Cách pha trà thảo dược thơm ngon nhất

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách pha trà thảo dược thơm ngon nhất

19/04/2015 10:06 AM
3,733

Cách pha trà thảo dược thơm ngon nhất. Trà thảo mộc giúp bạn tìm lại sự quân bình của cơ thể, sức khoẻ và vẻ đẹp nhờ hương vị nguyên chất rất đặc trưng của nó. Tuy nhiên khi dùng không nên vượt quá liều lượng.







CÁCH PHA TRÀ THẢO DƯỢC NGON NHẤT


Hướng dẫn cách pha trà gừng thảo dược ngày lạnh

www.lamsao.com

Loại trà này uống trong mùa đông rất hợp bởi có tinh dầu gừng giúp ấm bụng và nguyên liệu thảo mộc đem lại cảm giác thư thái. 

Nguyên liệu:

 - Gừng tươi 1 - 2 củ

- Đường kính

- Táo tàu

- Vài hạt nho, vải khô, câu kỷ tử, cam thảo..

Cách làm:

  • Gừng tươi rửa sạch, thái khúc đập dập.

    Đặt nồi lên bếp, cho nước khoảng nửa nồi, lượng nước tùy vào số người uống.

  • Đun nước sôi rồi cho  táo tàu, vải khô, cam thảo... vào, nhỏ bớt lửa đun tiếp 8 phút nữa.

    Sau khi đun sôi các nguyên liệu thảo mộc trên thì cho gừng vào đun tiếp 3 – 5 phút nữa.

Cuối cùng cho đường kính vào. Cho đường để vị ngọt đậm một chút sẽ ngon hơn.

Khuấy đều rồi tắt bếp và rót ra chén thưởng thức.


Còn gì tuyệt bằng một tách trà ấm cho những ngày trời chớm lạnh này phải không bạn? Vậy hãy bắt tay vào làm thử món trà thảo mộc này nhé.

Nguyên liệu:

  • 100ml nước lê (hoặc nước táo)
  • 2 nhánh quế nhỏ
  • 3 bông hoa hồi
  • 1 túi trà (loại gì cũng được)

Cách pha:

  • Rang qua hoa hồi và quế trên bếp khoảng 2 phút cho thơm đã nhé!
  • Đổ nước ép lê vào, đun sôi!
  • Thả túi trà vào và đun thêm khoảng 1 phút thì tắt bếp.
  • Đổ ra cốc và thưởng thức ngay thôi!

Các loại thảo mộc có thể dùng để pha trà bao gồm:

- Hoa quất: Giúp an thần

- Hoa cúc cam: Giúp an thần, giảm đau dạ dày, trướng bụng do khó tiêu.

- Hoa, lá oải hương: Làm cơ thể phấn chấn, giảm chứng đau đầu và mệt mỏi.

- Lá hương thảo: Hỗ trợ tuần hoàn máu, tiêu hoá tốt, giảm đau đầu, giúp cơ thể phấn chấn khi pha cùng lá oải hương.

- Lá bạc hà cay: Giảm chứng mất ngủ, bồn chồn, giảm đau vùng bụng, buồn nôn, cảm lạnh, đau đầu.

- Quả tầm xuân: Lợi tiểu, chứa nhiều vitamin C.

- Rau diếp cá: Giải độc, thanh lọc cơ thể.

- Lá, rễ bồ công anh:
Làm đẹp da, bổ cơ thể.

- Lá hồng vàng: Giảm và chống cảm lạnh, làm đẹp da.

- Cỏ lá tre: Lợi tiểu, an thần, làm se da.

- Tảo bẹ: phục hồi sinh lực và thư giãn thần kinh. Uống đều đặn rất tốt cho tóc và móng. Nấu tảo trong 1 lít nước để uống.

- Cây lá quạt: Thải độc, giảm béo.

Ngoài ra, còn có một số thảo mộc có cùng chung tác dụng khi pha thành trà như:

- Trà giúp ngủ tốt, ngon giấc: Lá húng tây, hoa cơm cháy, hoa hồi, hạt thì là, lá kinh giới.

- Trà giúp thư giãn:
húng quế, cúc cam, bài hương, hương chanh, bạc hà, hương thảo, xô thơm, tảo bẹ. Cách pha chế: Dội nước vào các nguyên liệu cho mềm ra rồi đem nấu khoảng 10 phút. Lọc nước để uống

Pha chế Trà thảo dược: Hoa cúc, cỏ ngọt

Pha chế Trà thảo dược: Hoa cúc, cỏ ngọt









Uống trà là thói quen bình dị và có lợi cho sức khỏe. Kết hợp nhiều loại thảo dược khác nhau bạn sẽ có một ly trà thơm ngon và bổ dưỡng. Chúng tôi xin giới thiệu cách thức pha trà hoa cúc, cỏ ngọt.

Loại trà này không chỉ là thức uống giải khát, thanh nhiệt, giải độc, tốt cho người bị cao huyết áp, tiểu đường, thừa cân, mà còn thích hợp cho việc làm dịu thần kinh và giúp bạn ngủ ngon hơn.

Chuẩn bị:

Hoa cúc khô : 10 - 15g
Cỏ ngọt : 5 - 10g
Nước sôi : 1 - 1,5lít

Pha chế:

Rửa sạch hoa cúc với nước lạnh, ngâm trong nước ấm từ 3 - 5 phút.
Cỏ ngọt rửa sạch. Sau đó cho cả hoa cúc và cỏ ngọt vào ấm trà, rồi rót nước sôi vào. Hãm giống như với trà xanh.

Thưởng thức:

Bạn có thể uống nóng, uống nguội hoặc uống lạnh.   

THAM KHẢO THÊM : CÔNG DỤNG CỦA TRÀ VÀ CÁCH UỐNG TRÀ THẢO MỘC

Làm mềm da với trà thảo mộc

Tiết trời thay đổi khiến cho làn da của bạn có nguy cơ bị khô sần, thiếu sức sống. Tắm với trà thảo mộc là một phương thức hữu hiệu giúp bạn có được làn da sáng bóng, mịn màng.

Trà là một trong những loại thảo dược vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp tăng thêm vẻ đẹp của làn da và thích hợp cho mọi loại da. Tắm trà là cách tốt nhất để cơ thể thẩm thấu các chất khoáng và chất kháng oxy hoá có trong trà. Liệu pháp này giúp thư giãn, giảm stress và mệt mỏi.

 

Một số loại trà có công dụng làm đẹp da

Trà bạc hà làm khoẻ da: giúp phục hồi làn da suy yếu nhờ hương thơm nhẹ nhàng và dễ chịu của lá bạc hà. Khi tắm, bạn có thể cho thêm vào nước tắm vài giọt tinh dầu oải hương để tận hưởng cảm giác thư giãn thật sự. Ngoài ra, bạc hà còn có chất kháng histamine và kháng khuẩn giúp thông mũi và dễ thở vào buổi tối. Nếu cơ địa hay bị dị ứng thời tiết, hãy tắm loại trà này. Ngâm chân với trà bạc hà cũng giúp ngừa sự sinh sôi quá nhanh của vi khuẩn gây mùi khó chịu.

Trà trắng giúp thanh tẩy da: dùng như lotion dành cho làn da mệt mỏi nhờ trà trắng chứa nhiều chất kháng oxy hoá. Trà trắng có hoạt tính giống như chất thanh tẩy tự nhiên giúp phục hồi da.

Trà hương thảo giúp chống nhăn da: vì có hoạt tính như thành phần chống lão hoá tự nhiên. Ngâm mình trong trà hương thảo làm da bớt sưng phồng, hơn thế, nó còn được dùng để làm sạch và nuôi dưỡng tóc. Nếu mắt sưng phồng, thì đắp một túi trà hương thảo lên là cách hay nhất.

Trà gừng làm dịu tinh thần: trà gừng ngoài việc kích thích tiêu hoá, ngâm mình trong trà gừng cũng giúp bình ổn tinh thần.

Trà xanh trị bệnh ngoài da: đây là loại tốt nhất cho sức khoẻ nhờ chứa nhiều vitamin hơn các loại trà khác. Trà xanh còn giúp ôn hoà cơ thể từ trong ra ngoài, đặc biệt với những người mắc chứng hư hàn. Dùng 500g lá trà xanh tươi, vò nát cho vào nồi nước đun sôi. Sau đó, gạn lấy nước để pha vào bồn tắm ở nhiệt độ từ 30 – 380C. Nếu tắm thường xuyên có thể làm mềm lớp chai ở tay và chân. Thoa nước trà lên da để chống lại tác hại của tia cực tím.

Bã trà diệt khuẩn: bã trà sau khi phơi khô cho vào túi vải cột chặt miệng túi lại. Thả túi trà vào bồn khi nước còn lạnh, sau đó thêm nước sôi vào hoặc thả ngay túi trà vào nước nóng 400C, túi trà sẽ nổi lên và tiết các dưỡng chất ra nước tắm. Lưu ý chọn loại trà có độ pH trung hoà để tránh tác động xấu đến da. Cách tắm này giúp thanh lọc vi khuẩn và mùi hôi trên cơ thể.

 

Lưu ý khi tắm trà

Vì thể chất của mỗi người khác nhau nên ph��i chọn loại lá trà tắm phù hợp: Nữ giới thích hợp với các loại trà hoa; thanh niên và người ở độ tuổi trung niên có khả năng đề kháng mạnh nên thích hợp với trà xanh; người cao tuổi thì cơ chế sinh lý yếu, thiếu khí huyết, sẽ rất phù hợp khi tắm trà ô long hay hồng trà; trẻ nhỏ có hệ thần kinh, cơ quan tiêu hóa và da chưa hoàn chỉnh thì nên chọn trà ướp hoa pha loãng để tắm.

Trong tất cả các loại trà, trà xanh được xem là có tác dụng tốt nhất cho sức khỏe của con người. Trà xanh có nhiều sinh tố hơn mọi thứ trà. Cứ 100g trà thì có độ 500mg sinh tố C và 1,2mg sinh tố B2, gấp bốn lần lượng sinh tố trong các loại đậu nành, gấp chín lần lượng sinh tố có trong cơm gạo. Ngoài ra, trà xanh còn có sinh tố B1, A, nhưng chất caffeine lại ít hơn những loại trà khác.

Dùng trà xanh pha vào nước tắm có tác dụng phòng trị bệnh về da, ôn hòa cơ thể từ trong ra ngoài, rất thích hợp với người có chứng hư hàn. Cách pha rất đơn giản lấy 500g trà xanh, lựa lá tươi, vò nát, cho vào nồi nước đun sôi, sau đó gạn lấy nước, pha vào bồn tắm ở nhiệt độ 30 - 380C. Ngâm mình trong nước trà xanh là cách thư giãn nhanh chóng giúp cho tinh thần sảng khoái, xua tan mệt mỏi. Nước trà xanh sẽ giảm mụn nhọt, đồng thời giúp làn da trở nên mịn màng, mềm mại. Lưu ý là chỉ sử dụng nước trà pha lần đầu.

Thường xuyên tắm nước trà xanh có thể làm mềm lớp chai ở tay và chân, làm cho làn da trắng đẹp.

Ngoài ra, trà xanh giúp làm sạch chất nhờn se lỗ chân lông thì dùng một miếng bông thấm ít nước trà quét nhẹ lên da mặt. Trà xanh còn bảo vệ da khỏi tác hại của tia cực tím. Chiết xuất trà thường được dùng trong các mỹ phẩm chống nắng.

Bã trà cũng có tác dụng với làn da. Lấy một lượng bã trà sau khi được phơi khô cho vào túi vải xô rồi cột chặt miệng túi. Thả túi bã trà vào bồn tắm khi nước lạnh, sau đó đổ thêm nước sôi vào hoặc thả túi trà vào nước ở nhiệt độ 400C, để túi trà nổi trên mặt nước cho các thành phần trong trà tiết ra. Sau đó dùng nước trà để tắm sẽ thanh tẩy được vi khuẩn, mùi hôi trên cơ thể. Nên chọn loại trà có độ pH trung hòa, không quá nhiều kiềm và acid để tránh gây tác động không tốt cho da.

Tắm bằng trà là một hình thức thư giãn lý tưởng. Dùng 500g lá trà ngâm trong bồn nước để tắm thường xuyên thì làn da bóng nhẵn, vùng da thô ráp trở nên mềm mại. Có thể thêm một ít cánh hoa yêu thích như hoa hồng phấn, hoa cúc vàng… Hương thơm của trà và cánh hoa quyện với nhau sẽ giúp cho tinh thần thư thái.

Khi tắm trà, hãy lưu ý hai điều sau:

- Khi vừa mới ăn no, nếu tắm trà ngay thì cơ thể chịu sự kích thích của trà, mạch máu căng lên, dễ dẫn đến thiếu máu ở khoang bụng và đại não, khiến sự tiêu hóa kém và bị chóng mặt.

Tắm trà lúc đói dễ làm cho cơ thể suy yếu, thậm chí có thể ngất xỉu.

- Khi cơ thể cảm thấy khó chịu, dù bệnh nhẹ hay nặng cũng không nên tắm trà. Lý do là khi tắm, lượng mồ hôi tiết ra nhiều hơn, dễ làm cho bệnh nặng thêm.

Tắm trà có thể loại bỏ mệt mỏi, nhưng quá mệt mỏi thì không nên vận dụng. Khi cơ thể mệt mỏi, cơ bắp co rút nhanh và mạnh, máu lưu thông nhanh nên nếu tắm trà thì dễ dẫn đến thiếu máu ở tim và đại não.

Nhiệt độ nước trà quá cao sẽ làm cho mạch máu căng quá mức, máu nhanh chóng lưu thông đến bề mặt cơ thể, dẫn đến thiếu máu ở tim và đại não, hậu quả là cơ thể xuất hiện triệu chứng chóng mặt, hoa mắt…

Uống trà thảo dược đúng cách

Mùa hè trời nắng nóng, trà thảo dược với tính năng giải nhiệt trở thành lựa chọn của nhiều người. Song không phải cứ thảo dược là có thể dùng thoải mái, mà cần chú ý những điểm sau đây:

- Không uống trà để qua đêm. Nhiều người có thói quen ngâm trà thảo dược trong ấm trước lúc đi ngủ để sáng hôm sau dậy uống ngay không mất thời gian đun, tuy nhiên đây là cách làm không khoa học và còn ảnh hưởng đến sức khỏe.

- Uống trà không thể vội. Dù trà thảo dược có thể uống ngay sau khi đun 5-10 phút, song để trà nguội hẳn mới uống thì tác dụng sẽ được phát huy triệt để hơn. Trong khi chờ nguội, không nên rót ra cốc mà để nguyên trong ấm sau đó mở nắp, mới không ảnh hưởng đến chất lượng trà.

- Không nên uống trà quá ngọt. Trà thảo dược thường được uống với mục đích giải nhiệt, do vậy nên chọn loại có vị đắng hoặc thanh thanh, tránh những loại có nhiều đường vì sẽ phản tác dụng, khiến có thể dễ “bốc hỏa” hơn.

- Không thể lạm dụng. Trà thảo dược cũng là thuốc, vì vậy không thể uống nhiều một lúc, càng không thể dùng trong thời gian dài như các loại thực phẩm chức năng. Đối với người có tố chất yếu ớt, nếu thường xuyên dùng trà thảo dược với tính hàn và vị đắng sẽ làm tổn hại đến dương khí và tì vị, dẫn đến nhiều căn bệnh khác. Trẻ nhỏ do phủ tạng còn non nớt, cũng không nên cho uống trà thảo dược.

- Phụ nữ cần thận trọng. Vì trà thảo dược có tính hàn, trong khi đó vào kỳ kinh nguyệt cơ thể mất rất nhiều máu gây thiếu hụt chất sắt, nếu lại uống trà thảo dược vào sẽ làm tổn hại đến chức năng dạ dày, gây chóng mặt, đau bụng. Đối với người mang thai, nếu uống trà thảo dược pha đặc sẽ ảnh hưởng đến nhịp tim, tăng thêm gánh nặng cho tim và thận, không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mới sinh con nếu uống nhiều trà thảo dược cũng dễ để lại nguy cơ hậu sản.

- Lưu ý thời điểm uống. Trà thảo dược lợi tiểu, không nên uống trước khi đi ngủ. Khi bụng rỗng, nhất là khi vừa ngủ dậy cũng nên tránh vì sẽ ảnh hưởng đến chức năng cơ quan tiêu hóa..




Thai kỳ khỏe mạnh với trà thảo dược
Những loại trà thảo dược bà bầu cần nói 'không
Các loại trà thảo mộc tốt cho sức khỏe gia đình bạn .
Các loại trà tốt cho sức khỏe
Công dụng của cây cam thảo
Bà bầu có nên uống trà xanh không?
Tắm trắng hiệu quả an toàn bằng thảo dược



(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý