Cách khắc phục răng thưa hiệu quả nhất

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách khắc phục răng thưa hiệu quả nhất

19/04/2015 10:53 AM
903

Cách khắc phục răng thưa hiệu quả nhất. Rất nhiều người có khe thưa giữa 2 hoặc giữa các răng cửa, nguyên nhân có thể do mầm răng mọc bẩm sinh, do thiếu không có răng vĩnh viễn, răng mọc ngầm, do mất tương xứng giữa răng và hàm ( răng nhỏ, hàm rộng)...







CÁCH KHẮC PHỤC RĂNG THƯA HIỆU QUẢ

Răng thưa và các biện pháp khắc phục


Dù là nguyên nhân nào chăng nữa, khi đứng trước gương, khi nói cười giao tiếp, răng cửa thưa đều ảnh hưởng ít nhiều đến sự tự tin của bạn.

                                   

Bạn cần phải làm gì?

Đến với nha sĩ chúng tôi, vấn đề tưởng phức tạp sẽ trở thành đơn giản trong thời gian ngắn nhất.

Bạn có thể lựa chọn một trong những cách giải quyết sau:

- Hàn đóng khe thưa bằng vật liệu composite thẩm mỹ giống như màu răng của bạn, tức là hàn cho mỗi răng bên cạnh khe thưa to ra một chút. Cách này rất nhẹ nhàng không phải mài răng, thời gian chỉ khoảng 15 phút cho một khe thưa, thường áp dụng cho những khe thưa nhỏ < 2mm.Với phương pháp này bạn cần giữ gìn hạn chế cắn đồ cứng và thay đổi nhiệt độ đột ngột trong miệng ( VD: Ăn đồ nóng + Uống nước đá ). Nhưng theo thời gian, cách này răng trám sẽ bị ngả màu.

                                               

- Làm chụp sứ cho nhưng răng bên cạnh khe thưa: Cách này hiệu quả, răng bóng đẹp, độ cứng, bền cao, những răng quá thưa có thể chia lại khoảng cách và thêm răng sao cho cân đối hài hòa. Cách này chi phí cao và cần phải mài bớt một lớp ngoài của răng.

                                             

- Chỉnh nha: Dùng mắc cài cố định trên răng, tác động trên dây cung bằng lực nhẹ, kéo các răng từ từ lại gần nhau. Cách này giữ nguyên răng của bạn, tuy nhiên giá tiền có đắt hơn, thời gian kéo và cố định lâu từ 1-2 năm. 




THAM KHẢO THÊM:

Những bệnh về răng miệng thường gặp


Hôi miệng
Hiện nay, bệnh hôi miệng khá phổ biến gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý cá nhân làm mất tự tin khi giao tiếp. Có nhiều nguyên nhâ gây ra hôi miệng có thể liên quan đến những bệnh sâu răng, ung thư miệng, gan, thận, HIV,…Đó là những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm mà đa số chúng ta thường bỏ qua.

Để điều trị chứng hôi miệng việc đầu tiên là chúng ta nên xá định chính xác nguyên nhân gây hôi miệng để có phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
 

Những bệnh về răng miệng


Sâu răng
Đây là căn những bệnh về răng miệng thường gặp ở mọi lứa tuổi, thông thường bệnh khó phát hiện bệnh trong giai đoạn đầu và khi các lỗ sâu răng xuất hiện thì bệnh đã tiến triển được một thời gian dài, khi thấy đau là sâu răng đã bước sang giai đoạn tương đối nặng. Nếu không được điều trị kịp thời thì tuỷ răng sẽ chết và có thể phát sinh những biến chứng như viêm quanh cuống răng, viêm xương, viêm hạch...

Phương pháp điều trị sâu răng thường được các phòng nha sử dụng lâu nay đó là dùng vật liệu hàn để bịt kín lỗ sâu răng, ngăn không cho vi khuẩn hoặc các tác nhân bên ngoài như nhiệt độ, hoá chất tấn công, huỷ hoại tuỷ răng.
 

Bệnh về răng miệng thường gặp


Vôi răng
Vôi răng cũng là một trong những nguyên nhân chính gây viêm nướu, viêm nha chu, khiến hơi thở có mùi hôi. Nguyên nhân gây ra vôi răng cũng có thể do bạn vệ sinh răng miệng không đúng cách để cặn thức ăn bám trên răng hoặc bạn đang mắc các chứng liên quan tới bệnh tiểu đường.

Để điều trị vôi răng hiệu quả các nha sĩ khuyên bạn nên đi cạo vôi và đánh bóng răng 6 tháng một lần, Và chải răng đúng phương pháp và đúng thời điểm, cũng là cách tốt để hạn chế những bệnh về răng miệng thường  gặp này.
 

Bệnh về răng miệng hay bị mắc phải

Viêm lợi
Viêm lợi sinh ra do vi khuẩn ở trong mảng bám răng hoặc cao răng tồn tại lâu trong miệng. Vi khuẩn ở mảng bám tồn tại càng lâu thì mức độ nghiêm trọng mà chúng có thể gây ra càng lớn. Không những thế khi bạn có dấu hiệu lợi đỏ và sưng phồng bạn có nguy cơ mắc những căn bệnh nguy hiểm. Nếu bệnh viêm lợi xảy ra thường xuyên thì khả năng bạn bị mắc các bệnh về tim mạch tương đối cao.

Chăm sóc răng miệng tại nhà bằng cách ăn uống đủ chất và đánh răng, xỉa răng bằng chỉ đúng cách nhằm hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn gây hại, trong trường hợp bệnh nặng, phẫu thuật để phục hồi các mô lợi bao quanh răng là các tốt nhất để điều trị những bệnh về răng miệng.

                                           

Một số phương pháp đơn giản chữa bệnh răng miệng

Quả lê có tác dụng chống nhiệt miệng và đau họng.














Khi bị rộp miệng, bạn hãy cắt vài lát gừng, cho vào miệng nhai nhỏ, vết rộp sẽ nhanh hết. Việc nhai sống lá hoặc củ tỏi cũng đem lại tác dụng này.

Sau đây là một số cách chữa bệnh răng miệng dễ thực hiện khác:

1. Chống sâu răng

- Súc miệng bằng nước chè: Trong lá chè có chất làm chắc răng. Nước chè có chất kiềm, có thể trung hòa axit, chống sâu răng và một số loại vi khuẩn gây bệnh.

- Súc miệng bằng nước muối: Mỗi ngày dùng nước muối nhạt súc miệng 2-3 lần, có thể phòng chống bệnh chảy máu lợi.

- Ăn táo tây thường xuyên: Trong táo có chất cellulose (một loại hyđrat cácbon gồm các đơn vị đường glucose kết hợp), giúp làm sạch cầu răng lợi, phòng chống các bệnh về răng miệng. Tuy nhiên, khi ăn xong nên súc miệng vì trong táo có nhiều đường lên men, dễ làm hỏng răng.

2. Khử mùi hôi trong miệng

Sau khi ăn tối (nhất là dùng thức ăn có tỏi), miệng thường rất hôi. Để khử hết mùi, có thể dùng các cách sau:

- Nhai một ít lá chè tươi hoặc uống một cốc chè đặc, mùi hôi sẽ mất ngay.

- Uống một cốc sữa bò.

- Súc miệng nước muối để diệt các loại vi khuẩn làm hôi miệng.

3. Chữa sưng và đau họng

- Dùng giấm và nước lượng bằng nhau để súc miệng.

- Lấy muối rang khô, chín già, giã nhỏ, thổi vào trong họng rồi nhổ nước bọt ra.

- Ăn lê thường xuyên.

- Giằm nát quả mướp non, lấy nước súc miệng thường xuyên.

- Lấy xì dầu (1 thìa canh) súc miệng, khoảng 1 phút thì nhổ ra, làm liên tục 2-3 lần sẽ thấy tác dụng. Khi súc miệng, cố gắng ngửa đầu ra sau để xì dầu tiếp xúc với họng.

4. Tiêu đờm, chữa ho

- Vỏ cây dâu 10 g, cam thảo 5 g, lá tre 5 g. Tất cả rửa sạch, sắc lên để uống. Bài thuốc này giúp tiêu đờm vào buổi sáng sớm.

- Vỏ bí đao phơi sương, cho đường vào nấu thành canh để uống, có tác dụng chữa ho.

- Gừng một miếng thái nhỏ, trứng gà 1 quả. Cho gừng vào đánh với trứng, rán lên ăn nóng, ngày 2 lần. Thuốc có tác dụng chữa ho rất tốt.

5. Chữa khản giọng

- Nếu bị khản giọng do cảm hoặc viêm họng mạn tính, có thể dùng 100 g giấm ăn để luộc một quả trứng gà (trong khoảng 15 phút), sau đó ăn trứng, uống giấm, chỉ 1-2 lần là khỏi.

- Trước khi đọc diễn văn, có thể uống nước muối nhạt để tránh bị khản giọng.


Thông thường việc thay đổi màu của răng do nhiều yếu tố gây nên. Nguyên nhân phổ biến nhất là do không vệ sinh răng miệng cần thận, khiến cho các loại vi khuẩn hay mảng bám hình thành trên bề mặt răng. Bên cạnh đó, việc cho trẻ uống những loại thuốc dưới dạng dung dịch lỏng có chứa sắt như cũng là nguyên nhân khiến cho răng bị ngả màu. Thêm vào đó, bé cũng có thể bị ngả màu răng bởi:

  • Do việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh như tetracycline minocycline, oxytetracyclin và doxycycline khi người mẹ mang thai.

  • Do trẻ mắc phải chứng bệnh vàng da.

  • Tổn thương ở răng.

  • Mắc những căn bệnh mãn tính.

  • Sử dụng kem đánh răng có chứa một lượng quá lớn florua.

  • Do gien.

Vì thế để bảo vệ hàm răng của bé không bị ngả màu, bạn nên dùng khăn vải sợi mềm, đã diệt khuẩn để lau lợi cho trẻ ngay sau khi ăn, kể cả khi vừa bú xong. Đây là điều mà không nhiều bậc cha mẹ làm đựơc, bởi họ cho rằng chỉ cần thiết vệ sinh răng cho bé khi trẻ đã mọc đủ cả hàm răng. Ngoài ra, bạn cũng nên đưa trẻ đi khám răng định kỳ để sớm phát hiện ra những tác nhân gây hại cho răng của trẻ.

tre tri chan thuong rang sua e1296274825713 Nguyên nhân và cách khắc phục răng trẻ bị ngả màu

Nguyên nhân và cách khắc phục răng trẻ bị ngả màu

Cũng xin nói thêm với bạn rằng, việc cho trẻ thường xuyên bú bình cũng gây nên những bất lợi cho sự phát triển hàm răng của trẻ. Bởi nếu cho trẻ uống những loại nước như sữa hay nước hoa quả trong một thời gian dài, sẽ là điều kiện thuận lợi để đường bám lại trên răng gây sâu răng. Để ngăn chặn điều này bạn cần:

  • Không cho trẻ bú bình khi chuẩn bị đi ngủ, trừ phi đó là nước lọc.

  • Hạn chế cho những loại đồ uống có nhiều đường vào bình rồi cho trẻ bú.

  • Cho trẻ ăn bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất, canxi. Hoặc người mẹ cũng nên ăn thêm những loại thực phẩm này, bởi những chất này sẽ đựợc hấp thụ sang cơ thể bé qua bầu sữa mẹ.

Ngoài ra, để cải thiện răng trẻ bị ngả màu bạn có thể đưa trẻ tới gặp bác sĩ nha khoa để làm sạch những vết nhơ bám trên răng.





Bệnh răng miệng
Bệnh răng miệng ở phụ nữ mang thai
Chăm sóc răng miệng khi mang thai
Hôi miệng khi mang thai
Bệnh viêm lợi ở trẻ em và cách điều trị
Chăm sóc răng miệng sau sinh -
Hôi miệng và cách chữa trị
Bệnh nhiệt miệng.





(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý