Món ăn truyền thống của người Pháp

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Món ăn truyền thống của người Pháp

19/04/2015 09:21 AM
2,992

Món ăn truyền thống của người Pháp. Nước Pháp không chỉ nổi tiếng với vẻ thơ mộng lãng mạn hay kinh đô thời trang mà còn bởi nền ẩm thực tinh tế.




1. Macaron

Bất cứ ai từng đến nước Pháp, yêu thích ẩm thực Pháp đều mê mẩn món bánh Macaron. Những chiếc bánh được chế biến cầu kỳ, khéo léo thể hiện sự tinh tế của người dân Pháp. Chỉ cần cắn một miếng Macaron là đã thấy hương thơm dịu nhẹ của nó như tan trên đầu lưỡi. Macaron hình tròn, có nhiều màu sắc đáng yêu, và hàng trăm loại khác nhau, bày rất nghệ thuật tại các cửa hàng bánh ở Pháp.

2. Bánh tart hành tây

Bánh tart hành tây đặc biệt ngon miệng khi ăn cùng với các món salad hoặc làm món khai vị. Đế bánh chính là chiếc đế pizza giòn giòn và phần bánh phía trên thơm lừng mùi hành khiến không một ai có thể cưỡng lại.

3. Món gà vùng Provence

Gà hầm là đặc sản của Provence, miền Nam nước Pháp. Những nguyên liệu chủ đạo của nó là quả ô liu, cà chua, tỏi và các loại rau thơm, khiến cho miếng thịt gà vừa thơm nức, vừa đẹp mắt lại vô cùng ngon miệng.

4. Bánh Crepe

Bánh Crepe với nhiều công thức khác nhau là món ăn hoàn hảo cho mọi hoàn cảnh: bữa sáng, món khai vị cho bữa trưa, món tráng miệng cho bữa tối. Có nhiều loại bánh Crepe khác nhau, loại truyền thống được làm từ đường và cốt chanh nhưng loại bánh Crepe nổi tiếng và dễ “vào” nhất chính là bánh Crepe với kem Sô cô la và chuối.

5. Khoai tây chiên hai lần kiểu Pháp

Đây là loại khoai tây chiên ngon nhất nước Pháp và có lẽ là cũng ngon nhất thế giới. Khoai tây xóc muối và hạt tiêu được chiên hai lần vàng và siêu giòn khiến mọi tín đồ ẩm thực đều “nuốt nước bọt”.

6. Clafoutis sơ ri

Clafoutis là một loại bánh gần giống với bánh kem trứng sữa (custard) và bánh crepe. Thông thường, bánh được làm với nguyên liệu quả sơ ri làm điểm nhấn, tuy nhiên một số cửa hàng cũng đổi mới bằng những loại hoa quả khác.

7. Cassoulet: Ragu thịt và đậu

Phải mất hàng giờ chế biến, các đầu bếp tài năng của Pháp mới có thể làm nên món Cassoulet hoàn hảo. Thịt, xúc xích, đậu, khoai tây, thịt vịt và thịt ngỗng được hầm lên tạo vị thơm có một không hai.

8. Profiterole: bánh phồng có nhân

Một lớp vỏ ngoài cứng bao phủ bởi kem sô cô la và phía bên trong bánh là lớp kem ngọt lịm khiến cho trái tim của mọi tín đồ ẩm thực “tan chảy”.

9. Thịt xiên nướng với khoai lang sợi và sốt Bearnaise

Bearnaise là loại sốt truyền thống của người Pháp và hương vị của nó hòa quyện một cách hoàn hảo với thịt xiên nướng. Trước khi nếm món thịt với nước sốt thơm ngon, hãy nhâm nhi những sợi khoai lang chiên được xếp rất đẹp mắt phía trên.

10. Bánh Frangipane Tart táo phủ kem mơ

Theo truyền thống, một chiếc bánh Frangipane tart được làm từ quả lê và táo, nhưng biến tấu với kem mơ mới chính là món làm nên tên tuổi của chiếc bánh này.

Năm mới khám phá ẩm thực Pháp




Ẩm thực Pháp nổi tiếng khắp nơi với các món ăn được chế biến lạ mắt, lạ miệng, kết hợp độc đáo rượu vào chế biến và thưởng thức các món ăn, góp phần làm đậm đà thêm hương vị của các món ăn Pháp. Người Pháp rất sành ăn và đặc biệt cẩn trọng trong việc ăn uống, trong cách chế biến và chi tiết đến cả tư thế ngồi sao cho thoải mái và có nghệ thuật.

Trước khi ăn, bao giờ người Pháp cũng phải rửa tay như một thông lệ bắt buộc. Người Pháp trong lúc ăn rất kỵ nhai có tiếng kêu và đặc biệt điều cấm kỵ là sau khi ăn xong xỉa răng và ợ trước mặt người khác. Có thể nói phong cách ăn uống của người Pháp là cả một nghệ thuật đặc sắc, có một không hai trên thế giới... 


alt

Nguồn ảnh: newswit.com


Theo sử sách, lịch sử ẩm thực Pháp chính thức khởi nguồn từ thế kỷ 16, khi công nương xứ Florentina (thuộc nước Ý ngày nay) là Catherine De Medicis thành hôn cùng vua Henrry II của Pháp. Công nương đã mang người đầu bếp thân cận của mình từ xứ Florentina vượt ngàn trùng xa về nhà chồng. Chính người đầu bếp này đã truyền bá sự tinh tế trong món ăn của nước Ý đến người bạn thông gia. Sự cộng hưởng của hai nền văn minh này đã tạo đà cho ẩm thực của nước Pháp thăng hoa và chính thức có tên trên bản đồ văn hóa ẩm thực thế giới.

Rượu Pháp

Nước Pháp là một trong những quốc gia Châu Âu có lịch sử lâu đời nhất về sản xuất rượu nho. Nước Pháp coi rượu vang là một “điểm nhấn” đặc sắc trong nghệ thuật thưởng thức ẩm thực của mình. Quá trình chưng cất rượu vang được tiến hành với sự tỉ mỉ, công phu để chiết xuất những giọt nồng tinh túy nhất. Rượu vang Pháp nổi tiếng khắp thế giới với tên tuổi của các loại rượu  tuyệt hảo, xuất xứ từ các vùng sản xuất rượu lâu đời: nhãn hiệu rượu vang Bordeaux lừng danh.


alt

Nguồn ảnh: gliving.com


Bordeaux là một thành phố nằm bên bờ sông Garonne, có khoảng 120.000 ha đất trồng nho, 13.000 nông trại nho, 9.000 xưởng sản xuất rượu vang. Với năng suất mỗi năm trên 700 triệu chai rượu vang, Bordeaux đứng đầu thế giới về số lượng rượu sản xuất và được coi là kinh đô rượu vang của thế giới. Ngoài ra, vùng đất này còn có các loại  vang như: Burgundy,  Alsace, Provence hay Thung lũng sông Rhône. Mỗi loại rượu được sản xuất tùy theo đặc điểm khí hậu của từng vùng, theo từng chủng loại nho, từng công thức chế biến, lưu trữ rượu riêng biệt và trong đó có cả sự nâng niu, chăm chút của những người sản xuất rượu. Chính những yếu tố đó tạo nên sự khác biệt nổi bật của rượu nho nước Pháp.

Foie gras – gan ngỗng béo


alt

Nguồn ảnh: ibuygourmet.com


Người Pháp cũng rất tự hào với món gan ngỗng béo độc đáo của mình. Người ta chế biến món ăn này từ những con ngỗng được chăm sóc bằng chế độ ăn uống đặc biệt nhằm khai thác tối đa thành phần dinh dưỡng trong gan của chúng. Gan ngỗng béo được chế biến thành món pa tê và có mặt trong menu của những nhà hàng cao cấp đạt chuẩn quốc tế tại Pháp. Người sành ăn gọi món này là foie gras. Một số quốc gia khác cũng có món gan ngỗng béo “nhái”, tuy nhiên vị ngon thì không thể tinh túy bằng foie gras chính hiệu. Gan ngỗng cắt thành những miếng vuông nhỏ, áo một lớp bột mỏng bên ngoài và đem chiên sơ trong vòng vài phút. Việc chiên gan béo đòi hỏi đầu bếp phải thực sự khéo léo vì nếu lửa non sẽ khiến gan bị bở, lửa già thì gan sẽ bị khét và tứa dầu. Món gan ngỗng béo thường được dùng kèm với các món ngọt như các món mứt hay nước sốt ngọt để làm bật lên vị ngon, béo của gan ngỗng. Đặc biệt, người dân Pháp thường dùng Foie Gras với rượu Sauterne - một loại rượu vang trắng làm từ nho.

Món tráng miệng

Người Pháp cũng là bậc thầy thế giới trong ngành sản xuất bánh ngọt với sự tuyệt hảo trong chất lượng và phong phú về thương hiệu bánh. Một thế giới bánh sẵn sàng phục vụ cho mọi nhu cầu của khách hàng: bánh trái cây, bánh su, bánh flan, bánh chocolate, bánh mì … Sẽ thật thiếu sót nếu như bỏ lỡ những món tráng miệng tuyệt vời khi đến Pháp Để một bữa ăn thực sự đạt tới sự viên mãn, món tráng miệng cũng được người Pháp chú ý và chăm chút. Vị ngọt của món tráng miệng sẽ là điểm kết thúc hoàn hảo cho những bữa ăn trong ngày.

Món tráng miệng Pháp thường là trái cây và chocolate. Trái cây được chế biến thành những món kem, bánh ngọt …

Chocolate cũng được chế biến thành bánh gato, kem và các loại bánh mang hương vị, hình dạng đặc trưng cho mỗi vùng miền. Thực khách sẽ không thể quên hương vị bánh Crêpes nhân dâu được làm từ bột bánh mì đen nổi tiếng của vùng Bretagne, bánh táo nướng vùng Normandie, hay các loại sobert - một dạng kem đá làm từ hỗn hợp đường, nước, trái cây lạnh và bánh trái cây nướng đặc trưng của miền Nam nước Pháp. Thật thoải mái khi được thưởng thức hương vị tự nhiên bên trong các món tráng miệng Pháp sau một bữa ăn thú vị. Người ta có thể ăn ngọt hoặc mặn tùy khẩu vị.


alt

Crêpes. Nguồn ảnh: flickr


Bánh mì Pháp


Ở Pháp, bánh mì được dùng phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày. Món ăn cơ bản, truyền thống nhất của người Pháp là bánh mì baguette phết bơ, một loại bánh mì dài, và có vỏ giòn.. Đồng hành với món ăn này sẽ có ly rượu vang, giữ nhiệm vụ đánh thức tất cả các giác quan, là nguồn cung cấp năng lượng tràn trề, cùng với paté, sốt mayonnaise hay với một ly sô-cô-la nóng vào buổi điểm tâm sáng, hoặc với một ít pho mát. Tuy nhiều nơi đều gọi chung bánh mì Pháp là Baguette, nhưng khi đến Pháp, bạn sẽ được biết thêm nhiều hơn về các loại bánh mì Pháp khác như bánh mì Bâtard, bánh mì Flute, bánh mì Ficelle, bánh Brioche.


alt

Brioche. Nguồn ảnh: kokotaru


Sườn cừu nướng


alt

Nguồn ảnh: baltimoresun.com


Cùng với khoai tây, sốt cherry anh đào và  một ít rượu Porto, món sườn cừu nướng kiểu Pháp luôn khiến cho thực khách khó quên bởi hưởng vị độc đáo của nó. Sườn cừu sau khi sơ chế, ướp gia vị, đem rán đến độ chín vừa ý. Khoai tây luộc chín và nghiền nhỏ, đóng thành khuôn và được bày giữa đĩa ăn. Nước sốt thơm lừng với một chút mùi vị của hành tây thái nhỏ, mùi thơm thanh của cherry anh đào tươi. Điểm đặc biệt trong món sườn cừu nướng Pháp chính là sự hòa quyện trong nước sốt vị ngọt thú vị của rượu Porto, một loại rượu ngọt của Pháp.

Phô mai


alt

Nguồn ảnh: fromages-aop-auvergne.com


Pháp được xem là quốc gia tiêu thụ phô mai lớn nhất thế giới. Ở Pháp, có hơn 500 loại phô mai có mùi vị khác nhau, chủ yếu được làm từ sữa bò, cừu và dê. Phô mai xanh vùng Roquefort trứ danh với mùi hương khá nồng nhưng dễ gây nghiền.

Phô mai Saint – Nectaire lâu đời làm từ sữa bò tươi vùng Auvergne. Phô mai Camembert có vị béo của sữa và mùi thơm của trái cây, được phủ bằng một lớp vụn bánh mì hay miếng thịt muối mặn, phô mai sữa dê Chevre Chaud đem đến cho thực khách mùi vị phô mai kinh điển nhưng độc đáo. Ngoài ra, còn rất nhiều loại phô mai khác nữa.

Hàu sống


alt

Nguồn ảnh: llworldtour.com


Hàu sống, còn gọi là huître, là món ăn rất được ưa thích tại Pháp. Hàu là loại hải sản có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều protein, vitamin, sắt và các vi chất dinh dưỡng khác. Hàu sau khi khui vỏ, vắt chanh vào ăn sống hoặc pha với giấm ngâm hành hương hay cầu kỳ hơn với một ít ớt bột và vài giọt nước cốt quýt hoặc cam sành. Đặc biệt, khi đến với vùng Bretagne, bạn sẽ có dịp thưởng thức món hàu Cancale nổi tiếng, thịt hàu Cancale dày và khi ăn dậy lên mùi mặn của muối iốt, khi ăn xong đọng lại dư vị thơm ngon đặc biệt của hạt dẻ noisette.


Món súp của Pháp

Ra đời vào thế kỷ 16, món súp giờ đây đã khẳng định vị trí trong nền ẩm thực của người Pháp.

 Súp bắt nguồn từ ‘sop’, một món ăn ban đầu chỉ là một loại canh hoặc một món hầm để nhúng những mẩu bánh mỳ. ‘Sop’ lúc đó chỉ để dành cho việc nhúng bánh mỳ.


Vào thế kỷ 16, các nhà hàng bắt dầu đưa súp vào thực đơn của mình như một món ăn và giá thành của súp rất hợp với túi tiền của thực khách. Những người bán hàng rong trên phố thì lại gọi đây là thần dược và quảng cáo súp là một phương thuốc giải độc hữu hiệu. Năm 1765, một doanh nhân ở Pari đã mở một nhà hàng chuyên về các loại súp. Chính điều này đã làm thay đổi tên gọi của ‘sop’ và từ đó người ta gọi món ăn này là súp (soup) trong các nhà hàng.

http://img.tapchiamthuc.vn/2010/amthuc/0816/supphap1.jpg


Súp của Pháp luôn được làm từ những thực phẩm tươi. Người Pháp rất coi trọng việc sử dụng thực phẩm tươi cho những món ăn của mình. Dù khí hậu có thay đổi từ mùa này sang mùa khác thì mùa nào thức nấy, người Pháp vẫn luôn chế biến các món ăn ưa thích từ thực phẩm tươi.

http://img.tapchiamthuc.vn/2010/amthuc/0816/supphap2.jpg


Súp là một món ăn không thể thiếu trong các bữa ăn của người Pháp. Súp được người Pháp chế biến từ các loại thịt, rau quả, đậu có sẵn. Theo truyền thống, súp của Pháp được chia thành 2 nhóm chính: súp loãng và súp đặc. Người Pháp chia súp làm 2 nhóm chính như vậy dựa trên thành phần nước dùng và nước canh thịt.

http://img.tapchiamthuc.vn/2010/amthuc/0816/supphap3.jpg


Nước dùng dùng để chế biến súp đặc còn nước canh thịt lại để dùng để nấu món súp loãng. Gọi là súp loãng nhưng món ăn này không khác gì những món canh nấu với nước thịt ở Việt Nam. Các nguyên liệu để nấu súp loãng luôn được thái lớn hoặc để nguyên, đồng thời súp luôn giữ được độ loãng. Khác với súp loãng, người Pháp quan tâm nhiều hơn đến súp đặc bởi loại súp này rất bổ dưỡng nhờ những nguyên liệu được chọn lọc và xay nhuyễn, khi chế biến xong thì những món súp có dạng sền sệt nên được gọi là súp đặc.

http://img.tapchiamthuc.vn/2010/amthuc/0816/supphap4.JPG


Súp đặc được phân loại phụ thuộc vào những nguyên liệu được sử dụng. Ví dụ như: Purées là một loại súp rau, trong đó thành phần chủ yếu là rau được xay nhuyễn. Cũng như vậy, Bisques là loại súp thịt được làm từ sò, ốc xay nhuyễn với kem, súp kem thì thành phần có sốt Béchamel là chủ yếu, súp Veloutés béo ngậy với thành phần chính là trứng, bơ và kem. Ngoài những thành phần chính đặc trưng cho mỗi loại súp đặc còn có gạo, bột và ngũ cốc.

http://img.tapchiamthuc.vn/2010/amthuc/0816/supphap5.jpg


Trong cách chế biến súp đặc, người Pháp còn thích cho thêm 'Cheveux d'Ange'. Đây là một loại mì sợi thật nhỏ dành để nấu súp, loại mì này còn có tên là mì Tóc Tiên. Món súp ăn với mì ống sẽ rất ngon.

http://img.tapchiamthuc.vn/2010/amthuc/0816/supphap6.jpg


Không có gì dễ dàng hơn là nấu một bát súp bổ dưỡng. Bạn có thể tận dụng tất cả những thực phẩm có trong tủ lạnh hoặc có thể làm một loại súp tinh chế mà bạn ưa thích.


Gan ngỗng, ốc sên và những món ngon của Pháp

Khả năng chế biến và truyền thống lâu đời của nghề nấu ăn đã mang lại cho người Pháp biệt tài biến đổi những nguyên liệu bình thường thành những món ăn đáng nhớ. Ốc sên và gan ngỗng béo là hai trong số những món ăn nổi tiếng.

Ẩm thực Pháp được thế giới đánh giá cao với các nhà hàng cao cấp và các món ăn truyền thống phục vụ các thực khách sành điệu tại các thành phố lớn. Người Pháp rất tỉ mỉ và đặc biệt quan tâm khi nói đến ẩm thực và việc nấu ăn được thực hiện nghiêm túc như một nghi lễ tôn giáo với đầy đủ thành phần và trình tự. 

Ốc sên Pháp - Escargot

Nếu đã xem bộ phim Pretty Woman, bạn sẽ nhớ cảnh diễn viên Julia Roberts và Richard Gere đang ăn tối tại một nhà hàng Pháp thì chú ốc sên bất thình lình trượt khỏi bàn ăn và bay thẳng vào tay người phục vụ đứng gần đó. Nhưng đừng để cảnh phim đó làm bạn sợ hãi khi đến với món ăn này. Người ta không thể ngừng được việc gắn kết món ốc sên với ẩm thực Pháp và nếu bạn muốn trải nghiệm ẩm thực Pháp thì ăn ốc sên chính là một cách hay để làm điều đó.

Trong lịch sử Pháp, vỏ ốc cũng đã được tìm thấy trong các cuộc khai quật khảo cổ học, điều này chứng minh rằng người dân nước này đã ăn ốc cách đây hàng nghìn năm. Khởi nguồn từ vùng Burgundy, món ốc này hiện diện gần như khắp mọi nơi ở Pháp. Các loại ốc phổ biến hiện nay là "petit-gris" Helix aspersa hoặc ốc vườn.

Thức ăn ưa thích của ốc sên là đất và nhiều loại lá nên có thể gây độc hại cho con người. Vì vậy, ốc bắt buộc phải được làm sạch trước khi sơ chế. Cách chế biến của ốc sên chính là bourgeon, ốc được ướp trong nước sốt gồm các loại thảo mộc, tỏi, bánh mì vụn, bánh bơ và rượu vang trắng. Tất cả sẽ được đem nướng trong 10 - 15 phút ở nhiệt độ khoảng 299-375 độ.

Trong văn hóa ẩm thực Pháp, ốc sên thường được làm sạch, lấy ra khỏi vỏ và nấu chín (thường được nấu chung với bơ tỏi, gà hoặc rượu vang), sau đó được đặt trở lại vào vỏ kèm với bơ, rau mùi tây, kem bọt tỏi và nước sốt để phục vụ thực khách. Một số thành phần khác có thể được thêm vào món này tùy theo ý thích là hạt tỏi, húng tây, mùi tây… Kẹp gắp ốc đặc biệt (để giữ vỏ) và dĩa ốc cũng thường được đặt sẵn trên khay kim loại để thực khách dễ dàng “thao tác”. Hương vị của bơ, tỏi và các loại thảo mộc sẽ phủ lấy vị giác của bạn, kèm theo đó là độ dai giòn của ốc, hòa cùng bơ béo sẽ mang lại hương vị đặc sắc và thú vị. Món này sẽ trở nên đặc biệt hơn nếu bạn kết hợp cùng với một ly rượu trắng mát lạnh.

f

Gan ngỗng béo - Foie Gras

Gan ngỗng béo - tên của món ăn nghe có vẻ chưa thật sự hấp dẫn, nhưng món ăn tinh tế này là một trong những niềm tự hào của ẩm thực Pháp. Nguồn gốc của foie gras bắt nguồn từ Ai Cập, người ta đã phát hiện ra, ăn gan của một con ngỗng vỗ béo hoặc gan vịt ngon hơn, dù lúc đầu họ cho rằng những con ngỗng và vịt này bị bệnh. Foie gras là một món ăn phổ biến và nổi tiếng trong ẩm thực Pháp, được làm từ gan của con vịt hoặc ngỗng đã được vỗ béo. Hương vị của nó khá phong phú, hơi giống bơ. Pháp luật của Pháp cũng quy định rằng, Foie gras thuộc về di sản văn hóa và ẩm thực của nước Pháp cần được bảo vệ, như một món quốc hồn quốc túy.

Cách chế biến món gan ngỗng được xem là kỳ công bậc nhất trong các loại thực phẩm. Khi áp chảo, lửa phải canh thật chính xác bởi quá nóng thì gan sẽ bị cháy và mất mỡ dẫn đến không còn độ béo, còn thiếu lửa thì gan không chín tới, mùi tanh rất khó ăn. Miếng gan phải được trở đều sao cho hai mặt vừa vàng sậm, hơi giòn, nhưng bên trong vẫn mềm mại, ăn kèm với sốt giấm đen (sốt được làm bằng giấm balsamic, cô đặc lại còn một phần mười, sau đó tiếp tục nấu với rau húng quế, húng lủi). Món gan ngỗng thường được dùng với sốt dâu, trái cây và hương nấm để mang lại cảm giác mềm mại, ngọt ngào hòa lẫn với vị chua nhẹ.

Thưởng thức gan ngỗng phải từ tốn để cảm nhận được vị béo và mùi thơm của gan như tan dần trên đầu lưỡi một cách nhẹ nhàng. Một vị béo nhẹ phảng phất, không gắt, không hăng, trôi xuống cổ mà không có cảm giác ngậy. Cùng với nước sốt thơm thoang thoảng, điểm chua nhẹ và the the ẩn chứa từ húng quế, húng lủi, miếng gan ngỗng trở nên nồng nàn, xóa tan được dư vị tanh đặc trưng của gan động vật còn vương lại.

Món ăn này ngon hơn khi dùng kèm với loại bánh mì đặc ruột, được nướng qua để lớp mặt se lại, phía ngoài có độ giòn nhẹ nhưng không cứng, phần ruột vẫn xốp mềm. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng bánh mì sandwich nướng vàng hai mặt.





Món ăn truyền thống của Malaysia -
Món ăn truyền thống của Hàn Quốc
Món ăn truyền thống của Hà Lan
Món ăn truyền thống của Italia -
Món ăn truyền thống của Indonesia
Món ăn truyền thống của Huế -
Món ăn truyền thống của Hải Phòng




(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý