ngắn từng lớp từng lớp trong lòng một chiếc thúng, trên phủ tờ lá sen hay lá chuối, lá dong. Bánh cuốn Thanh Trì không bao giờ nằm tòng teng trên hai đầu quang gánh. Người bán luôn đội thúng bánh trên đầu, ve vẩy đôi tay mà đi khắp ba mươi sáu phố phường Hà Nội.

Bánh tẻ Phú Nhi

Bánh tẻ có nơi còn gọi là bánh răng bừa, là thứ bánh truyền thống ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Mỗi địa phương có cách làm bánh tẻ riêng, ít nhiều khác nhau. Có thể kể ra một số loại bánh tẻ nổi tiếng như bánh tẻ làng Chờ (Yên Phong, Bắc Ninh), bánh tẻ Phú Nhi (Sơn Tây, Hà Tây), bánh tẻ ở Văn Giang, Hưng Yên (hay còn gọi là bánh răng bừa), bánh lá ở Khoái Châu, Hưng Yên. Ở Mỹ Đức, Hà Tây cũng có bánh tẻ nhưng ít nổi tiếng hơn.

Bánh được làm từ bột gạo tẻ, gói bằng lá dong hay lá chuối và được luộc cho chín. Bánh tẻ chấm với nước mắm rắc hạt tiêu xay hoặc chấm với tương. Ở một số nơi thực khách còn dùng thêm món chả gà và một ít dầu cà cuống cho vào nước mắm để tăng thêm hương vị của món bánh.

Bánh Gio

Có nơi còn gọi là bánh Gio, thứ bánh làm bằng gạo nếp gói lá dong, có màu vàng trong suốt như hổ phách, ăn thấy mát và dẻo. Muốn làm loại bánh này phải lựa loại gạo nếp ngon, nhặt hết các hạt tẻ lẫn trong gạo rồi để ráo. Điều thiết yếu nhất trong bánh này là gạo phải ngâm với nước gio mới thành bánh gio được.

Gạo nếp ngâm với nước gio qua một đêm vớt ra để ráo rồi gói lại bằng lá dong non đã luộc chín. Có thể gói thành bánh dài, ghép hai mép lá với nhau rồi gấp hai đầu lại buộc lạt cho vào nồi luộc chín.

Bánh gio thơm, thoang thoảng mùi vôi, vị ngọt thanh và mát. Ngoài bánh gio ở Phủ Từ còn có bánh gio Yên Thái cũng là những nơi có tiếng làm bánh gio ngon nhất đất kinh thành xưa.

Ngày nay bạn có thể qua chợ Hôm Đức Viên, cổng ra phía phố Huế có bày bán rất nhiều thứ bánh dân dã này. Và ở đây bạn sẽ được thưởng thức vị ngọt mát của mật mía.

Bánh đúc

Chỉ cần một lần được thưởng thức là đã biết bánh đúc có phong vị đặc trưng rất riêng rồi. Cái vị ngon của bất cứ loại bánh đúc lạc hay bánh đúc dừa, bánh đúc chay, bánh đúc om chua, bánh đúc sốt cũng đều phải khởi đầu là thứ bột xay thật nhuyễn, nước vôi gia vừa tay, bánh khuấy thật kỹ để nguội ăn không bị nồng và bẻ ra từng tấm bánh thì giòn dai mà không cứng.

Bánh đúc khuấy khéo ăn trơn tuột, khi nhai thấy thơm ngát, thi thoảng sậm sựt một vài sợi dừa bùi hoặc miếng lạc. Muốn cho đậm đà thì chấm bánh đúc với muối vừng hay nước tương cũng rất thi vị.

Bánh gai

Bánh gai là một loại bánh ngọt truyền thống của miền Bắc, bắt nguồn từ vùng Đồng bằng Bắc bộ ở Việt Nam. Vỏ bánh làm bằng gạo nếp xay mịn cán mỏng rồi cắt thành từng mảng vuông đều nhau và đặt nhân vào giữa mảng bột, vo lại bao kín lấy nhân. Sau đó lăn lên lớp vừng rang đã xát vỏ rắc sẵn trên măt mâm. Lăn vừng xong là gói bánh. Bánh có dạng hình vuông, màu đen, gói trong lá gai xám.

Khi ăn bánh gai có vị ngot hao hao của mùi bánh dẻo mềm kết hợp với vị ngọt mát của nhân đỗ xanh đồ chín giã nhuyễn nấu với đường ính. Ngoài ra còn có vị bùi béo của cùi dừa nạo nhỏ nhai giòn và mét bí vụn cùng với mứt sen bở tan trong vị ngọt thơm cùng với vị béo ngây của miếng mỡ thái vuông nhỏ hạt lựu có pha thoang thoảng mùi thơm dầu chuối khiến cho người thưởng thức đã ăn một lại muốn ăn thêm hai.

Bánh khúc

Bánh khúc hay còn gọi là xôi khúc là loại bánh có nguồn gốc từ vùng đồng bằng Bắc Bộ, đươc làm từ lá rau khúc, gạo nếp, nhân đậu xanh, thịt lợn mỡ. Bánh thường ngon nhất là làm vào mùa có rau khúc - dịp tháng 2, tháng 3 Âm lịch.

Ở Hà Nội, bánh thường được rao bán vào các buổi tối, người bán (thường là nam) đội thúng bánh trên đầu đi dọc các phố và rao "Khúc đê..." với một âm điệu rất đặc biệt.

Nguyên liệu chủ đạo làm nên hương vị đặc trưng của món bánh này là lá khúc. Lá khúc tươi non được hái từ buổi sớm rồi giã nhuyễn trộn với bột gạo để làm vỏ bánh. Vào mùa không có rau khúc, có người dùng lá su hào để thay lá khúc, nhưng bánh làm từ lá su hào không thể có được hương thơm đặc trưng của bánh làm từ lá khúc.

Nhân bánh được làm từ đậu xanh bỏ vỏ, ngâm nước cho bở, đồ chín tới, giã thật mịn, viên lại bằng quả trứng gà cùng với thịt ba chỉ thái hạt lựu, rắc thêm chút hạt tiêu cho dậy mùi.

Bánh trôi, bánh chay

Bánh trôi - bánh chay, xuất phát từ bánh Trung Quốc [1] là hai loại bánh cổ truyền tại miền Bắc Việt Nam. Hai loại bánh này thường đi liền với nhau, phổ biến nhất trong dịp Tết Hàn thực vào mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm, còn gọi là "ngày bánh trôi bánh chay".

Nhưng riêng ở Hà Nội thì “tục” đó đã kéo dài trong suốt một năm bởi bánh trôi bánh chay đã liệt vào hạng quà ở Hà Nội. Người Hà Nội ăn thứ bánh này vào bất kỳ lúc nào trong ngày cũng được. Nhìn viên bánh trôi trắng muốt xếp hàng liền nhau trên chiếc đĩa con con phảng phất mùi nước hoa bưởi làm dậy lên sự ham muốn được thưởng thức thứ bánh ngon, ngọt, mềm dẻo này.

Bánh cốm

Bánh cốm là một trong những đặc sản Hà Nội. Trước năm 1945 đã có nhiều nhà làm bánh cốm nhưng giới sành ăn thường kém bánh cốm Nguyên Ninh.

Bánh cốm Nguyên Ninh được kén từ nguyên liệu cốm đặc biệt của làng Vòng. Nên khi đã mua được cốm rồi thì đem giã cốm cho nhuyễn, hồ nước lá riềng, lá mây cho có màu xanh lá mạ rồi đem xào với đường trắng. Nhân bánh làm từ đậu xanh đồ chín giã nhuyễn điểm thêm những sợi dừa tươi trắng muốt nên khi ăn bánh có vị ngọt đậm lại có vị bùi ngây của dừa và thoang thoảng mùi thơm quyến rũ của vị cốm non.

Bánh dày Quán Gánh

Bánh dày Quán Gánh đã từ lâu nổi tiếng ngon thơm, mềm dẻo, có màu sắc hương vị rất riêng. Tấm bánh hinh tròn và dẹt chỉ to bằng một khoanh cam. Vỏ bánh dày làm từ gạo nếp cái giã mịn, mượt mà, giữa ở mờ mờ nổi lên màu vàng nhạt của nhân đậu xanh. Mỗi chiếc bánh đều có một vòng lá chuối tươi xanh mướt nhẵn bóng lót dưới. Mỗi lần bóc lá bánh ta đều phải nhẹ nhang, tước lần lượt từng mảnh nhỏ để cho bánh khỏi dính.



Món ăn ngày Tết đoan Ngọ của người miền Bắc

  Đã từ lâu, Tết Đoan Ngọ và việc “giết sâu bọ” đã trở thành truyền thống và phong tục của người Việt. Hàng năm cứ đến ngày này, nhà nhà lại chuẩn bị những món ăn, hoa quả, bánh trái để “giết sâu bọ”. Nhưng ít ai để ý rằng, Tết Đoan Ngọ vì sao mà có, và có từ khi nào?

Tết Đoan Ngọ có từ khi nào?

Người xưa kể rằng, tại Trung Quốc, vào cuối thời Chiến Quốc, có một vị trung thần-đại thần nước Sở là Khuất Nguyên. Tương truyền ông là tác giả bài thơ Ly tao (thuộc thể loại Sở từ) nổi tiếng trong văn hóa cổ Trung Hoa, thể hiện tâm trạng buồn vì đất nước suy vong với hoạ mất nước. Do can ngăn vua Hoài Vương không được, lại bị gian thần hãm hại, ông đã uất ức gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn ngày mùng 5 tháng 5. Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm cứ đến ngày đó, dân Trung Quốc xưa lại làm bánh, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài (ý làm cho cá sợ, khỏi đớp mất) rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh, bỏ gạo vào ống tre rồi thả xuống sông cúng Khuất Nguyên.

Như vậy, theo truyền thuyết trên thì mùng 5 tháng 5 có nguồn gốc từ văn hoá Trung Hoa. Và dần dần, do ảnh hưởng nền văn hóa của nước lân cận này mà Tết Đoan Ngọ cũng trở thành ngày lễ, Tết truyền thống của một số nước Đông Á như Việt Nam, Triều Tiên, Hàn Quốc nhưng được lai căng và biến thể.

Chữ Đoan Ngọ cũng được giải thích hết sức lý thú. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là giữa trưa và ăn Tết Đoan Ngọ là ăn vào giữa trưa. Đoan Ngọ lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất trùng với ngày Hạ Chí. Thời gian này khí dương đang thịnh nhất trong năm.

Tết Đoan Ngọ không chỉ có rượu nếp - 1

Mận là một trong những loại quả không thể thiếu trong ngày Tết "giết sâu bọ" (Ảnh: Internet)

Ở Việt Nam, ngày này được Việt hóa thành ngày Tết “giết sâu bọ” và thờ cúng tổ tiên. Theo tục lệ, vào ngày này mọi người phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng. Người ta tin rằng khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ, giun sán trong người sẽ bị chết hết.

Sự Việt hóa và biến thể của Tết Đoan Ngọ vô cùng ý nghĩa, ít nhất là về mặt tinh thần và trở thành nét đẹp của văn hóa tâm linh của người dân đất nước nông nghiệp nhiều cây trái.

Người Việt ăn gì vào ngày này?

Ở Việt Nam, ngày này được Việt hóa thành ngày Tết “giết sâu bọ” và thờ cúng tổ tiên vào lúc quả trên cây, lá trên cành bắt đầu đơm hoa kết trái với mong muốn sẽ có một mùa bội thu. Vì vậy hoa quả là thứ đồ cúng không thể thiếu. Ngoài ra, còn những món ăn khác tùy theo tập quán của từng địa phương.

Bánh tro

Bánh tro là món ăn truyền thống trong dịp Tết Đoan Ngọ ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam và một số nơi của Miền Bắc. Bánh tro có nhiều tên và hình dáng khác nhau như  bánh ú, bánh gio, bánh âm và có vài biến thể khác nhau theo điệu phương. Bánh tro (gio) được bán nhiều nhất trong ngày Tết Đoan Ngọ bởi người ta luôn tin rằng khi ăn bánh tro, cũng như hoa quả và rượu nếp vào ngày này, bệnh tật trong người sẽ tiêu tan hết. Ông cha ta từ xưa quan niệm, tháng 5 âm lịch là lúc "độc trời" nhất trong năm, vì mùa hè oi bức, dễ sinh bệnh dịch, cho nên các món ăn chế biến cần có sự hấp thụ các đặc tính của cây cỏ, tác dụng là cho dễ tiêu, giải nhiệt.

Tết Đoan Ngọ không chỉ có rượu nếp - 2

Bánh tro (gio) được bán nhiều nhất trong ngày Tết Đoan Ngọ bởi người ta luôn tin rằng khi ăn bánh tro, cũng như hoa quả và rượu nếp vào ngày này, bệnh tật trong người sẽ tiêu tan hết (Ảnh: Internet)

Chiếc bánh nhỏ xíu, thuôn dài hoặc hình chóp tam giác (tùy nơi gói) trông thế thôi nhưng không phải dễ làm. Bánh tro có cả loại có nhân (nhân ngọt hoặc nhân mặn) và không nhân. Người ta phải rất tỉ mỉ, kỹ càng từ khâu chọn loại nếp đều hạt, thơm, đến cách gạn nước tro được đốt từ những cây rơm nếp vàng óng, đã được rửa sạch và gói, luộc, rồi cuối cùng mới có thứ bánh thơm nồng cho mọi người thưởng thức. Vị thanh mát của bánh tro hòa quyện với vị ngọt ngào của đường mật khiến bất kỳ ai ăn một lần cũng phải luyến lưu thứ bánh giản dị mà dân dã này.

Cơm rượu nếp

Cũng như bánh tro, cơm rượu nếp được bán rất nhiều trong Tết Đoan Ngọ ở các hàng quán ngoài chợ và trên cả những gánh hàng rong nặng trĩu. Chỉ cần ngửi mùi cơm rượu thôi cũng đã đủ lâng lâng, ngây ngất bởi cái mùi thơm nồng, bởi mùi men cay khiến ta phải mê mẩn.

Cơm nếp dễ nấu nhưng để biến hóa nó thành thứ cơm rượu vừa ngon lại vừa “giết sâu bọ” được cần phải có một loại men rượu đặc biệt. Nếu chọn phải loại men không ngon, không đạt chất lượng chắc chắn cơm rượu sẽ bị sượng, không ngấm và sẽ chẳng có vị vừa thơm thơm, ngòn ngọt, cay cay, tê nồng nơi đầu lưỡi khi cho từng thìa vào miệng để thưởng thức.

Tết Đoan Ngọ không chỉ có rượu nếp - 3

Và với người Hà Nội, thì hương thơm phảng phất của thứ men lâng lâng, say đắm lòng người cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng từ cơm rượu nếp là không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ này (Ảnh: Internet)

Ngoài ra, gạo ngon, nhiệt độ ủ, thời gian ủ cơm và cách ủ cũng là những thành tố rất quan trọng tạo nên sự đặc sắc của món cơm rượu. Cơm rượu của người miền Trung được ép thành từng khối và cơm rượu miền Nam được viên tròn lại khác hoàn toàn với thứ cơm rượu rời của người Bắc. Nhưng tựu chung lại, hương vị thơm ngon và hấp dẫn của món cơm rượu theo từng miền chẳng khác nhau là mấy.

Và với người Hà Nội, thì hương thơm phảng phất của thứ men lâng lâng, say đắm lòng người cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng từ cơm rượu nếp là không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ này.

Hoa quả

Cùng với bánh tro, cơm rượu nếp thì hoa quả đúng mùa là vật phẩm không thể thiếu để người Việt thắp hương và thưởng thức.

Tết Đoan Ngọ không chỉ có rượu nếp - 4

Cùng với bánh tro, cơm rượu nếp thì hoa quả đúng mùa là vật phẩm không thể thiếu để người Việt thắp hương và thưởng thức trong Tết "giết sâu bọ"

Hoa quả được chọn để cúng và ăn trong ngày Tết Đoan Ngọ chủ yếu là các loại quả mùa hè, tươi ngon và có vị chua chua, thơm nức. Đó là những trái mận, đào, vải, chôm chôm, xoài, dưa hấu,… Đặc biệt là mận, vải. Nếu thiếu đi những thứ hoa quả này thì Tết Đoan Ngọ sẽ mất đi nhiều ý nghĩa của nó.

Hoa quả hè được bán rất nhiều ở các chợ trong những ngày này, tuy nhiên cần phải lựa chọn thật kỹ để có được những trái tươi ngon, đạt chất lượng.

Thịt vịt

Người ta chỉ quen với những cái tên như bánh tro, cơm rượu nếp, mận, đào… mà ít ai biết rằng trong ngày lễ giết sâu bọ ở nhiều địa phương của miền Trung, người ta lại ăn thịt vịt. Họ quan niệm, bắt đầu từ mùng 5 tháng 5 trở đi, vịt bắt đầu vào mùa. Những con vịt béo hơn, thịt ngon và không có mùi hôi nữa. Vì thế, trong Tết Đoan Ngọ, ở hầu hết các gia đình, họ đều mua vịt và chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Trong đó tiết canh vịt là phổ biến nhất.

Tết Đoan Ngọ không chỉ có rượu nếp - 5

Trong ngày lễ "giết sâu bọ" ở nhiều địa phương của miền Trung, người ta ăn thịt vịt (Ảnh: Internet)

Những ngày trước và trong Tết Đoan Ngọ, các chợ của miền này thường rất rộn rã việc mua bán vịt sống. Có một số địa phương ở các vùng khác, tục ăn vịt cũng được lưu truyền.

Như vậy, cứ đến Tết Đoan Ngọ, ở Việt Nam, những món ăn để "giết sâu bọ" rất phong phú, đa dạng theo mỗi vùng miền. Nhưng dù là món ăn nào, trái cây gì, người Việt vẫn luôn hướng tới và duy trì một nét đẹp văn hóa, một thứ nét đẹp tâm linh đã trở thành truyền thống tự bao đời.


Cách pha nước chấm cơ bản của người miền Bắc


Trong ẩm thực Việt, nước chấm giữ một vai trò rất quan trọng, chẳng phải vì thế mà bún chả, nem rán, bánh cuốn mà không có nước chấm chuẩn, là hỏng vị cả hay sao?

Một số điều áp dụng chung:

Đường: đường nâu thì dịu và ấm hơn đường trắng, tuy nhiên với đường trắng bạn có thể chưng lên để làm đầm vị và tạo màu, khi chưng bạn nên chú ý là chỉ đến lúc đường thành kẹo thôi, tức là vừa chảy và có màu vàng thôi chứ không phải đến lúc đường bắt đầu có vị đắng.

Nước mắm: tùy theo sở thích cá nhân bạn có thể chọn loại nước mắm truyền thống với độ đạm cao hay loại nước mắm với độ đạm thấp và tương đối nhạt đang có bán rất nhiều trên thị trường. Nên chọn loại mắm không bị lợ hay chát mà lại đậm đà, các bạn thử một số loại rồi chọn loại phù hợp nhé!

Chua: nên dùng kết hợp giấm gạo 5% và chanh theo tỉ lệ 1:1 thì sẽ thơm ngon hơn, giấm có độ trầm và sâu nhất định còn chanh lại có mùi thơm mát tạo cảm giác ngon miệng.

5 cách pha nước chấm cơ bản của người miền Bắc 1

Nguyên tắc chung trong các cách pha nước chấm là pha theo tỉ lệ 1:1:1 chua ngọt mặn, rồi chỉnh nếu cần. Đánh chua và ngọt rồi thử độ cân bằng, sau đó thì cho thêm nước mắm, cuối cùng là nước (hay nước dùng gà hoặc nước dừa) . Tỏi băm nhỏ ngâm giấm/ chanh và ớt thì lúc nào ăn hoặc sắp ăn mới cho. Nước chấm chưa cho tỏi và ớt có thể để trong tủ lạnh 2 tuần, nếu hay dùng thì bạn cứ pha sẵn cho vào chai, để trong tủ lạnh rồi khi cần, tuỳ theo món mà chỉnh thêm một chút.

1. Nước chấm nem

Nước chấm nem được pha theo tỉ lệ 1 đường + 1/2 giấm + 1/2 nước cốt chanh + 1 mắm + 3-4 nước tùy khẩu vị. Bạn có thể dùng nước luộc gà hoặc nước dùng tươi thay cho nước để tạo nét đặc biệt cho nước chấm nem của mình. Ớt thái lát hoặc băm nhỏ. Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ và ngâm vào trong giấm chanh.

5 cách pha nước chấm cơ bản của người miền Bắc 2

Để làm nước chấm nem, đầu tiên bạn hoà đường, giấm và chanh cho tan (hoặc cho vào nồi đun tan - hoặc cho vào cối nghiền), nếm xem cân bằng chua ngọt chưa để chỉnh, cho mắm vào, rồi cho thêm 3 phần nước, nếm và cho thêm nước nếu cần.

Trước khi ăn cho tỏi băm nhỏ và ớt, để chanh ở bên ngoài, vắt thêm nếu cần.

2. Nước chấm bún chả và bánh cuốn

Nước chấm bún chả và bánh cuốn được pha theo tỉ lệ: 1 đường + 1/2 giấm + 1,5 nước mắm + 3-4 nước (cũng có thể dùng nước luộc gà hoặc nước dừa tươi tùy thích). Ớt thái lát hoặc băm nhỏ và chanh hoặc quất.

5 cách pha nước chấm cơ bản của người miền Bắc 3

Để làm nước chấm bún chả hay bánh cuốn, trước tiên bạn chưng đường, khi đường tan và chuyển màu vàng nhạt thì thêm giấm, rồi nước mắm, hoà thêm nước (nước luộc gà là tuyệt nhất). Lúc nào ăn thì vắt quất và cho ớt. Cách này ngon nhưng dễ bị hỏng: đường cháy, không biết khi nào cho giấm, cho mắm, cho nước - giải pháp an toàn là bạn nên pha như thông thường với cách pha nước chấm cơ bản được giới thiệu ở đầu bài viết.

3. Nước chấm ốc

Nước chấm ốc được pha theo tỉ lệ 1 đường + 1 chanh (hoặc giấm) + 1 - 2 nước + 1/2-1 gừng (nhiều gừng quá sẽ bị hăng, cũng có người vắt bớt một nửa nước gừng đi) và ớt.

5 cách pha nước chấm cơ bản của người miền Bắc 4

Nước chấm ốc nhiều người tưởng khó nhưng thực ra cách làm khá đơn giản. Bạn chỉ cần giã gừng, đường, ớt với nhau rồi thêm nước mắm, chanh và ớt vào, hoà ra. Cho thêm sả, lá chanh, rau mùi và có thể tương ớt tuỳ thích.

4. Mắm tôm

Mắm tôm được pha theo tỉ lệ 1 đường + 1/2 giấm + 3/4 - 1 chanh hoặc quất + 1 mắm tôm cùng chút rượu trắng, dầu rán và ớt thái lát hoặc băm nhỏ.

5 cách pha nước chấm cơ bản của người miền Bắc 5

Để pha mắm tôm bạn chỉ việc đánh bông mắm tôm với đường, rượu, quất hoặc giấm, dầu rán rồi cho thêm ớt. Mắm tôm pha ngon có thể được chấm với đậu rán làm món bún đậu mắm tôm trứ danh hoặc chấm cùng thịt luộc, lòng heo luộc cũng đều rất ngon.

5. Muối chấm gà luộc, thịt luộc

Muối chấm gà luộc, thịt luộc được pha với tỉ lệ 1 thìa canh bột canh + 1/3 thìa cafe đường + 1/4 thìa cafe hạt tiêu mới rang, xay hoặc đập dập cùng chanh hoặc quất và ớt thái lát hoặc băm nhỏ.

5 cách pha nước chấm cơ bản của người miền Bắc 6

Bạn có thể thắc mắc rằng sao muối chấm gà lại cho đường? Đường ở đây không có tác dụng làm ngọt mà để dịu vị chát của muối và vị gắt của chanh, ít nhiều bạn nên cho một chút. Ngoài ra bạn có thể trộn cùng với tiết gà và/hoặc hành củ thái mỏng ăn cũng rất ngon,

Tóm lại là từ tỉ lệ 1:1:1 bạn thêm bớt đi. Nếu dùng để chấm đồ béo thì chua nhiều hơn ngọt. Nếu dùng để chấm đồ thanh thì ngọt nhiều hơn chua. Nếu dùng chấm cá hay mực thì có thể thêm chút gừng chút thì là và hiển nhiên là nước chấm hải sản thì thiên về vị chua hơn ngọt; chấm tôm hay gỏi thì có thể trộn thêm một chút mù tạt.

5 cách pha nước chấm cơ bản của người miền Bắc 7




Món ăn truyền thống của Malaysia -
Món ăn truyền thống của Hàn Quốc
Món ăn truyền thống của Hà Lan
Món ăn truyền thống của Italia -
Món ăn truyền thống của Indonesia
Món ăn truyền thống của Huế -
Món ăn truyền thống của Hải Phòng




(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý