Cách chọn mua quả phật thủ đẹp và tươi nhất

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cách chọn mua quả phật thủ đẹp và tươi nhất

19/04/2015 09:34 AM
9,295

Cách chọn mua quả phật thủ đẹp và tươi nhất. Không chỉ có công dụng như một vị thuốc trong Đông y, quả phật thủ đúng như tên gọi vốn có là quả tay phật còn được mọi người tìm mua để trưng bày lên bàn thờ tổ tiên với ý nghĩa tâm linh, cầu mong mọi sự may mắn đến với gia chủ.





CÁCH CHỌN MUA QUẢ PHẬT THỦ

Chọn phật thủ sao cho đẹp mâm quả ngày Tết

Quả phật thủ thường được đặt ở trung tâm và nơi cao nhất trong mâm ngũ quả. Theo quan niệm xưa phật thủ là loại quả  dùng để thờ Phật và gia tiên vì có mùi thơm quyến rũ, tác dụng lưu giữ thần, Phật và gia tiên lưu lại trong nhà lâu hơn để phù hộ cho gia chủ. Chính vì thế, vào dịp Tết đến nhà nào cũng cố gắng mua bằng được một quả phật thủ để bày cúng ông bà, tổ tiên dù giá bán của loại quả này khá cao, thấp nhất cũng ở mức 100.000 đồng/quả, cao thì lên tới vài triệu.

Những ngày này, người ta đã bắt đầu săn lùng những quả phật thủ có hình dáng đẹp, có giá trị cao để làm quà biếu hay đơn giản là trưng bày trên mâm ngũ quả ngày Tết. Vườn phật thủ của gia đình anh Tạ Đăng Thưởng ở thôn Yên Thái, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội, đã có rất nhiều thương lái và người mua lẻ tìm tới. Vườn có trên 5.000 quả trong đó khoảng 300 quả thuộc hàng “khủng” có giá trên 1 triệu đồng đã được nhiều người đặt mua. Tết này, anh Thưởng dự tính vườn phật thủ sẽ cho thu nhập 700 triệu đồng.

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người phải lặn lội tới gần 20km, vào tận vườn nhà anh Thưởng tìm mua phật thủ bởi đơn giản, để tìm ra được một quả phật thủ với vẻ đẹp thể hiện đầy đủ ý nghĩa của nó ở trên phố không phải dễ. Khi chọn mua phật thủ người ta thường căn cứ vào hình dáng của quả, ngoài yêu cầu quả to, tay dài, mập, có nhiều ngón đều thì quả phải già, trơn cật, màu hơi mơ vàng. Phật thủ non cũng có màu vàng, hình dáng quả đẹp nhưng lại rất nhanh hỏng. Quả phật thủ muốn trưng được lâu, giữ được màu đẹp thì cứ khoảng 5−7 ngày, người ta lại dùng rượu trắng để lau bụi bẩn bám trên quả. Cẩn thận hơn thì khi đặt lên bàn thờ, bạn có thể để một bát nước, cho thêm vài viên thuốc B1 vào, sau đó đặt cành phật thủ vào bát nước. Chỉ với vài động tác đơn giản như thế, chúng ta sẽ trưng bày được quả này trên bàn thờ gia tiên từ 4−7 tháng.

Ngoài ý nghĩa thờ cúng tâm linh, quả phật thủ còn được nhiều người tìm mua để làm thuốc chữa bệnh. Phật thủ ngâm với mật ong dùng để chữa ho rất tốt. Vì thế, cứ mỗi dịp Tết đến quả phật thủ lại được nhiều người tìm mua.

Vườn Phật Thủ… "nghìn tay", giá bạc triệu mỗi quả

Vườn Phật Thủ… "nghìn tay" ở xã Tiền Yên với hàng chục quả hội tụ đủ các yếu tố: "Thịnh - Suy - Vi - Thái".

Từ xưa Phật Thủ đã được các thầy lang dùng như một vị thuốc với nhiều công dụng khác nhau. Ngày nay Phật Thủ vẫn được dùng để bào chế các vị, bài thuốc, nhưng cũng như chính cái tên của nó mà Phật Thủ đã trở thành một thứ quả thờ mang đậm tín ngưỡng phồn thịnh trong thuyết… "ngũ quả".

Người ta thờ Phật Thủ với mong muốn gia đình gặp nhiều may mắn trong năm mới, phồn thịnh về của cải, sức khỏe… Tuy nhiên, chơi Phật Thủ cũng rất công phu và có "luật" của nó. Quả càng to, ngón tay của Phật Thủ càng nhiều, dài, móng nhọn thì càng có giá trị.

Song Phật Thủ có giá trị cả về mặt ý nghĩa tâm linh, cũng như thẩm mỹ phải là quả to, tay dài, móng nhọn, số ngón phải đạt trên 20 ngón trở lên và đặc biệt ngón cuối cùng phải nằm ở chữ… "Thịnh", theo cách đếm: "Thịnh - Suy - Vi - Thái".

Nhưng không phải lúc nào cũng tìm được Phật Thủ có đầy đủ các yếu tố trên, có khi cả vườn hàng nghìn quả chỉ chọn được vài quả hoặc không quả nào. Với những quả Phật Thủ hội tụ đủ các yếu tố "âm dương ngũ hành" này, thì giá có khi lên đến vài triệu đồng, tùy theo khách chơi.

Hãy cùng chúng tôi "đột nhập" vào vườn Phật Thủ… "nghìn tay" ở xã Tiền Yên (Hoài Đức, Hà Nội), với hàng chục quả hội tụ đủ các yếu tố: "Thịnh - Suy - Vi - Thái", nhưng quan trọng nhất là ngón tay cuối cùng lại nằm ở chữ… Thịnh.

Vườn Phật Thủ… "nghìn tay", giá bạc triệu mỗi quả 1

  Anh Tạ Đăng Thưởng, thôn Yên Thái, xã Tiền Yên (Hoài Đức, Hà Nội)

khoe những quả Phật Thủ hội tụ đủ các yếu tố: "Thịnh - Suy - Vy

- Thái" và đều "chốt" bằng chữ… Thịnh quý giá của mình

Vườn Phật Thủ… "nghìn tay", giá bạc triệu mỗi quả 2

  Lạc vào "Vương quốc" Phật Thủ… "nghìn tay".

Vườn Phật Thủ… "nghìn tay", giá bạc triệu mỗi quả 3

  Càng già, chín Phật Thủ càng ngả dần sang màu vàng, màu của

giàu sang, phú quý.

Vườn Phật Thủ… "nghìn tay", giá bạc triệu mỗi quả 4

  Đôi Phật Thủ này không chỉ hội tụ đủ các yếu tố: "Thịnh - Suy - Vy - Thái"

mà còn rất đẹp về thẩm mỹ.

Vườn Phật Thủ… "nghìn tay", giá bạc triệu mỗi quả 5

  Những "giọt ngọc" tinh khiết đọng long lanh trên đầu ngón tay Phật Thủ,

đẹp đến mê hoặc.

Vườn Phật Thủ… "nghìn tay", giá bạc triệu mỗi quả 6

  Chị Nguyễn Thị Thu, thôn Yên Thái, xã Tiền Yên (Hoài Đức, Hà Nội)

 nâng niu, chăm chút những quả Phật Thủ trị giá cả triệu đồng.

Vườn Phật Thủ… "nghìn tay", giá bạc triệu mỗi quả 7

  Một quả Phật Thủ có hình dáng rất lạ mắt, theo chị Thu quả này

khách đã trả tới 800.000 đồng

Vườn Phật Thủ… "nghìn tay", giá bạc triệu mỗi quả 8

Quả Phật Thủ này được cho là đẹp nhất vườn, anh Thưởng cho biết với quả này Tết ít nhất phải đạt 1,2 - 1,5 triệu/quả. Năm ngoái anh bán 1 quả tương tự thế này với giá 3 triệu đồng/quả, tuy nhiên 1 phần do gặp khách thích. ới những quả Phật Thủ có tay mập thế này sẽ chơi được rất lâu.

Cách chọn hoa quả thờ ngày Tết

Bạn đã biết cách chọn quả thờ trong mâm ngũ quả trong ngày Tết chưa?

Mâm ngủ quả cũng là một trong những thứ không thể thiếu vào ngày Tết cổ truyền. Theo quan niệm cổ xưa, nhìn chung, mâm ngũ quả mang ý nghĩa là sự sống sung túc, may mắn và phú quý.

Mâm ngũ quả của người miền Bắc thường gồm: chuối, bưởi, đào, hồng quýt hay chuối, ớt, bưởi, quất, lê. Có thể thay thế bằng cam, táo, lê, lê-ki-ma… Nói chung, người miền Bắc không có phong tục khắt khe về mâm ngũ quả và hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày được, miễn là nhiều màu sắc.

Mâm ngũ quả người miền Nam gồm mãng cầu Xiêm, dừa (hay dưa), đu đủ, xoài, sung, với ngụ ý "cầu sung (túc) vừa đủ xài" . Đôi khi thêm trái dứa (người Nam gọi là "thơm") và thường là phải có một cặp dưa hấu để riêng bên cạnh. Theo nhiều người chia sẻ, khác với người Bắc là gia đình người miền Nam thường kiêng kỵ thờ quả có tên mang ý nghĩa xấu nên mâm trái cây của họ không có chuối (vì âm chuối đọc như "chui nhủi", ngụ ý thất bại), cam ("quýt làm cam chịu"), lê ("lê lết"), táo (người Nam gọi là "bom"), lựu ("lựu đạn") và không có cả sầu riêng, dù người Nam bình thường rất thích ăn sầu riêng, và không chọn trái có vị đắng, cay.

Mâm ngủ đặc biệt quan trọng như vậy, vì thế, khi đi mua quả thờ Tết, chị em cũng cần phải có sự lựa chọn kỹ nhé. Để quả vừa tươi, vừa để được lâu trong mấy ngày Tết… Dưới đây là một vài gợi ý cách chọn quả để chị em có thể tham khảo:

Bưởi

Để chọn được bưởi ngon ngọt, mọng nước, các bạn cần chú ý tới phần vỏ bên ngoài: da bóng, gai nở, trái tròn và khi cầm lên phải nặng tay. Nhiều người không để ý đến những nốt gai trên vỏ bưởi, nhưng đó chính là dấu hiệu giúp bạn nhận biết trái bưởi đó già hay non, bưởi càng già thì nốt gai trên vỏ càng lớn. Bưởi thờ nên chọn quả còn nguyên cuống sẽ đẹp hơn.

Cách chọn hoa quả thờ ngày Tết

Để chọn được bưởi ngon ngọt, mọng nước, các bạn cần chú ý tới phần vỏ bên ngoài: da bóng, gai nở, trái tròn và khi cầm lên phải nặng tay (Ảnh minh họa)

Chuối

Chuối thờ Tết thường là chuối tiêu già quả nhưng vẫn còn xanh. Chuối thờ đẹp chị em phải chọn đều quả, mỗi nải chuối thưởng trên 20 quả, cong đều nhau như vật mới “ôm” được các hoa quả khác đặt trong lòng nó.

Không nên chọn chuối sắp chín, hoặc đã sắp đổi sang vàng vì khi thờ, sức nóng của hương nhang sẽ làm chuối chín rất nhanh và dễ bị rụng quả.

Người Huế không thờ chuối tiêu như người Bắc. Chuối thờ của người Huế phải là chuối cau, chuối mật mốc, mật lá, tốt nhất là chuối ngự, tức loại chuối ngày xưa các làng tiến vua. Chuối thờ là chuối chưa chín nhưng cũng không được xanh quá, lại phải tròn cạnh, không xây xát. Đắt hàng nhất là những nải chuối nhiều quả xòe ra tượng trưng cho bàn tay Phật che chở chúng sinh (Phật thủ), nên mỗi độ Tết đến, ai cũng muốn trên bàn thờ có một nải Phật thủ như thế.

Dứa

Lúc mua dứa, các bạn nhớ chọn quả to, mắt đều, màu hơi ngả vàng, dùng tay búng thấy chắc - ngọt, mọng nước đảm bảo sẽ là dứa ngon.

Cách chọn hoa quả thờ ngày Tết

Lúc mua dứa, các bạn nhớ chọn quả to, mắt đều, màu hơi ngả vàng, dùng tay búng thấy chắc - ngọt, mọng nước đảm bảo sẽ là dứa ngon (Ảnh minh họa)

Cam

Chọn mua quả cam ngon sẽ có da bóng, cầm nặng tay. Phần vỏ cam, phía xung quanh cuống, dày và cao trong khi chính giữa núm lõm hơn so với xung quanh. Cam chín tự nhiên hơi vàng ở phần đáy, còn nếu chín đều ở các phần là cam chín do giấm.

- Cầm quả trên tay, thấy nhẹ là quả ít nước, xốp, khô. Không nên chọn cam màu vàng tươi, đã rụng cuống - biểu hiện của chín ép, sâu hại, ong chích... Nên chọn quả màu vàng mỡ gà, chiếm ít nhất 1/3 quả, da bóng láng, có đốm mờ, vỏ mỏng.

- Không chọn quả cam sành quá to, da sần sùi, vàng chóe một bên - quả bị rám nắng, nên vỏ dày, sượng khô, ít nước, không ngọt.

Quýt

Quýt đường ngon thì da căng, vàng bóng tự nhiên, bóp mềm tay và đàn hồi, không bị dập, cuống tươi, đầu đít nở đều.

Lưu ý, có những trái quýt bóng da, tươi cuống nhưng bạn bóp thấy hơi cứng, không đàn hồi, đó là những trái quýt non hoặc sượng - ít nước.

Mãng cầu

Chọn quả da vàng, láng, gai mềm, khoảng cách giũa các gai rộng.

Dưa hấu

- Hình dáng: Chọn dưa hấu có quả đủ dài, mình tròn đều, đầu đuôi tương xứng.

Cách chọn hoa quả thờ ngày Tết

Chọn dưa hấu có quả đủ dài, mình tròn đều, đầu đuôi tương xứng (Ảnh minh họa)

- Vỏ dưa: Vỏ căng tròn, láng bóng, các xọc đen phải nổi rõ, dùng ngón tay cái ấn nhẹ vào vỏ thấy cứng là dưa ngon, tốt.

- Cuống dưa: nhỏ, héo khô lại là dưa già. Nếu cuống dưa héo mà do hái non thì cuống thường to, không teo nhiều.

- Núm dưa: tròn đều, hơi lõm xuống.

- Bên dưới dưa: Xem phần dưới quả dưa lớn hay bé (càng bé càng tốt). Đồng thời xem nó có lõm vào hay không, lõm và càng xâu thì càng ngọt. Nhưng với quả dưa hình cầu, nếu nó lõm sâu thì thường là quả đã chín quá, sẽ bị xốp.

- Phần dưa nằm tiếp đất: càng vàng càng tốt, nếu có xanh và hơi vàng là quả dưa còn non.

Xoài

Các bạn lưu ý khi chọn xoài, hãy chọn quả có da căng bóng, màu vàng sáng, không lấy quả thâm đen, vỏ nhăn, nhũn. Khúc đầu quả chín vàng, cứng, phần bụng phía dưới có một mắt, là hạt nhỏ.

Cách chọn hoa quả thờ ngày Tết

Các bạn lưu ý khi chọn xoài, hãy chọn quả có da căng bóng, màu vàng sáng, không lấy quả thâm đen, vỏ nhăn, nhũn (Ảnh minh họa)

Táo

Chọn táo được đóng trong bao, túi. Vỏ loại táo này sạch hơn, ít bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí, thuốc trừ sâu và thuốc bảo quản.

Nên chọn loại táo được cấp giấy chứng nhận táo xanh vì ít nhất chúng được lựa chọn và qua kiểm định, đảm bảo hơn các loại táo thông thường khác.

Quả căng, cầm nặng mới ngon.

Đu đủ

Lựa quả già, màu hơi ngả vàng nặng trái, cuống còn tươi. Những quả như thế này khi thờ sẽ chín dần dần, trông vô cùng đẹp mắt.

Nho

Không nên chọn loại cuống khô, vỏ nhăn, bị rơi rụng nhiều, không còn nguyên chùm. Bạn nên chọn loại chùm lớn, trái to và mọng nước

Thanh long

Chọn trái có vỏ bóng đỏ sậm và mỏng.

Chúc chị em chọn được hoa quả ngon để có một mâm ngủ quả như ý trong ngày Tết.

Một vài cách lựa chọn hoa quả an toàn

Thông thường, bằng mắt thường rất khó phân biệt được đâu là nho, mận, lựu… nhập khẩu từ Trung Quốc, nhất là khi người bán cố tình lập lờ về nguồn gốc. Tuy nhiên, có thể nhận dạng mận Trung Quốc thường có hình thức bắt mắt hơn mận Việt Nam, còn lựu nhập vào nước ta chủ yếu là lựu của Trung Quốc…

Mặc dù đã sắp hết mùa na, tuy nhiên hiện tại các chợ vẫn còn bán loại quả này. Đây cũng là loại quả nằm trong nhóm “ít có nguy cơ nhiễm độc cao” và an toàn cho người dùng. Na chín có mùi vị thơm ngon, thịt quả mềm khi chín, ngọt. Na dai chín được nhiều người ưa dùng với tác dụng bổ dưỡng (trong 100g na, người ăn sẽ nhận được năng lượng là 64kcal; nước: 82,5g; protein 1,6g; gluxit: 14,5g; xenluloza: 0,8g; canxi: 35mg; photpho: 45mg; vitamin C: 36mg). Ngoài ra trong na chứa rất nhiều vitamin nhóm B tốt cho sức khỏe người cao tuổi, người mới ốm dậy và phụ nữ sau khi sinh.

quả naNa dai chín được nhiều người dùng, có tác dụng bổ dưỡng. Ảnh Đức Thắng

Mùa thu là thời điểm bắt đầu vào mùa cam. Loại quả này vào mùa thu giàu vitamin C nhất. Ăn cam giúp bạn nhanh khỏi cúm, ho, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, vitamin C trong cam giúp cho xương cứng chắc, chống đau họng, giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, ngăn chặn bệnh đục nhân mắt...

Tuy nhiên, hiện nay tại một số tuyến đường, vỉa hè ở Hà Nội xuất hiện nhiều điểm bán cam tươi được quảng cáo là “cam ngọt Hà Giang”, “cam Việt Nam” với giá khoảng 8.000- 10.000 đồng/kg. Theo tiết lộ của người bán cam trên đường Nguyễn Phong Sắc kéo dài (quận Cầu Giấy, Hà Nội) thực chất đây là cam nhập từ Trung Quốc về và được bán ở Hà Nội, tuy nhiên trái cam có dạng gần giống như cam Hà Giang được nhiều người dùng nên mới "quảng cáo" như vậy. Cam Hà Giang chỉ bắt đầu thu hoạch vào tháng 12 dương lịch hằng năm, tức còn khoảng hai tháng nữa mới vào mùa.

Nhiều người nghĩ, ăn ổi sẽ bị nóng, táo bón, nổi mụn... Tuy nhiên, thực tế ổi là một trong những loại quả có giá trị dinh dưỡng rất cao, ổi chứa ít chất béo bão hoà, cholesterol và natri nhưng chứa nhiều chất xơ, vitamin C, A, kẽm, kali và mangan. Ngoài ra, ổi còn là loại quả có nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Mùa này có ổi bo ở Thái Bình quả to bằng nắm tay. Ổi găng được trồng nhiều ở Gia Lâm, Hà Nội và nhiều vùng quê Bắc bộ. Ngoài ra còn có giống ổi to không hạt được nhiều nông dân trồng.

Bà Nguyễn Thị Bích Hồng - Viện Nghiên cứu rau quả, cho biết: những loại quả có nhiều vitamin, dưỡng chất, ở Việt Nam nói chung và miền Bắc khá phong phú. Có những loại quả mà khi ăn, người tiêu dùng tương đối an tâm, giá cả lại rẻ như quả ổi. Nông dân rất ít khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật lên ổi. Sau khi hái xong thường mang đi bán ngay.

Theo tư vấn của chuyên gia trong lĩnh vực dinh dưỡng, quả ổi có chứa nhiều chất xơ nên có tác dụng phòng ngừa bệnh táo bón. Hạt của quả ổi cũng có tác dụng hiệu quả trong việc nhuận tràng và làm sạch hệ thống đường ruột. Về điều trị bệnh tiểu đường, theo nghiên cứu của các nhà khoa học Ấn Độ, lá và quả ổi có khả năng giảm thiểu lượng đường gluco trong máu. Tuy nhiên, nếu ăn cả vỏ ổi sẽ không tốt cho lượng đường trong máu của bạn. Cách tốt nhất khi ăn ổi để điều trị bệnh tiểu đường là gọt bỏ vỏ....

Không chỉ có ổi, hiện cũng là mùa chuối tiêu. Khắp nẻo đường, chuối được bày bán với giá khá rẻ chỉ khoảng 20.000 – 30.000 đồng/nải. Chuối chứa nhiều vitamin B6, vitamin C và kali. Có bà nội trợ lo lắng mua chuối không khéo sẽ mua phải chuối dấm bằng thuốc. Chuối là loại quả rất lành, được bọc ngoài bởi lớp vỏ dày. Sau khi hái khỏi cây, quả vẫn tiếp tục chín. Thời gian để được chuối từ lúc hái còn ương đến khi chín khá dài vì vậy người bán ít phải sử dụng thuốc. Tuy nhiên, dù có dùng thuốc kích thích sinh trưởng để cho chuối mau chín thì người dùng cũng không nên quá lo lắng vì thịt quả được ngăn với bên ngoài bằng lớp vỏ dày, có thể bóc được.

nải chuốiChuối không chứa nhiều chất độc nên an toàn cho người dùng. Ảnh: Đức Thắng

Quả khế ngọt cũng là loại quả an toàn cho người dùng. Loại quả này khá giàu các muối khoáng như kali, magie... Vị chua của khế không phải do vitamin C mà do axit tartric. Mùa khế ở miền Bắc vào khoảng tháng 2-3 và thêm vụ thu vào tháng 8-10. Chưa có loại bệnh nấm, virus nào nguy hiểm đối với khế. Vì vậy, người dân ít phải dùng thuốc bảo vệ như thuốc chống nấm, chống virus.

Một loại quả hiện có thể mua và sử dụng với giá cả vừa rẻ lại vừa an toàn là quả dứa. Quả dứa có hàm lượng axit hữu cơ cao gồm axit malic và axit xitric. Ngoài ra còn có chứa mangan, photpho, vitamin C dồi dào. Quả dứa ít phải bảo quản bằng thuốc vì loại quả này có thể tự chín sau khi đã thu hoạch, nông dân có thể hái từ khi quả còn xanh hoặc chớm chín. Vỏ dứa lại dày nên người dùng có thể an tâm.

Việt Nam là nước có nhiều giống bưởi quí như: bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ), bưởi Diễn (Hà Nội), bưởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh), bưởi Năm Roi (miền Nam), bưởi Thanh Trà… Bưởi là loại quả ngon, dễ ăn, trong họ cam (cam, quýt, bưởi, quất) thì bưởi chứa nhiều hàm lượng vitamin C nhất. Thường xuyên dùng bưởi sẽ là một trong những cách phòng chữa bệnh hiệu quả. Ăn bưởi giúp cơ thể hấp thu tốt các thuốc bổ và dưỡng chất trong thức ăn. Công dụng của quả bưởi là trừ đau bụng ăn không tiêu, trừ thấp, tan đờm, trị ho, kém ăn, giảm cân…





Cách trồng cây phật thủ loại cây quý cho phúc lộc
Thu nhỏ lỗ chân lông bằng phương pháp tự nhiên
Tác dụng chữa bệnh của quả phật thủ -
Học cách nói chuyện hay thu hút mọi người xung quanh
Cách chọn địa điểm kinh doanh phát đạt
Cách chống buồn ngủ khi học
Cách ghen thông minh
Cách bài trí bàn thờ Phật hợp phong thủy
Cách chọn logo cho công ty thông minh nhất




(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý