Triệu chứng khi bị trúng gió

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Triệu chứng khi bị trúng gió

19/04/2015 11:53 AM
27,071

Thời tiết giao mùa, mưa nắng thường xuyên tác động vào cơ thể rất dễ gây trúng gió. Chúng ta cùng tham khảo các triệu chứng khi bị trúng gió để phòng tránh hiệu quả nhé!

 

Thời tiết giao mùa, mưa nắng thay đổi thường xuyên, nóng lạnh tác động vào cơ thể đột ngột rất dễ gây ra trúng gió. Phải chăng đó là hiện tượng khi cơ thể tiếp xúc với “gió độc”?

Kết quả hình ảnh cho bị trúng gió

 

Nguyên nhân của trúng gió?

Trúng gió (Tây y gọi là cảm, Đông y gọi là nhóm bệnh “thời khí”) là cách gọi nôm na của chứng ớn lạnh, chóng mặt, co cứng chân tay kèm theo nhiều triệu chứng khác do các yếu tố thời tiết nắng, mưa, gió, lạnh, sương, nước… tác động vào cơ thể một cách đột ngột. Bác sĩ Trần Văn Bản (Hội Đông y Việt Nam) cho biết, thật sự không có loại gió độc nào cả, mà đó chính là phản ứng của cơ thể trước những điều kiện bất lợi kể trên.

Phải biết cách sơ  cấp cứu cho người bị trúng gió kịp thời.Bất cứ ai cũng có thể bị trúng gió, nhất là những người có sức đề kháng yếu, suy nhược do làm việc quá sức, say rượu, người có tiền sử hạ đường huyết, hạ huyết áp… Khi cơ thể mệt mỏi, say xỉn, hoạt động của tim mạch cũng như các cơ quan khác giảm đi hoặc rối loạn. Nếu có một sự thay đổi về điều kiện môi trường thì khí lạnh sẽ nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể qua lỗ chân lông và đường hô hấp, gây tắc nghẽn đột ngột mạch máu não, co giãn dây thần kinh, lan nhanh đến các cơ quan khác, làm người bệnh bị choáng váng, nhức đầu, buồn nôn, ớn lạnh.

Hiện tượng trúng gió có thể xảy ra trong những trường hợp sau:

Thời điểm giao mùa, thay đổi thời tiết, trời đang nắng nhưng mưa đột ngột. Mưa đầu mùa ở vùng nhiệt đới thường kèm theo các cơn gió mùa là điều kiện thuận lợi để cơ thể bị khí lạnh xâm nhập khi không được giữ ấm đầy đủ.

Ngồi lâu trong phòng máy lạnh, khi bước ra bên ngoài, sự chênh lệch nhiệt độ gây sốc nhiệt cũng là nguyên nhân của trúng gió.

Người có tiền sử hạ đường huyết, huyết áp không ổn định, bệnh tiểu đường rất dễ gặp hiện tượng này và khiến bệnh tái phát.

Kết quả hình ảnh cho bị trúng gió

Người béo thường có nguy cơ bị trúng gió cao hơn người gầy vì mức độ rủi ro mắc các bệnh huyết áp, tim mạch của họ rất cao, dễ bị tác động của điều kiện bên ngoài.

Khi uống rượu, lượng cồn trong máu được đưa đến não và các cơ quan khác khiến mạch máu ở đó co lại (hoặc giãn ra tùy mỗi người), làm cơ thể mất nhiều nhiệt. Nếu nơi hơi ấm thoát ra ngoài không được bảo vệ, gặp phải khí lạnh thì người bệnh ngay lập tức bị trúng gió.

Những người bận rộn nên vận động ít tay chân ít nhất 2,5 giờ mỗi tuần chia thành nhiều lần. Vận động hợp lý sẽ tăng cường sức đề kháng, giảm bớt mỡ trong máu, tăng sản xuất TPA (Tisue Plasminogen Activator), một loại protein làm tan cục máu đông, chống lại các chứng đột quỵ do nghẽn mạch máu não, dạng trúng gió nguy hiểm nhất.

Hậu quả để lại?

Dưới tác động của khí lạnh, mạch máu co lại sẽ gây ra choáng váng, ớn lạnh, buồn nôn, nhức đầu, ê ẩm cổ, vai, gáy…

Trong nhiều trường hợp, người bệnh còn bị lệch dây thần kinh số 7 khiến các cơ khác trên mặt bị tê liệt, méo miệng, không còn khả năng biểu hiện cảm xúc như nhướn mắt khi ngạc nhiên, mỉm cười…

Trong vòng 3-5 phút sau, mắt người bệnh chỉ còn lộ tròng trắng (do liệt cơ khép vòng mi mắt khiến nhãn cầu bị đẩy lên), không nhắm được mắt, miệng và nhân trung (rãnh nằm giữa, dưới chóp mũi) méo xệch, chảy nước miếng, nước mắt, nói cười khó khăn…

Biến chứng trên khuôn mặt và các huyệt sơ cứu khi trúng gió

Nếu được cấp cứu và chữa khỏi, sau khi tỉnh dậy, bệnh nhân vẫn cảm thấy ê ẩm toàn thân (do các dây thần kinh co lại khiến các cơ bị tác động), đầu đau, ớn lạnh, chán ăn, chóng mặt, đi đứng loạng choạng. Tùy theo tình trạng bệnh, khoảng 1-3 ngày sau, người bệnh mới khỏe mạnh. Điều trị chậm hoặc không đúng cách, các triệu chứng sẽ tiến triển theo chiều hướng xấu, gây biến chứng và di chứng như viêm loét giác mạc, co giật cơ mặt, cứng, méo nửa mặt.

Kết quả hình ảnh cho bị trúng gió

Người bị trúng gió nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng như méo miệng, liệt bán thân, tay chân vĩnh viễn, mất khả năng ngôn ngữ, cảm xúc và hơn 35% trường hợp có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Trong nhiều trường hợp, người bệnh chỉ được sơ cứu mà không điều trị triệt để, hậu quả là để lại di chứng tiềm tàng cho phong thấp, tê thấp, giảm hoặc mất khả năng đề kháng, rất dễ bị trúng gió tái phát.

Điều trị kịp thời và triệt để

Trúng gió có thể được điều trị tại nhà:

Đặt nạn nhân nằm ngửa, dùng gối cao vừa phải lót ở đầu và vai. Sau đó cởi dây thắt lưng, cúc áo ở cổ, ngực, bụng nạn nhân để máu, hô hấp lưu thông thông suốt.

Trúng gió nhẹ chỉ cần cạo gió, đánh gió bằng dầu nóng, rượu ngâm gừng, sau đó cho người bệnh uống nước đường gừng nóng, sữa, nước cam, ủ ấm, ăn cháo hành, tía tô nóng… là dần hồi phục. Theo Tây y, có thể cho người bệnh uống thuốc trị cảm, vitamin C để tăng sức đề kháng, đồng thời làm nóng vùng nhiễm lạnh và làm giãn tĩnh mạch.

Nếu người bệnh bị ngất hoặc bắt đầu méo miệng, run rẩy, có thể cấp cứu bằng cách dùng kim chích hay dùng tay ấn nén huyệt Nhân Trung, Dũng Tuyền, Thập Tuyên kết hợp làm ấm toàn thân. Hạn chế thay đổi tư thế của nạn nhân.

Khi các triệu chứng của trúng gió giảm, đặt bệnh nhân nằm đầu thấp hơn chân (để tăng lượng máu nuôi dưỡng não), nghiêng đầu sang một bên (để tránh tụt lưỡi hoặc hít phải chất nôn vào phổi), đắp chăn ấm, tránh gió lùa. Đồng thời cho ngửi tinh dầu, xoa dầu nhân trung và bàn tay, bàn chân.

Trong trường hợp nguy cấp hoặc bị nặng, sau khi sơ cứu, cần đưa nạn nhân đi cấp cứu.

Phòng tránh trúng gió như thế nào?

Trong những thời điểm giao mùa, khi thời tiết thay đổi đột ngột, áp thấp, nhiệt đới, mưa bão hoặc lạnh tác động đột ngột vào cơ thể qua đường thở hoặc lỗ chân lông dẫn đến tình trạng bị trúng gió.

Người bị trúng gió nhẹ thường bị cảm cúm với các triệu chứng như ớn lạnh sống lưng, hắt hơi, sổ mũi, chóng mặt, nhức đầu, nôn mửa… Nặng có thể dẫn đến vẹo cổ cấp, lệch dây thần kinh ngoại vi số 7, đau thắt lưng cấp, liệt nửa người, có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Khi chúng ta ngủ dậy sau một đêm, có hiện tượng đau vai, gáy đó là thuộc dạng trúng gió ngoại cảm phong hàn thông thường, nhất là ngủ, chúng ta để quạt và điều hòa thốc thẳng vào mặt, hoặc để mở cửa sổ cả đêm khi ngủ, gió lùa khiến việc trúng gió càng dễ xảy ra. Đặc biệt, người có tiền sử hạ đường huyết, hạ huyết áp bị trúng gió nhiều hơn người bình thường.

Thông thường hiện tượng trúng gió thường xảy ra vào mùa lạnh và giao mùa nhưng đến nay mùa nào chúng ta cũng có thể mắc và ở mọi lứa tuổi trong đó 75% nguyên nhân trúng gió méo miệng. Người bị trúng gió méo miệng mắt chỉ còn lộ lòng trắng (do liệt cơ khép vòng mi khiến nhãn cầu bị đẩy lên), không nhắm được mắt, miệng và nhân trung méo xệch về phía tai bên lành, chảy nước miếng, nước mắt, nói cười khó khăn…

Do đó, khi chúng ta bị trúng gió cần phải được điều trị triệt để, không nên coi thường bởi bệnh dễ để lại di chứng tiềm tàng cho phong thấp, tê thấp, mất khả năng đề kháng sau này. Đối người bị trúng gió méo miệng nếu điều trị chậm, hoặc điều trị không đúng cách sẽ tiến triển xấu, gây biến chứng và di chứng như viêm loét giác mạc, co giật cơ mặt, co cứng nửa mặt…Vì vậy, chúng ta cần lưu ý thực hiện tốt những phòng tránh dưới đây:

– Khi ngồi trong phòng điều hòa, chúng ta cần tránh luồng khí lạnh phả ra từ phía sau.

– Thường xuyên vận động vai, gáy, cổ để máu huyết lưu thông, và cũng nên đội thêm mũ mỏng, quàng khăn cổ khi trời lạnh để tránh choáng váng khi di chuyển.

– Nếu ngồi trong xe hơi bật điều hòa, khi xuống chúng ta nên đứng giữa cửa xe và bên ngoài một lúc để cơ thể thích ứng với nhiệt độ bên ngoài rồi mới ra khỏi xe.

– Khi trời lạnh, chúng ta cần mặc đủ ấm, đặc biệt đối với người tạng hàn và cơ thể suy yếu. Khi ngủ hay tắm cũng nên tránh nơi có nhiều cửa sổ và chỗ gió lùa.

– Những người có tuổi nhất thiết phải hết sức cẩn thận với những thay đổi thời tiết đột ngột, bởi việc thay đổi nhiệt độ đột ngột, nóng quá hoặc lạnh quá, đều có thể kích hoạt thần kinh giao cảm và xuất tiết những hormon stress như cathecholamine dẫn đến tai biến do tăng huyết áp. Trời lạnh còn làm tăng hiệu ứng trên do tác động se da và co mạch ngoại biên.

– Khi tỉnh giấc, chúng ta nên nằm trên giường nửa phút cho tỉnh hẳn, ngồi dậy và chờ khoảng nửa phút sau hãy đặt hai chân xuống giường. Sau khi đặt chân xuống nền nhà, chờ nửa phút sau mới bắt đầu đứng dậy bước đi.

– Hãy vận động khoảng hai giờ rưỡi mỗi tuần, chia làm nhiều lần, tuỳ theo điều kiện riêng của từng người. Với người già, chỉ nên vận động trung bình hoặc đi bộ nhanh sao cho nhịp tim không vượt quá 136 nhịp đập mỗi phút. Bởi việc vận động đều đặn và hợp lý không chỉ tăng sức đề kháng, mà còn giúp cải thiện độ mỡ trong máu, làm tăng sản xuất ra chất TPA (Tisue Plasminogen Activator), một loại protein làm tan cục máu đông, chống lại các chứng đột quỵ do nghẽn mạch máu não, dạng trúng phong nguy hiểm nhất.

Kết quả hình ảnh cho vận động

– Chú ý đến chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, tránh ăn quá no và cũng không nên bỏ bữa. Đặc biệt trong chế độ ăn uống cần ăn nhiều cá, ngũ cốc thô và rau quả, hạn chế các loại thịt đỏ, thức ăn nhanh, đồ ăn rán, nhiều dầu, đồ ngọt, rượu, thuốc lá… Một số thực phẩm góp phần tăng sức miễn dịch cơ thể như xúp gà, tỏi, gừng, hành, hải sản, các loại rau quả sậm màu, màu đỏ, vàng, tím… cũng rất tốt cho sức khỏe.

+ Khi người mắc triệu chứng trúng gió thông thường, nên đánh gió bằng rượu gừng, dầu đánh gió, uống nước đường gừng nóng hoặc sữa nóng… rồi ủ ấm và ăn cháo nóng hành, tía tô với lòng đỏ trứng gà. Với người bị huyết áp cao, cần lập tức phải uống thuốc hạ áp để ổn định huyết áp, rồi nhanh chóng đưa đi bệnh viện, hoặc phòng khám gần nhất để được cứu chữa kịp thời.

(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý